Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội - 11

Ban hành các quy chế quản lý và tổ chức thực hiện triển khai xây dựng các dự án về du lịch nghỉ dưỡng trong giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030.

3.3.3. Đối với UBND huyện Ba Vì


UBND huyện Ba Vì và các Ban ngành liên quan tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các dự án du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện. Có chính cách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn.

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Ba Vì cần nhanh chóng xây dựng, tham mưu cho UBND huyện Ba Vì ban hành các nguyên tắc chỉ đạo cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Xúc tiến công tác đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá du lịch nghỉ dưỡng của huyện.

Tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức môi trường để xây dựng các dự án quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện phát triển du lịch bền vững.

Phòng văn hóa thông tin của huyện cần tuyên tuyền, xúc tiến quảng bá du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì

Tiểu kết chương 3


Từ thực tế nghiên cứu đề tài trong chương 2 đã chỉ ra những mặt tồn tại của du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì. Và nhằm đưa du lịch nghỉ dưỡng của huyện Ba Vì trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng thu hút khách trong nước và quốc tế. Trong chương 3 đã đưa ra một số các giải pháp chung, cụ thể và một số kiến nghị nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề tồn tại của du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Để loại hình du lịch nghỉ dưỡng của Ba Vì trở thành một trong những loại hình phát triển nhất và là nguồn thu chính của du lịch huyện Ba Vì thì UBND huyện Ba Vì cùng với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện và các nhà đầu tư du lịch của huyện trong tương lai cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về: Vấn đề quy hoạch, công tác quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đầu tư, đội ngũ nhân viên, các chính sách liên quan tới sản phẩm, maketing, môi trường v.v. Có như vậy du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong tương lai.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội - 11


Huyện Ba Vì – Hà Nội là một huyện hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh đẹp, thiên nhiên hoang sơ, nguồn suối khoáng dồi dào… Là nơi có tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động du lịch nghỉ dưỡng của huyện Ba Vì vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Định hướng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng là phù hợp với xu thế phát triển nhu cầu của cả thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế và đặc biệt là thị trường mục tiêu mà du lịch Ba Vì hướng tới là thị trường khách nội vùng.

1. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Toàn bộ cơ sở lý luận ở chương 1 là định hướng cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài trong chương 2 của luận văn. Các cở sở lý luận khoa học về tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng, các điều kiện về cung và cầu của du lịch nghỉ dưỡng được đưa ra một cách hệ thống bằng số liệu thực tế, phân tích đánh giá ở chương 2 của luận văn.

2. Dựa trên cơ sở lý luận, luận giải trong chương 1, chương 2 luận văn đã đi sâu và nghiên cứu từ thực tế, thông qua các chương trình nghiên nghiên cứu khảo sát thực địa, thông qua điều tra thực tế, tổng hợp các thông tin và số liệu sơ cấp và thứ cấp tổng hợp phân tích và đánh giá một cách chủ quan về đề tài. Chương 2 đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng của huyện Ba Vì. Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng du lịch huyện Ba Vì thông qua các tư liệu thực tế và số liệu điều tra. Chỉ ra các mặt còn hạn chế và tồn tại của huyện Ba Vì trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Đó cũng chính là nguyên nhân mà loại hình du lịch nghỉ dưỡng của huyện Ba Vì chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch.

3. Từ những nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánh giá của chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển

du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì, dựa trên điều kiện thực tế và chủ chương, 74

chính sách phát triển du lịch của Việt Nam, của thành phố Hà Nội và của chính thực tiễn phát triển du lịch Ba Vì. Các giải pháp đó bao gồm: Vấn đề quy hoạch, công tác quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đầu tư, đội ngũ nhân viên, các chính sách liên quan tới sản phẩm, maketing, môi trường v.v. và một số kiến nghị đối với UBND huyện Ba Vì, UBND thành phố Hà Nôi và sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội. Để du lịch nghỉ dưỡng huyện Ba Vì phát triển và thu hút khách trong tương lai, các giải pháp và kiến nghị nên thực hiện song song và đồng bộ.

4. Do những điều kiện chủ quan và khách quan, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Tác giả luận văn hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng được nhiều vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Bình chủ biên (2000), Non nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Trung tâm Công nghệ thông tin Du lịch.

2. Đinh Thị Vân Chi (2005), Nhu cầu của du khách trong quá trình phát triển du lịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Cảnh (1995), Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp quy hoạch phát triển du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 1/1995.

4. Nguyễn Văn Đính (chủ biên) (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động Xã hội.

5. Nguyễn Văn Đính, Hoàng Thị Lan Hương (2009), Giáo trình công nghệ phục vụ trong Khách sạn-Nhà hàng, NXB Giao thông vận tải.

6. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing du lịch, NXB Giao thông vận tải.

7. Lê Hải (2007), Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì, Tổng cục du lịch.

8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Lê Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án TS Khoa Học Địa lý, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Hải (1997), Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Địa lý, ĐH Sư Phạm Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hải (2000), Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội, tuyển tập các công trình khoa học ngành địa lý – Địa chính, Tạp chí khoa học ĐH Quốc Gia Hà Nội.

13. Hội đồng quốc gia (2005), Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, NXB Hà Nội.

14. Đinh Trung Kiên chủ trì (2005), Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch 1( lựa chọn điển hình là Hà Tây và Bắc Ninh) cho thị trường khách Hà Nội, Đề tài Quốc gia 01-19, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

15. Đinh Trung Kiên (2004), Du lịch cuối tuần với người Hà Nội, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2004.

16. Đinh Trung Kiên (2003), Hà Tây – Điểm du lịch cuối tuần của người Hà Nội, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2003.

17. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam , NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

18. Đặng Duy Lợi (1993), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì Hà Tây phục vụ mục tiêu du lịch. Luận án PTS khoa học địa lý, ĐH sư phạm Hà Nội.

19. Đặng Duy Lợi (1992), Xây dựng nơi nghỉ dưỡng cuối tuần cho Thủ đô, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc số 7/1992.

20. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục.

22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật du lịch Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia, H. 2015

23. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (2009), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

24. Hoàng Văn Ngọc (1993), Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba Vì giai đoạn 2010 – 2020, NXB Thế giới.

25. Nguyễn Tá Nhí (chủ biên) - PGS.TS. Đinh Khắc Thuân - PGS.TS. Nguyễn Duy Mền - TS. Nguyễn Đức Nhuệ - ThS. Đỗ Thị Bích Tuyển

- CN. Nguyễn Thị Liên (đồng tác giả) (2011), Địa chí Hà Tây, NXB Hà Nội.

26. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

27. Hoàng Thiếu Sơn, Tạ Thị Bảo Kim (1999), Việt Nam non xanh nước biếc, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

28. Lê Bá Thảo (1990), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội.

29. Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh (1994), Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng

– Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, NXB Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội.

30. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

31. Phạm Lê Thảo (2006), Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2006.

32. Nguyễn Minh Tuệ (2010) - PGS.PTS. Vũ Tuấn Cảnh - PGS.PTS. Lê Thông - PTS. – Phạm Xuân Hậu – PTS. Nguyễn Kim Hồng, Địa lý du lịch. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Trần Hoàng Tâm - Tống Thị Ngà - Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012), Bước đầu nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

34. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học. NXB Thế giới.

35. Bùi Thị Hải Yến – Phạm Hồng Long (2012), Tài nguyên du lịch,

NXB Giáo dục.

36. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục.

37. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch. NXB Giáo dục.

38.UBND huyện Ba Vì. Báo cáo về tình hình phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2006-2010 Phương hướng nhiệm vụ năm 2010 và những năm tiếp theo.

39. UBND huyện Ba Vì. Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì đến năm 2020.

40. UBND huyện Ba Vì. Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện 09/NQ-HU của

Ban chấp hành đảng bộ huyện Ba Vì về phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo.

41. Phòng thống kê. Báo cáo số liệu kinh tế huyện Ba Vì 1011 – 2014.

42. Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Ba Vì. Báo cáo về đặc điểm tài nguyên du lịch huyện Ba Vì

43. Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Ba Vì. Báo cáo kết quả kinh doanh của các đơn vị hoạt động du lịch năm 2012

44. Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Ba Vì. Báo cáo kết quả kinh doanh của các đơn vị hoạt động du lịch năm 2013

45. Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Ba Vì. Báo cáo kết quả kinh doanh của các đơn vị hoạt động du lịch năm 2014

46. Phòng Văn hoá – Thông tin. Bài tham luận về thực trạng các nhà hàng phục vụ khách du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì.

47. Phòng thống kê. Báo cáo số liệu kinh tế huyện Ba Vì 1011 – 2014.

PHỤ LỤC


1. Phiếu thu thập thông tin từ khách du lịch.


PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TỪ KHÁCH DU LỊCH

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tới các khu du lịch tại huyện Ba Vì với mục đích nghỉ dưỡng, mong Ông (bà) trả lời những câu hỏi dưới đây.

Rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của Ông (bà). Bất cứ thông tin nào về Ông (bà) sẽ được giữ kín tuyệt đối.

Xin cảm ơn và chúc Ông (bà) có chuyến đi vui vẻ.

Xin Ông (bà) đánh dấu V vào các ô phù hợp hoặc trả lời vào (….).

1. Đây là lần thứ mấy Ông (bà ) đi du lịch nghỉ dưỡng ở Ba Vì?

Lần đầu tiên Lần thứ hai Lần thứ ba Lần thứ tư trở lên

2. Ông (bà) thường đi nghỉ vào dịp nào?

Dịp cuối tuần Dịp nghỉ lễ trong năm

Dịp nghỉ hè Bất cứ lúc nào cảm thấy thích


3.Ông (bà ) đi du lịch theo hình thức nào?

Theo tour du lịch Tự tổ chức Khác

4. Ông (bà) đi du lịch cùng với ai?

Cùng gia đình Cùng bạn bè Cùng cơ quan

5. Ông (bà) đi du lịch Ba Vì với mục đích gì?

Nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh

Nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí

Nghỉ dưỡng kết hợp du lịch tâm linh

Nghỉ dưỡng kết hợp với thăm thân

Nghỉ ngơi cuối tuần

Nghỉ dưỡng kết hợp với mục đích khác

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí