Kết Quả Khảo Sát (Số Lượng, Tỷ Lệ) Của 5 Biến Giám Sát


174


để việc thiết kế sản phẩm, cắt và trải vải được thực hiện một cách tự động, hoặc đầu tư dây chuyền treo tự động theo từng giai đoạn.

- Các kênh thông tin và truyền thông trong doanh nghiệp được xây dựng đầy đủ

và thông suốt

Thông tin chỉ được cung cấp đầy đủ, kịp thời từ trên xuống dưới từ dưới lên trên khi doanh nghiệp xây dựng được đầy đủ các kênh thông tin thông suốt. Việc tạo ra các kênh thông tin giúp doanh nghiệp thu thập được những thông tin phản hồi từ rất nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những vấn đề không mong muốn để tìm cách giải quyết kịp thời. Kênh thông tin từ cấp dưới lên cấp trên sẽ giúp người lao động có thể trực tiếp phản hồi với lãnh đạo hoặc ngược lại kênh thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới để đảm bảo yêu cầu, mệnh lệnh, nhiệm vụ được thực thi. Đặc biệt đối với sản phẩm may mặc sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng thì kênh thông tin từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác. Bên cạnh việc xây dựng các kênh thông tin đầy đủ và thông suốt thì nhà quản lý cũng cần quan tâm đến hoạt động truyền thông vì truyền thông sẽ giúp các sản phẩm may mặc của doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một các nhanh chóng và thường xuyên nhất.

- Thông tin được trao đổi giữa các bộ phận được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, liên tục và thuận lợi đảm bảo cho các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra.

Việc thiết kế kênh thông tin nội bộ giữa các bộ phận sẽ giúp các bộ phận, phòng ban, chức năng và cá nhân nhanh chóng, kịp thời có thông tin để thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm được điều này thì trước hết nhà quản trị cần xác định yêu cầu, nhiệm vụ và thông báo cụ thể cho từng bộ phận để các bộ phận khác nhau đều thấy được bức tranh chung cũng như nhiệm vụ cụ thể của bộ phận mình. Ngoài việc trao đổi thông tin bằng thông qua tổ chức các cuộc họp, các văn bản, điện thoại... thì doanh nghiệp có thể tận dụng zalo, SMS,..để lập các nhóm để thảo luận, trao đổi về tình trạng công việc, phản hồi kết quả công việc và đưa ra kiến nghị, yêu cầu kịp thời. Bên cạnh đó, Để đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc thực hiện công việc đòi hỏi nhà quản trị phải thường xuyên kiểm tra và giám sát để kịp thời phát hiện những bất cập trong trao đổi thông tin giữa các bộ phận để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

6.2.5. Khuyến nghị về hoạt động giám sát

Giám sát là thành phần cuối cùng của KSNB. Giám sát chủ yếu đánh giá chất lượng của KSNB theo thời gian. Việc thực hiện giám sát ở các doanh nghiệp may mặc là


175


rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mỗi doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giám sát không thường xuyên liên tục, chặt chẽ sẽ là cơ hội cho các gian lận, sai sót xảy ra trong doanh nghiệp. Vì vậy, để giảm thiểu sai phạm nhằm nâng cao hiệu quả tài chính thì các doanh nghiệp may mặc nhất thiết phải tăng cường công tác giám sát và thực hiện song song cả hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.

Bảng 6.6: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 5 biến giám sát


Mức ý kiến

GS1

GS2

GS3

GS4

GS5

Số

lượng DN

Tỷ lệ (%)

Số

lượng DN

Tỷ lệ (%)

Số

lượng DN

Tỷ lệ (%)

Số

lượng DN

Tỷ lệ (%)

Số

lượng DN

Tỷ lệ (%)

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

7

2

7

2

4

1,1

7

2

11

3,1

3

100

28,6

104

29,7

110

31,4

120

34,3

112

32

4

207

59,1

201

57,4

202

57,7

194

55,4

195

55,7

5

36

10,3

38

10,9

34

9,7

29

8,3

32

9,1

Tổng

350

100

350

100

350

100

350

100

350

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 24

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả

Theo kết quả khảo sát thì có khoảng từ 31 - 35 % số lượng các doanh nghiệp thực hiện chưa tốt các vấn đề ( GS1 - GS5). Từ kết quả đó tác giả đề xuất các khuyến nghị như sau:

- Tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục và đánh giá định kỳ

Quá trình đánh giá chất lượng của KSNB được thực hiện thường xuyên và định kỳ thông qua hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ của các đối tượng bên trong doanh nghiệp may mặc. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty may đã bố trí bộ phận QC để giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất. Bộ phận QC có vai trò rất quan trọng trong công ty may mặc vì bộ phận này sẽ làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, nhà máy và giám sát từng công đoạn của sản phẩm để tránh những rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Qua đánh giá thực trạng cho thấy đội ngũ QC ở các doanh nghiệp may còn yếu về kỹ năng và mỏng về số lượng chưa phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Đa số nhân viên QC được lấy từ những người lao động có kinh nghiệm trong doanh nghiệp mà không được đào tạo bài bản ở các trường đại học lớn nên các nhân viên QC chủ yếu được trang bị kỹ năng giám sát mà thiếu kỹ năng quản lý và kỹ năng xử lý sự cố nhanh. Trong đó, nhân viên QC có kỹ năng quản lý tốt khi biết năng suất của từng chuyền công nhân, phân phối, huy động lao động để đảm bảo


176


tiến độ, chất lượng sản phẩm hoặc trong các trường hợp như: nguyên liệu, vật liệu bị hỏng, quy trình sản xuất có lỗi kỹ thuật, sản phẩm hoàn chỉnh không đáp ứng được yêu cầu thì nhân viên QC phải điều tra ngay lập tức nguyên nhân của vấn đề và báo cáo kịp thời cho cấp trên để phối hợp giải quyết nhanh nhất. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp may cần phải trang bị cho nhân viên QC đầy đủ cả 3 kỹ năng.

Ngoài ra để các doanh nghiệp may mặc có thể thâm nhập sâu hơn và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì các doanh nghiệp may mặc cũng cần quan tâm đến bộ phận QA (đảm bảo chất lượng). Bộ phận QA chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của hệ thống và quy trình sản xuất của công ty theo tiêu chuẩn chất lượng. Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng ở mọi giai đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế... đến sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng, tiếp thị thị trường và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Như vậy bộ phận QA sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, tạo ra lợi nhuận cho DN và hạn chế chi phí tổn thất.

Đối với hoạt động tài chính kế toán các công ty may cũng tiến hành đánh giá thường xuyên và định kỳ thông qua việc đối chiếu số liệu kế toán giữa các bộ phận và giữa doanh nghiệp với các bên thứ 3 liên như ngân hàng, khách hàng và nhà cung cấp. Ngoài ra, một số công ty cổ phần còn bố trí ban kiểm soát thực hiện giám sát các hoạt động tài chính, kế toán của công ty.

Trong sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thực tiễn quản lý ở nhiều doanh nghiệp may mặc đã cho thấy kiểm toán nội bộ hiệu quả giống như một công cụ để giảm thiểu rủi ro tổng thể. Vì vậy việc bố trí bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện giám sát định kỳ trong doanh nghiệp không còn là vấn đề mang tính đối phó với quy định của Nhà nước mà nó phải xuất phát từ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Đánh giá và thông tin về các khiếm khuyết và biện pháp khắc phục

Hoạt động giám sát muốn đánh giá và thông tin về các khiếm khuyết thì rất cần sự độc lập khách quan của bộ phận giám sát. Ngoài ra, hoạt động của doanh nghiệp may mặc rất đa dạng và phức tạp với tần suất rất lớn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng đội ngũ nhân sự giám sát phải đảm bảo về cả số lượng và chất lượng để thực hiện giám sát. Bên cạnh việc đánh giá và thông tin về các khiếm khuyết cho doanh nghiệp thì bộ phận giám sát cần phải đề ra được các biện pháp khắc phục những khiếm khuyết đó.

- Tiến hành đánh giá KSNB của kiểm toán viên độc lập: để khắc phục được những hạn chế và thiếu sót của bộ phận giám sát bên trong doanh nghiệp thì rất cần một sự giám sát độc lập từ bên ngoài doanh nghiệp đối với KSNB đó là kiểm toán viên độc lập. Tuy nhiên hiện này chỉ những công ty cổ phần, cổ phần niêm yết và các công


177


ty liên doanh hàng năm mới có sự đánh giá KSNB của kiểm toán viên độc lập còn các loại hình doanh nghiệp còn lại gần như không có. Vì vậy để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của KSNB thì rất cần sự giám sát độc lập bên ngoài doanh nghiệp của KTV độc lập.

6.3. Điều kiện thực hiện

6.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Tiếp tục thực hiện một số cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam: Chính sách ưu đãi về điều kiện thuê đất như chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền thuê đất của doanh nghiệp, giá thuê đất ưu đãi theo hướng giảm giá cho các dự án đầu tư có vốn lớn, để các DN may mặc có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng được yêu cầu về đánh giá nhà máy khi tiếp cận với những khách hàng bán buôn lớn.

- Khuyến khích đổi mới ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất: Động viên doanh nghiệp cải tiến và đổi mới thiết bị máy móc hiện đại, hỗ trợ các DN may mặc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, hoặc liên kết với các cơ quan nghiên cứu chuyển giao các thành tựu khoa học.

- Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại để tăng kim ngạch xuất khẩu. đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thể chuyển đổi mô hình sản xuất sang các phương thức có giá trị gia tăng cao hơn.

- Nhà nước cần quy hoạch vùng trồng nguyên liệu bông để các doanh nghiệp may mặc có thể chủ động nguồn nguyên liệu tránh phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Đảm bảo về quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc,… Bên cạnh đó, để có nguồn lao động chất lượng cao phục vụ cho các doanh nghiệp may trong thời đại 4.0 thì Nhà nước cần hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu nhiều hơn nữa để các trường đại học có đào tạo ngành dệt may thông qua những hành động cụ thể như tăng kinh phí nghiên cứu, số lượng đề tài nghiên cứu về công nghệ 4.0 và khuyến khích các trường đào tạo ngành may mặc chủ động cập nhật giảng dạy, đầu tư thiết bị công nghệ 4.0, đồng thời phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo chính quy, đào tạo lại, đào tạo nâng cao tại doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao về công nghệ 4.0

6.3.2. Đối với hiệp hội dệt may Việt Nam

- Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu quy mô vừa và nhỏ nên rất cần Hiệp hội và tập đoàn sẽ là cầu nối giúp các DN may trong nước mở rộng thị trường hiện tại.


178


- Hiệp hội cần hỗ trợ các DN may trong việc đánh giá và hoàn thiện hồ sơ năng lực để có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu cao như Mỹ, EU và Nhật Bản,.. trong việc đánh giá nhà máy.

- Hiệp hội cần hoàn chỉnh chuỗi giá trị dệt may từ khâu Sợi - Dệt - Nhuộm - May nhằm tận dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước và ưu đãi thuế quan khi áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” khi xuất khẩu đối với hiệp định CPTPP và từ “vải trở đi” khi xuất khẩu vào EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc về quy tắc xuất xứ.

6.3.3. Đối với doanh nghiệp may mặc

- Cần phải phát triển và ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, hạn chế tối đa lỗi kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất, đồng thời hạ giá thành sản phẩm.

- Xây dựng nguồn lực có tư duy và tầm nhìn. Hiện giờ các DN may mặc đang còn thiếu công nhân có trình độ tay nghề cao và thiếu đội ngũ kỹ thuật nòng cốt. Vì vậy các DN may muốn tồn tại và phát triển cần chú trọng kết hợp với các cơ sở đào tạo để có nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ.

- Các DN may mặc Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì ngoài đổi mới công nghệ và nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động thì cần phải phát triển bền vững. Ngoài việc, DN phải tạo ra sản phẩm với mẫu mã theo xu hướng thế giới thì còn phải tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ: Để mở rộng thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ; Hạ giá thành sản phẩm; Nâng cao chất lượng của công tác dự báo nghiên cứu nhu cầu thị trường; Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý. Các DN may mặc cần quan tâm hơn đến một lượng rất lớn khách hàng ở thị trường nội địa đầy tiềm năng. Muốn tiếp cận được khách hàng nội địa thì các DN may cần xây dựng chiến lược mạng lưới kênh phân phối và phân khúc đối tượng khách hàng cho phù hợp.


179


TÓM TẮT CHƯƠNG 6


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng KSNB, hiệu quả tài chính ở chương 5, tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính ở chương 6 tác giả đã thực hiện thảo luận và đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Các khuyến nghị tập trung vào 5 thành phần của KSNB và dựa trên tiêu chí các biến quan sát thỏa mãn về độ tin cậy và có giá trị trung bình thấp hơn so với các biến quan sát còn lại như sau:

Khuyến nghị về môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát thể hiện triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý. Vì vậy, để cải thiện môi trường kiểm soát thì cần tập trung cải thiện các khía cạnh sau: Cam kết về tính chính trực và tuân thủ các giá trị đạo đức; Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát; Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm phù hợp cho các cấp của tổ chức; Sử dụng nhân viên có năng lực và có chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách nhân sự phù hợp

Khuyến nghị về nhận diện và đánh giá rủi ro: Rủi ro xảy ra ở mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và đều liên quan đến tài chính và để lại hậu quả về mặt tài chính nếu xảy ra. Vì vậy trước hết cần nâng cao nhận thức của nhà quản lý đối với rủi ro từ đó tập trung hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro như: xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro.

Khuyến nghị về hoạt động kiểm soát: với xu hướng CMCN4.0 vì vậy muốn tăng cường hoạt động kiểm soát thì trước hết cần phải thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ và quản lý bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát sau đó cần tuân thủ đúng đắn các nguyên tắc trong hoạt động kiểm soát và cuối cùng cần tăng cường hoạt động kiểm soát trên cả 3 khâu mua hàng, sản xuất và bán hàng.

Khuyến nghị về thông tin và truyền thông: cần tập trung hoàn thiện cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Muốn làm được điều đó thì cần phải tổ chức xây dựng đa dạng các kênh thông tin trong và ngoài doanh nghiệp trên nền tảng vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất và hoạt động quản lý.

Khuyến nghị về hoạt động giám sát: tăng cường tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục và đánh giá định kỳ của các bộ phận độc lập bên trong doanh nghiệp như: QC, QA, Ban kiểm soát,... đồng thời hoạt động giám sát phải đưa ra các thông tin về khiếm khuyết và biện pháp khắc phục. Ngoài ra cần tăng cường hoạt động giám sát độc lập từ bên ngoài của kiểm toán viên độc lập.

Các khuyến nghị chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các cơ quan nhà nước, hiệp hội và các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may. Vì vậy, Luận án cũng đề ra những kiến nghị cần thiết về phía nhà nước và các cơ quan chức năng, hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp thuộc hiệp hội để hỗ trợ thực hiện.


180


KẾT LUẬN


Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về KSNB và hiệu quả tài chính nhưng không thể phủ nhận KSNB luôn là vấn đề trọng tâm trong quản trị. Mục đích của nghiên cứu này là đo lường mức độ tác động của các nhân tố của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam; Qua đó, đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm góp phần hoàn thiện KSNB theo hướng nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong giai đoạn hiện này và đó cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ đặc thù của môi trường kinh tế - xã hội và đặc điểm của hoạt động của các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam, có sự khác biệt về các biến quan sát thuộc các nhân tố của KSNB của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam so với các công trình nghiên cứu tại các nước khác. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã đo lường sự tác động của các nhân tố của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, các kết quả nghiên cứu trong Luận án còn có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, qua đó các cơ quan quản lý Nhà nước về ngành công nghiệp dệt may, hiệp hội dệt may, doanh nghiệp may mặc có thể hoạch định các chính sách, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Tóm lại, mặc dù không tránh khỏi một số hạn chế nhất định nhưng những kết quả đạt được trong Luận án đã góp phần hoàn thiện KSNB theo hướng cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc nói riêng và ngành công nghiệp dệt may nói chung. Đồng thời, mở ra hướng nghiên cứu mới theo quan điểm hoàn thiện KSNB nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Tác giả mong rằng, nội dung và kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo góp phần vào kho tàng kiến thức về KSNB, đồng thời làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.


181


DANH SÁCH CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Đặng Thị Thúy Hà & Đỗ Thị Thảnh (2019), “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Về hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính cho logistics Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, trang 499 - 506.

2. Đỗ Thị Thảnh (2019), “Phân tích thực trạng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 551 - tháng 10 năm 2019, trang 13-15.

3. Đỗ Thị Thảnh (2020), “Đặc điểm hoạt động của ngành may mặc Việt Nam trong điều kiện của cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 566 - tháng 6 năm 2020, trang 34-36.

4. Tranh Manh Dung, Do Thi Thanh (2021), ‘A study on control environment of internal control: The case of Vietnamese garment firms’, Developing business leaders for a better tomorrow, tr.190-212.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022