Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN


NGÔ MINH DUNG


NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN

(Channa striata)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

PGs. Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN Ts. BÙI MINH TÂM


Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) - 1

2010

LỜI CẢM TẠ


Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh Hiền và thầy Bùi Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý báo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Nguyễn Hoàng Đức Trung – cán bộ khoa Thuỷ sản, em Đặng Quốc Toàn – sinh viên lớp Nuôi trồng Thuỷ sản K34 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin chuyển lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, quý cô Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Cần Thơ và các bạn đồng nghiệp lớp cao học ngành Nuôi trồng Thuỷ sản K15 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã động viên

và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học này.


Ngô Minh Dung

CAM KẾT KẾT QUẢ


Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài "Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen(Channa striata)" và kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.


Cần Thơ, ngày 10 tháng 10 năm 2010.

Người cam kết


Ngô Minh Dung

TÓM TẮT


Hai thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành để tìm ra phương thức thay thế thức ăn hiệu quả trong ương cá lóc đen khi chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến.

Thí nghiệm thứ nhất được bố trí nhằm xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Nghiệm thức đối chứng được thay thế dần Moina bằng cá tạp, lượng cá tạp tăng dần 20% cá tạp/ngày. Các nghiệm thức còn lại được thay thế dần Moina (cá tạp) bằng thức ăn chế biến, lượng thức ăn chế biến tăng dần 10% hoặc 20% thức ăn chế biến/ngày ở các thời điểm 10 ngày tuổi, 17 ngày tuổi và 24 ngày tuổi. Thí nghiệm kéo dài trong 5 tuần. Kết quả cho thấy cá lóc đen bột có thể tập ăn thức ăn chế biến ở 17 ngày tuổi với phương thức thay thế 10% thức ăn chế biến/ngày cho tỉ lệ sống (64,7%) và tăng trưởng (SGR=9,64%/ngày) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng.

Thí nghiệm 2 được bố trí dựa trên kết quả của thí nghiệm 1, sử dụng thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả nhất để bố trí các nghiệm thức thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau nhằm so sánh ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá bột. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung chất dẫn dụ, các nghiệm thức còn lại lần lượt được bổ sung 2% dịch cá thuỷ phân, 2% dầu gan mực hoặc 2% dịch trùn quế. Thí nghiệm kéo dài trong 4 tuần. Kết quả cho thấy dịch cá thuỷ phân là chất dẫn dụ kích thích bắt mồi hiệu quả nhất, cho tỉ lệ sống (79,3%) và tăng trưởng (SGR=8,89%/ngày) cao nhất.

ABSTRACT


The experiments were conducted to find out the efficient weaning methods from live food to artificial food in rearing snakehead murrel larvae.

The first experiment was set up to determine the period of time and methods for effectively weaning artificial food in rearing snakehead murrel larvae. The experiment was randomly set up with 7 treatments with 3 replications. In the control treatment, Moina was gradually replaced by trash fish with 20% amount of trash fish increase per day. In the other treatments Moina (or trash fish) were gradually replaced by artificial food with 10% or 20% amount of artificial food increase per day, starting on days 10, 17 and 24 post-hatch. The experiment lasted for 5 weeks. The results showed that snakehead murrel larvae can be weaned artificial food at day 17 post-hatch with the replacing method which increased 10% amount of artificial food per day reached survival rate (64,7%) and specific growth rate (SGR=8,89%/ngày) was not significantly (p>0,05) compared to the control.

The second experiment based on the optimal results from the first experiment. The objectives of the experiment were to investigate the effects of different attractants on the effective utilization of artificial food at fry stage. The experiment included 4 treatments with 3 replications. The control treatment was done by feeding diet without attractant supplementation. The treatments (2, 3 and 4) were fed diets adding 2% fish protein hydrolysate, 2% squid liver oil and 2% earthworm liquid, respectively. The experiment lasted for 4 weeks. The results showed that 2% fish protein hydrolysate supplied as attractants had significantly higher survival rate (79,3%) and specific growth rate (SGR=8,89%/ngày) compared to the other treatments.

MỤC LỤC


Trang

LỜI CẢM TẠ i

CAM KẾT KẾT QUẢ ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

Giới thiệu 1

Mục tiêu của đề tài 2

Nội dung nghiên cứu 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc đen 3

2.1.1 Hệ thống phân loại 3

2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng 3

2.2 Một số nghiên cứu về ương cá bằng thức ăn chế biến 4

2.2.1 Phương thức tập ăn thức ăn chế biến trong quá trình ương

cá bột 4

2.2.2 Giai đoạn sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến của cá bột 6

2.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình tập ăn 8

2.2.4 Khẩu phần ăn và nhu cầu đạm của cá giai đoạn bột và giống

đối với thức ăn chế biến 9

2.2.5 Chất dẫn dụ trong thức ăn chế biến của cá 9

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Thời gian và địa điểm 12

3.2 Vật liệu nghiên cứu 12

3.3 Phương pháp thực nghiệm 14

3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột 14

3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ

khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen

giai đoạn bột 16

3.3.3 Chăm sóc và quản lý 17

3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu 18

3.3.5 Các chỉ tiêu tính toán 19

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 19

Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột 20

4.1.1 Các yếu tố môi trường 20

4.1.2 Tỉ lệ sống 20

4.1.3 Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng 24

4.1.4 Tỉ lệ ăn nhau 26

4.1.5 Tăng trưởng 29

4.1.6 Tỉ lệ chết 31

4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột 34

4.2.1 Các yếu tố môi trường 34

4.2.2 Tỉ lệ sống 34

4.2.3 Tăng trưởng 37

4.2.4 Tỉ lệ ăn nhau 38

4.2.5 Sự phân cỡ về khối lượng 40

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42

5.1 Kết luận 42

5.2 Đề xuất 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 49

Phụ lục A 49

Phụ lục B 55

Phụ lục C 58

DANH SÁCH BẢNG


Trang

Bảng 3.1: Thành phần nguyên liệu của thức ăn chế biến sử dụng trong thí

nghiệm 13

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm... 13

Bảng 3.3: Xuất xứ và thành phần hoá học chất dẫn dụ sử dụng trong thí

nghiệm 16

Bảng 4.1 : Các yếu tố lý hoá trong thời gian thí nghiệm 1 20

Bảng 4.2: Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau trước và sau 5 tuần thí nghiệm 29

Bảng 4.3 : Các yếu tố lý hoá trong thời gian thí nghiệm 2 34

Bảng 4.4 : Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau trước và sau 4 tuần thí nghiệm 37

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022