Tác Động Đến Các Mối Quan Hệ Trong Gia Đình- Xã Hội

nhiều hơn nam giới, nam giới H’Mông thường hay đi săn bắn, hái lượm và làm những công việc nặng, thế nên họ thường mặc những trang phục đơn giản cho đỡ vướng víu khi đi làm.

Kết quả điều tra về mức độ tác động của hoạt động du lịch đến trang phục truyền thống của người H’Mông ở Sa Pa cho thấy hầu hết các doanh nghiệp du lịch có ý kiến là du lịch ít tác động đến trang phục của người H’Mông: 40/50 doanh nghiệp, 7/50 doanh nghiệp cho rằng tác động nhiều, còn lại cho rằng không tác động.

2.2.3. Tác động đến ẩm thực

Đặc điểm về ẩm thực của người H’Mông

Ăn uống của người Mông dựa vào nguồn lương thực, thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các sản vật trong tự nhiên (qua hoạt động săn bắn, hái lượm). Sản phẩm trồng trọt có: lúa, ngô, sắn, khoai, đậu tương, lạc, rau (rau cải, bầu, bí, các loại đậu) và gia vị (hành, tỏi, gừng, ớt...). Nguồn thực phẩm do chăn nuôi đem lại gồm có: thịt trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt. Các sản phẩm từ rừng như măng, nấm, hoa chuối, rau, củ...; từ săn bắn như thịt chim, gà, thỏ, nhím, lợn rừng, hươu, nai... Mật ong cũng được khai thác nhiều, gồm mật của loại ong làm tổ trong hang đá và trên cây.

Đồng bào Mông ăn hai bữa trong ngày: trưa và tối; vào ngày mùa ăn ba bữa. Trước kia, ngô thường được xay thành bột nấu trong nồi hoặc nấu chín nửa vời rồi đồ. Thường ngày họ ăn cơm gạo tẻ được chế biến theo cách đồ trong chõ gỗ. Gạo nếp đồ xôi hoặc giã làm bánh dầy ăn trong các dịp lễ, tết. Đa số các món ăn chủ yếu được chế biến theo cách luộc hoặc xào. Các loại thịt, nếu có nhiều ăn tươi không hết họ thường để dành bằng cách treo sấy khô trên giàn bếp. Rau xanh, đậu đỗ, bầu bí... cũng thường được xào hoặc nấu canh. Bữa ăn hàng ngày có cơm và canh rau. Người Mông xúc ăn bằng thìa gỗ, dùng đũa chỉ là phụ. Họ dùng nhiều ớt trong bữa ăn nhằm tăng

cường sức khỏe, chống lại ''lam sơn chướng khí". Khi bày mâm, bát thức ăn chung và bát muối ớt được đặt ở giữa.

Thông thường, vào các dịp tết hoặc khi có khách, bữa cơm bao giờ cũng tươm tất hơn ngày thường. Khi có khách, phụ nữ không ngồi ăn chung. Chủ nhà ngồi ở trên, lưng quay vào bức vách hậu gian giữa. Trong các dịp gia đình làm lễ cúng có mổ lợn hay trâu bò mời anh em họ hàng, làng xóm đến dự, bao giờ mâm cơm cũng được bày ra dọc theo gian giữa, nơi thờ cúng tổ tiên, mọi người ngồi thành hai hàng dọc theo mâm. Trong mâm có bát cơm, bát canh rau, muối ớt và bát canh thịt lẫn xương băm nhỏ. Vào những ngày chợ phiên thường thấy đồng bào bán “Thắng cố” (canh chảo) nấu bằng thịt ngựa. Đồng bào Mông cũng ăn tiết canh của một số con vật như lợn, dê. Riêng tiết canh gà chỉ được dùng khi kết nghĩa anh em, nhận họ hàng, người thân. Người Mông rất thích uống rượu, chủ yếu là rượu ngô tự nấu. Khi uống dùng bát hoặc chén, trong các dịp cưới xin, tang ma thường dùng chén làm bằng tre.

Ẩm thực là một đặc điểm văn hóa đặc thù của các tộc người với những đặc điểm khác nhau. Khi đi du lịch, ngoài việc ngắm cảnh, tham quan, du khách cũng rất tò mò và muốn được thưởng thức văn hóa ẩm thực tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy có đến 85/100 du khách được hỏi nêu ý kiến rằng ẩm thực là một đặc điểm cuốn hút đối với họ khi đến tham quan các bản làng của người H’Mông.

Qua phỏng vấn điều tra về nguồn lương thực chính và tần suất sử dụng các món ăn truyền thống của 200 gia đình thuộc 4 bản Cát Cát, Sín Chải, Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải (Bảng 2.7) ta thấy kết quả như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

+ Phần lớn các gia đình sử dụng gạo tẻ là chính: 193/200 gia đình (chiếm 96,5 %) thường sử dụng gạo tẻ làm lương thực chính, 5/200 gia

đình(chiếm 2,5 %) thường dùng gạo nếp làm món chính và chỉ có 2/200 gia đình (chiếm 1 %) hay ăn ngô như lương thực chính. Như vậy là hiện nay người H’Mông ít ăn ngô hơn trước rất nhiều, ngô hiện nay hầu như chỉ dùng để nuôi gia súc là chính. Các bản có hoạt động du lịch hầu như không ăn ngô, chỉ có các bản không có du lịch hoặc du lịch kém phát triển mới có một vài hộ gia đình còn ăn ngô. Như vậy, qua điều tra, có thể thấy du lịch tác động khá ít tới lương thực chính của người H’Mông. Họ vẫn giữ tập quán ăn gạo tẻ như trước kia, thỉnh thoảng ăn gạo nếp vào dịp lễ hội. Có chăng, tác động của du lịch hầu như là đến cung cách nấu cơm của họ, thay vì đồ trong chõ gỗ như trước, nay họ đã nấu bằng nồi như người Kinh. Đồng bào cũng sử dụng đũa ăn cơm nhiều hơn trước, thay vì dùng thìa gỗ.

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 9

+ Nghiên cứu về tác động của du lịch đến ẩm thực của người H’Mông, còn phải kể đến tần suất sử dụng các món ăn truyền thống trong bữa ăn thường ngày. Kết quả điều tra cho thấy: 88/200 gia đình (chiếm 44 %) sử dụng thường xuyên, 97/200 (48,5 %) gia đình đôi khi sử dụng và 15/200 (7,5

%) gia đình rất ít khi sử dụng món ăn dân tộc. Như vậy là số gia đình đôi khi sử dụng món ăn truyền thống chiếm đa số. Ngày nay, do phong cách ẩm thực thay đổi phần nào (trong đó có sự tác động của du lịch), các gia đình người H’Mông không còn sử dụng các món ăn truyền thống nhiều như trước. Tuy nhiên, có một số món ăn vẫn được đồng bào duy trì, một phần là do phục vụ du lịch. Khi đến Sa Pa, du khách cũng muốn hòa mình vào đời sống của bà con nơi đây, muốn thưởng thức văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, một số món ăn dân tộc cũng được bà con chế biến để phục vụ du khách, ngoài nhu cầu thực phẩm cho gia đình, ví dụ như món Thắng cố hay một số loại rượu của đồng bào, như rượu ngô, rượu san lùng, rượu táo mèo. Về mặt ý nghĩa, hoạt động du lịch cũng phần nào tác động tích cực đến văn hóa ẩm thực của bà con H’Mông.

Ngoài ra, về vấn đề ẩm thực cần quan tâm đến nguồn gốc chính của thực phẩm và mức độ sum họp gia đình trong bữa ăn. Bảng 2.8 đã cho thấy:

+ Kết quả điều tra về nguồn gốc thực phẩm trong các gia đình cho thấy: về tổng số, có 123/200 hộ gia đình (chiếm 61,5 %) tự cung tự cấp về thực phẩm, 77/200 hộ (38,5 %) phải mua thực phẩm bên ngoài. Con số này cho thấy sự thay đổi rõ rệt về nguồn gốc thực phẩm so với trước kia. Về truyền thống, người Mông thường tự cung tự cấp thực phẩm thông qua các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm. Nhưng nay, do hoạt động du lịch, đặc điểm này đã thay đổi. Theo kết quả điều tra, bản Sín Chải có tỷ lệ tự cung cấp về thực phẩm lớn nhất: 40/50 gia đình (chiếm 80 %), tiếp đến là Cát Cát: 30/50 gia đình (chiếm 60 %) và cuối cùng là hai bản Lý Lao Chải: 27/50 gia đình (chiếm 54 %) và Hàng Lao Chải: 26/50 gia đình (chiếm 52 %). Như vậy là tại các bản có hoạt động du lịch phát triển mạnh hơn, bà con phải mua thực phẩm bên ngoài nhiều hơn bà con ở các bản du lịch kém phát triển. Đây là lẽ tất yếu, bởi khi có hoạt động du lịch, ngoài đáp ứng nhu cầu ăn uống của các hộ gia đình, nguồn thực phẩm còn để dành cho việc chế biến các món ăn phục vụ khách du lịch cũng như những hoạt động liên quan đến du lịch, do đó nguồn thực phẩm tự cung tự cấp không đủ đáp ứng tất cả những nhu cầu này, lẽ dĩ nhiên là cần phải mua bổ sung bên ngoài. Qua điều tra, ta thấy ở ba bản du lịch phát triển, bản Cát Cát ít phải mua thêm thực phẩm bên ngoài nhất, do trong bản này chưa có nhà hàng phục vụ du khách như hai bản Lý Lao Chải và Hàng Lao Chải, mà chỉ có vài hàng đồ nướng gần thác Cát Cát và một nhà nghỉ homestay cuối bản.

+ Mức độ sum họp của các thành viên trong gia đình khi có hoạt động du lịch cũng đã thay đổi. Qua phỏng vấn điều tra, ta có được các số liệu như sau: có 76/200 gia đình (chiếm 38 %) thường tụ họp đầy đủ các thành viên trong bữa ăn, có 102/200 gia đình (chiếm 51 %) mà bữa ăn có sự góp mặt của

đa số thành viên, và một tỷ lệ nhỏ là số gia đình có rất ít các thành viên tham gia bữa ăn hàng ngày: 22/200 gia đình (chiếm 11 %). Cụ thể, về vấn đề tập trung đông đủ các thành viên trong bữa ăn, ta thống kê được tỷ lệ trong các bản: Cát Cát có 18/50 gia đình (chiếm 36 %), Sín Chải có 30/50 gia đình (chiếm 60 %), Lý Lao Chải có 13/50 gia đình (chiếm 26 %) và Hàng Lao Chải có 15/50 gia đình (chiếm 30 %). Với các số liệu này, có thể nhận xét rằng: tại các bản du lịch phát triển, số gia đình tập trung đầy đủ thành viên trong bữa ăn ít hơn hẳn so với các du lịch kém phát triển. Bởi vì các bản như Cát Cát, Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải, ngoài việc nương rẫy thường ngày, bà con còn đi sang các bản khác hoặc lên thị trấn, hay phục vụ hoạt động du lịch ngay tại bản với các công việc khác nhau, do đó có thể quá thời gian bữa ăn của gia đình, cho nên không thể lúc nào cũng về ăn đúng giờ và đầy đủ được. Ví dụ như các các cô gái H’Mông chuyên bán đồ lưu niệm, họ thường tập trung tại đầu bản để đón khách du lịch. Và có nhiều đoàn nước ngoài đi trekking xuyên các bản, nên các cô gái này hay đi theo họ để bán đồ từ sáng đến chiều, từ bản này qua bản kia, đến khi hết khách. Khi họ trở về nhà thì đã chiều tối, không thể tham gia được bữa trưa cùng gia đình. Ngược lại, tại các bản như Sín Chải, bà con chủ yếu ở nhà lo việc đồng áng, không mấy khi rời bản nên có thể tập trung đông đủ trong bữa ăn hơn các bản còn lại. Tỷ lệ các gia đình mà rất ít khi đông đủ ở bản này cũng thấp nhất so với các bản còn lại: 2/50 gia đình (chiếm 4 %).

Ngoài điều tra, tác giả còn tiến hành quan sát và phỏng vấn dân cư về vấn đề ẩm thực. Theo đó, có thể thấy rằng một số gia đình người H’Mông, khi nấu nướng phục vụ du khách, họ phải nấu nướng theo khẩu vị người Kinh và người nước ngoài, nên theo thời gian, họ dùng các món này do thói quen, và cũng để tiết kiệm thời gian nấu ăn cho gia đình.

Khi tiến hành điều tra ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, có đến 40/50 doanh nghiệp du lịch cho rằng hoạt động du lịch ảnh hưởng nhiều tới ẩm thực của người H’Mông.

2.2.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình- xã hội

- Về truyền thống

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông cư trú thành các làng bản. Làng của người Mông quần tụ chủ yếu theo dòng họ, một làng trung bình có từ hai-ba họ, làng lớn có sáu-bảy họ. Tuy sống chung trong một làng nhưng các dòng họ cư trú thành từng cụm riêng, mỗi cụm là một dòng họ. Kiểu cư trú này phổ biến ở hầu khắp các vùng người Mông, điều đó thể hiện sự gắn bó giữa những người cùng dòng họ với nhau. Hiện nay đã bất đầu xuất hiện việc cư trú đan xen các dòng họ ở một số làng mới thành lập và cư trú hỗn hợp dân tộc trong cùng một làng. Mặc dù vậy, người Mông vẫn tách ra thành từng khu vực riêng, họ quan niệm đó mới thực sự là làng của mình. Đặc điểm này phản ánh truyền thống khép kín, tính cố kết tộc người của dân tộc Mông.

Trong xã hội truyền thống của người Mông tồn tại khá rõ một loại hình tố chức xã hội dựa trên quan hệ huyết thống, đó là dòng họ. Trước đây hầu như mỗi vùng hay làng đều có một dòng họ vừa đông đúc vừa có thế lực nhất, ngày nay hầu hết các dòng họ người Mông đều sống xen kẽ với nhau và một làng thường có ít nhất hai-ba dòng họ.

Gia đình người Mông là loại hình gia đình nhỏ phụ quyền. Quy mô mỗi gia đình khoảng sáu đến tám người. Nhiều gia đình bao gồm hai hay ba thế hệ cha-con-cháu sống chung dưới một mái nhà, có kinh tế chung. Cá biệt có những gia đình “tứ đại đồng đường”. Đây là loại hình gia đình lớn (gồm bố mẹ và một hoặc hai cặp vợ chồng anh em sống chung) tồn tại ở một số nơi nhưng không phổ biến. Có trường hợp này là do những người em trai chưa đủ điều kiện để ra ở riêng.

Trong gia đình, tính phụ quyền thể hiện tập trung nhất ở người cha; ông có quyền quyết định tất cả các công việc trong nhà. Thông thường, ở người Mông, con cái và vợ luôn phải phục tùng, nghe lời của chồng, của cha. Người cha quyết định trong việc chi tiêu, mua sắm, bán chác... và điều hành lao động hàng ngày. Khi có việc hệ trọng như tang ma, cưới xin, tuy có bàn bạc với vợ, nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về người chồng. Tính phụ quyền còn thể hiện trong ngôi nhà người Mông, ở tục lệ chỗ gắn nơi thờ “ma nhà”, khi ngồi ăn, duy nhất có ông chủ nhà mới được ngồi quay lưng vào; vợ, con không bao giờ được ngồi vào vị trí đó. Con được tính theo dòng họ cha. Tài sản gia đình gồm bất động sản (ruộng, nương), các nông cụ, trâu, bò, ngựa, tiền bạc... khi đem trao đổi, cầm cố, bán chác, ý kiến của chủ nhà là quyết định. Tài sản trong gia đình chỉ chia cho con trai, không chia cho con gái. Của hồi môn duy nhất của người con gái được mang về nhà chồng là váy áo và đồ trang sức. Mỗi thành viên trong gia đình ngoài việc phải tuân thủ luật tục của dòng họ và cộng đồng còn phải khuôn mình trong gia pháp mà người đại diện cao nhất là người chồng, người cha-chủ gia đình. Việc phân công lao động trong gia đình người Mông thường theo giới và theo lứa tuổi. Con trai lo các việc nặng nhọc hơn như cày, bừa, chặt gỗ, đi săn, rèn, mộc...; con gái lo việc bếp núc, chăn gia súc-gia cầm, lấy củi, hái rau...

Trong nếp sống người H’Mông, nếp sống ở từng gia đình có nhiều yếu tố biến đổi. Vai trò người phụ nữ được đề cao, xu hướng bình đẳng giới đang hình thành.

Với cách ứng xử của người H’Mông hiện nay, có 30/100 du khách được hỏi quan tâm đến vấn đề này (kết quả điều tra tháng 12/2014).

Qua bảng 2.9, ta thấy:

+ Đa số các gia đình H’Mông đều có 2-3 thế hệ: 80/200 gia đình (chiếm 40 %) có hai thế hệ, 112/200 gia đình (chiếm 56 %) có 3 thế hệ. Các

gia đình có 4 thế hệ rất ít: 8/200 gia đình (chiếm 4 %). Những con số cho thấy việc kinh doanh du lịch không mấy ảnh hưởng đến truyền thống, tập quán gia đình người H’Mông, họ thường sống chung 2-3 thế hệ trong một nhà.

+ Về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, hầu như tại các bản có hoạt động du lịch, người phụ nữ thường đóng vai trò chính: bản Cát Cát 29/50 gia đình (chiếm 58 %), Lý Lao Chải có 30/50 gia đình (chiếm 60 %), Hàng Lao Chải có 28/50 gia đình (chiếm 56 %). Tại bản có du lịch kém phát triển như Sín Chải, vai trò của người phụ nữ chưa được đề cao, chỉ có 15/50 gia đình (chiếm 30 %) là người phụ nữ đóng vai trò chính trong nhà.

Qua điều tra phỏng vấn, có thể thấy rằng hiện nay, phụ nữ tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch khá đông. Trong số 50 gia đình được điều tra ở Lý Lao Chải có tới 39 người vợ, 7 người con gái tham gia sản xuất thổ cẩm, bán hàng rong. Thu nhập của họ khá cao. Phụ nữ tham gia dẫn khách du lịch có mức thu nhập từ 600.000 đến 800.000 đồng/1tháng. Phụ nữ tham gia sản xuất thổ cẩm, bán hàng rong cũng thu nhập từ 400.000 đ đến 600.000 đ/tháng. Một người phụ nữ tham gia dịch vụ du lịch có thu nhập bằng hoặc hơn cả gia đình sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vai trò của người phụ nữ trong gia đình được nâng cao.

Du lịch góp phần quan trọng vào vấn đề bình đẳng nam nữ. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy ý kiến quyết định một số công việc lớn của gia đình đều do hai vợ chồng bàn bạc thống nhất.

Đây là một sự thay đổi lớn trong gia đình người H’Mông. Như trước kia, người đàn ông sẽ quyết định mọi vấn đề quan trọng trong nhà, thì bây giờ người phụ nữ đã có tiếng nói trong gia đình. Theo các số liệu trên, có tới 38/50 gia đình (chiếm 76 %) là hai vợ chồng thống nhất về vấn đề xây dựng nhà mới, có 33/50 gia đình (chiếm 66 %) là cả hai vợ chồng cùng quyết định việc cưới xin cho con cái.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/06/2024