Nội Hàm Của Các Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch

quá 1 năm với mục đích không phải làm việc để hưởng lương.

1.1.1.3. Các loại hình du lịch

Tùy theo mục đích, yêu cầu, vị trí địa lý, phương tiện đi lại của du khách mà có rất nhiều cách phân loại các loại hình du lịch khác nhau. Sau đây là một số loại hình du lịch phân theo mục đích của du khách:

- Du lịch chữa bệnh

- Du lịch nghỉ ngơi

- Du lịch thể thao

- Du lịch văn hóa

- Du lịch công vụ

- Du lịch tôn giáo

- Du lịch thăm hỏi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

1.1.1.4. Sản phẩm du lịch

Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”. [15, tr. 218]

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 3

Theo luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. [29, tr. 10]

1.1.1.5. Tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục

hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép”.

Theo luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điểu 4, chương I thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. [29, tr. 29-31]

1.1.2. Nội dung của hoạt động du lịch

Theo Luật Du lịch (2005): Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ

chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

- Các hoạt động chủ yếu của kinh doanh du lịch

+ Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)

Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần quảng cáo và bán chương trình này trược tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.

Hoạt động kinh doanh lữ hành được thể hiện qua quá trình chọn lọc các tài nguyên du lịch về tự nhiên và nhân văn để cấu thành sản phẩm du lịch ở dạng thô để cuối cùng xây dựng nên các chương trình du lịch (tour). Doanh nghiệp lữ hành với tư cách là nơi môi giới (bán) các dịch vụ hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp khác, chuyên ngành khác để thu một phần tiền quỹ tiêu dùng cá nhân của khách du lịch.

Do vậy ta có thể hình dung ra những dịch vụ mà nó có thể cung cấp cho khách, từ việc đăng kí chỗ ngồi trong các phương tiện vận chuyển (máy bay,

tàu hỏa, tàu biển, ô tô…) đến đăng kí tại các cơ sở lưu trú và ăn uống (khách sạn, nhà hàng…), những cơ sở vui chơi giải trí, thuê hướng dẫn viên, thiết kế chương trình du lịch (tour), các loại thủ tục, giấy tờ xuất nhập cảnh, visa…

Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được hoàn thiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.

+ Kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống:

Cơ sở tạo nên hoạt động này là hệ thống các khách sạn, nhà hàng hoặc các loại hình lưu trú khác như: Motel, Camping… với nhiều cấp hạng, quy mô khác nhau. Do nhu cầu tự nhiên, du khách muốn đảm bảo cho sự tồn tại của mình tại nơi đến, khi đã ra ngoài vùng cư trú thường xuyên, họ cần có nơi nghỉ sau ngày di chuyển. Nếu đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ tiếp nối khách du lịch để hị hoàn thành chương trình du lịch đã chọn. Khách sạn-nhà hàng cùng các cơ sở lưu trú khác cần quan hệ chặt chẽ với các hãng lữ hành nơi có nguồn khách du lịch. Ngược lại, muốn thực hiện kế hoạch đưa đón khách đi đến các điểm tham quan thì doanh nghiệp lữ hành phải chủ động ký kết hợp đồng ăn nghỉ cho du khách tại các khách sạn, nhà hàng ở các điểm dừng chân mỗi ngày.

+ Kinh doanh dịch vụ vận chuyển:

Du lịch là sự vận động, di chuyển đến các điểm tham quan nên sản phẩm du lịch thường được sử dụng tại vùng cách xa nơi lưu trú của khách, bản thân sản phẩm du lịch không thể mang đi mang lại, phải tiêu dùng tại chỗ “sản xuất” ra chúng, tức là nơi có tài nguyên. Do vậy những doanh nghiệp vận chuyển được hình thành để đưa khách đến các điểm du lịch khác nhau.

Trên thực tế, du khách không phải tự lo đến vấn đề này, mà việc cung cấp và sử dụng dịch vụ vận chuyển đều do hãng lữ hành nơi du khách mua chương trình du lịch đảm nhiệm. Tùy theo chương trình tour, khách có thể lựa

chọn phương tiện vận chuyển hiện đại như : máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, nhưng phổ biến là ô tô du lịch… hay các phương tiện thô sơ nhưng thích thú như: cưỡi voi, lạc đà, xe ngựa, xích lô… thậm chí cả võng cáng theo lối đi lại cổ xưa.

+ Kinh doanh dịch vụ bổ sung:

Nhu cầu du khách hết sức đa dạng, ngoài những dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống còn có thêm hàng loạt dịch vụ bổ sung như đặt vé máy bay, xem múa rối nước, làm thủ tục visa… Khách du lịch không chỉ mong muốn đi thăm thú đơn thuần mà còn muốn chuyến đi của mình thực sự bổ ích phong phú, cuối cùng là đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của cuộc sống như ở nhà và trên mức đó.

Tại các nước du lịch phát triển, chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí của du khách. Kinh doanh dịch vụ bổ sung là loại hình không thể thống kê đầy đủ bởi nó luôn luôn thay đổi và nảy sinh. Để thu hút khách và tăng thu nhập, các hãng du lịch luôn tìm mọi cách để đa dạng hóa các loại hình kinh doanh này bằng việc tăng cường bổ sung, cải tiến các hình thức dịch vụ, đặc biệt là các cơ sở lưu trú.

1.2. Tác động của hoạt động du lịch

1.2.1. Khái niệm

Du lịch là một ngành tổng hợp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Ngoài ra, đây là một ngành kinh tế tổng hợp được thực hiện và kết hợp bởi nhiều bên liên quan. Đặc biệt, hoạt động du lịch có sự tác động qua lại với các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường. Trong quá trình phát triển, các tác động này được thể hiện qua hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Do đó, cần hiểu rõ vấn đề này để từ đó phát huy tối đa những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.

1.2.2. Phân loại tác động

Tác động của du lịch chủ yếu được chia làm ba loại: tác động của du lịch đến kinh tế, tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội và tác động của du lịch đến môi trường.

1.2.2.1. Tác động của du lịch đến kinh tế

Như đã đề cập, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được thực hiện và kết hợp bởi nhiều bên liên quan. Chính vì vậy, ngành kinh tế này có mối liên hệ chặt chẽ với một số ngành kinh tế khác. Do đó, có thể thấy rằng du lịch đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế.

Tác động kinh tế là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi và dịch vụ du lịch. Các tác động về kinh tế của hoạt động du lịch chủ yếu bao gồm tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Tác động trực tiếp là những tác động kinh tế đến các ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ví dụ, sự gia tăng số lượng khách lưu trú qua đêm tại khách sạn sẽ trực tiếp làm tăng doanh số bán hàng trong lĩnh vực khách sạn.

Tác động gián tiếp là tác động ảnh hưởng đến các ngành cung ứng vật tư, hàng hóa cơ bản phục vụ cho các ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Ví dụ như, nước uống và khăn lạnh là hai loại hàng hóa bình thường, nhưng khi được cung ứng cho các tour du lịch của các công ty lữ hành, chúng cũng trở thành hai loại hàng hóa phục vụ du lịch.

1.2.2.3. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội

Văn hóa xã hội bao gồm những quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng đồng, xã hội, các quy tắc xã hội về hôn lễ, tang ma, hôn nhân, các thiết chế văn hóa, xã hội… Đây cũng là những yếu tố mà ngành du lịch có thể đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động của ngành. Ngoài ra, yếu tố này cũng là một

trong những điểm hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông qua hoạt động du lịch, du khách có thể hiểu biết them về đời sống văn hóa-xã hội tại điểm đến du lịch, giúp họ mở mang thêm kiến thức xã hội.

Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa tương ứng với nó. Mỗi dân tộc khác nhau thì có nền văn hóa-xã hội khác nhau, các thói quen sinh hoạt như ăn, mặc, ở cũng khác nhau.

Du lịch là hoạt động thực tiễn xã hội của con người. Nó có mối liên hệ mật thiết với văn hóa xã hội.

Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt xã hội là không thể tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng nhanh chóng và chiếm một tỷ lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố khác như mức độ đô thị hoá, tầm ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội tại địa phương cũng góp phần chi phối tác động của du lịch trong khu vực.

1.2.2.3. Tác động của du lịch đến môi trường

Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tài nguyên của môi trường tự nhiên như song núi ruộng đồng, cảnh đẹp thiên nhiên, biển cả đồi núi… cùng với các tài nguyên văn hóa, nhân văn. Song song với quá trình khai thác, hoạt động du lịch đôi khi còn tạo nên môi trường nhân tạo như công viên giải trí, bảo tàng, làng văn hóa…trên nền tảng tập hợp của một hay nhiều đặc tính của môi trường nhân văn như một ngọn núi, một quả đồi hay một khúc sông. Do đó, ngành du lịch có những tác động khác nhau tới môi trường. Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này đều ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, có thể là ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.

Tác động đến môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội-nhân văn.

1.2.3. Nội hàm của các tác động của hoạt động du lịch

Du lịch là một ngành mang tính tổng hợp, với sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành khác nhau. Do đó, trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch đã có sự tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường.

1.2.3.1. Tác động của du lịch đến kinh tế

- Tác động tích cực

+ Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phấm quốc nội (GDP) của các quốc gia.

Du khách đi đây đi đó, tiêu xài và trở thành nguồn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế các nước, cụ thể là năm 2013, số tiền chi tiêu của du khách quốc tế đạt 1.159 tỉ USD, tức nhiều hơn năm 2012 đến 81 tỉ USD (theo UNWTO). Nếu tính tổng giá trị mà ngành du lịch tạo ra theo hình thức giá trị xuất khẩu, thì ra con số rất đáng nể: 1,4 ngàn tỉ USD, bằng 6% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế giới.

+ Tham gia tích cực vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng của một quốc gia. Trong một quốc gia có nhiều vùng, nhiều khu vực khác nhau với trình độ kinh tế khác nhau. Hoạt động du lịch, mà cụ thể ở đây là du lịch nội địa, có tác dụng điều hòa nguồn vốn, làm giảm chênh lệch kinh tế cũng như kích thích sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các vùng kém phát triển hơn.

+ Du lịch góp phầnvào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Rõ ràng là thông qua hoạt động du lịch, thu nhập ngoại tệ của các quốc gia tăng lên đáng kể. Bởi vì khi đi du lịch nước ngoài, một điều tất yếu là khách du lịch sẽ phải chuẩn bị một khoản tiền của quốc gia đến và tiền tệ của đất nước họ.

Ngược lại với việc làm tăng ngoại tệ với quốc gia đến, du lịch sẽ làm cán cân chi ngoại tệ nghiêng về quốc gia có khách đi du lịch nước ngoài.

- Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong các nguồn vốn đầu tư bên ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò chủ đạo.

+ Tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia

Nghĩa vụ thuế từ hoạt động du lịch cũng góp phần làm tăng ngân sách nhà nước. Thuế trong ngành du lịch bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Thuế trực tiếp là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập của các đơn vị kinh doanh du lịch. Thuế gián tiếp là thuế giá trị gia tăng do khách du lịch đóng góp. Ở cấp độ doanh nghiệp, thuế ảnh hưởng đến nguồn vốn cho đầu tư, quyết định về giá bán ra thị trường. Ở cấp độ hộ gia đình, các loại thuế trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập dành cho du lịch.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, thuế trực tiếp từ du lịch tại Mỹ chiếm 3,2 % tổng số thuế thu được.

+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác

Du lịch là một ngành tổng hợp, đòi hỏi sự kết hợp với các ngành liên quan. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khác nhau: hàng không, giao thông vận tải, xây dựng…

- Tác động tiêu cực

+ Du lịch phát triển gây sức ép với cơ sở hạ tầng, tăng chi phí cho các dịch vụ công như công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế.

+ Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2024