Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 8

của người H’Mông trước kia thường được lợp bằng gỗ Pơ mu, một loại vật liệu khá bền và chắc, được liên kết bằng các sợi dây chằng buộc khá chặt.Mái ván lợp bằng gỗ Pơ mu thường có tuổi thọ trung bình đến 70 năm. Ngày nay, du khách đổ xô đến Sa Pa, ngoài mục đích vãn cảnh, họ còn mang theo nạn chặt phá rừng. Gỗ Pơ mu bị khai thác hết, bà con đành phải dùng bờ lô xi măng để lợp mái. Ngoài ra, nhiều người Kinh chuyển đến các làng bản nơi đây sinh sống để buôn bán cho du khách, bà con dân tộc cũng bị ảnh hưởng và học theo cách xây nhà, cách dùng vật liệu xây dựng của người miền xuôi. Cách bài trí nhà cửa của đồng bào cũng đã khác trước. Đặc biệt, các làng bản càng gần thị trấn, mức độ thay đổi về kiến trúc nhà của càng nhiều. Qua quan sát và điều tra ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải , trong các bản có hoạt động du lịch, một số nhà ở đã bị thay đổi về vật liệu xây dựng, không còn đơn thuần dùng gỗ, mà xen lẫn với xi măng. Cách bố trí nhà cửa cũng khác trước, thay vì ba gian hai trái, các ngôi nhà của người H’Mông bây giờ nhiều nhà cũng xây theo kiểu người Kinh, tức là chia ra các phòng, hoặc một gian và kê giường hai bên.

Đặc điểm về kiến trúc nhà cửa của người H’Mông là một trong những đặc điểm thu hút khách du lịch khi đến Sa Pa. Theo kết quả điều tra tháng 12/2014, có 50/100 người được hỏi cho biết họ rất quan tâm đến việc xây dựng và trang trí nhà cửa của người H’Mông.


Theo bảng 2.4, bản Cát Cát (thuộc xã San Sả Hồ) có 110 hộ gia đình người H’Mông (chiếm, trong đó có 107/110 nhà vật liệu xây dựng chủ yếu bằng gỗ, 101/110 nhà lợp ván Pơ mu. Bản Cát Cát là bản du lịch gần thị trấn nhất, và lượng khách du lịch đến tham quan nhiều nhất. Phần lớn các hộ gia đình trong bản đều sử dụng gỗ để làm nhà (97,3%), nhưng số nhà lợp ngói xi

măng cũng đã chiếm đến 8,2 %. Như vậy, kiến trúc của các ngôi nhà trong bản chủ yếu bị thay đổi về vật liệu lợp mái, tuy tỷ lệ không lớn.

Nhằm phục vụ du lịch, cơ quan chuyên trách đã dựng riêng một ngôi nhà truyền thống của người H’Mông ở đầu bản cho du khách tham quan. Đó là một ngôi nhà trình tường lợp gỗ Pơ mu, ba gian hai chái.

Tuy nhiên, có một vài hộ gia đình ở cuối bản kinh doanh nhà nghỉ theo hình thức homestay, họ không xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người H’Mông mà xây theo kiểu nhà người Kinh, để phục vụ cho khách du lịch với đầy đủ tiện nghi.

Cũng theo điều tra, bản Sín Chải (xã San Sả Hồ) có 240 hộ gia đình, trong đó có 236/238 hộ vẫn xây nhà chủ yếu bằng gỗ, 235/238 hộ lợp mái bằng gỗ Pơ mu. Về vị trí, bản Sín Chải xa trung tâm hơn bản Cát Cát, ít khách du lịch ghé thăm hơn (chủ yếu là Tây ba lô), do đó ít thay đổi về kiến trúc hơn. Đa số các hộ gia đình làm nhà bằng gỗ (99,2%), mái nhà hầu hết đều lợp bằng gỗ Pơ mu (98,7%). Qua quan sát thực địa và số liệu điều tra, có thể thấy, hầu hết các ngôi nhà trong bản đều đã giữ được kiến trúc truyền thống, từ vật liệu xây dựng cho tới phong cách trang trí, cảnh quan quanh nhà. Bản Sín Chải có nhiều chuồng nuôi gia súc quanh nhà và vườn cây hơn bản Cát Cát.

Ngoài các bản của xã San Sả Hồ, các bản của xã Lao Chải cũng chịu ảnh hưởng của du lịch về mặt kiến trúc, thậm chí chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Lý do là các bản này vừa có khách du lịch đến, đường làng bằng phẳng, hầu như được bê tông hóa, điều kiện ăn ở tốt hơn phía xã San Sả Hồ nên có nhiều người Kinh đến các bản này sinh sống để làm du lịch. Do đó, đời sống của bà con cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn, và kiến trúc nhà ở cũng giống nhà người Kinh hơn.

Qua điều tra tổng hợp, bản Lý Lao Chải (xã Lao Chải) có 165 hộ gia đình người H’Mông (sống xen kẽ với 10 hộ gia đình người Kinh) chịu ảnh hưởng nhiều nhất về kiến trúc nhà cửa. Đã có khá nhiều ngôi nhà ở đây sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

dụng vật liệu bê tông và xi măng để xây nhà hơn so với các bản của xã San Sả Hồ: 11/165 (6,7 %), các hộ lợp mái ngói xi măng cũng nhiều hơn các bản Cát Cát và Sín Chải: 25/165 (15,2 %).

Tương tự, bản Hàng Lao Chải (xã Lao Chải) có 10/145 hộ gia đình dùng vật liệu khác ngoài gỗ, chiếm tỷ lệ 6,9 %, 16/145 hộ lợp mái ngói, chiếm tỷ lệ 11,0 %.

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 8

Như vậy, qua số liệu điều tra và quan sát ở các bản, ta thấy hoạt động du lịch đã ít nhiều ảnh hưởng về mặt kiến trúc của các làng bản của người H’Mông ở Sa Pa.

Ngoài điều tra cư dân địa phương, tác giả còn tiến hành điều tra ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trong số 50 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 35 doanh nghiệp cho rằng du lịch ít tác động đến kiến trúc nhà cửa của người H’Mông ở Sa Pa, có 10 doanh nghiệp cho rằng tác động nhiều và 5 doanh nghiệp cho rằng không tác động.

2.2.2. Tác động đến trang phục

- Về trang phục truyền thống

Tất cả các nhóm địa phương của người H’Mông đều mặc vải lanh nhuộm chàm, cho dù một vài bộ phận trang phục nào đó như váy của người Mông Trắng vẫn để nguyên vải mộc. Chính chất liệu vải lanh này đã tạo cho y phục Mông những nét riêng so với các dân tộc khác về đường nét, màu sắc, hoa văn…

Cũng là màu chàm như các dân tộc miền núi khác, nhưng màu chàm của vải lanh có vẻ cứng cỏi, ánh sắc hơn so với sắc chàm của vải bông hay vải sồi. Cũng là váy xếp nếp tương tự như một số dân tộc khác, nhưng nếp vải lanh khỏe khoắn, mạch lạc, óng ánh hơn so với nếp của vải thường.

Nét chung đặc sắc hơn cả vẫn là màu sắc và các đường nét trang trí trên y phục và các đồ trang sức. Tuy sắc độ và liều lượng dùng màu trang trí có khác nhau đôi chút, nhưng cái chung vẫn là bộ nữ phục Mông giàu màu sắc,

sặc sỡ. Trên nền y phục, màu sắc trang trí khai thác tối đa sắc độ các màu nguyên: đỏ, vàng, xanh, đen. Về kỹ thuật tạo hình, họ tận dụng tối đa các kỹ thuật vừa dệt, thêu, ghép màu và vẽ sáp ong.

Người Mông còn tận dụng tối đa các vật trang sức làm đẹp. Dùng bạc, cườm, tua màu để gắn trên mặt vải, dùng các đồ trang sức đeo, như các loại vòng, dây chuyền, xà tích, hoa tai, nhẫn…

Người Mông cũng có cách nuôi tóc, chải tóc độc đáo. Đàn bà để tóc dài, cạo hết phần tóc gáy, tóc mai, tết những sợi tóc thành những dải tóc nhỏ, sau đó mới cuộn gọn tóc trên đầu trước khi đội khăn.

- Trang phục truyền thống nam giới

Có lẽ nam phục Mông giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Nếu như bộ váy, thắt lưng của phụ nữ may bằng vải lanh thì bộ quần áo nam giới lại “hợp” hơn vải bông nhuộm chàm hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh mua ở ngoài chợ.

Bộ nam phục gồm quần, áo ngắn, thắt lưng và khăn bịt đầu. Phải nói rằng, trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì nam giới người Mông còn giữ lại lâu bền bộ y phục cổ truyền của mình, trong khi nam giới các dân tộc khác, nhất là lớp thanh niên, đã hầu như ăn mặc giống người Kinh. Quần của nam giới may kiểu chân què, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, khi mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hay da thắt lại cho chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng, nên khi mặc, quần của nam giới Mông có dáng nét riêng, không thể pha trộn với bất cứ dân tộc nào.

Có lẽ độc đáo hơn cả vẫn là chiếc áo của đàn ông Mông. Trước nhất, chiếc áo rất ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, còn một khoảng bụng từ gấu áo xuống tới cạp quần vẫn để hở. Để “bổ khuyết”, họ mặc một chiếc áo lót bên trong màu trắng dài hơn áo ngoài, nên khi mặc áo ngoài vào thì giữa gấu áo ngoài và cạp quần vẫn để hở một khoảng bụng may kiểu xẻ ngực, tay

áo dài, có đáp những khoanh vải màu, tuy nhiên, giữa các nhóm cũng có một vài khác biệt.

Áo nam giới Mông Đen may hai vạt trước không hẳn là kiểu xẻ nách hay xẻ ngực, mà gần như là trung gian giữa hai loại kể trên. Tuy hai vạt trước, nhưng cài khuy áo hơi lệch sang phía ngực phải một chút, gần cửa tay cũng đáp thêm một đoạn vải màu thêu hoa văn trang trí. Cũng cần nói thêm rằng, tuy áo ngắn nhưng áo của nam giới Mông thường may hai lớp vải, để trang phục luôn mát về mùa hè và khắc phục lạnh giá về mùa đông.

Thỉnh thoảng cũng thấy nam giới Mông dùng khăn. Ngày hội hè, nam giới cũng hay dùng các loại khăn len mua ở chợ để quàng cổ, vừa cho ấm, vừa để diện. Thường ngày, nam giới đeo một cái vòng cổ xoắn lại từ những dây đồng (3 sợi), nhà giàu thì đeo thêm vòng bạc. Tới ngày cưới xin, lễ tết, đi chơi chợ thì nam giới đeo đủ bộ vòng cổ, từ 2-7 chiếc, ngoài ra còn có vòng tay, nhẫn. Cũng có những người đàn ông vào tuổi trưởng thành bịt vàng hai răng nanh hàm trên.

Trang phục truyền thống nữ giới

Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong dân tộc H'mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên nền mầu chàm. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Sau khi hoàn thiện đồ án trang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo...

Đó là cách làm riêng của người H'mông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí ngay trên thành phẩm của mình.

Những ô trang trí đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả tram hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H’Mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H’Mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của các tộc người khác.

Ngoài các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H'mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu,chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của người H’Mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí H’Mông.

Chắp vải mầu của người H'mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em. Mầu sắc ưa dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép thêm hình vải màu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng vui tươi. Đó cũng là điều khác biệt.

Kỹ thuật thêu của người H'Mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác thường làm. Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động của mặt trời, trang trí H'mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng mang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.

Khi tham quan Sa Pa, trang phục dân tộc là một đặc điểm dễ nhận thấy và thu hút khách du lịch nhất. Có đến 90/100 khách cho biết họ rất quan tâm và hứng thú với các bộ trang phục truyền thống của người H’Mông (kết quả điều tra tháng 12/2014).


Qua điều tra về trang phục của bà con H’Mông ở 4 bản trên, mỗi bản phỏng vấn 50 người, bao gồm 25 nam và 25 nữ, ta rút ra được một số nhận xét như sau:

+ Bản Cát Cát: nam giới có 20 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 80 %, trong đó 6 người (30 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 14 người (70 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 23 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 92 %, trong đó 7 người (30,4 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 16 người (69,6 %) là do mục đích phục vụ du lịch.

+ Bản Sín Chải: nam giới có 22 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 88 %, trong đó 20 người (90,9 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 2 người (9,1 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 25 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 100 %, trong đó 23 người (92 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 2 người (8 %) là do mục đích phục vụ du lịch.

+ Bản Lý Lao Chải: nam giới có 18 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 72 %, trong đó 4 người (22,8 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 14 người (77,8 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 22 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 88 %, trong đó 3 người (13,6 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 19 người (86,4 %) là do mục đích phục vụ du lịch.

+ Bản Hàng Lao Chải: nam giới có 19 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 76 %, trong đó 4 người (21,1 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 15 người (78,9 %) là do mục đích phục vụ du lịch. Nữ giới có 22 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, chiếm tỷ lệ 88 %, trong đó 5 người (22,7 %) mặc theo sở thích cá nhân còn 17 người (77,3 %) là do mục đích phục vụ du lịch.

Qua phân tích điều tra về vấn đề trang phục của đồng bào H’mông ở các bản trên, có thể đánh giá như sau:

Ở các bản có khách du lịch đến nhiều, như Cát Cát, Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải, đồng bào mặc trang phục truyền thống ít hơn các bản du lịch không phổ biến (như Sín Chải). Sở dĩ có hiện tượng này là do khi tham gia phục vụ du lịch, bà con thường mặc đồ âu để tiện làm việc, như hai bản Lý Lao Chải hay Hàng Lao Chải, bà con còn tham gia phục vụ trong các nhà hàng, bản Lý Lao Chải có đến chục hộ người Kinh sống xen kẽ với đồng bào H’Mông, nên một số bà con cũng ảnh hưởng về trang phục và lối sống của họ.

Về mục đích sử dụng trang phục, ở các bản du lịch phát triển, bà con mặc trang phục chủ yếu là để phục vụ du lịch. Bởi vì, qua tiếp xúc với du khách, họ hiểu rằng trang phục cũng là một trong những điểm đặc biệt của tộc người họ, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Và nữ giới thường mặc do mục đích phục vụ du lịch, nam giới lại mặc do sở thích. Bởi vì phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động du lịch

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí