Đặc Điểm Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Điều kiện tự nhiên thành phố Vinh.

- Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Vinh.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vinh.

3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất và thực trạng quá trình đô thị hóa thành phố Vinh

- Tình hình quản lý đất đai thành phố Vinh.

- Tình hình sử dụng đất thành phố Vinh.

- Thực trạng quá trình đô thị hóa thành phố Vinh.

- Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất và thực trạng quá trình đô thị hóa thành phố Vinh.

3.1.3. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến việc quản lý, sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân thành phố Vinh

- Đánh giá mức độ tác động của đô thị hóa đến quản lý đất đai thành phố Vinh.

- Đánh giá tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất đai thành phố Vinh.

- Đánh giá tác động của đô thị hóa đến đời sống của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Vinh.

- Đánh giá tác động của đô thị hóa đến việc làm của người dân tại thành phố Vinh.

3.1.4. Giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất và bảo đảm đời sống, việc làm của người dân

- Giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất.

- Giải pháp đảm bảo đời sống của các hộ gia đình, cá nhân.

- Giải pháp bảo đảm việc làm ổn định cho các hộ gia đình, cá nhân.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vinh được thu thập tại Chi cục Thống kế thành phố Vinh và tại 25 phường, xã thuộc thành phố

Vinh. Số liệu về quản lý, sử dụng đất được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Chi cục Thống kê, Phòng Tài chính, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Vinh; Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An; UBND các phường, xã thuộc thành phố Vinh.

Các cơ sở lý luận và thực t ễn l ên quan đến đề tài được thu thập từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố trong các bài báo khoa học, sách, báo cáo… Thu thập số liệu thông qua hình thức gặp trực tiếp người có thông tin liên quan đến đề tài để đề nghị cung cấp và tra cứu thông tin có tại thư viện, trên mạng internet.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra có sẵn thực hiện điều tra đối với 5 nhóm đối tượng để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài gồm (i xác định tác động của đô thị hóa đến các nội dung quản lý đất đai; (ii xác định mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa đến giá đất; (iii xác định mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa đến khiếu nại đất đai; (iv xác định mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa đời sống người dân; (v xác định mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm. Đối tượng, tiêu chí điều tra được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức điều tra


STT

Đơn vị công tác

Chức vụ

Số

người

1

UBND thành phố Vinh

Lãnh đạo

01

2

UBND các phường, xã (25 phường, xã)

Lãnh đạo

25

3

UBND các phường, xã (25 phường, xã)

Công chức địa chính

25

4

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Lãnh đạo

01

5

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Chuyên viên

05

6

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ TP. Vinh

Lãnh đạo

01

7

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ TP. Vinh

Viên chức

03

8

Trung tâm phát triển QĐ TP. Vinh

Lãnh đạo

01

9

Trung tâm phát triển QĐ TP. Vinh

Viên chức

05


Tổng


67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - 8

Xác định tác động của đô thị hóa đến các nội dung quản lý đất đai: Điều tra tất cả cán bộ, công chức, viên chức (67 người - Bảng 3.1 liên quan trực tiếp đến quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vinh về mức độ tác động của đô thị hóa đến từng nội dung quản lý nhà nước về đất đất. Nội dung phiếu điều tra (Phụ lục 01 có thông tin cơ bản về người trả lời điều tra và 15 mức độ tác động của đô thị hóa đến từng nội dung quản lý nhà nước về đất đai để người trả lời điều tra đánh giá và xếp thứ tự mức độ chịu tác động cho các nội dung từ 1 đến 15. Cụ thể, người trả lời điều tra được hướng dẫn điền ý kiến đánh giá về các nội dung quản lý nhà nước về đất đai chịu tác động của quá trình đô thị hóa (theo thứ tự từ cao đến thấp với 15 mức tương ứng với 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai) làm cơ sở để xếp thứ tự mức độ chịu tác động của các nội dung quản lý nhà nước về đất đai (từ 1 đến 15 trong quá trình đô thị hóa.

Mức độ chịu tác động của quá trình đô thị hóa đối với từng nội dung quản lý nhà nước về đất đai cao nhất là mức 1, thấp nhất là mức 15. Nội dung quản nhà nước về đất đai có tổng số điểm đánh giá càng lớn thì chịu tác động càng lớn và ngược lại. Nội dung có tổng mức điểm đánh giá lớn nhất được xếp thứ nhất, tiếp theo được xếp thứ hai, thứ ba... đến thứ 15. Phiếu điều tra thể hiện 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai và tương ứng là 15 điểm cho mức tác động cao nhất (thang điểm từ 15 đến 1 . Sau đó, điều tra để xác định 5 nội dung chịu tác động cao nhất (trong đó có giá đất và giải quyết khiếu nại) theo phiếu điều tra (phụ lục 02). Mức độ chịu tác động của quá trình đô thị hóa cao nhất là mức 1, thấp nhất là mức 5. Nội dung có tổng mức điểm đánh giá lớn nhất được xếp thứ nhất, tiếp theo được xếp thứ hai, thứ ba... đến thứ 05 (thang điểm từ 5 đến 1 .

Điều tra xác định các yếu tố tác động đến giá đất ở: Điều tra các đối tượng tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến định giá đất, thẩm định giá đất tại thành phố Vinh (181 người - bảng 3.2). Nội dung phiếu điều tra bao gồm thông tin cá nhân về người trả lời điều tra và các yếu tố giả định tác động đến giá đất ở để người trả lời đánh giá tác động hay không tác động và phần bổ sung các yếu tố tác động khác chưa có trong phiếu điều tra được thực hiện phiếu điều tra (phụ lục 03).

Bảng 3.2. Số lượng phiếu điều tra theo cơ quan, tổ chức


Cơ quan, đơn vị

Số phiếu

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An

6

Sở Tài chính tỉnh Nghệ An

3

Cục thuế tỉnh Nghệ An

3

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh

5

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ TP. Vinh

5

Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố Vinh

5

Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Vinh

3

UBND xã, phường Thành phố Vinh (25 phường xã, mỗi phường xã 2 người)

50

Chi cục Thuế thành phố Vinh

3

Các ngân hàng thương mại tại thành Phố Vinh (19 ngân hàng, mỗi ngân hàng 2 phiếu)

38

Các sàn giao dịch bất động sản (20 sàn, mỗi sàn điều tra 3 phiếu)

60

Tổng

181

Điều tra xác định các yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai: Điều tra ngẫu nhiên cán bộ (103 người - bảng 3.3) trực tiếp liên quan đến khiếu nại đất đai. Nội dung chính của phiếu điều gồm những thông tin cơ bản về người trả lời điều tra và các yếu tố giả định tác động đến khiếu nại đất đai và phần để ghi các yếu tố tác động khác để người trả lời bổ sung. Tiêu chí đánh giá khiếu nại đất đai bao gồm số lượng trường hợp khiếu nại, loại khiếu nại, tính đúng đắn của khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đất đai trong quá trình đô thị hóa (Phụ lục 4).

Bảng 3.3. Số lượng phiếu điều tra theo cơ quan, tổ chức


Cơ quan, đơn vị

Số phiếu

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An

5

Thanh tra tỉnh Nghệ An

3

Thanh tra thành phố Vinh

3

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh

4

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ TP. Vinh

6

Công an thành phố Vinh

3

Bộ phận tiếp Công dân thành phố Vinh

2

UBND thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An (mỗi cơ quan 01 phiếu)

2

UBND xã, phường Thành phố Vinh (25 phường xã, mỗi phường xã 3 người - 01 lãnh đạo, 02 công chức địa chính, xây dựng)

75

Tổng

103

Điều tra về tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hộ gia đình: Điều tra 390 đối tượng bị thu hồi đất để đánh giá về tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống, đồng thời xác định các yếu tố tác động đến đời sống của người dân trong quá trình đô thị hóa (thu được 384 phiếu). Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin về người trả lời điều tra; tác động của đô thị hóa đến đời sống theo 05 nhóm tiêu chí (nhóm I: Ăn, ở, trang thiết bị sinh hoạt; Nhóm II: Sức khỏe, giáo dục, đào tạo, vui chơi, giải trí; Nhóm III: Quan hệ gia đình, xã hội, an ninh, trật tự; Nhóm IV: Môi trường; Nhóm V: Hạ tầng); ý kiến các yếu tố giả định được đưa ra trong phiếu có thể tác động đến đời sống, việc làm của họ sau khi Nhà nước thu hồi đất (phụ lục 05). Các yếu tố tác động được chọn để đánh giá mức độ tác động là các yếu tố được tỷ lệ người trả lời phỏng vấn chọn trên 50% tổng số người trả lời phỏng vấn. Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức 3.1.


Trong đó:

n = t2. p.q/e2 (Hair & cs., 1998) (3.1)


n - số hộ gia đình điều tra;

t - giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn; p - ước tính tỷ lệ % của tổng thể;

q =1 - p;

e - sai số cho phép (5÷15%).

Chọn độ tin cậy là 95%, giá trị phân phối tương ứng là 1,96, sai số cho phép chọn 10% và giả định (p x q) lớn nhất có thể xảy ra là (0,5x0,5), số hộ gia đình điều 390 hộ gia đình.

Điều tra xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm hộ gia đình: Số liệu được được thu thập thông qua điều tra bằng phiếu điều tra in sẵn (Phụ lục 06) ngẫu nhiên những hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp (mỗi hộ gia đình 01 phiếu do chủ hộ đại diện trả lời) và tất cả cán bộ, công chức, viên chức (100 người - bảng 3.4) trực tiếp nắm bắt việc làm của người bị thu hồi đất, điều tra các yếu tố tác động đến việc làm của người bị thu hồi đất. Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm những thông tin cơ bản về người trả lời điều tra và các yếu tố giả định tác động đến việc làm của đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp và phần

để ghi các yếu tố tác động khác để người trả lời bổ sung. Số lượng hộ gia đình điều tra được xác định theo công thức 3.1.

Bảng 3.4. Số lượng phiếu điều tra theo cơ quan, tổ chức


Cơ quan, đơn vị

Số lượng phiếu

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An

6

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

5

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh

4

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Vinh

3

Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố Vinh

7

UBND xã, phường Thành phố Vinh (25 phường xã, mỗi phường xã 3 người - 01 lãnh đạo, 01 công chức địa chính, 01 công chức lao động, thương binh, xã hội)


75

Tổng

100

3.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được xử lý, phân tích bằng phần mềm Microsoft Ofice Excel 2013, phần mềm SPSS 24.0 và phần mềm AMOS24.

- Phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Số liệu đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng [0,6 - 0,95] và hệ số tương quan biến tổng > 0,3 (Hair & cs., 1998). Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được đánh giá thông qua hệ số thích hợp KMO, kiểm định Bartlett, hệ số Eigenvalues, tổng phương sai giải thích và hệ số tải. Các biến chỉ được chấp nhận khi KMO nằm trong khoảng [0,5-1] và các trọng số tải của chính nó ở nhân tố khác nhỏ hơn 0,35 và với cỡ mẫu 115 nên chọn trọng số tải lớn hơn 0,55. thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai giải thích lớn hơn 50 ; hệ số Barlett’s với mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0,05 để đảm bảo các yếu tố có mối tương quan với nhau; hệ số Eigenvalue có giá trị từ 1 để đảm bảo các nhóm nhân tố có sự khác biệt.

- Phân tích hồi quy tuyến tính: Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa đến giá đất, khiếu nại, đời sống và việc làm bằng công thức

Yi = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4 +….βnXn + Ɛi (3.2)

Trong đó:

+ Yi là biến phụ thuộc thể hiện giá đất, khiếu nại về đất đai, đời sống và việc làm của các hộ gia đình.

+ X1; X2; X3; X4; Xn là các biến độc lập thể hiện các yếu tố ảnh hưởng giá đất, khiếu nại, đời sống và việc làm.

+ βo là hằng số, giá trị của Y khi tất cả các giá trị của X bằng 0.

+ β1; β2; β4; β4; βn là các hệ số hồi quy.

Ɛi: Giá trị tác động của các yếu tố chưa được xác định.

- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố, các nhóm yếu tố đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất căn cứ vào giá trị của chỉ số tác động của từng yếu tố, nhóm yếu tố và được phân theo thang đo Likert 5 cấp độ (rất ảnh hưởng -

≥ 4,20; ảnh hưởng khá - 3,40 ÷ 4,19; ảnh hưởng trung bình - 2,60 - 3,39; ít ảnh hưởng - 1,80 ÷ 2,59; ảnh hưởng rất ít <1,80).

Bảng 3.5. Phân cấp mức độ tác động


STT

Thang đo

Điểm

Chỉ số đánh giá

1

Rất tác động

5

>=4,20

2

Khá tác động

4

Từ 3,40 đến 4,19

3

Ít tác động

3

Từ 2,60 đến 3,39

4

Rất ít tác động

2

Từ 1,80 đến <2,59

5

Không tác động

1

<1,80

Giá trị của chỉ số tác động của từng yếu tố và nhóm yếu tố được xác định tương ứng theo công thức 3.3 và công thức 3.4.


3 3 Trong đó 3 4 Trong đó 3 2 4 Phương so sánh đánh giá Phân tích các ưu 1

(3.3)

Trong đó:

3 4 Trong đó 3 2 4 Phương so sánh đánh giá Phân tích các ưu điểm hạn chế 2


3 4 Trong đó 3 2 4 Phương so sánh đánh giá Phân tích các ưu điểm hạn chế 3

(3.4)

Trong đó:

3 2 4 Phương so sánh đánh giá Phân tích các ưu điểm hạn chế của quá trình 4

3.2.4. Phương so sánh, đánh giá

Phân tích các ưu điểm, hạn chế của quá trình đô thị hóa và tác động đến quản lý, sử dụng đất đai. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa của thành phố Vinh trong giai đoạn nghiên cứu, cũng như so sánh sự thay đổi về cơ cấu của từng loại đất dưới tác động của đô thị hóa. Đánh giá quá trình đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất theo các tiêu chí như tỷ lệ đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa, mức độ tác động của đô thị hóa đến từng nội dụng quản lý nhà nước về đất đai, thay đổi cơ cấu, diện tích của các loại đất.

3.2.5. Phương pháp phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats). Mục đích chính của phân tích nhằm chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu, những cơ hội và những thách thức trong quá trình sử dụng đất làm cơ sở đề xuất một số giải pháp sử đất hiệu quả trong quá trình đô thị hóa, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp xanh, giảm thiểu sử dụng đất, nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn với xã hội và bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa các thành tịu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ số sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.6. Phân tích SWOT tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình


Điểm mạnh (S)

Là đại đa số các hộ gia đình năng động, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất; thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Điểm yếu (W)

Là những hạn chế gây cản trở sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả dưới tác động của đô thị hóa diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình còn nhỏ, phân tán nên hạn chế áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao.

Cơ hội (O)

Là những tác động thuận lợi bên ngoài, khách quan thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình theo hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn trong bối cảnh đô thị hóa.

Thách thức (T)

Là những tác động không thuận lợi bên ngoài, khách quan thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp cần có các giải pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí