Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Trong Quá Trình Tập Ăn

cá bắt mồi vì không kích thích thị giác của cá. Trong hầu hết các nghiên cứu, thức ăn tươi sống (Artemia, Moina, luân trùng…) luôn cho kết quả về tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bột tốt hơn thức ăn chế biến (Dabrowski, 1984). Cá rất khó bắt mồi là thức ăn nhân tạo nên không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết (Appelbaum and Damme, 1988). Bên cạnh đó Baskerville-Bridges and Kling (2000) cho rằng ở giai đoạn nhỏ hoạt động của men tiêu hoá ở cá bột chưa đủ chức năng để tiêu hoá thức ăn chế biến. Điển hình như cá thát lát còm (Chitala chitala) cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến sau khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài đã chết 100% sau 12 ngày (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy, 2008). Trên cá lóc đen (Channa striata) cũng thu được kết quả tương tự (Quin et al., 1997 ; Bui et al., 2004).

Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004) thời gian cá bắt đầu sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến chịu ảnh hưởng lớn vào sự hoàn thiện của ống tiêu hóa cũng như sự phát triển chức năng sinh lý của ống tiêu hóa ở giai đoạn cá bột, thời gian này cũng khác nhau tùy loài. Ở cá chẽm (Dicentrarchus labrax) là 20 ngày sau khi nở (Infante et al., 1997). Nghiên cứu trên cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê vàng (Clarias macrocephalus) đều cho rằng chúng có thể sử dụng thức ăn chế biến sau 4 ngày sử dụng thức ăn là động vật nổi (Verreth and Tongeren, 1989; Fermin and Bolivar, 1991), trong khi đó ở cá lóc đen (Channa striatus) là 30 ngày (Qin et al., 1997). Một số nghiên cứu khác trên các loài cá khác cũng khẳng định điều này như cá bơn có thể sử dụng 100% thức ăn chế biến trong khẩu phần khi cá 10 ngày tuổi, ở cá vền biển đỏ (Pagrus major) có thể sử dụng 90% ở ngày tuổi thứ 10, cá vền biển có thể sử dụng 50% ở ngày thứ 3 (Guillaume et al., 2001).

Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004) thí nghiệm khả năng sử dụng thức ăn chế biến trên cá lóc bông (Channa micropeltes) với những thời điểm cho ăn khác nhau, kết quả sau 15 ngày thí nghiệm cá bột có thể sử dụng thức ăn chế biến vào ngày thứ 7 sau khi nở, tức là khoảng ngày thứ 3 sau khi hết noãn hoàng. Trên Sander lucioperca là ngày thứ 19 (Kestemont et al., 2007). Gần đây nhất khi nghiên cứu trên cá kết (Micronema bleekeri) ngày tuổi thứ 7 là thời điểm loài này sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008).

Nghiên cứu mô học về hệ thống tiêu hoá của cá vược măng (Sander lucioperca) cho kết quả cá vược măng (Sander lucioperca) giống có thể tổng hợp và vận chuyển chất béo ở 12 ngày tuổi và thức ăn chế biến chất lượng cao có thể được cá chấp nhận ở thời điểm này (Ostaszewska et al., 2005). Một nghiên cứu khác lại chứng minh cá vược măng (Sander lucioperca) sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến ở 19 ngày tuổi (Kestemont et

al., 2007). Kết quả phân tích mô học quá trình phát triển của ruột cá cho thấy tuyến dạ dày của cá thát lát còm (Notopterus chitala) xuất hiện vào ngày thứ 8 sau khi nở chứng tỏ ở giai đoạn này dạ dày cá mới bắt đầu phát triển hoàn chỉnh về chức năng tiêu hoá thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2007). Tuy nhiên đến ngày tuổi thứ 20 mới là thời điểm cá còm (Chitala chitala) sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy, 2008).

Ở một số loài cá, tập ăn thức ăn chế biến ở giai đoạn sớm lại tốt hơn ở giai đoạn muộn. Trong báo cáo trên cá bơn xanh ( Rhombosolea tapirina Gunther) tập ăn hiệu quả ở 23 ngày tuổi với tỉ lệ sống 82,2% mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Nếu tập ăn từ giai đoạn 50 ngày tuổi hoặc trễ hơn sẽ có tỉ lệ sống kém hơn (Hart and Purser, 1996)

Bên cạnh đó, một số loài lại có thời điểm tập ăn muộn hơn các loài khác như cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefius) có thể ăn tốt thức ăn chế biến ở 42 ngày tuổi với tỉ lệ sống 65% trong khi đó tỉ lệ sống của cá chỉ dao động từ 2,6%-6,3% khi được tập ăn ở giai đoạn 14-35 ngày tuổi (Kling and Hamlin, 2001). Tương tự cá móp (Centropomus parallelus) có thể sử dụng thức ăn chế biến ở 35 ngày tuổi, tuy nhiên cá sử dụng tốt thức ăn chế biến và khả năng bắt mồi tốt ở 40 ngày tuổi với tăng trọng và tỉ lệ sống không khác biệt so với ăn thức ăn tự nhiên (Alves et al., 2006).

Qua các nghiên cứu trước đây có thể thấy rằng kích cỡ và tuổi có thể tập ăn thức ăn chế biến phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hoá của cá ở giai đoạn bột và thời gian này cũng khác nhau tuỳ loài.

2.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình tập ăn

Khi nhiệt độ nước tăng, tăng trưởng và nhu cầu năng lượng dùng trong quá trình trao đổi chất cũng gia tăng dẫn đến nhu cầu năng lượng tổng gia tăng nên cá cần cung cấp thức ăn nhiều năng lượng, để đáp ứng được điều đó cá cần tăng khẩu phần ăn hoặc phải gia tăng dưỡng chất trong thức ăn của cá (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).

Nghiên cứu trên cá tuyết (Gadus morhua) giống, khi tập ăn thức ăn chế biến ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho thấy việc tăng nhiệt độ trong thời gian tập ăn trong khoảng từ 11,5°C lên 14,5°C thì khả năng tiêu thụ thức ăn chế biến sẽ tốt hơn so với trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn (Puvanendran et al., 2006). Appelbaum (1989) cũng đưa ra khuyến cáo nên tăng nhiệt độ của nước trong quá trình ương nuôi cá biển bằng thức ăn

chế biến để làm tăng trao đổi chất cá, tăng mức độ hoạt động, từ đó cá sẽ nâng cao khả năng chấp nhận và sử dụng thức ăn chế biến.

Cũng cố cho giả thuyết này Hamlin and Kling (2001) thử nghiệm trên cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus) cũng cho kết quả tương tự khi tăng nhiệt độ từ 8,5oC lên 10,5oC trong quá trình tập ăn thức ăn chế biến đã tăng tỉ lệ sống từ 6,3% lên 65%, tác giả cho rằng nâng cao nhiệt độ đã góp phần cải thiện khả năng sử dụng và tiêu hoá thức ăn chế biến của cá giống.

Như vậy khi nhiệt độ nước tăng thì nhu cầu trao đổi chất cũng tăng dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng, cá đáp ứng nhu cầu bằng cách tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, từ đó sẽ đẩy nhanh việc chấp nhận và sử dụng thức ăn chế biến. Do đó quá trình tập ăn cũng hiệu quả hơn.

2.2.4 Khẩu phần ăn và nhu cầu đạm của cá giai đoạn bột và giống đối với thức ăn chế biến

Thử nghiệm trên cá lóc đen bột cho ăn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm khác nhau (350-600 g đạm/kg ), kết quả cho thấy nhu cầu chất đạm trong thức ăn của cá lóc đen bột là 550 g đạm/kg thức ăn (nguồn đạm là bột cá) (Mohanty and Samantaray, 1996). Cũng trên đối tượng này, Qin and Fast (1996a) đã cho cá giống ăn thức ăn chế biến dạng khô (50% đạm) ở nhiệt độ 24±1oC với 6 khẩu phần ăn hàng ngày là 0%, 5%, 10%, 15%, 20% và 30% trọng lượng cơ thể cá. Sau 29 ngày ương, kết quả nghiên cứu cho rằng khẩu phần ăn cho cá lóc đen giống là khoảng 5% trọng lượng thân.

Nghiên cứu tương tự trong báo cáo trên cá lóc bông (Channa micropeltes) ở 2 cỡ cá giống nhỏ (2,63 g) và cá giống lớn (6,07 g). Sau 50 ngày thí nghiệm đã xác định nhu cầu đạm cho tăng trưởng tối ưu của cá giai đoạn giống nhỏ và giống lớn lần lượt là 50,8% và 46,55%. (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004).

Ở cá vền đen (Sparus macrocephalus) giống khi cho ăn thức ăn chứa 40%-50% chất đạm cho kết quả tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn tốt hơn cho ăn 20%-30% chất đạm và thức ăn chứa 45% chất đạm cho mức tăng trưởng tối đa (Xu et al., 1991).

2.2.5 Chất dẫn dụ trong thức ăn chế biến của cá

Chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng thức ăn của động vật thủy sản. Trong môi trường nước để cảm nhận được thức ăn chất dẫn dụ phải hòa tan để đối tượng có thể cảm nhận. Động vật thuỷ sản cảm nhận chất dẫn dụ qua khứu giác và vị giác. Do đó, chất dẫn dụ

càng dễ hòa tan, trọng lượng phân tử càng nhỏ càng có tác dụng cao trong dẫn dụ động vật thủy sản. Tính chất chung của chất dẫn dụ là : không bay hơi, có trọng lượng phân tử rất nhỏ, là hợp chất hữu cơ chứa nitơ, dễ tan trong nước và bền nhiệt. Hàm lượng chất dẫn dụ thay đổi tùy theo loài từ 1%-5% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).

Ngoài chất dẫn dụ tự nhiên (bột mực, dịch thủy phân cá, bột nhuyễn thể, giun nhiều tơ, nhộng tằm, trùn quế), các chất dẫn dụ nhân tạo như các acid amin tự do (glycine, analine, glutamate) hay một số phân tử peptide như betaine cũng được tổng hợp để bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).

Việc bổ sung chất dẫn dụ có thể cải thiện vị ngon của thức ăn, từ đó cải thiện khả năng bắt mồi và tốc độ tăng trưởng của cá (Toften et al., 2003). Trên cá hồi (Salmo salar) đã ứng dụng việc bổ sung chất dẫn dụ trong thức ăn nhằm cải thiện tình trạng bỏ ăn khi chuyển cá từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước mặn (Toften et al., 2003). Một vài nghiên cứu tương tự về hiệu quả sử dụng thức ăn khi có bổ sung chất dẫn dụ cũng được chứng minh trên cá chình Nhật Bản (Takii et al., 1986), trên cá vền (Sparus aurata

L) (Tandler et al., 1982) và cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (Gomes et al., 1997).

Đánh giá ảnh hưởng của betaine lên cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita) cho kết quả với tỉ lệ 0,2% betaine trong công thức ăn đã cải thiện một cách đáng kể về tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số chuyển hóa thức ăn cũng như nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả protein (Murthy et al., 2008). Một nghiên cứu khác trên Oreochromis aureus chứng minh rằng bổ sung betaine 1% và 2% trong công thức thức ăn sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng của Oreochromis aureus (Genc et al., 2006). Ở bào ngư đen (Haliotis discus), khi sử dụng các chất dẫn dụ khác nhau trong công thức thức ăn đã đưa ra kết quả ρ-cymene, β-elemene σ-terpineol là những chất dẫn dụ hiệu quả, trong đó β-elemene là chất có tác dụng kích thích bắt mồi hiệu quả nhất (Hrada et al., 1996). Tương tự trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), betaine được bổ sung 5, 10 và 15 g/kg vào công thức thức ăn đã cải thiện đáng kể tốc độ tăng trưởng của tôm (Felix and Sudharsan, 2004).

Vai trò quan trọng của chất dẫn dụ cũng được chứng minh qua hàng loạt các nghiên cứu về chất dẫn dụ tự nhiên (dịch cá thuỷ phân, dầu gan mực). Thức ăn có vị hấp dẫn hơn sẽ làm gia tăng phản xạ sử dụng thức ăn của cá (Papatryphon and Soares, 2000). Theo Cui and Xue (2001) dịch chiết từ mực là chất dẫn dụ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên khả năng bắt mồi của cá

chép (Carassius auratus gibelio). Trên cá hồi (Salmo salar), dầu mực cũng đóng vai trò như chất dẫn dụ làm tăng khả năng bắt mồi và cải thiện tốc độ tăng trưởng (Toften et al., 2003).

Nghiên cứu của Papatryphon and Soares (2000) đã chứng minh rằng chất dẫn dụ còn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn sử dụng thức ăn nhân tạo cho cá bột hoặc trong khẩu phần ăn có vị ngon kém. Sự thay thế 25% bột cá bởi dịch cá thuỷ phân tạo điều kiện cho quá trình tập ăn trên cá mú (Dicentrarchus labrax) được dễ dàng hơn (Cahu et al., 1999). Theo Kotzamanis et al. (2007) việc bổ sung protein thuỷ phân cũng được xem như là bổ sung thêm các men thiết yếu cho cá bột ở giai đoạn tập ăn thức ăn nhân tạo, các men này thay thế cho các men có trong thức ăn tươi sống. Một vài nghiên cứu khẳng định việc đưa dịch cá thuỷ phân vào thức ăn nhân tạo còn được xem là phương pháp khắc phục khả năng tiêu hoá kém của cá bột (Dabrowska et al., 1979; Dabrowski, 1984; Govoni et al., 1986.). Tỉ lệ sống của cá bơn (Solea solea) (Day et al., 2008) và cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (Kotzamanis et al., 2007) được cải thiện đáng kể khi bổ sung dịch cá thuỷ phân trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra hàm lượng các acid amin trong thức ăn có bổ sung dịch cá cao hơn so với thức ăn không bổ sung, do vậy dẫn đến việc sử dụng protein hiệu quả hơn, cá tăng trưởng nhanh hơn (Refstiea et al., 2004). Bên cạnh đó theo Berge and Storebakken (1996), dịch cá đã nâng cao chất lượng của thức ăn mà cụ thể là mùi của thức ăn đối với cá, điều đó đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn nên đã có tác động tích cực đến tăng trưởng của cá. Nhận định này đã được chứng minh qua các nghiên cứu trên cá hồi (Salmo salar) (Berge and Storebakken, 1996; Refstiea et al., 2004; Espe et al., 1999), cá hồi nước ngọt (Oncorhynchus mykiss) (Aksnes et al., 2006a), cá rô phi (Fagbenro et al., 1994), cá chép (Carvalho et al., 1997), cá mú Nhật Bản (Lateolabrax japonicus) (Liang et al., 2006) và trên tôm thẻ (Litopenaeus vannamei) (Nues et al., 2006) đều cho rằng dịch cá thuỷ phân là chất kích thích bắt mồi hiệu quả giúp nâng cao khả năng sử dụng thức ăn và cải thiện tăng trưởng.

Như vậy sử dụng chất dẫn dụ có thể cải thiện vị ngon của thức ăn khi thức ăn không có khả năng kích thích sự bắt mồi của cá. Với chức năng đó, chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tập ăn thức ăn nhân tạo cho cá bột hoặc trong khẩu phần ăn có hàm lượng protein thực vật cao, có mùi kém hấp dẫn.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và địa điểm

Đề tài được thực hiện 10 tháng (09/2009 - 07/2010) tại Khoa Thủy sản

- Đại học Cần Thơ.


3.2 Vật liệu nghiên cứu

Nguồn cá thí nghiệm :

Thí nghiệm 1 : Cá lóc đen bột 10 ngày tuổi, được sinh sản tại trại Sản xuất giống cá nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Thí nghiệm 2 : Cá lóc đen bột 17 ngày tuổi, nguồn cá ở huyện Châu

Thành – An Giang.

Cá thí nghiệm được chọn đồng cỡ, không nhiễm bệnh, không dị tật, không xay xát. Cá được thuần cho quen với điều kiện thí nghiệm 3 ngày trước khi bố trí.

Nguồn nước thí nghiệm : nước được cấp từ ao lắng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.


Hình 3 1 Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm Thức ăn sử dụng trong thí 1Hình 3 1 Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm Thức ăn sử dụng trong thí 2


Hình 3.1 : Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm


Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm :

- Thức ăn chế biến (TĂCB) : thức ăn viên khô, hàm lượng đạm 50%. Thức ăn bao gồm các thành phần chính như bột cá, bột đậu nành, cám, bột mì... (Bảng 3.1). Công thức thức ăn này được xác định dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004). Thức ăn viên khô được bảo quản trong tủ đông và sẽ được xay nhuyễn trước khi phối trộn với thức ăn tươi.

- Cá tạp : cá biển được loại bỏ xương và xay nhuyễn.

Bảng 3.1: Thành phần nguyên liệu của thức ăn chế biến sử dụng trong thí nghiệm


Nguyên liệu

Tỉ lệ (%)

Bột cá

55,33

Bột đậu nành

15

Cám

10

Bột mì

12,72

Vitamin

1

Khoáng

1

Dầu

2,95

Kết dính

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm


Thành phần dinh dưỡng

Loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm


(% vật chất khô)

Moina

Cá biển xay

Thức ăn chế biến

Chất đạm thô

56,43

81,65

49

Chất béo thô

19,89

2,68

6,81

Tro

11,1

5,47

12,53

Ghi chú : Ẩm độ (% vật chất tươi)

Moina - 92,69%; Cá biển xay - 75,98%; Thức ăn chế biến - 9,41%


Hình 3 2 Thức ăn chế biến trái và cá biển được loại xương và xay nhuyễn 3Hình 3 2 Thức ăn chế biến trái và cá biển được loại xương và xay nhuyễn 4

Hình 3.2: Thức ăn chế biến (trái) và cá biển được loại xương và xay nhuyễn (phải) sử dụng trong thí nghiệm

Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm

- Bể composit: có thể tích 100 lít/bể.

- Máy sục khí, hệ thống sục khí, hệ thống nước chảy tràn, xô nhựa, vợt, sàng thức ăn.

- Nhiệt kế đo nhiệt độ, máy đo pH (Hanna-Đức), bộ test môi trường SERA (Đức)

- Cân điện tử 4 số lẻ

- Chlorine, muối.


3.3 Phương pháp thực nghiệm


3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột.

Thí nghiệm được bố trí trong bể composit thể tích 100 lít/bể.

Cá thí nghiệm là cá lóc đen bột 10 ngày tuổi, cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào các bể với mật độ 100 con/bể.

Thời gian thí nghiệm là 5 tuần.

Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức, trong đó có 1 nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần

Nghiệm thức đối chứng: sử dụng hoàn toàn thức ăn tươi sống. Thay thế dần Moina bằng cá tạp, lượng cá tạp tăng dần 20% cá tạp/ngày đến khi sử dụng 100% cá tạp.

Các nghiệm thức còn lại: khác nhau về thời gian bắt đầu tập ăn TĂCB (10, 17 và 24 ngày tuổi) và phương thức tập ăn (thay thế dần Moina (cá tạp) bằng TĂCB, lượng TĂCB tăng dần 10% TĂCB/ngày hoặc 20% TĂCB/ngày đến khi sử dụng 100% TĂCB). Trong thời gian thí nghiệm, các nghiệm thức chưa đến thời điểm cho ăn TĂCB sẽ được cho ăn như nghiệm thức đối chứng.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí