Nghiên cứu sản xuất cá trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1822) đực bằng Hormone 17-α Methyltestosterone - 2

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Một số trường hợp chuyển đổi giới tính cá bằng hormon 9

Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường trong nghiên cứu sản xuất cá trê phi đực 16

Bảng 4.2 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày nuôi 16

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng (g/ngày) của cá trê phi sau 21 và 100 ngày nuôi. .. 18 Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày ương bằng thức ăn có trộn MT.. 20 Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng của cá theo PP cho cá ăn thức ăn có trộn MT 22

Bảng 4.7 Tỉ lệ đực của cá thu được sau 100 ngày ương bằng PP trộn MT 23

Bảng 4.8 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày ăn thức ăn có trộn 60mg MT 23

Bảng 4.9 Tăng trưởng của cá có ngày tuổi khác nhau ăn MT 24

Bảng 4.10 Tỉ lệ đực của cá có ngày tuổi khác nhau ăn MT 25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.


DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Cá trê phi Clarias gariepinus3

Hình 2.2 Đặc điểm hình thái của cá trê phi Clarias gariepinus 4

Hình 2.3 Cơ quan sinh dục đặc trưng của cá trê phi 4

Hình 2.4 Giai đoạn phát triển đầu tiên của cá trê bột 6

Hình 2.5 Tinh hoàn cá trê phi: (1) lúc chưa thành thục, (2) lúc thành thục 6

Hình 2.6 Sơ đồ kiểm soát giới tính ở động vật có vú 7

Hình 4.4 Tuyến sinh dục cá trê phi của nghiệm thức đối chứng 27

Hình 4.5 Mô tuyến sinh dục của cá trê đực 27

Hình 4.6 Đặc điểm tế bào trứng của cá trê phi cái 27


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TN Thí nghiệm

NC Nghiên cứu

NT Nghiệm thức

PP Phương pháp

TLS Tỉ lệ sống

TSD Tuyến sinh dục

ctv Cộng tác viên.

MT 17-α Methyltestosterone

VN Việt Nam

lít Litre

kg Kilogram

ml Mililít

mg Miligram

gr Gram

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 950.000 ha diện tích mặt nước, chiếm 29,7% diện tích đồng bằng. Trong đó, diện tích mặt nước lợ khoảng 310.000 ha (chiếm 32,8%), thủy vực nước ngọt và nhiễm phèn (chiếm 67,2%). Đây là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Văn Thường và ctv, 1994).

Cá trê phi Clarias gariepinus là loài cá da trơn sống trong nước ngọt có nguồn gốc ở châu phi. Theo Graaf và ctv (1996), ở nhiều quốc gia châu phi cá trê phi Clarias gariepinus được đánh giá rất cao về tốc độ tăng trưởng và khả năng chống chịu của cá và cá đã được thực hiện sinh sản nhân tạo bằng hormon thành công bởi các tác giả: Hogendoorn và ctv (1976); Hogendoorn và ctv (1980); Micha (1976); Kelleher và ctv (1976); El Bolock (1976). Cá trê phi sống được trong các môi trường nước như ao, hồ, sông, đầm,…, và nổi bật là có thể thích nghi với điều kiện nuôi khắc nghiệt, pH dao động từ 6,5 đến 8,0; nhiệt độ dao

động từ 8oC đến 35oC, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất cho tăng trưởng là 28oC

đến 30oC (Teugels, 1986). Cá sống được trong môi trường oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ (Pienaar, 1968). Theo Liêm và ctv (2008) cho biết cá trê có sức đề kháng cao với vi khuẩn Aeromonas hydrophila (vi khuẩn gây bệnh lở loét).

Cá trê phi Clarias gariepinus có tốc độ tăng trưởng cao và trọng lượng (cá trưởng thành) con đực lớn hơn con cái (Skelton, 1993). Kích cỡ thu hoạch của cá trê phi tùy thuộc vào mật độ nuôi, từ đó có thể điều chỉnh mật độ nuôi nuôi cho phù hợp (Graaf và ctv, 1996). Cá nuôi được với mật độ cao, sau 5 tháng nuôi kể từ khi mới sinh đạt được 200 gr/con (Hogendoorn, 1983). Cá trê phi nuôi lớn nhanh, sau 6 tháng nuôi cá đạt bình quân 01kg/con (Ngô Trọng Lư và ctv, 2002). Ở Việt Nam, cá trê phi được De Kimpe, một chuyên gia thủy sản người Pháp nhập vào miền Nam cuối năm 1974 (Nguyễn Tường Anh, 2005).

Thông thường ở nước ngọt, trong cùng loài, cá cái có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá đực. tuy nhiên một số loài, cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái. Tốc sinh trưởng khác nhau theo giới tính dẫn đến việc lựa chọn đối tượng nuôi và cũng là lí do chuyển đổi giới tính cá. Bằng kĩ thuật này, có thể tạo ra thế hệ con bất thụ hoặc chỉ một giới tính mong muốn (toàn đực hoặc toàn cái), những cá thể đực XX, XY, cá thể cái XY, YY có thể cho ra thế hệ con chỉ một giới tính với tỉ lệ mong muốn. Cũng như các loài cá khác như: cá rô phi, cá rô đồng,… tốc độ tăng trưởng của cá trê phi đực và cái có sự khác biệt rất rò rệt. Trong đó, cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái (Phạm Văn Bé, 1981).

Trong tự nhiên tỷ lệ giới tính của một đàn cá được sinh ra là 1:1. Việc làm thay đổi tỷ lệ này theo hướng cái hóa hoặc đực hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng năng suất nuôi, qua đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Một trong những phương pháp đơn giản tác động đến sự hình thành giới tính của cá là sử dụng hormone sinh dục tác động vào cá trong giai đoạn cá chưa có sự biệt hóa giới tính. Trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công trong việc sản xuất giống cá đơn tính như: cá rô phi đơn tính đực, cá rô đồng và cá mè vinh đơn tính cái… một số khác nghiên cứu chuyển giới tính trên cá Hồi (Galbreath và ctv, 2003). Đối với cá trê phi Clarias gariepinus đã có một số nghiên cứu sử dụng 17-α Methyltestosterone và 11-β hydroxyandrostenedione để chuyển giới tính cho loài cá này (Hurk và ctv, 1989). Tuy nhiên vấn đề chuyển giới tính cho cá ở Việt Nam bằng các hormon còn ít và chủ yếu cũng chỉ tập trung trên cá Rô phi như nghiên cứu của Phạm Minh Truyền và ctv (2006), hoặc Đặng Khánh Hồng (2006) đã có kết quả nghiên cứu ban đầu về vấn đề cái hóa cá Rô đồng, cá xiêm cũng được một vài tác giả nghiên cứu: Lương Tuấn Kiệt (1993); Nguyễn Thị Thanh Thúy (1997); Trịnh Quốc Trọng (1998). Tuy nhiên, việc sử dụng hormone 17-α Methyltestosterone nhằm tạo ra cá trê phi đơn tính đực vẫn chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở đó mà đề tài: “Nghiên cứu sản xuất cá trê phi Clarias gariepinus đực bằng hormone 17-α Methyltestosterone” được thực hiện.

Mục tiêu của đề tài

Bước đầu xác định khả năng đực hóa cá trê phi dưới tác dụng của MT với phương pháp nồng độ và thời gian xử lí khác nhau.

Nội dung của đề tài: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành 3 nội dung sau.

Đực hóa cá trê phi theo phương pháp ngâm với nồng độ MT khác nhau.

Đực hóa cá trê phi theo phương pháp trộn MT vào thức ăn với nồng độ khác nhau.

Đực hóa cá trê phi theo phương pháp cho cá có ngày tuổi khác nhau ăn thức ăn có trộn hormon MT với nồng độ 60 mg/kg thức ăn

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cá trê phi (Clarias gariepinus)

Ngoài Châu Phi, Cá trê phi Clarias gariepinus đang được nuôi ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông (Teugels, 1986). Theo dẫn liệu từ http://www.itis.gov (2009) hệ thống phân loại của loài cá trê phi được xác định như sau :

Giới: Animalia

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Siluriformes

Họ: Clariidae

Giống: Clarias

Loài: Clarias gariepinus (Burchell, 1822) Tên tiếng Anh African Catfish.

Ở Việt Nam có tên địa phương: Cá trê phi

Cá trê phi là cá da trơn cá có màu xám tro nhạt xen kẽ với hoa vân màu cẩm thạch 2 bên mặt lưng, dưới bụng có màu hơi xám trắng, cá có 8 râu (Nandi và ctv, 1992) (Hình 2.1), (Hình 2.2), (Hình 2.3). Theo Huỳnh Văn Dứt (2005), thân cá trê phi hình trụ, đuôi dẹp, xương chẩm có hình “M” rất nhọn và rò, đây là đặc điểm phân biệt với các loài cá trê khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ, có khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt, oxy hòa tan thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao (Phạm Minh Thành và ctv, 2009)

Hình 2 1 Cá trê phi Clarias gariepinus Hình 2 2 Đặc điểm hình thái của cá trê phi 1

Hình 2.1 Cá trê phi Clarias gariepinus.


Hình 2 2 Đặc điểm hình thái của cá trê phi Clarias gariepinus Graaf và ctv 1996 2

Hình 2.2 Đặc điểm hình thái của cá trê phi Clarias gariepinus

(Graaf và ctv, 1996)


Hình 2 3 Cơ quan sinh dục đặc trưng của cá trê phi Graaf và ctv 1996 Theo Munro 3

Hình 2.3 Cơ quan sinh dục đặc trưng của cá trê phi (Graaf và ctv, 1996).

Theo Munro (1967) tính ăn của cá thay đổi theo trọng lượng thân và tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống, thức ăn của cá là côn trùng, sinh vật trôi nổi, ấu trùng và cá có kích thước nhỏ. Theo Nandi và ctv (1992), cá có thể tiêu thụ thức ăn ngoài sớm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Cá có thể tiêu thụ thức ăn nhân tạo từ ngày thứ nhì với đạm thức ăn là đạm động vật. Ngoài ra, cá còn ăn các loài thực vật và mùn bã hữu cơ. Cá trê mới nở có chiều dài 3,5-4mm (Nandi, 1996) và

trọng lượng 0,04 ± 0,003gr (Sahoo, 2004). Trong bể xi măng cá trê phi có thể ương với mật độ từ 1000-2000 (con/m2) ở mức nước 0,2-0,3m, sau 20-25 ngày ương cá có thể đạt chiều dài bình quân 4,0cm với tỉ lệ sống 50-60% (Nguyễn Văn Kiểm, 2000).

Cá trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trọng lượng lớn nhất trong các loài cá trê được nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi. Nếu chăm sóc và quản lý tốt, sau thời gian nuôi từ 4-7 tháng cá có thể đạt 0,3-1 (kg/con) (Từ Thanh Dung và ctv, 1994), với mật độ thả từ 2-10 (con/m2) thì kích cỡ thương phẩm là 200-500 (gr/con) sau 6 tháng nuôi. (Micha, 1976).

Một số nghiên cứu về đặc điểm thành thục sinh dục của cá trê phi đã khẳng định buồng trứng cá trê Clarias gariepinus có 6 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1 tuyến sinh dục là dải màu trắng, giai đoạn 2-3 trứng màu nâu đỏ sẫm, giai đoạn 4 trứng màu xanh lá cây hoặc đỏ vàng, giai đoạn 5-6 trứng di động và rụng (Clay, 1979). Trong tự nhiên cá sinh sản vào tháng 7 đến tháng 11. Cá trê phi thành thục theo mùa, chu kì thành thục thay đổi theo năm và phụ thuộc vào nhiệt (Graaf và ctv, 1996). Cá sinh sản từ một đến hai lần trong năm tùy thuộc vào môi trường sống (Nandi và ctv, 1992). Cá Trê phi cái có buồng trứng phát triển đầy đủ chiếm 5% trọng lượng cơ thể cá. Tinh hoàn của cá đực phát triển ở độ tuổi 8-12 tháng (Graaf và ctv, 1996).

Thời gian phát triển phôi trong nước phụ thuộc dưỡng khí và nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước tăng trong khoảng từ 200C đến 300C thì thời gian ấp dao động và giảm tương ứng 57 giờ xuống 20 giờ (Janssen, 1987) (Hình 2.4).

Theo Nandi và ctv (1992), trứng và ấu trùng phát triển ở điều kiện oxy hòa tan lớn hơn 6,0 mg/lít, NH3 nhỏ hơn 0,05 (mg/lít), pH là 7,2 (mg/lít) và trong ao là 9,0 (mg/lít).

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí