Xúc Tiến Và Quảng Bá Nhằm Mở Rộng Thị Trường Du Lịch Văn Hóa


vậy nên nghiên cứu lựa chọn điểm/cụm điểm di tích/danh thắng để tập trung chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nên điểm nhấn thu hút khách du lịch. Với đặc điểm tài nguyên du lịch văn hóa hiện tại của địa phương, có thể chọn Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK làm trọng tâm trong chiến thuật tạo điểm nhấn thu hút.

3.2.6. Liên kết với các điểm du lịch phụ cận

Ngày 03/05/200, Thủ tưởng chính phủ đã ra quyết định số 679/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ “Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030”. Vì vậy, Thái Nguyên nói chung và Định Hóa nói riêng phải đầu tư tôn tạo ưu tiên cho các di tích nằm trong cụm, tuyến di tích chung, hệ thống di tích theo lộ trình Thái Nguyên-Tuyên Quang-Bắc Kạn. Tuyến giao thông liên tỉnh ATK Định Hóa đi Tân Trào (Sơn Dương-Tuyên Quang) và ATK Định Hoá đi Chợ Đồn (Bắc Kạn) cần hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng tốt để mở ra nhiều triển vọng mới trong phát triển du lịch của 3 địa phương liền kề. Đồng thời, cùng với việc phát triển hệ thống giao thông, Định Hóa cũng tỉnh chủ trương xây dựng các tuyến du lịch về nguồn cách mạng kết hợp du lịch sinh thái liên kết 3 tỉnh với những điểm dừng chân nhu ATK Định Hóa, ATK Tân Trào, ATK Bắc Kạn, hồ Núi Cốc, hồ Na Hang, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể…

Trong khuôn khổ Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI (diễn ra từ 18 - 20/11/2014), do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức, đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đây là một hoạt động xúc tiến nhằm liên kết các di sản văn hóa vùng Việt Bắc để cùng phát triển du lịch, đặc biệt là với Thái Nguyên, trung tâm vùng Việt Bắc. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả công việc này thì Định Hóa nói riêng và Thái Nguyên nói chung cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

- Chủ động xây dựng các chương trình phối hợp phát triển du lịch với các tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn...

- Xây dựng nhiều tour liên kết giữa Thái Nguyên với các tỉnh như: Thái Nguyên - Thiền viện Trúc Lâm - Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Thái Nguyên - Động Tam Thanh, Nhị Thanh, cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn); Thái Nguyên

- hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - Pác Bó, thác Bản Giốc (Cao Bằng); ATK Định Hóa (Thái


Nguyên) - Khu di tích lịch sử Tân Trào, suối khoáng Mỹ Lâm (Tuyên Quang) - Đồng Văn, Lũng Cú (Hà Giang)...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

- Mở các tour du lịch mới gắn kết các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng gồm: Hồ Núi Cốc, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Khu di tích Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), danh thắng Yên Tử, vịnh Hà Long (Quảng Ninh)…

- Có kế hoạch liên kết hiệu quả giữa các tỉnh trong việc tăng cường, quảng bá sản phẩm du lịch; xuất bản các ấn phẩm về du lịch, giới thiệu về điểm đến, nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch mới, tổ chức các cuộc giao lưu, nhằm gặp gỡ, trao đổi với các đối tác, hoàn thiện chương trình tour hoặc nối kết tour giữa các doanh nghiệp... để cùng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 14

3.2.7. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa

Đối với cơ quan quản lý cần rà soát, đánh giá một cách khoa học nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện và toàn ngành, làm cơ sở cho việc lập các quy hoạch chi tiết và các dự án phát triển. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện và chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch văn hóa đã được phê duyệt một cách hiệu quả. Có chính sách phát triển các ngành kinh tế du lịch một cách hợp lý phải lựa chọn và xác định cơ cấu kinh tế hợp lý. Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND huyện xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, quy chế quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu du lịch đã được đầu tư và xây dựng, thẩm định các dự án phát triển của ngành.

Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vào đầu tư kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh du lịch. Tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực cho toàn ngành từng bước triển khai thực hiện tiêu chuẩn hóa lực lượng lao động. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong huyện như: Ngành Văn hóa-thông tin, giao thông vận tải, bưu điện và các ngành liên quan phối hợp đầu tư các dự án ở các điểm, khu du lịch văn hóa và phối hợp với địa phương có các điểm du lịch văn hóa


nằm trong quy hoạch phát triển làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên du lịch đã được quy hoạch mà chưa có điều kiện khai thác.

Xây dựng đội quản lý các khu du lịch, các di tích lịch sử trong huyện để thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ phát triển hay xuống cấp của nó. Đưa ra các bài toán, các biện pháp cũng như sự can thiệp tốt nhất cho các di tích, điểm du lịch tránh can thiệp thô bạo vào các di tích lịch sử, di tích lịch sử cách mạng,… Huyện cần tăng cường mối quan hệ với các huyện khác trong tỉnh, tạo ra không gian du lịch rộng lớn, thiết lập các tour du lịch liên huyện, liên tỉnh đưa sản phẩm du lịch huyện sớm hòa nhập với du lịch cả nước.

Mỗi năm khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa đón từ 5 đến 7 vạn lượt khách tham quan, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xử lý rác thải cũng là một vấn đề gặp rất nhiều khó khăn, số lượng trang thiết bị còn hạn chế, chưa có mô hình thu gom và xử lý rác thải đồng bộ ảnh hưởng đến môi trường tham quan du lịch và chất lượng phục vụ khách, vì vậy công tác bảo vệ, vệ sinh tại khu di tích là việc làm rất cần thiết đòi hỏi có sự quan tâm, đầu tư kinh phí, trang thiết bị của các cấp, các ngành để đảm bảo cho khu di tích lịch sử và hệ sinh thái ATK Định Hóa luôn xanh – sạch - đẹp.

Tập trung thực hiện nội dung “Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch” đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011. Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành để kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để những hành vi cướp giật tài sản, lừa đảo,... Với hành vi như gian lận, tăng giá, chặt chém, đeo bám, ép khách du lịch thì chính quyền địa phương cần đưa ra quy định kinh doanh dịch vụ với mức giá thống nhất, thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện cơ sở kinh doanh, hay người dân có những hành vi như trên sẽ xử phạt theo quy định.

Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin kịp thời đến cho khách du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, việc giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch du lịch. Khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường du lịch trên địa bàn. Ngoài ra cũng cần có những biện


pháp xử phạt kèm theo với những đối tượng có hành vi phá hoại môi trường, có những hành động gây mất trật tự, đánh lộn trên địa bàn.

Thành lập các đội dân quân tại các khu, các điểm du lịch tuần tra vào ban đêm, để đảm bảo an ninh trật tự tại khu điểm du lịch. Có biện pháp xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy ra. Công tác tuần tra cần phải có sự tham gia hợp tác của cả cộng đông trong điểm, khu du lịch. Thành lập các trạm kiểm soát tại các khu các điểm du lịch, đặc biệt ở mỗi bản phát triển du lịch văn hóa cần có trạm kiểm soát sự ra vào của khách và người lạ khi vào bản, việc này đảm bảo vai trò giữ trật tự an ninh, tránh trường hợp xảy ra trộm cắp. Khi phát hiện nghi ngờ những đối tượng xấu cần phải phân công theo dõi chặt chẽ, đối phó nhanh chóng.

Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, việc phát triển du lịch văn hóa gắn liền với các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư, người dân chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách. Vì vậy ấn tượng của khách về du lịch tại điểm ra sao phụ thuộc lớn vào cộng đồng. Tuyên truyền cho người dân biết sự quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của mình cũng như của du khách, hình thành nét đẹp chung đó là không lấy bất cứ thứ gì của du khách hay chính là của những người cùng địa phương vì làm được điều này đã là thành công bước đầu để hấp dẫn du khách đến với địa phương.

3.2.8. Bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa

Bảo vệ và giữ gìn, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương giá trị văn hóa của địa phương là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một điểm du lịch văn hóa. Chính vì vậy, huyện cần có biện pháp cụ thể hơn trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của huyện.

Xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, viết bài hay thi nấu các món ăn truyền thống và mang đậm đà bản săc văn hóa địa phương. Qua đó cũng có dịp giới thiệu đến khách du lịch, đồng thời đây cũng là sự kiện thu hút sự chú ý của du khách và người dân địa phương. Cấp huyện hàng năm tổ chức Liên hoan Dân ca dân vũ các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn huyện để củng cố và phát huy vốn văn nghệ cổ truyền của địa phương. Tổ chức hội thi ẩm thực truyền thống và hội thi trang phục truyền thống để giữ gìn cũng như quảng bá nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc Định Hóa.


Nghiên cứu, khôi phục lại nét văn hóa truyền thống của người dân trên huyện: lễ hội, các điêu múa, bài hát, thơ văn… Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu được những: tập quán sinh hoạt, văn hóa ứng xử, văn hóa kết bạn, văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng, văn hóa văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số, các loại nhạc cụ dân tộc, một số trò chơi truyền thống, các lễ/hội truyền thống. Từ đó, chính quyền và ngành du lịch địa phương có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn, khôi phục, bảo tồn và phát triển những nét văn hóa tinh túy độc đáo và đặc sắc của từng loại hình văn hóa. Ví dụ như: khuyến khích đồng bào mặc trang phục dân tộc mình trong những dịp lễ/tết, những sự kiện chính trị, các ngày hội văn hóa thể thao, trong các sự kiện lớn của địa phương và của tỉnh. Mỗi năm tổ chức mở từ 05 lớp hát Then, đàn Tính; 05 lớp hát Sli, hát Lượn trở lên cho các xã trong huyện. Mở rộng mô hình hát Sli, hát Lượn dân tộc Tày-Nùng vùng ATK Định Hóa. Lựa chọn một số bài hát Then, hát Sli, hát Lượn để đưa vào truyền dạy tại các trường học thông qua sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn/Đội.

Tìm hiểu về các nghề truyền thống của địa phương, đồng thời có biện pháp khôi phục lại các nghề này vừa bảo tồn, tôn tạo lại những ngành nghề truyền thống của địa phương bằng cách mở các lớp học nghề mời các nghệ nhân trong làng truyền lại, vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế cho người dân, giải quyết vấn đề việc làm. Đối với những nghề truyền thống có khả năng tái hoạt động và tạo ra sản phẩm có thể sử dụng trong cuộc sống và phục vụ cho du khách tham quan như nghề dệt, nghề đan lát… thì biện pháp bảo tồn là sưu tầm/ghi chép/quay phim tư liệu những kinh nghiệm của người cao tuổi hiện còn sống. Đồng thời, huyện phải có những hoạt động nhằm truyền dạy nghề từ nghệ nhận cao tuổi cho các thế hệ sau, tiếp đó phục dựng lại không gian hoạt động truyền thống đưa các sản phẩm đó nhân rộng, trưng bày trong nhà trưng bày hoặc nhà văn hóa để lưu giữ và giới thiệu với khách tham quan. Các sản phẩm làng nghề khi được khôi phục, ngoài yếu tố phục vụ cuộc sống và phát huy văn hóa truyền thống thì cần chú trọng đến công tác quảng bá phục vụ phát triển du lịch văn hóa và đưa các sản phẩm đó ra thị trường biến chúng thành sản phẩm du lịch văn hóa.

Giữ gìn và phát huy lễ Cầu phúc, lễ Cầu mùa và các nghi lễ chủ yếu của từng dân tộc theo phương châm: khai thác pháy huy mặt tích cực/tiến bộ, loại bỏ những mặt tiêu cực/lạc hậu; kiên quyết loại bỏ những tập tục lạc hậu, tệ mê tín dị đoan trong sinh hoạt văn hóa; thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí. Từng bước khôi phục


một số mô hình không gian văn hóa về lễ hội và không gian diễn xướng dân ca dân tộc như hát Then, hát Lượn, hát Đối… Hạn chế hình thức “sân khấu hóa” làm mất không gian văn hóa dân tộc cổ truyền. Đưa một số trò chơi dân gian vào trong chương trình hoạt động hè và ngoài trời dành cho các em thiếu nhi. Đầu tư kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn nghi lễ, lễ hội cổ truyền và không gian diễn xướng dân gian. Qua đó, tổ chức quay phim/ghi âm/chụp ảnh làm tư liệu lâu dài. Đặc điệt là đối với những nét văn hóa truyền thống có nguy cơ thất truyền và những bài dân ca, điệu vũ dân tộc còn lại của các nghệ nhân cao tuổi.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp dân cư về trách nhiệm bảo tồn các di sản cũng như để người dân thấy được tầm quan trọng của công tác bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc mình, cũng như để họ biết cách giữ gìn truyền thống ấy bằng một số biện pháp như: mở các cuộc thi hiểu biết văn hóa giữa các làng, có chính sách khen thưởng tuyên dương những cá nhân, làng bản có thành tích trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống… Xây dựng các đội văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của tất cả các hộ gia đình trong xã, thường xuyên tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm, đây là đội văn nghệ nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của xã và sẽ là đội văn nghệ tham gia biểu diễn phục vụ cho du khách.

3.2.9. Xúc tiến và quảng bá nhằm mở rộng thị trường du lịch văn hóa

Hiện nay điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra giữa các doanh nghiệp. Đồng thời khách hàng có thể tự do lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ ưa thích. Như vậy vấn đề tuyên truyền quảng bá thu hút sự quan tâm là hết sức cần thiết. Chính vì vậy du lịch Định Hóa phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong công tác xúc tiến du lịch nhằm mở rộng thị trường.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; thường xuyên cập nhật thông tin cho khách tham quan, giới thiệu về ATK Định Hóa, các dịch vụ du lịch trên Internet, xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi; - tận dụng các trang web của Đài truyền hình Thái Nguyên, thường xuyên gửi bài viết và thông tin du lịch về du lịch huyện Định Hóa, các chương trình khuyến mại, các sản phẩm du lịch mới,…

- Chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức các sự kiện về tuần lễ du lịch, chuỗi sự kiện cần mở rộng đến di tích vùng ATK Định Hoá để góp phần thúc đẩy về chất lượng quảng bá du lịch


- Phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, các nhà trường trên địa bàn nhằm đưa học sinh đến tham quan di tích góp phần phát huy hiệu quả phòng trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, gắn kết chặt chẽ với các Công ty du lịch, ký kết các hợp đồng phục vụ khách tham quan nhằm khai thác tối đa thị trường khách nội địa.

- Lấy một số địa danh ở ATK để gắn biển tên phố, đường ở thành phố Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội góp phần để tri ân lịch sử và mang nhiều ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ.

- Thiết kế biển quảng cáo, panô, áp phích độc đáo đổi mới theo năm (theo chủ đề) để treo ở các ngã ba, ngã tư đường lên Định Hóa vừa có chức năng chỉ đường vừa gây sự chú ý và quan tâm của người dân cũng như du khách.

- Liên kết với các nhà xe, bến xe khách Thái Nguyên để thuê lại diện tích bề mặt xe để dán quảng cáo du lịch Định Hóa, có thể treo băng rôn những nơi gây được chú ý như bến xe, UBND huyện,…

- Học hỏi bài học kinh nghiệm của Điện Biên về việc xây dựng phim ảnh giới thiệu về đất và người Định Hóa với nền văn hóa truyền thống và tiềm năng du lịch văn hóa gửi tặng cho du khách, các cơ quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tặng cho Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, trình chiếu trên màn ảnh rộng của trung tâm Thành phố Thái Nguyên để thu hút sự quan tâm chú ý của người dân.

- Các điểm du lịch thiết kế tập gấp, tờ rơi lạ mắt và đầy đủ về thông tin cho du khách để tiếp cận đến các sản phẩm du lịch dễ dàng hơn.

- Tận dụng tối đa phương tiện mạng xã hội như facebook, email… mời các blogger viết bài bình luận, chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch, mẹo vặt… lên trang của huyện. Ngoài ra có thể nhận đặt tour qua facebook, email để từ đó tận dụng email của họ thực hiện chính sách tri ân, cảm ơn khách hàng lên trang cá nhân của họ, đó cũng là hình thức quảng cáo tốt.

- Hợp tác với các công ty kinh doanh các lĩnh vực liên quan nhưng không cạnh tranh với du lịch ở huyện để cùng tài trợ ví dụ như các doanh nghiệp chè Hoàng Bình, bến xe khách Thái nguyên,… chính sự liên kết này tạo ra sản phẩm du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng được phong phú đa dạng, tạo tính liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp đem đến sự thuận tiện và hài lòng nhất cho du khách.


- Thiết kế và xuất bản các cuốn sách, ảnh giới thiệu các nghề sản xuất thủ công truyền thống như nghề sản xuất rượu, thổ cẩm, chè,… Trong sách sẽ giới thiệu về nguồn gốc, các dụng cụ lao động, phương thức sản xuất cũng như hình ảnh các sản phẩm đặc trưng, cuốn sách này sẽ như một đặc phái viên du lịch của địa phương, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế.

- Nên gắn liền công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa Định Hóa ngay tại điểm cung cấp bưu chính, viễn thông. Có thể kết hợp với những đơn vị đó thực hiện chiến dịch nhắn tin quảng cáo về du lịch văn hóa của Định Hóa đến với du khách, ví dụ như tin chào mừng, tin giới thiệu ngắn về các điểm tham quan, tin thời tiết, tin lưu ý về những hiện tượng tiêu cực như nạn trộm cắp, móc túi trong lễ hội…

3.2.10. Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia

Để lợi ích kinh tế từ du lịch được phân phối hợp lý giữa các bên tham gia, đồng thời nâng cao sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch, qua tìm hiểu một số điểm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng đã phát triển như bản Lác, bản Văn ở Hòa Bình,… Qua khảo sát thực tế cũng như kế thừa kết quả nghiên cứu từ nhiều công trình khoa học, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất xây dựng các mức thỏa thuận lợi ích mà các bên tham gia có thể được hưởng trong quá trình làm du lịch văn hóa như sau:

Chọn đối tượng tham gia

Cần ưu tiên cho những người nghèo, phụ nữ vào tham gia cung cấp các hoạt động dịch vụ cho khách du lịch để được hưởng lợi từ du lịch. Cụ thể người nghèo có thể tham gia vào các hoạt động sau: tham gia tổ biểu diễn văn nghệ, tổ nấu ăn phục vụ khách và thuyết minh dẫn đường; bán các sản phẩm nông sản của gia đình cho tổ nấu ăn để phục vụ khách như: cá, thịt gà, rượu, chuối, rau quả…; tham gia tổ dệt vải và bán các sản phẩm dệt hoặc đặc sản địa phương. Đặc biệt quan tâm đến các nghệ nhân trên địa bàn, kêu gọi và thu hút họ tham gia hoạt động du lịch văn hóa với các công việc như: truyền dạy cho các thế hệ trẻ các nghê thủ công truyền thống, phát triển nghề và làng nghề; dạy lại cho thế hệ trẻ, các thành viên trong nhóm biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách những làn điệu dân ca cổ truyền đã bị mai một, hạn chế tối thiểu các làn điệu biểu diễn sai lệch; là hướng dẫn viên cho những du khách muốn tìm hiểu về các làng nghề thủ công truyền thống, những làn điệu cổ truyền.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí