Tác Động Của Du Lịch Đến Văn Hóa-Xã Hội

ngành sản xuất khác. Hơn nữa, sự rủi ro trong đầu tư vào hoạt động du lịch cao hơn so với các ngành khác. Ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng và chi phối bởi những tác nhân bên ngoài (kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên). Ví dụ như các đại dịch cúm gà H5N1 hay Ebola làm cho lượng khách du lịch quốc tế suy giảm, làm giảm doanh thu của ngành du lịch. Để phát triển các loại hình du lịch giải trí, sân golf… thì cần phải sử dụng một quỹ đất khá lớn. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến diện tích đất dùng cho nông nghiệp, công nghiệp hoặc một số ngành khác.

+ Du lịch phát triển gây ra tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, kể cả những người dân mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.

+ Phát triển du lịch quá nhanh và không bền vững sẽ dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch

1.2.3.2. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội

- Tác động tích cực

+ Sự phát triển của du lịch góp phần bảo tồn di sản văn hóa quốc gia. Khi hoạt động du lịch diễn ra, các cấp, ban ngành liên quan sẽ có sự quan tâm và đầu tư vào việc bảo tồn các di sản văn hóa trong du lịch hơn.

+ Du lịch góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa của từng quốc gia ra toàn thế giới. Thông qua du lịch, hình ảnh, văn hóa của các quốc gia được quảng bá rộng rãi, được nhiều quốc gia khác biết đến. Ví dụ như nói đến Nhật Bản người ta nghĩ đến hoa anh đào, đến Pháp không thể không ghé thăm Tháp Eiffel, hay hình ảnh Vạn lý trường thành là một trong những hình ảnh tiêu biểu của Trung Quốc…

+ Du lịch góp phần củng cố lòng tự hào dân tộc, phát huy văn hóa truyền thống, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong một tour trọn gói, hướng dẫn viên du lịch, ngoài việc đại diện công ty sắp xếp và thực hiện các

dịch vụ trong tour, còn là người có trách nhiệm thuyết minh, hướng dẫn nhằm cung cấp thông tin về điểm du lịch cho du khách. Qua bài thuyết minh của hướng dẫn viên, du khách có thể tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của đất nước, của dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Hoạt động du lịch còn góp phần làm tăng cường vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Du lịch có thể giúp cho du khách gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, học hỏi được nhiều điều từ các nền văn hóa khác nhau.Thông qua hoạt động du lịch, du khách có thể biết được những tập tục truyền thống của các quốc gia, vùng miền khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

+ Du lịch tạo công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là một trong những vấn đề xã hội được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Ngành du lịch hiện nay được coi là một trong những ngành thu hút được nhiều lao động, giảm bớt nạn thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân. Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 4

Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho những lao động trực tiếp trong ngành và những lao động ở các ngành liên quan.

+ Du lịch phát triển làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển, góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến thành phố, hạn chế sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.

Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn. Dân cư tập trung đông dúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở các vùng quê, miến núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất. Chính vì thế mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không đồng đều

được giảm hẳn. Do tài nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, người dân nông thôn cũng có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch và kiếm được thu nhập khá cao ngay trên quê hương họ. Như vậy, họ sẽ không cần phải di cư đến những thành phố lớn để trú ngụ và tìm kiếm cơ hội việc làm.

+ Du lịch cũng tham gia vào quá trình giảm nghèo của các địa phương. Tại các nơi có hoạt động du lịch, cư dân bản địa có cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao hơn, được đào tạo nghề…Hơn nữa, khi hoạt động du lịch diễn ra, tức là các công trình phục vụ du lịch sẽ được xây dựng ngày càng nhiều. Do nhiều công trình cơ sở hạ tầng được thiết kế nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, phần lớn các nhà lập kế hoạch đã chọn phương án chia sẻ các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương. Ví dụ, cộng đồng cư dân địa phương thường được phép sử dụng các tiện nghi phục vụ cho du lịch như hệ thống đường sá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước, và nguồn điện. Nếu không có những hoạt động du lịch, chưa chắc người dân đã được tiếp cận với những tiện nghi này.

+ Sự phát triển của du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi sức khỏe. Ở một chừng mực nhất định, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Một số công trình nghiên cứu đã đi đến nhận định rằng, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, khả năng bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Điều này thể hiện rõ nét ở một số bệnh như tim mạch giảm 50%, tiêu hóa giảm 20%, hô hấp giảm 40% và bệnh thần kinh giảm 30%.

+ Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại, làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Chính nhờ du lịch, các nền văn hóa có điều kiện hòa

nhập với nhau, làm cho đời sống văn minh tinh thần của con người trở nên phong phú hơn. Thông qua các hoạt động giao lưu mang tính quốc tế về thương mại, ẩm thực, lễ hội… các quốc gia có cơ hội giao lưu và tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia khác nhau.

+ Du lịch tạo điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Khi đi du lịch, mọi người sẽ có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn. Những đức tính tốt, sự quan tâm, lòng chân thành… mới có dịp được thể hiện rõ nét. Như vậy qua du lịch, mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn, tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.

+ Những chuyến tham quan, du lịch tại các di tích lịch sử, công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước và khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi đi du lịch, qua thông tin được hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch cung cấp, khách du lịch có hiểu biết tốt hơn về đối tượng tham quan, các thắng cảnh, di tích, lễ hội, phong tục tập quán, truyền thuyết... từ đó cảm nhận được những giá trị quý báu của di tích, hiểu biết thêm về lịch sử và ngày càng yêu quê hương đất nước.

+ Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái, cảnh quan của một vùng, một địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Để khai thác tài nguyên du lịch, cần phải có sự đầu tư về mọi mặt như xây dựng đường sá giao thông, liên lạc, dịch vụ xã hội, hệ thống nhà hàng, bưu điện, siêu thị... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, phát triển du lịch tất yếu làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực đó.

- Tác động tiêu cực

+ Sự phát triển du lịch ồ ạt thường gây ra sự bào mòn, làm hư hại các công trình, di tích hiện có.

+ Hoạt động du lịch đôi khi góp phần gia tăng nạn buôn bán trái phép đồ cổ, ăn cắp cổ vật tại các di tích.

+ Du lịch phát triển kèm theo sự du nhập của văn hóa ngoại lai, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc. Dân cư bản địa đôi khi tiếp thu không chọn lọc các giá trị văn hóa của khách du lịch ngoại quốc.

Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các nước giàu là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng từ bỏ những giá trị văn hóa truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách, bắt chước lối ứng xử của du khách. Có hai yếu tố được coi là nguyên nhân chính của hiện tượng này. Một là trong hoạt động kinh doanh, người dân bản xứ dung chuẩn của du khách để làm vừa lòng họ nhằm thu hút được tối đa lợi nhuận cho mình. Thứ hai là tư tưởng vọng ngoại, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách, cho đây là biểu hiện của văn minh, giàu có. Điều này được thể hiện rõ nhất trong giới trẻ.

+ Đôi khi cách ứng xử của du khách nước ngoài có thể làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của cư dân bản địa. Do cách nhìn nhận khác nhau về đạo đức, một số du khách không nhận thấy những hành vi, cử chỉ của họ là không phù hợp với phong tục truyền thống địa phương, xâm hại đến thuần phong mỹ tục, bản sắc truyền thống của dân bản xứ, làm thay đổi lối sống, cách nghĩ của một bộ phận dân bản địa. Những đặc điểm khác nhau về văn hóa, tôn giáo, chính trị… giữa cộng đồng dân cư và du khách có thể dẫn đến những mâu thuẫn và hiểu lầm, gây nên sự căng thẳng.

Không chỉ do khác biệt văn hóa, mâu thuẫn nảy sinh còn là do tầm hiểu biết hạn hẹp của du khách về nền văn hoá bản địa. Nhiều du khách lần đầu tiên đến thăm một quốc gia thường không trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về văn hoá, truyền thống và các giá trị quan trọng của địa phương. Các nhà điều hành du lịch cũng ít khi cung cấp những thông tin như vậy trước chuyến đi, mặc dù du khách có thể trực tiếp tìm hiểu từ hướng dẫn viên hoặc đại diện công ty. Trong điều kiện như vậy, việc mâu thuẫn xã hội nảy sinh

trong quá trình tiếp xúc giữa cư dân và du khách là một điều dễ hiểu. Do thiếu hiểu biết về phong tục tập quán và thói quen ứng xử tại địa phương, du khách có thể vô tình xúc phạm đến cộng đồng dân cư bản địa.

+ Các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển quá nhanh cùng với sự tập trung quá đông du khách tại vùng du lịch có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ và làm giảm khả năng hưởng thụ tài nguyên và các tiện nghi đối với cư dân bản địa.

+ Vào mùa du lịch, lượng du khách tập trung cao sẽ gây nên hiện tượng quá tải sức chứa: quá tải về phương tiện giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày của cư dân địa phương, gây nên cảm giác bực bội, khó chịu.

+ Hoạt động du lịch đôi khi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

Đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch là tính đa thành phần, biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, người phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư và các tổ chức tham gia vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua giao tiếp. Quá trình giao tiếp này là điều kiện để nhiều ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng, làm phát triển các tệ nạn xã hội.

Nhiều du khách có thể lợi dụng mục đích du lịch để thực hiện các hoạt động không hợp pháp.

Khả năng tài chính của du khách là một trong những yếu tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch, nhưng không phải mọi du khách đều có thu nhập cao. Tuy nhiên trong mắt một số người dân địa phương, du khách là những người có khả năng về tài chính. Chính vì vậy, họ trở thành mục tiêu cho việc kiếm tiền bất hợp pháp như trộm cắp, cướp giật, các đối tượng đeo bám để bán hàng lưu niệm và những người ăn xin.

+ Đa số khách du lịch quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển, họ giàu có và có lối sống tự do phóng khoáng. Dân cư địa phương tại các khu,

điểm du lịch rất dễ bị ảnh hưởng một số hành vi, lối sống “hiện đại’’, “văn minh’’ quá mức của du khách, nhất là giới trẻ, nhiều trường hợp trở thành phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Họ thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách, hậu quả là những lối sống của cộng đồng dân cư bị phá vỡ.

Ngoài ra, hoạt động du lịch gián tiếp tạo ra sự mâu thuẫn trong đời sống của cư dân như mâu thuẫn do tranh giành khách mua hàng, chờ khách, tranh giành, lấn chiếm đất để mở hàng quán. Thậm chí có thể gây hiểu lầm giữa khách du lịch và cư dân do những khách biệt về văn hóa, phong tục và chính trị. Do cách nhìn nhận về đạo đức khác nhau, nhiều du khách không biết rằng mình đã có những hành vi gây cảm giác khó chịu cho người dân địa phương. Ngoài ra, hoạt động du lịch còn có thể làm nảy sinh mối bất hòa giữa cư dân địa phương và các nhà cung ứng du lịch.

1.2.3.3.Tác động của du lịch đến môi trường

Môi trường du lịch ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), các vấn đề về cảnh quan, không khí, nguồn nước…

- Tác động tích cực

+ Du lịch góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường. Du lịch còn góp phần làm tăng thêm mức đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

Ngành du lịch tạo ra nguồn kinh phí để bảo vệ môi trường. Đó là kinh phí đóng góp trực tiếp từ khách du lịch (thông qua việc thu phí bảo vệ môi trường), kinh phí đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch (thông qua việc nộp vào ngân sách nhà nước), kinh phí của các tổ chức quốc tế tài trợ cho việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên.

+ Hoạt động du lịch giúp tăng cường chất lượng môi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.

+ Những chuyến du lịch, ngoài mục đích thư giãn, còn giúp du khách tăng cường hiểu biết về môi trường. Việc tiếp xúc, hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận được sự hùng vĩ, trong lành và nên thơ của các cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm về tự nhiên, hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống của con người. Do đó, có thể thấy rằng, bằng thực tiễn phong phú, ngành công nghiệp không khói này đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề đáng quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

- Tác động tiêu cực

+ Phát triển du lịch gây ô nhiễm môi trường

Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

Nước thải: Nếu như không có hệ thống xử lý nước thải cho khách sạn, nhà hàng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm cảnh quan và gây hại cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/06/2024