Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Lãi lỗ của chiến lược Short Straddle 49

Bảng 1.2: Bảng lãi lỗ chiến lược Short Strangle 52

Bảng 1.3: Lãi lỗ của chiến lược Long Put Butterfly 56

Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm phái sinh trong tổng doanh thu và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại 64

Bảng 2.2: Độ sâu tài chính M2/GDP tại một số quốc gia trong khu vực 79

Bảng 2.3: Doanh số thực hiện quyền chọn tiền tệ trong 2 năm 2006-2007 86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Bảng 2.4: Trạng thái ngoại tệ cuối năm của VCB 88

Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ - VND của Vietcombank 88

Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 2.6: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường quốc tế của Vietcombank 89

Bảng 2.7: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường trong nước của Vietcombank 89

Bảng 2.8: Doanh số mua bán ngoại tệ với NHNN và phục vụ xăng dầu của Vietcombank 90

Bảng 3.1: Doanh số hoạt động ngoại hối và hoạt động phái sinh ngoại hối của thế giới giai đoạn 1995 -2007 100

Bảng 3.2: Hoạt động của thị trường ngoại hối truyền thống 101

Bảng 3.3: Hoạt động của thị trường ngoại hối phái sinh 102

Bảng 3.4: Doanh số hoạt động ngoại hối theo cặp tiền tệ 103

Bảng 3.5: Doanh số hoạt động quyền chọn theo cặp tiền tệ 104


7


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1: Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn mua 14

Hình 1.2: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn mua 14

Hình 1.3 : Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn bán 15

Hình 1.4: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn bán 15

Hình 1.5: Mô hình chiến lược Short Straddle 47

Hình 1.6: Mô hình chiến lược Short Strangle 52

Hình 1.7: Mô hình chiến lược Long Put Butterfly 55

Hình 1.8: Mô hình chiến lược Long Condor 58

Hình 2.1: Biểu đồ Lãi từ kinh doanh ngoại hối năm 2003 – 2006 của Eximbank ... 82 Hình 2.2 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Eximbank 83

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ trọng doanh số giao dịch quyền chọn tiền tệ của Vietcombank

.............................................................................................................................. 91


8


MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO vào tháng 112006 và bắt đầu thực hiện các cam kết với tổ chức này vào tháng 1-2007. Căn cứ theo lộ trình gia nhập WTO, những quy định hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài sẽ dần dần bị loại bỏ và một sân chơi bình đẳng đang hình thành ngày càng rõ nét. Sự cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam phải đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tiến tới giành thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh.

Đứng trước thực tiễn đó, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã và đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thể hiện qua sự phong phú về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống, các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó phải kể đến các nghiệp vụ tài chính phái sinh như: nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ... và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.

Tháng 2/2003, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức cho thực hiện thí điểm tại Eximbank nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ mà trước tiên là quyền chọn ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Đây là một trong những nghiệp vụ phái sinh quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp và đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng. Hơn năm năm thực hiện, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc giới thiệu và đưa công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ đến các đối tượng khách hàng nhưng nhìn chung đến nay nghiệp vụ này vẫn còn khá mới mẻ, chưa được triển khai rộng rãi tại các Ngân hàng. Trước thực tế này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam” để tìm ra những tồn tại, khó khăn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt trong quá trình triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, từ đó tìm ra hướng giải quyết, cũng như đưa ra đề xuất, kiến nghị về chính sách đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ có thể phát triển và phổ biến hơn ở Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu


9


Liên quan đến đề tài các công cụ tài chính phái sinh nói chung và đề tài Quyền chọn tiền tệ nói riêng, trên thế giới đã có những nghiên cứu của tác giả Robert Kolb với How i trade optionsvà Giáo sư Jon Najarian với cuốn sách Understanding Options... Ở Việt Nam, những nghiên cứu về đề tài quyền chọn tiền tệ chủ yếu mang tính lý thuyết, khả năng ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam còn chưa cao. Với luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khó khăn, tồn tại mà các ngân hàng phải đối mặt từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ quyềnchọn trên thế giới, thừa nhận các kết quả nghiên cứu về định giá quyền chọn, tìmhiểu các loại quyền chọn trong đó nghiên cứu sâu về quyền chọn tiền tệ. Trên cơ sởđó, phân tích thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam. Từnhững những phân tích đó, đề tài rút ra những hạn chế của các ngân hàng trong quátrình đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ vào thị trường Việt Nam.

Cuối cùng, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực cũng như ứng dụngcác mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để khắc phục những hạn chế, tạođiều kiện phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mạiViệt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu về nghiệp vụ quyền chọntiền tệvới vai trò là nghiệp vụ giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệpViệt Nam và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho các ngân hàng thương mại. Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn hai Ngân hàng thương mại là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là những Ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.

4. Mục đích nghiên cứu


Formatted: Indent: First line: 0.5", Right: 0" Line spacing: Multiple 1.4 li


10


Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ các Ngân hàng thương mại Việt Nam, mục đích của luận văn là đề xuất các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm tháo gỡ khó khănmà các Ngân hàng thương mại Việt Nam gặp phải, đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ ngày càng phát triểnmạnh mẽ và phổ biếntại Việt Nam.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ; 2) Nghiên cứu thực tiễn việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam; 3) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nghiên cứu những khái niệm và thuật ngữ cơ bản về nghiệp vụ quyền chọn nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ nói riêng.

Nghiên cứu thực trạng và khả năng xây dựng, phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam.

Nghiên cứu thực trạng quá trình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại, những khó khăn, hạn chế và bất cập.

Nghiên cứu một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và sử dụng các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để phát triển nghiệp vụ này tại các ngân hàngthương mại.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản như sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hoá lý thuyết.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.

Nhóm phương pháp phụ trợ: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.

7. Kết cấu của luận văn:

Formatted: Indent: First line: 0.5", Right: 0" Line spacing: Multiple 1.4 li


Formatted: Bullets and Numbering


11


Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ quyền chọn và quyền chọn tiền tệ.

Chương 2: Thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.


12


13‌


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌNQUYỀN CHỌN TIỀN TỆ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

Hợp đồng quyền chọn (Option Contract): là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán quyền chọn, theo đó bên bán quyền đồng ý trao cho bên mua quyền một quyền chọn, chứ không phải nghĩa vụ, để thực hiện quyền mua hoặc không mua, bán hoặc không bán một lượng hàng hóa cơ sở nhất định, có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán,…. theo một mức giá hoặc tỷ giá được thỏa thuận và định trước trong hợp đồng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định kể từ ngày mua quyền chọn.

. Bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn một khoản tiềngọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn ngay tại thời điểm ký hợp đồng muaquyền chọn.

Quyền chọn mua (Call Option): là quyền được mua một lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.

Quyền chọn bán (Put Option): là quyền được bán một loại hàng hóa cơ sở nhất định tại tỷ tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.

Bên bán quyền chọn (Seller of options): là bên phát hành quyền chọn, sau khi đã thu phí quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa cơ sở, tại một thời điểm trong hạn định của hợp đồng khi người mua muốn thực hiện quyền chọn, theo tỷ giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán có vùng lời giới hạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lỗ là vô hạn (Xem hình 1.2 và hình 1.4).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023