Khảo Sát Một Số Yếu Tố Môi Trường Nghiên Cứu.

3.2.3 Các bước thực hiện nghiên cứu

Trộn MT với thức ăn: Cân lượng MT như thí nghiệm đã xác định, hòa tan lượng MT với 100-150 ml cồn 96% (C2H5OH), trộn đều với thức ăn. Phơi khô trong mát để bay hết cồn, bảo quản trong tủ lạnh.

Hòa tan MT với nước nuôi: Cân lượng MT cần bố trí thí nghiệm, hòa tan với 100 – 150 ml cồn 96% (C2H5OH), pha đều với nước nuôi.

Phương pháp cho cá ăn: Thức ăn cho cá ăn là thức ăn công nghiệp. Với độ đạm 40% (sản phẩm brine shrimp flakes của công ty TNHH thương mại – sản xuất Tân Chánh Phát), sử dụng ở thời gian ương trong thùng nhựa, cho cá ăn 04 lần/ngày. Thời gian sau 21 ngày, cho cá ăn 02 lần/ngày, cho ăn đủ no bằng thức ăn có 35% đạm (sản phẩm aquafeed của công ty Grobest & I-Mei Industrial (VN)).

Quản lí môi trường nước: Hệ thống nước chảy tràn được vận hành trong suốt quá trình ương nuôi, mức nước được duy trì ổn định, mỗi ngày kiểm tra vệ sinh (xiphon) thùng, bể.

Thời gian ương nuôi: Sau 21 ngày ương trong thùng nhựa 70 lít, tiếp theo chuyển sang nuôi đến 100 ngày tuổi trong bể xi măng với diện tích lớn hơn 0,5m3/ bể.

Kiểm tra giới tính:

Sau 21 ngày ương trong thùng nhựa, toàn bộ cá được chuyển sang hệ thống bể xi măng (có diện tích lớn hơn 0,5m3) để ương và xác định tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn này sau khi cân, đo kích thước của cá.

Khi kết thúc thí nghiệm (cá ương được 100 ngày) thu toàn bộ cá để tính tỉ lệ sống so với số lượng ban đầu, xác định kích cỡ cá cuối cùng và phân loại giới tính cá theo dấu hiệu sinh dục phụ. Cá trê phi đực và cá trê phi cái dễ dàng phân biệt qua dấu hiệu sinh dục phụ như: cá đực có gai sinh dục rò ràng, nằm ngay phía sau hậu môn, cá cái không có gai sinh dục. Sau đó số cá cái ở mỗi nghiệm thức được giải phẫu từng cá thể, cắt lấy phần nhỏ dải tuyến sinh dục đưa lên lam kính có sẵn thuốc nhuộm Aceto-Carmine, dùng lame đặt lên và ép nhẹ mẫu trên lam kính. Quan sát đặc điểm tuyến sinh dục của cá dưới kính hiển vi ở vật kính 10X, nếu mẫu tuyến sinh dục có những chấm nhỏ là cá đực, còn mẫu tuyến sinh dục có những vòng tròn lớn xếp sít nhau từng khối là cá cái (Guerrero và ctv, 1974).

3.2.4 Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường

Các chỉ tiêu môi trường nước trong thời gian nghiên cứu như: Nhiệt độ, Oxy, pH, N-NH4 được xác định bằng nhiệt kế và các bộ test môi trường nước. Nhiệt độ, pH và Oxy kiểm tra 2 lần /ngày, lúc 7 giờ và 14 giờ, N-NH4 thu mẫu 7 ngày/lần.

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu .

Số liệu trong kết quả nghiên cứu là các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn được nhập số liệu bằng phần mềm Excel. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phân tích One-way ANOVA, phép thử Duncan kiểm tra sự khác biệt, công cụ xử lí thống kê khi bình phương được dùng so sánh tỉ lệ giới tính của cá trong thí nghiệm với tỉ lệ giới tính lí thuyết bằng phần mềm SPSS.

So sánh tốc độ sinh trưởng về khối lượng (g/ngày của cá) ở 2 giai đoạn ương (21 và 100 ngày tuổi). Tốc độ sinh trưởng được tính theo công thức:


DWG (g/ngày) =

W2 – W1


T2 - T1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sản xuất cá trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1822) đực bằng Hormone 17-α Methyltestosterone - 4

Trong đó: DWG: Mức tăng trọng khối lượng (g/ngày).

W1: Khối lượng cá ban đầu (g).

W2: Khối lượng cá tại thời điểm kiểm tra (g). T1: Thời điểm thả cá (ngày).

T2: Thời điểm kiểm tra cá (ngày).


Tỉ lệ sống của cá tại 2 giai đoạn ương được tính theo công thức:


TLS (%) =

Số cá thu khi kết thúc thí nghiệm

x 100

Tổng số cá thả

Tỉ lệ đực hóa: được tính theo công thức.


Tỉ lệ đực (%) =

Số lượng cá đực thu được

x 100

Tổng số cá kiểm tra

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát một số yếu tố môi trường nghiên cứu.

Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường trong nghiên cứu sản xuất cá trê phi đực


Thời điểm đo

Nhiệt độ (oC)

pH

N-NH4 (mg/l)

Oxy (mg/l)

Sáng

28,22 ± 0,63

7,45 ± 0,06

0,26 ± 0,22

5,6 ± 0,5

Chiều

30,25 ± 0,43

7,58 ± 0,93

0,26 ± 0,22

5,6 ± 0,5

Trong suốt thời gian nghiên cứu, các yếu tố môi trường nước luôn được ổn định và dao động trong khoảng thích hợp cho hoạt động sống của cá trong thí nghiệm: cụ thể: pH: 7,4-7,9; nhiệt độ: 28,3-30,3oC; Oxy: 4-6; N-NH4: 0-0,5. Theo Teugels

(1986), cá sống trong môi trường pH từ 6,5-8,0 và nhiệt độ 28-30oC là khoảng tối

ưu cho sự tăng trưởng của cá.

Nói chung, các yếu tố môi trường nước của thí nghiệm thuận lợi cho cá trê phi phát triển và sinh trưởng.

4.2 Kết quđực hóa cá trê phi bằng phương pháp ngâm cá với nồng độ

hormon MT khác nhau

4.2.1 Tỉ sống của cá sau 21 và 100 ngày nuôi lệ

Kết quả phân tích ANOVA, cho thấy tỉ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức sau 21 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), nhưng tại thời điểm 100 ngày nuôi (ở đợt 1) khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sống của cá chỉ ở nghiệm thức 7 (mg/lít) so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Trong đợt thí nghiệm 2: tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) và tỉ lệ sống của cá ở cả hai đợt thí nghiệm đều thấp hơn tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng, khi kết thúc thí nghiệm.

Bảng 4.2 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày nuôi


Nồng độ Đợt 1 Đợt 2

(mg/lít) 21 ngày 100 ngày 21 ngày 100 ngày

3 23,42 ± 2,25c 0,05a 42,00 ± 10,58a 33,33 ± 8,74a

5 12,50 ± 3,70b 5,08 ± 1,46b 34,00 ± 4,36a 24,67 ± 17,93a

7 2,08 ± 1,94a 1,67 ± 1,42a 30,67 ± 10,02a 24,00 ± 6,08a

Đối Chứng 30,33 ± 2,52d 1,00a 47,00 ± 6,25a 37,33 ± 4,51a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có kí tự khác nhau thì sai khác về thống kê (P<0,05).

Đợt thí nghiệm 1


Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận: Tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn cá hương (21 ngày tuổi) rất thấp và có sự sai khác gữa các nghiệm thức nồng độ MT. Ngoài ra tỉ lệ sống của cá có xu hướng giảm khi ngồng độ MT trong nước tăng dần, trong đó tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức 7 (mg/lít) là thấp nhất (2,08%) và sai khác với các nghiệm thức khác.

Ở giai đoạn 100 ngày tuổi: Tỉ lệ sống của cá ở tất cả các nghiệm thức đều thấp, trong đó tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng cũng chỉ đạt 1%. Nguyên nhân tỉ lệ sống của cá đều thấp ở cả hai giai đoạn phát triển của cơ thể cá có thể lý giải như sau:

Giai đoạn từ khi thả (cá bột) đến 21 ngày tuổi: Mặc dù có nhiều nguyên nhân có tác động làm giảm tỉ lệ sống của cá. Nhưng dựa vào quan sát hoạt động của cá sau thời gian xử lí hormon MT thì có thể cho rằng do khả năng thích ứng của cá với môi trường thấp, nhất là môi trường nước có chứa MT, đó là hiện tượng cá chết rải rác sau thời gian xử lí MT mà không chết đồng loạt.

Giai đoạn tiếp theo (từ 21 ngày tuổi đến 100 ngày tuổi) tỉ lệ sống của cá thấp là do cá bị nhiễm bệnh (sau khi kết thúc giai đoạn 1) và chuyển sang ương trong bể xi măng.

Kết quả nghiên cứu ở đợt thí nghiệm 2 cũng cho kết quả tương tụ như đợt thí nghiệm 1, tức là tỉ lệ sống của cá sau 21 ngày và 100 ngày ương cũng khá thấp, có thể do ảnh hưởng của nồng độ MT vì theo Pandian và ctv (1990) khi dùng MT liều càng cao thì tỉ lệ sống của cá chuyển giới tính càng thấp.

Tỉ lệ sống của cá trê phi sau khi xử lí MT ở đợt 2 cao có thể do khả năng thích ứng của cá tốt hơn và cũng có thể do thời gian sục khí dài hơn để bay hết cồn 96% (dùng hòa tan MT) trước khi thả cá, từ đó giúp cá hấp thụ MT tốt hơn mà không gây ra một sự thay đổi đáng kể nào trong quá trình trao đổi chấtTóm lại: Với phương pháp ngâm cá trê phi trong môi trường có chứa nồng độ MT thì tỉ lệ sống của cá giảm dần khi nồng độ MT tăng dần.

4.2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá ở phương pháp ngâm trong MT.

Kết quả phân tích ANOVA và phép thử Duncan đã ghi nhận, tốc độ tăng trưởng bình quân (g/ngày) của cá ở các nghiệm thức thức sau 100 ngày nuôi trong đợt thí nghiệm 1 khác biệt ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 4.3)

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng bình quân (g/ngày) của cá trê phi sau 21 và 100 ngày nuôi.


Thống kê thí nghiệm

Nồng độ MT (mg/lít)

3 5 7 Đối chứng

21 ngày Trọng lượng (g/con)

1,58 ±0,05

1,74 ± 0,05

2,56 ± 0,31

1,49 ± 0 ,15

DWG (g/ngày)

0,07 ± 0,01 a

0,08 a

0,12 ± 0,02a

0,07 ± 0,01a

Ban đầu Trọng lượng (g/con) 0,04 ± 0,003 0,04 ± 0,003 0,04 ± 0,003 0,04 ± 0,003


Đợt 1


Đợt 2


100 ngày Trọng lượng (g/con) 34,83 ± 3,57 19,28 ± 0,50 30,05 ± 3,66 23,42 ± 0,76

DWG (g/ngày) 0,44 ± 0,04c 0,24 ± 0,01 a 0,38 ± 0,05 b 0,29 ± 0,01 a

Ban đầu Trọng lượng (g/con) 0,04 ± 0,003 0,04 ± 0,003 0,04 ± 0,003 0,04 ± 0,003

21ngày Trọng lượng (g/con) 2,25 ± 0,55 2,77 ± 0,55 4,12 ± 2,17 2,11 ± 0 ,38

DWG (g/ngày) 0,10 ± 0,03 a 0,13 ± 0,03 a 0,19 ± 0,11 a 0,10 ± 0,02 a

100 ngày Trọng lượng (g/con) 13,01 ± 2,35 10,94 ± 2,68 13,75 ± 2,75 10,58 ± 5,56

DWG (g/ngày) 0,16 ± 0,03a 0,14 ± 0,04 a 0,17 ± 0,04 a 0,13 ± 0,07 a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có kí tự khác nhau thì sai khác về thống kê (P<0,05).

Ở đợt thí nghiệm 1:

Tốc độ tăng trưởng về khối lượng (g/ngày) của cá ở 21 ngày tuổi không sai biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05). Riêng nghiệm thức 7 (mg/lít) tốc độ tăng trưởng (g/ngày) của cá cao hơn do tỉ lệ sống thấp hơn các nghiệm thức khác. Sau 100 ngày nuôi, cá ở nghiệm thức 3 (mg/lít) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và khác biệt so với tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức (5mg/l), (7mg/l). Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 5 (mg/lít) gần tương đồng với tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng (P<0,05).

Mặc dù tốc độ sinh trưởng của cá ở nghiệm thức (3 mg/l) và (7 mg/l) nhanh hơn, nhưng để kết quả này chính xác hơn thì cần phải tiếp tục nghiên cứu vì tỉ lệ sống của cá ở thí nghiệm này rất thấp sau 21 ngày ương ( nguyên nhân của tỉ lệ sống thấp đã trình bày ở nội dung 4.2.1).

Trong đợt thí nghiệm 2:

Tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức sau 21 ngày và 100 ngày nuôi không có khác biệt (P>0,05). Do tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức tương đương nhau.

Tốc độ tăng trưởng của cá ở 21 ngày tuổi dao động từ 0,07- 0,19 (g/ngày) và ở

100 ngày tuổi thì tốc độ tăng trưởng dao động từ 0,13 – 0,44 (g/ngày).

Tóm lại: Mặc dù sinh trưởng của cá chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng khi so sánh tốc độ tăng trưởng của cá trê phi ở thí nghiệm này, có thể nhận

định MT chưa có tác động rò ràng tới sinh trưởng của cá. Khối lượng trung bình cá đạt 10,58-34,83 (g/con) sau 100 ngày ương.

4.2.3 Tỉ lệ đực hóa của cá trê phi ngâm trong MT với nồng độ khác nhau.

Kết quả kiểm định χ2, tỉ lệ cá đực hóa giữa các nghiệm thức xử lí MT không có sự khác biệt (P>0,05). Các nghiệm thức có xử lí MT cho tỉ lệ cá đực cao hơn nghiệm thức đối chứng (bảng 4.4).

Bảng 4.4 Tỉ lệ đực hóa của cá trê sau 100 ngày ương.


Thống kê thí nghiệm

Nồng độ MT (mg/lít)

3 5 7 Đối chứng


Tổng số cá ban đầu (con)

300

300

300

300

Tổng số cá thu (con)

6

61

20

12

Đợt 1

Số cá cái thu được (con)

2

17

5

3


Số cá cái giải phẫu (con)

2

17

5

3


Tỉ lệ cá đực (%)

100a

100a

100a

75b


Tổng số cá ban đầu (con)

300

300

300

300


Tổng số cá thu (con)

100

74

72

72

Đợt 2

Số cá cái (con)

61

40

46

59


Số cá cái giải phẫu (con)

Tỉ lệ cá đực (%)

40

93,85a

40

94,59a

40

96,81a

40

47,32b

Ghi chú: Số cá cái là số cá thu được qua phân loại theo dấu hiệu sinh dục phụ.

Tỉ lệ cá đực của nghiệm thức đối chứng ở đợt thí nghiệm 1 đạt tới 75%. So sánh với tỉ lệ đực/cái tự nhiên (1:1) thì tỉ lệ cá đực ở nghiệm thức này không phản ánh đúng với qui luật tự nhiên. Sở dĩ có kết quả như vậy rất có thể những cá thể mang tính cái đã bị chết trong quá trình ương.

Kết quả giải phẫu và quan sát đặc điểm tuyến sinh dục của những cá cái trong các nghiệm thức đã ghi nhận 100% cá được đực hóa. Điều đó chứng tỏ MT đã có tác động ức chế sự hoạt động của hormon giới tính cái của cá. Tuy nhiên để kiểm chứng lại kết quả này cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm vì tỉ lệ sống của cá ở đợt thí nghiệm 1 là quá thấp.

Đối với thí nghiệm đợt 2: Ở nghiệm thức đối chứng tỉ lệ đực là 47,32%, tương đương với tỉ lệ cá cái/cá đực ở ngoài tự nhiên (1:1). Trong khi đó tỉ lệ đực của các nghiệm thức chịu tác động của MT là khá cao và nhận thấy tỉ lệ đực của cá tăng dần khi nồng độ MT trong nước tăng. Tuy nhiên tỉ lệ đực giữa các nghiệm thức có xử lí MT khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Nghiệm thức 3mg/lít tỉ lệ đực là 93,85%; 5mg/lít là 94,59% và 7mg/lít là 96,81%.

4.3 Kết quả đực hóa cá trê phi bằng MT trộn vào thức ăn

4.3.1 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày nuôi

Kết quả phân tích ANOVA và phép thử Duncan (độ tin cậy 95%) tỉ lệ sống của cá ở cả hai đợt thí nghiệm đều không có sự khác biệt (P>0,05), (trừ tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng sau 100 nuôi trong đợt 2).

Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của cá trê phi sau 21 và 100 ngày ương bằng thức ăn có trộn MT với nồng độ hormon khác nhau.


Nồng độ Đợt 1 Đợt 2

(mg/thức ăn) 21 ngày 100 ngày 21 ngày 100 ngày

30 8,00 ± 0,66ab 7,50 ± 0,66ab 54,00 ± 23,26a 10,67 ± 7,51a

60 6,25 ± 2,84a 5,42 ± 2,55a 48,33 ± 10,69a 10,00 ± 2,65a

90 5,75 ± 0,43a 5,08 ± 0,29a 42,00 ± 35,59a 8,00 ± 2,76a

120 5,92 ± 1,38a 5,58 ± 1,23a 30,67 ± 9,50a 4,18 ± 3,78a

Đối Chứng 9,67 ± 1,42b 8,42 ± 1,18b 54,33 ± 18,77a 24,00 ± 6,08b

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có kí tự khác nhau thì sai khác về thống kê (P<0,05).

Kết quả ở (bảng 4.5) đã chỉ ra rằng tỉ lệ sống của cá trê phi trong thí nghiệm cho

ăn thức ăn có trộn MT có sự khác nhau giữa hai đợt thí nghiệm

Ở đợt thí nghiệm 1:

Tỉ lệ sống của cá tại thời điểm 21 ngày và 100 ngày tuổi (ở các nghiệm thức thí nghiệm) đều thấp và tương đương nhau (P>0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) chỉ xảy ra giữa tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng so với tỉ lệ sống các nghiệm thức nồng độ 60, 90 và 120 (mg MT/kg), nhưng lại không sai khác so với tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức 30 (mg MT/kg).

Ở thí nghiệm 2:

Tỉ lệ sống của cá ở 21 ngày tuổi ở các nghiệm thức thí nghiệm giảm dần khi nồng độ MT trong thức ăn tăng, trong đó tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức 120mg là thấp nhất (30,67%). Tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức 30mg cao nhất và tương đương với tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng.

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 (ương cá trong thùng nhựa có thể tích nhỏ) cá chuyển sang ương ở bể xi măng có thể tích lớn hơn (0,5m3) thì tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức đều giảm, trong đó tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức 120 mg MT là thấp nhất (4,18%). Trong khi đó tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (24,0%) và sai khác so với các nghiệm thức thí nghiệm (P<0,05). Tỉ lệ

sống thấp có thể do ảnh hưởng của nồng độ MT, khi dùng MT liều càng cao thì tỉ lệ sống của cá chuyển giới tính càng thấp (Pandian và ctv, 1990).

Tóm lại: Tỉ lệ sống của cá ở đợt thí nghiệm 1 luôn thấp hơn so với tỉ lệ sống của cá ở đợt thí nghiệm 2 ở cùng một nghiệm thức nồng độ MT và tỉ lệ sống của cá ở cả hai đợt thí nghiệm đều giảm theo mức tăng lượng MT trong thức ăn.

4.3.2 Tốc độ tăng trưởng (g/ngày) của cá ở thí nghiệm trộn MT với thức ăn.

Đợt thí nghiệm 1:

Ở thời điểm 21 ngày tuổi: khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức tương đương nhau và không có sự khác biệt (P>0,05). Mức tăng trưởng về khối lượng của cá (g/ngày) giữa các nghiệm thức dao động từ 0,03-0,05 (g/ngày).

Ở thời điểm kết thúc thí nghiệm (100 ngày tuổi): khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức nồng độ 60, 90 và 120 mg tương đương nhau (52,69 và 54,78 g/con). Trọng lượng cá ở nghiệm thức 120mg cao nhất (54,78 g) do tỉ lệ sống ở nghiệm thức này thấp nhất (5,58%) vì cùng điều kiện nuôi tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào mật độ nuôi (Nguyễn Văn Kiểm, 2000). Trong khi đó khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng thấp nhất (37,85g) và sai khác (P<0,05) so với khối lượng của cá ở các nghiệm thức có nồng độ 60, 90 và 120mg. Tương tự như vậy, mức tăng trưởng khối lượng (g/ngày) của cá ở nghiệm thức đối chứng cũng thấp hơn so với mức tăng trưởng (g/ngày) của cá ở các nghiệm thức thức ăn có chứa MT.

Đợt thí nghiệm 2:

Tại thời điểm 21 ngày đầu thì mức tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức diễn ra cũng tương tự như đợt thí nghiệm 1. Trừ mức tăng trưởng về khối lượng (g/ngày) của cá ở nghiệm thức 120mg là cao nhất (0,19 g/ngày) đó là do tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức này là thấp nhất.

Tại thời điểm 100 ngày mức tăng trưởng khối lượng của cá ở các nghiệm thức có trộn MT tương đương nhau (0,13 – 0,17 g/ngày) và không có sự sai khác thống kê (P>0,05) nhưng mức tăng trưởng khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất (0,11 g/ngày).

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí