Đồ Thị Biểu Diễn Đường Chuẩn Của Các Saponin Đối Chiếu


Hình 3 6 Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của các saponin đối chiếu Dựa trên 1





Hình 3 6 Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của các saponin đối chiếu Dựa trên 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Hình 3 6 Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của các saponin đối chiếu Dựa trên 3

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của các saponin đối chiếu

Dựa trên bảng 3.5 và hình 3.6, có thể thấy cả 6 chất cần phân tích đều có sự tương quan tuyến tính giữa diện tích pic trên sắc ký đồ với nồng độ trong dung dịch. Vì vậy có thể dùng phương pháp này để xác định hàm lượng các chất trên trong các mẫu Tam thất chưa chế biến và đã chế biến.

3.1.2.3. Kết quả định lượng các saponin chính từ Tam thất hấp ở các điều kiện khác nhau

So sánh sự biến đổi hàm lượng hoạt chất saponin trong Tam thất khô và Tam thất tươi khi hấp ở các điều kiện nhiệt độ và thời gian khác nhau.

* Mẫu khô, hấp ở mức nhiệt 100°C

Kết quả định lượng được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả định lượng saponin trong mẫu Tam thất khô, hấp ở mức nhiệt 1000C tại các thời điểm hấp khác nhau


Thời gian hấp (giờ)

Hàm lượng một số saponin trong Tam thất (%)

Rg1

Re

Rb1

Rh1

Rd

Rg3

0

4,52 ± 0,04

0,76 ± 0,01

4,94 ± 0,05

0,03 ± 0,00

1,29 ± 0,01

ND

4

4,51 ± 0,01

0,71 ± 0,01

4,97± 0,01

0,10 ± 0,00

1,24 ± 0,02

0,27 ± 0,01

8

4,26 ± 0,00

0,60 ± 0,01

4,71± 0,05

0,26 ± 0,01

1,23 ± 0,02

0,93 ± 0,01

12

3,49 ± 0,02

0,46 ± 0,01

4,13 ± 0,04

0,46 ± 0,01

1,14 ± 0,04

1,71 ± 0,01

16

2,98 ± 0,01

0,43 ± 0,00

3,67 ± 0,01

0,53 ± 0,01

1,08 ± 0,02

2,33 ± 0,02

20

1,96 ± 0,01

0,18 ± 0,00

2,89 ± 0,02

0,80 ± 0,01

0,84 ± 0,01

3,48 ± 0,04

24

1,49 ± 0,00

0,09 ± 0,00

2,66 ± 0,01

1,00 ± 0,01

0,77 ± 0,01

4,44 ± 0,03

Ghi chú: ND: không phát hiện được

Nhận xét:

Theo thời gian hấp tăng dần, các saponin cũ như Rg1, Re, Rb1, Rd giảm dần, các saponin mới hình thành như Rg3, Rh1 tăng dần.

Tốc độ chuyển hóa các saponin thấp. Sau 24h hấp, 4 saponin cũ vẫn đang giảm, chưa chuyển hóa hoàn toàn. Hai saponin mới là Rg3 và Rh1 vẫn đang tăng, chưa đạt đỉnh.

** Mẫu tươi, hấp ở mức nhiệt 100°C

Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả định lượng saponin trong mẫu Tam thất tươi, hấp ở mức nhiệt 100°C tại các thời điểm hấp khác nhau

Thời gian hấp (giờ)

Hàm lượng một số saponin trong Tam thất (%)

Rg1

Re

Rb1

Rh1

Rd

Rg3

0

4,52 ± 0,04

0,76 ± 0,01

4,94 ± 0,05

0,03 ± 0,00

1,29 ± 0,01

ND

4

2,44 ± 0,02

0,31 ± 0,01

4,49 ± 0,05

0,63 ± 0,01

1,08 ± 0,01

1,45 ± 0,01

8

1,50 ± 0,01

0,12 ± 0,00

3,53 ± 0,03

1,01 ± 0,01

0,99 ± 0,01

2,38 ± 0,01

12

0,67 ± 0,01

ND

2,43 ± 0,02

1,22 ± 0,01

0,90 ± 0,00

3,04 ± 0,01

16

0,24 ± 0,00

ND

1,47 ± 0,01

1,22 ± 0,02

0,74 ± 0,00

3,57 ± 0,02

20

0,19 ± 0,01

ND

1,30 ± 0,00

1,45 ± 0,00

0,45 ± 0,00

3,71 ±0,02

24

0,14 ± 0,00

ND

0,94 ± 0,01

1,52 ± 0,00

0,43 ± 0,01

3,74 ± 0,03


Ghi chú: ND: không phát hiện được

Nhận xét:

Theo thời gian hấp tăng dần, các saponin cũ như Rg1, Re, Rb1, Rd giảm dần, các saponin mới hình thành như Rg3, Rh1 tăng dần

Tốc độ chuyển hóa các saponin cao hơn so với mẫu khô. Sau 24h hấp, 4 saponin cũ đã giảm xuống gần đáy đồ thị. Hai saponin mới là Rg3 và Rh1 đã tăng cao và có dấu hiệu đạt đỉnh.

*** Mẫu khô, hấp ở 120°C

Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả định lượng saponin trong mẫu Tam thất khô, hấp ở mức nhiệt 120°C tại các thời điểm hấp khác nhau

Thời gian hấp (giờ)

Hàm lượng một số saponin trong Tam thất(%)

Rg1

Re

Rb1

Rh1

Rd

Rg3

0

4,52 ± 0,04

0,76 ± 0,01

4,94 ± 0,05

0,03 ± 0,00

1,29 ± 0,01

ND

4

0,43 ± 0,01

ND

1,03 ± 0,01

1,13 ± 0,01

1,25 ± 0,01

6,11 ± 0,05

8

ND

ND

0,29 ± 0,00

1,07 ± 0,01

1,09 ± 0,01

7,71 ± 0,02

12

ND

ND

0,20 ± 0,01

1,04 ± 0,01

0,76 ± 0,01

7,84 ± 0,04

16

ND

ND

0,10 ± 0,00

0,92 ± 0,01

0,53 ± 0,00

8,03 ± 0,05

20

ND

ND

0,08 ± 0,00

0,65 ± 0,02

0,08 ± 0,00

8,24 ± 0,05

24

ND

ND

ND

0,58 ± 0,01

ND

8,36 ± 0,04

Ghi chú: ND: không phát hiện được

Nhận xét:

Tốc độ chuyển hóa các saponin cao hơn so với mẫu tươi và khô hấp ở 1000C. Sau 8-12h, 1 số saponin cũ đã giảm xuống chạm đáy đồ thị.

Saponin Rg3 gần đạt đỉnh sau 8-12h, và không tăng nhiều sau 24h hấp. Saponin Rh1 đạt đỉnh sau 8-12h và giảm xuống khi tăng thời gian hấp

**** Mẫu tươi, hấp ở 120°C

Mẫu Tam thất tươi, được hấp ở 120°C có sự biến đổi thành phần hóa học trong quá trình chế biến.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả định lượng saponin trong mẫu Tam thất tươi, hấp ở 120°C tại các thời điểm hấp khác nhau

Thời gian hấp (giờ)

Hàm lượng một số saponin trong Tam thất (%)

Rg1

Re

Rb1

Rh1

Rd

Rg3

0

4,52 ± 0,04

0,76 ± 0,01

4,94 ± 0,05

0,03 ± 0,00

1,29 ± 0,01

ND

4

ND

ND

0,64 ± 0,01

1,45 ± 0,01

0,23 ± 0,01

3,26 ± 0,01

8

ND

ND

0,52 ± 0,01

1,00 ± 0,02

0,02 ± 0,00

4,15 ± 0,03

12

ND

ND

0,47 ± 0,01

0,68 ± 0,01

ND

5,21 ± 0,03

16

ND

ND

0,41 ± 0,00

0,52 ± 0,01

ND

5,72 ± 0,04

20

ND

ND

0,31 ± 0,00

0,48 ± 0,01

ND

7,03 ± 0,05

24

ND

ND

0,20 ± 0,01

0,37 ± 0,01

ND

7,52 ± 0,03

Nhận xét:

-Khi thời gian được hấp tăng dần, cả mẫu tươi và mẫu khô, ở 2 điều kiện 2 mức nhiệt 1000C và 1200C, các saponin Rg1, Re, Rb1, Rd giảm dần, các saponin mới hình thành Rg3, Rh1 tăng dần

-Tốc độ chuyển hóa saponin mẫu tươi cao hơn so với mẫu khô tương ứng. Sau 4h, các saponin cũ đã giảm xuống, gần chạm đáy đồ thị.

Saponin Rh1 đã đạt đỉnh sau 4h và giảm nhanh khi tiếp tục hấp. Saponin Rg3 tăng dần và đạt đỉnh sau 24h hấp, khác với mẫu khô.

Sự biến đổi hàm lượng Rh1 và Rg3 theo thời gian trong 4 điều kiện khảo sát được trình bày ở hình 3.7.


9


8


7


6


5


4


3


2

0h 4h 8h 12h 16h 20h

24h

1


0

Rh1-dk1 Rg3-dk1 Rh1-dk2 Rg3-dk2 Rh1-dk3 Rg3-dk3 Rh1-dk4 Rg3-dk4

Saponin Rh1 và Rg3 tại các thời điểm hấp khác nhau

Hàm lượngmột số saponin trong tam thất (%)

Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng Rh1 và Rg3 theo thời gian trong 4 điều kiện khảo sát

Dk1: mẫu khô-1000C Dk2: mẫu tươi-1000C

Dk3: mẫu khô-1200C Dk4: mẫu tươi-1200C


3.1.3. Hiệu suất chiết cao và kết quả định lượng hàm lượng saponin trong 2 mẫu cao định lượng NP(O) và NP(H) bằng HPLC.

3.1.3.1. Hiệu suất chiết cao từ các mẫu dược liệu

Hiệu suất chiết cao từ các mẫu dược liệu được trình bày trong bảng 3.10. Kết quả cho thấy hiệu suất chiết của hai mẫu không hấp và mẫu hấp gần tương đương nhau, tương ứng lần lượt là 44,66% và 41,28%.

Bảng 3.10. Hiệu suất chiết cao từ các mẫu dược liệu


Tên mẫu

Khối lượng (g)

Độ ẩm dược liệu (%)

Khối lượng cao (g)

Độ ẩm cao (%)

Hiệu suất chiết (%)

Mẫu không hấp

988,00

4,30

468,70

9,90

44,66

Mẫu hấp

970,00

13,05

372,78

6,60

41,28


3.1.3.2. Định lượng các mẫu cao chiết Lựa chọn điều kiện sắc ký

Tiến hành sắc ký như mô tả ở mục 2.2.1.2, thu được sắc ký đồ như hình sau.


Hình 3 8 Sắc ký đồ các cao Tam thất A Hỗn hợp mẫu chuẩn B Cao chiết từ mẫu 4

Hình 3.8. Sắc ký đồ các cao Tam thất

A: Hỗn hợp mẫu chuẩn

B: Cao chiết từ mẫu cao định lượng NP(O) C: Cao chiết từ mẫu cao định lượng NP(H)

Hình ảnh trên sắc ký đồ cho thấy với điều kiện sắc ký đã chọn, các chất cần phân tích cho các pic tách nhau rõ ràng, có thể dùng để định lượng các mẫu nghiên cứu. Kết quả định lượng Saponin trong các mẫu cao được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Hàm lượng các saponin trong 2 mẫu cao định lượngNP(O) và NP(H)(Mean ± SD)

Tên mẫu

Độ ẩm (%)

Hàm lượng các chất trong cao (%)

Rg1

Re

Rb1

Rh1

Rd

Rg3

Tổng

NP(O)

9,90

11,70a

± 0,16b

1,81 ±

0,01

14,89 ±

0,18

0,30 ±

0,01

3,23 ±

0,08

0,38 ±

0,01

32,32 ±

0,41

NP(H)

6,60

ND

ND

5,30 ±

0,07

2,57 ±

0,12

0,83 ±

0,03

16,16 ±

0,07

24,62 ±

0,20

Ghi chú: a: hàm lượng trong mẫu (%),

b: độ lệch chuẩn (%, n=3), ND: không phát hiện được

Rg1: ginsenosid Rg1, Re: ginsenosid Re, Rb1: ginsenosid Rb1, Rh1: ginsenosid Rh1, Rd: ginsenosid Rd, Rg3: ginsenosid Rg3.

3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng u thực nghiệm của các dạng cao định lượng và một số saponin phân lập từ rễ củ Tam thất.

3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng kháng u của 6 saponin đã phân lập và cao định lượng NP(O), NP(H) trên một số dòng tế bào ung thư người

Tác dụng ức chế các dòng tế bào ung thư người của các mẫu thử được đánh giá 3 lần thử nghiệm lặp lại với mỗi mẫu ở một mức nồng độ. Giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50% sự phát triển) được xác định bởi phần mềm máy tính TableCurve 2Dv4. Kết quả được trình bày ở bảng sau.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 20/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí