Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) - 2

DANH SÁCH HÌNH


Trang

Hình 2.1: Cá lóc đen (Channa striata) 3

Hình 3.1 : Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm 12

Hình 3.2: Thức ăn chế biến và cá biển được loại xương và xay nhuyễn sử dụng trong thí nghiệm 13

Hình 3.3: Thời điểm và phương thức tập ăn của các nghiệm thức trong thí

nghiệm 1 15

Hình 3.4: Cá bột cá lóc đen 10 ngày tuổi và hệ thống bể thí nghiệm trong thí

nghiệm 1 15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Hình 3.5: Các chất dẫn dụ sử dụng trong thí nghiệm 2 và thức ăn chế biến sau khi bổ sung chất dẫn dụ 16

Hình 3.6: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 2 17

Hình 4.1: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 21

Hình 4.2: Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 24

Hình 4.3: Sự phân cỡ về khối lượng ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày 25

Hình 4.4: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 26

Hình 4.5: Sự ăn nhau của cá lóc đen bột trong quá trình tập ăn thức ăn chế biến 27

Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 30

Hình 4.7: Tỉ lệ chết tự nhiên (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến

ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm 32

Hình 4.8: Sưởi ấm hệ thống bể thí nghiệm bằng đèn điện 33

Hình 4.9: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm 35

Hình 4.10: Cá tập trung tại sàn ăn để bắt mồi (NT bổ sung dịch cá) 36

Hình 4.11: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến có

bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm 39

Hình 4.12: Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức

ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau sau 4 tuần thí nghiệm ... 40

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DWG : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain) SGR : Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific Growth Rate) WG : Tăng trọng (Weigh Gain)

SR : Tỉ lệ sống

Wi : Khối lượng đầu

Wf : Khối lượng cuối TĂCB : Thức ăn chế biến TLAN : Tỉ lệ ăn nhau TLC : Tỉ lệ chết

Chương 1 GIỚI THIỆU

Cá lóc đen (Channa striata) là loài cá nước ngọt có kích thước lớn, thịt ngon và sinh trưởng nhanh. Cá phân bố tự nhiên trên các sông, kênh, rạch, đồng ruộng… Ở ĐBSCL cá lóc đen có thể nuôi thâm canh trong ao và bè đều đạt năng suất cao. Cá lóc đen là loài cá dữ, ăn thịt. Ngoài tự nhiên cá lóc đen ăn các động vật sống như cá, tép, ếch, nhái…nhưng khi nuôi trong ao và bè chúng có thể sử dụng được các loại thức ăn như tấm, cám, thức ăn viên, cá tạp… Hiện nay, cá lóc đen chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tươi (cá tạp nguyên con hay xay nhỏ). Bên cạnh đó, nghề nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là các loài cá dữ, chất lượng thịt ngon đang phát triển mạnh đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu cá tạp. Trong năm 2008 riêng tỉnh An Giang lượng cá tạp sử dụng trong nuôi cá lóc đã là 67.056 tấn, có 38 loài cá nước ngọt được sử dụng, trong đó hơn 50% là các loài cá kinh tế (Phan Hồng Cương, 2009). Việc sử dụng chủ yếu cá tạp trong nuôi cá lóc dẫn đến việc phụ thuộc của nghề nuôi vào nguồn cá tạp, chất lượng cá tạp, giá cá tạp cung cấp. Vì vậy việc phát triển nguồn thức ăn viên, thức ăn chế biến đang cần thiết nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả nghề nuôi, hạn chế việc khai thác và phụ thuộc nguồn cá tạp, giảm ô nhiễm môi trường.

Một số nghiên cứu cho thấy một số loài cá ăn động vật khi nuôi thương phẩm cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến như cá chẽm (Dicentrarchus labrax) (Infante et al., 1997), cá trê phi (Clarias gariepinus) (Verreth and Tongeren, 1989) … và thấy rằng thời điểm cá bột sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến, phương thức chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến cũng khác nhau tùy loài. Ở Việt Nam, cá lóc nói chung và cá lóc đen nói riêng khi nuôi trong ao bè đều có khả năng sử dụng thức ăn chế biến. Trong nghiên cứu cũng như ngoài thực tế, việc chuyển từ thức ăn tươi sang thức ăn chế biến được thực hiện càng sớm càng tốt nếu nó không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá bột. Nếu cá sử dụng tốt thức ăn chế biến sẽ hạn chế được bệnh lây nhiễm qua thức ăn tự nhiên, giảm chi phí và chủ động được nguồn thức ăn trong ương nuôi (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008). Do vậy việc nghiên cứu thời điểm và phương thức thích hợp khi chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến cho cá lóc đen giai đoạn bột là cần thiết. Chính vì lý do trên đề tài "Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (Channa striata)" được thực hiện.

Mục tiêu của đề tài

Tìm ra phương thức thay thế thức ăn hiệu quả trong ương cá lóc đen khi chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến để góp phần hạn chế việc sử dụng cá tạp trong ương nuôi cá lóc đen.

Nội dung nghiên cứu

Xác định thời điểm sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột.

Xác định phương thức thay thế từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột.

So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau của cá lóc đen giai đoạn bột.

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc đen


2.1.1 Hệ thống phân loại

Kết quả nghiên cứu hình thái học hiện nay đã công bố có 30 loài cá lóc họ Channidae, bao gồm 2 giống Channa và Parachanna phân bố chủ yếu ở Châu Á (27 loài) và Châu Phi (3 loài) (http://fishbase.org). Trong đó cá lóc đen có tên khoa học là Channa striata (Bloch, 1973) được phân loại như sau:

Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Channidae Giống: Channa

Loài: Channa striata (Block 1973)


Hình 2 1 Cá lóc đen Channa striata 2 1 2 Đặc điểm dinh dưỡng Cá lóc là loài 1

Hình 2.1: Cá lóc đen (Channa striata)


2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá lóc là loài cá dữ, thân tròn dài. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to hình chữ Y. Đ â y là loài cá dữ, ăn động vật điển hình. Quan sát ống tiêu hóa của cá l ó c cho thấy cá chiếm 63,01%, tép 35,94%, ếch nhái 1,03% và 0,02% là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ (Dương Nhựt Long, 1999).

Theo các nghiên cứu trước đây, cá lóc có sự lựa chọn thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn phát triển, thức ăn của cá thay đổi khi kích cỡ cá tăng. Cá mới nở còn sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng. Từ ngày thứ 4-5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Lúc này cá bột ăn được các loài động vật phù du vừa cỡ miệng chúng như luân trùng, trứng nước. Khi cá dài cỡ 5-6 cm chúng đã có thể rượt bắt các loài tép và cá có

kích cỡ nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10 cm, cá đã có tập tính ăn như cá trưởng thành (Phạm Văn Khánh, 2003). Theo Qin and Fast (1997), cá bột cá lóc đen có chiều dài 6-7 mm, độ mở của miệng là 0,55 mm sẽ chọn thức ăn là ấu trùng Artermia và không ăn thức ăn chế biến, khi cá đạt chiều dài 15-20 mm thì nhóm giáp xác râu ngành và giáp xác chân chèo chiếm 96% lượng thức ăn. Cá dài 30-40 mm thức ăn là động vật nổi giảm đáng kể và tăng thức ăn là động vật đáy. Cá có thể sử dụng thức ăn chế biến khi chiều dài thân 12 mm và cỡ miệng rộng đến 1 mm.

Cá lóc là loài cá dữ nên hiện tượng ăn lẫn nhau là khá phổ biến trong quá trình ương nuôi. Sự khác biệt về kích thước cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng ăn nhau, càng khác nhau về kích cỡ thì tỉ lệ ăn nhau càng tăng (Hecht and Pienaar, 1993). Cá lóc có tỉ lệ ăn nhau là 100% khi tỉ lệ chiều dài của cá nhỏ so với cá lớn là 0,35, tỉ lệ ăn nhau sẽ giảm tới 43% khi tỉ lệ chiều dài của cá nhỏ so với cá lớn tăng đến 0,64. Việc cho ăn cũng cũng làm giảm sự ăn lẫn nhau. Nếu không cho ăn thì hiện tượng ăn nhau là 83% nhưng sẽ giảm đến 43% khi cho ăn với tỉ lệ 15% trọng lượng thân. Tác giả cho rằng có thể giảm bớt ăn lẫn nhau bằng nhiều cách như phân cỡ và cho ăn theo nhu cầu (Quin and Fast, 1996b).

2.2 Một số nghiên cứu về ương cá bằng thức ăn chế biến


2.2.1 Phương thức tập ăn thức ăn chế biến trong quá trình ương cá bột

Các nghiên cứu trước đây cho rằng hoạt tính của men tiêu hóa thấp ở những ngày đầu cá ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác (Walford and Lam, 1993). Vì vậy, ở hầu hết các loài cá bột khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, chúng đòi hỏi có thời gian nhất định để phát triển khả năng thích nghi với thức ăn bên ngoài. Trong quá trình chuyển đổi từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn chế biến, một vài nghiên cứu cho thấy khi sử dụng kết hợp thức ăn chế biến với thức ăn tự nhiên thì hiệu quả sẽ tốt hơn là thay thế hoàn toàn bằng thức ăn chế biến ngay từ ban đầu. Sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá cũng được cải thiện hơn khi kết hợp 2 loại thức ăn này so với chỉ sử dụng thức ăn chế biến. Theo Guillaume et al. (2001) phương pháp chuyển đổi từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn chế biến ở giai đoạn cá bột như sau: (i) ở giai đoạn trung gian khi chuyển từ ăn Artermia sống sang ăn thức ăn chế biến, đối tượng nuôi sẽ được cho ăn động vật nổi đã chết (như Artermia đã được đông lạnh hoặc sấy khô);

(ii) cho ăn đồng thời thức ăn tự nhiên và thức ăn chế biến với tỉ lệ thức ăn tự nhiên là 10% - 50% trong khẩu phần ăn. Cách này có thể áp dụng từ giai

đoạn rất sớm; (iii) Như cách thứ 2, nhưng cho ăn ở giai đoạn muộn hơn sẽ hạn chế được sự phân đàn.

Qin et al. (1997) thử nghiệm trên cá lóc đen bột cho thấy việc sử dụng kết hợp thức ăn chế biến và Artermia sống cho tỉ lệ sống cao nhất (82%) và cá chết 100% ở nghiệm thức chỉ cho ăn thức ăn chế biến. Nhóm tác giả này cũng chứng minh rằng có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến theo phương pháp sau: (i) Cho cá ăn ấu trùng Artermia có bổ sung thức ăn chế biến trong 30 ngày, sau đó loại bỏ dần ấu trùng Artermia trong giai đoạn 7-10 ngày; (ii) Chỉ cho cá ăn ấu trùng Artermia sống trong 30 ngày, 7-10 ngày tiếp theo cho ăn kết hợp giữa Artermia sống với thức ăn chế biến và sau cùng chuyển hoàn toàn sang thức ăn chế biến.

Tương tự Kling and Hamlin (2001) đã thử nghiệm tập ăn trên cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefius) theo phương pháp: (i) Cá bột được cho ăn Rotifer đến 21 ngày tuổi; (ii) Cho ăn kết hợp Artermia với Rotifer trong 5 ngày tiếp theo, sau đó chỉ cho ăn Artermia đến 42 ngày tuổi; (iii) Cho ăn kết hợp Artermia và thức ăn chế biến với hàm lượng Artermia giảm dần và loại hẳn Artermia trong 7 ngày. Tương tự trên cá trê (Clarias gariepinus), cá được cho ăn Artermia trong khoảng từ 4-6 ngày, sau đó tập ăn thức ăn chế biến bằng cách tăng dần tỉ lệ thức ăn chế biến và giảm dần tỉ lệ Artermia trong 4 ngày (Artermia/thức ăn chế biến: 75/25; 50/50; 25/75; 0/100) (Verreth and Tongeren, 1989).

Một số nghiên cứu còn lưu ý đến thời gian cho ăn trong ngày, như trong thử nghiệm của Alves et al. (2006) trên cá móp (Centropomus parallelus) tác giả cũng cho ăn cùng lúc Artermia và thức ăn chế biến với hàm lượng Artermia giảm dần và loại hẳn trong 3 ngày, nhưng trong thời gian tập ăn, thức ăn chế biến sẽ được cho ăn trước Artermia khoảng 30 phút. Hart and Purser (1996) tập ăn trên cá bơn xanh (Rhombosolea tapirina Gunther) ở 23 ngày tuổi cũng bằng cách giảm dần Artermia và tăng dần thức ăn chế biến trong vòng 10 ngày trước khi chuyển sang ăn hoàn toàn bằng thức ăn chế biến, nhưng thức ăn nhân tạo sẽ được cho ăn 3 lần/ngày trong khi Artermia chỉ cho ăn 1 lần/ngày và vào lần cuối cùng trong ngày. Tác giả cho rằng kéo dài thời gian tập ăn vượt quá 10 ngày sẽ làm tăng chi phí Artermia trong quá trình ương. Tương tự trên cá bơn (Solea solea) thức ăn tươi sống cũng được cho ăn 1 lần/ngày trong suốt thời gian tập ăn, thức ăn chế biến sẽ được cho ăn sau thức ăn tươi 8 giờ (Gatesoupe, 1983).

Trên cá bơn (Solea senegalensis) khi cho cá sử dụng thức ăn kết hợp trong thời gian khá dài, giai đoạn từ 3 đến 43 ngày tuổi với tỉ lệ thức ăn tự

nhiên : thức ăn chế biến là 1:1 sau đó sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến đã cho kết quả tăng trọng không khác biệt so với nghiệm thức chỉ cho ăn thức ăn tự nhiên. Nếu không có giai đoạn cho ăn kết hợp, cá sẽ chết hoàn toàn trong giai đoạn cho ăn thức ăn chế biến, cá sử dụng thức ăn chế biến ngay từ ngày đầu tiên (3 ngày tuổi) cũng thu được kết quả tương tự (Canãvate and Diáz, 1999). Điều này cho thấy việc thay thế hoàn toàn thức ăn tự nhiên bằng thức ăn chế biến trong những ngày đầu ăn ngoài hoặc sự chuyển đổi đột ngột từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn chế biến sẽ không mang lại kết quả khả quan.

Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng ở giai đoạn bắt đầu ăn ngoài, các men tiêu hoá của cá bột không đủ khả năng tiêu hoá thức ăn chế biến, chính vì vậy các men ngoại sinh được cung cấp từ thức ăn tự nhiên là cần thiết cho cá ở giai đoạn này (Dabrowski and Glogowski, 1977; Cahu and Infante, 2001). Một thử nghiệm khác trên cá vược vàng (Percichthyidae) cũng chứng minh rằng sự thay thế dần Zooplankton bằng thức ăn chế biến với tỉ lệ thay thế là 10% TĂCB/ngày đã mang lại hiệu quả cao (tỉ lệ sống 78%), trong khi đó nếu chuyển đột ngột từ thức ăn Zooplankton sang thức ăn chế biến thì có tỉ lệ sống rất thấp (13,3%) (Herbert and Graham, 2003).

Các phương pháp trên cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Kolkovski et al. (1997) trên cá chẽm (Dicentrarchus labrax) khi cho ăn kết hợp thức ăn chế biến và Artermia, trên Sander lucioperca khi cho ăn kết hợp với chế độ giảm dần Artermia và tăng dần lượng thức ăn chế biến (Kestemont et al., 2007). Ở cá lóc bông (Channa micropeltes), sự kết hợp giữa thức ăn chế biến với trùn chỉ hoặc cá xay đã cải thiện được những bất lợi về tăng trưởng và tỉ lệ sống (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004). Tương tự cá còm (Chitala chiitala) sử dụng thức ăn kết hợp giữa trùn chỉ và thức ăn chế biến cũng cho tỉ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn so với sử dụng đơn thuần cá xay hoặc thức ăn chế biến (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy, 2008).

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến sớm bằng cách cho ăn kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn chế biến (với hàm lượng tăng dần tỉ lệ thức ăn chế biến và giảm tỉ lệ thức ăn tự nhiên) ở giai đoạn trước khi cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến.

2.2.2 Giai đoạn sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến của cá bột

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toàn bằng thức ăn nhân tạo không thể thực hiện được trong ương nuôi hầu hết các loài cá nguyên nhân do thức ăn nhân tạo không kích thích

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022