người phạm tội.
Tóm lại: Có thể khẳng định trong pháp luật hình sự các nước trên thế giới, căn cứ quyết định hình phạt đều được quy định một cách phù hợp. Điều đó không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động quyết định của Toà án mà còn đảm bảo cho hình phạt được quyết định đúng pháp luật và có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Toà án được thực hiện trên cơ sở tuân thủ căn cứ pháp lý của việc quyết định hình phạt. Qua tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 đã cho thấy mặc dù pháp luật hình sự chưa được hoàn thiện nhưng căn cứ quyết định hình phạt không chỉ được thừa nhận trong lý luận pháp luật hình sự mà còn được quy định rất cụ thể trong các Báo cáo tổng kết công tác năm của ngành Toà án. Trong đó, tiêu biểu là Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1959 đã chỉ rõ khi quyết định hình phạt, Toà án phải căn cứ vào “tính chất và mức độ nguy hại của phạm pháp”, “người phạm pháp”, “pháp luật hiện có, đường lối chính sách chung, án lệ, kinh nghiệm”. Đến Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1962 cho thấy căn cứ “các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS” đã được các Toà án vận dụng khi quyết định hình phạt. Nhìn chung, các căn cứ này đã giúp cho hoạt động quyết định hình phạt của Toà án được thực hiện đúng pháp luật, đúng đường lối và đáp ứng yêu cầu chính trị trong từng giai đoạn của cách mạng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng việc ghi nhận căn cứ này còn chung chung, chưa đảm bảo được tính thống nhất trong áp dụng...
Đến BLHS năm 1985, các căn cứ quyết định hình phạt được chính thức ghi nhận tại Điều 37 gồm: quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS. Việc quy định các căn cứ quyết định
hình phạt trong BLHS với nội dung cụ thể, rõ ràng đã đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt. Tuy nhiên, việc nhà làm luật đồng nhất tiêu đề của Điều 37 “nguyên tắc quyết định hình phạt” với nội dung của điều luật “căn cứ quyết định hình phạt” là chưa chính xác. Qua phân tích sự khác nhau giữa hai khái niệm này, tác giả cho rằng việc sửa tiêu đề Điều 37 BLHS năm 1985 thành “Căn cứ quyết định hình phạt” như Điều 45 BLHS năm 1999 cho đúng với nội dung của điều luật là hoàn toàn đúng đắn và khoa học.
Theo quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999, các căn cứ quyết định hình phạt gồm: Quy định của Bộ luật hình sự; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đây là bốn căn cứ có tính bắt buộc Hội đồng xét xử phải tuân thủ khi quyết định hình phạt nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp chế XHCN, tính hợp pháp của bản án được tuyên và là điều kiện có tính quyết định đến việc đạt được các mục đích của hình phạt. Nghiên cứu nội dung và giá trị của từng căn cứ, tác giả nhận thấy: Dựa vào căn cứ thứ nhất sẽ giúp cho Hội đồng xét xử xác định được khung hình phạt chính của điều luật quy định về tội phạm dự kiến áp dụng đối với người phạm tội; Dựa vào căn cứ thứ hai sẽ giúp cho Hội đồng xét xử lựa chọn được loại hình loại hình phạt với mức độ cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đến đây, hoạt động quyết định hình phạt đã có thể được thực hiện. Nhưng để hình phạt được tuyên phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của người phạm tội và thực sự tương xứng với tình chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng trường hợp phạm tội thì Hội đồng xét xử phải cân nhắc đúng nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS. Có như vậy mới đảm bảo cá thể hoá hình phạt được chính xác đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.
Ngoài việc nghiên cứu căn cứ quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, tác giả cũng đặt ra nhiệm vụ cần tìm hiểu quy định của pháp luật
hình sự một số nước trên thế giới về căn cứ quyết định hình phạt để học hỏi kinh nghiệm lập pháp và tiếp thu những giá trị tiến bộ, nhân văn của khoa học pháp lý hình sự phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Với mục đích đó, tác giả đã tiến hành đối chiếu, so sánh với quy định về căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS năm 1999. Tuy kết quả đạt được còn hạn chế nhưng bước đầu đã giúp cho tác giả có giải pháp nhằm hoàn thiện quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999 về căn cứ quyết định hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quyết định hình phạt trong thực tiễn. Đây có thể xem là nền móng để sau này tác giả có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT CỦA TOÀ ÁN
3.1. Áp dụng căn cứ quyết định hình phạt trong thực tiễn quyết định hình phạt của Toà án.
3.1.1. Kết quả áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt khi quyết định hình phạt của Tòa án.
Trong 5 năm trở lại đây (2001 - 2005), tình hình an ninh, chính trị của nước ta được giữ vững và có tính ổn định cao. Nền kinh tế thị trường được hình thành đã có sự phát triển mạnh mẽ và đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và những yếu tố tiêu cực khác đã có tác động không nhỏ đến sự gia tăng và tính chất phức tạp của tình hình tội phạm. Mặc dù Toà án các cấp đã có nhiều cố gắng nhằm giải quyết tốt các vụ án hình sự (đảm bảo thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật; số lượng các bản án, quyết định của Toà án có sai phạm và số người bị kết án oan ngày càng giảm mạnh; công tác tổng kết, hướng dẫn xét xử được chú trọng và tăng cường hơn; trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ ngành Toà án nói chung được tiếp tục được củng cố và nâng cao; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Toà án ngày càng được cải thiện phù hợp với tình hình thực tế...) nhưng công tác xét xử các vụ án hình sự vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều vụ án trọng điểm trong 5 năm qua như vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Hà Nội, các vụ án ma tuý ở Thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Văn Hải (Hải luận) cầm đầu, ở Phú Thọ do Pùa A Chứ cầm đầu, vụ án nhận hối lộ tại Hải quan cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn... đã được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng tình hình tội
phạm hình sự vẫn diễn biến với tính chất hết sức phức tạp, đa dạng, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Một số loại tội phạm cụ thể, xảy ra phổ biến trong các năm trước như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm, các tội vi phạm quy định về an toàn giao thông, các tội phạm về ma tuý.... vẫn không giảm bớt mà còn có chiều hướng gia tăng (đặc biệt là các hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng thuốc lắc tại các vũ trường, quán bar phát triển rất mạnh trong các năm 2004, 2005), đã gây bất ổn về trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân. Các tội phạm về kinh tế như buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm tài nguyên rừng... đã cản trở sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Đặc biệt, một số loại tội phạm mới xuất hiện như gian lận, chiếm đoạt tiền của Nhà nước trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, trộm cắp cước viễn thông, các tội phạm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc ở một số tỉnh Tây Nguyên với sự tiếp tay của nước ngoài, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt đã làm cho công tác xét xử gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, thương mại, dầu khí, bảo hiểm, xây dựng cơ bản, các hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thất thoát tiền, tài sản với số lượng và giá trị lớn của Nhà nước... đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc hiện nay nhưng công tác đấu tranh phòng, chống chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi. Trong năm 2003, các Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử 238 vụ với 429 bị cáo trên tổng số 271 vụ với 495 bị cáo phạm các tội về tham nhũng được thụ lý 11 nhưng số lượng các vụ án về tham nhũng được xét xử chưa phản ánh đúng thực trạng, diễn biến của loại tội phạm này.
Nhìn chung, tuy tình hình tội phạm hình sự vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng không thể phủ nhận những kết quả rất to lớn của ngành Toà án trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các Toà án đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành phương hướng nhiệm vụ công tác năm đề ra, nhiều Toà án đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể,
trong vòng 5 năm (từ 2001 đến 2005):
Kết quả xét xử các vụ án hình sự của các Toà án cấp sơ thẩm đạt được như sau 11:
Số thụ lý | Số đã xét xử | Tỷ lệ | ||||
Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | |
2001 | 43.624 | 62.244 | 41.367 | 58.757 | 94,8% | 94,3% |
2002 | 46.812 | 67.342 | 43.851 | 62.269 | 93,6% | 92,4% |
2003 | 51.150 | 77.548 | 49.028 | 73.311 | 96,5% | 95,2% |
2004 | 55.713 | 91.111 | 48.525 | 75.608 | 95% | 93% |
2005 | 55.237 | 91.224 | 49.385 | 78.321 | 97,1% | 96,1% |
Cộng | 252.536 | 389.469 | 232.156 | 348.266 | 95,4% | 94,2% |
Có thể bạn quan tâm!
- Cân Nhắc Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Và Tăng Nặng Tnhs.
- Căn cứ quyết định hình phạt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10
- Căn Cứ Quyết Định Hình Phạt Trong Pháp Luật Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới.
- Những Sai Sót Trong Thực Tiễn Hoạt Động Quyết Định Hình Phạt Của Toà Án Nhân Dân.
- Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quyết Định Hình Phạt Của Tòa Án.
- Nâng Cao Ý Thức Pháp Luật Của Thẩm Phán Và Hội Thẩm Nhân Dân Trong Việc Áp Dụng Các Căn Cứ Quyết Định Hình Phạt.
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Theo bảng số liệu, từ năm 2001 đến năm 2005, các TAND và TAQS cấp sơ thẩm đã xét xử 232.156 vụ án hình sự với 348.266 bị cáo trong tổng số 252.536 vụ án hình sự và 389.469 bị cáo được thụ lý, đạt tỷ lệ 95,4% về số vụ án hình sự và 94,2% về số bị cáo. Trung bình mỗi năm, các Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử 46.431 vụ án hình sự với 69.653 bị cáo.
Thực hiện BLTTHS năm 2003, từ ngày 01/7/2004 đến nay, 90 TAND cấp huyện và 17 TAQS khu vực đã được giao thẩm quyền xét xử mới theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003. Đánh giá kết quả hoạt động trong một năm, các Toà án này đã thụ lý 3.759 vụ án hình sự với 6.014 bị cáo theo thẩm quyền mới và đã xét xử 3.486 vụ với 5.574 bị cáo, đạt 93% số vụ và 93% số bị cáo. Trong đó có 815 vụ với 1.347 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị. Các Toà án cấp tỉnh đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm 716 vụ với kết quả là: y án sơ thẩm 497 vụ, sửa án sơ thẩm 201 vụ, huỷ án sơ thẩm 18 vụ và không có trường hợp nào bị xét xử oan. So với trước khi tăng thẩm quyền, số lượng các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các Toà án mới được tăng thẩm quyền đã tăng bình quân 30 vụ/năm nhưng cũng có một số
Toà án, số lượng các vụ án hình sự theo thẩm quyền mới tăng 100 vụ/năm như TAND quận 1, TAND quận 5 thành phố Hồ Chí Minh; TAND quận Đống Đa, TAND quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội, TAND thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai; TAND thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; TAND thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh... 11. Tuy số lượng các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền mới của Toà án cấp sơ thẩm tăng lên không nhiều nhưng có thể nói chủ trương này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của hoạt động xét xử các vụ án hình sự nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, giảm bớt áp lực công việc cho Toà án cấp trên. Đồng thời, thực hiện chủ trương này cũng tạo động lực thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, thẩm phán TAND cấp huyện và TAQS khu vực.
Kết quả xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm của các Toà án cấp phúc thẩm đạt được như sau 11:
Số thụ lý | Số đã xét xử | Tỷ lệ | ||||
Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | |
2001 | 13.978 | 22.011 | 12.628 | 19.102 | 90,3% | 86,8% |
2002 | 14.177 | 21.460 | 11.032 | 16.363 | 83,3%% | 83,3% |
2003 | 14.596 | 22.836 | 11.667 | 17.739 | 88.9% | 84,8% |
2004 | 15.290 | 25.289 | 13.921 | 22.662 | 91% | 89,6% |
2005 | 13.570 | 22.240 | 11.227 | 18.765 | 94,3,% | 94,1% |
Cộng | 71.611 | 113.836 | 60.475 | 94.631 | 89,6% | 87,7% |
Theo bảng số liệu, từ năm 2001 đến năm 2005, các TAND cấp tỉnh, 3 Toà phúc thẩm TAND tối cao và TAQS Trung ương đã xét xử 60.475 vụ án hình sự với 94.631 bị cáo trong tổng số 71.611 vụ án hình sự và 113.836 bị cáo được thụ lý, đạt tỷ lệ 89,6% về số vụ án hình sự và 87,7% về số bị cáo. Trung bình mỗi năm, các Toà án cấp phúc thẩm đã xét xử 12.095 vụ án hình
sự với 18.926 bị cáo. Qua công tác giải quyết án theo thủ tục phúc thẩm đã khẳng định chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm của cấp tỉnh, huyện đạt được ngày càng cao. Việc giải quyết án ở cấp sơ thẩm nhìn chung đảm bảo đường lối xử lý nghiêm minh, có chất lượng. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê cũng cho thấy số án của cấp sơ thẩm bị cải sửa còn cao do còn không ít những thiếu sót của cấp sơ thẩm trong việc áp dụng BLHS và BLTTHS khi xét xử và quyết định hình phạt.
Theo số liệu giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự thống kê theo số vụ, kết quả giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của các TAND cấp tỉnh, TAND tối cao đạt được như sau 11:
Số thụ lý | Số giải quyết | Tỷ lệ | |
2001 | 440 | 396 | 90% |
2002 | 489 | 474 | 97% |
2003 | 337 | 290 | 86,1% |
2004 | 265 | 238 | 90% |
2005 | 241 | 225 | 93,4% |
Cộng | 1.772 | 1.623 | 91,3% |
Theo bảng số liệu, từ năm 2001 đến năm 2005, các TAND cấp tỉnh, TAND tối cao đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.623 vụ án hình sự trong tổng số 1.772 vụ án hình sự bị kháng nghị được thụ lý, đạt tỷ lệ 91,3%. Trung bình mỗi năm, các TAND cấp tỉnh, TAND tối cao đã giải quyết 325 vụ án hình sự.
Đánh giá chung, công tác xét xử các vụ án hình sự của ngành Toà án dù còn nhiều khó khăn nhưng số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước. Các Toà án đã áp dụng đúng quy định của BLHS và BLTTHS để xét xử đúng người, đúng tội, hạn chế