Tổng Hợp Số Lượt Khách Tham Dự Festival Huế Trong 8 Kỳ Tổ Chức

Quốc Học, đan viện Biển Ðức Thiên An, chùa Thiên Mụ, chùa Diệu Ðế, chùa Từ Ðàm, chùa Từ Hiếu, nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, thánh đường chính toà Phủ Cam, thánh thất Cao Đài Vĩnh Lợi,..

Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể Lễ nhạc cung đình

Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

Vũ khúc cung đình

Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.

Ca Huế

Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Nghệ thuật tuồng

Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.

Lễ hội

Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội".

Festival Huế

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 8 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 và 2014). Đây là sự kiện văn

hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.

Mỹ thuật, Mỹ nghệ

Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao

nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.

Ẩm thực

Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.

Võ thuật

Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ nổi tiếng, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, Miến Điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với

những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch Hổ, Thiếu Lâm. Tuy nhiên, hiện đang có một loại võ phái đang được khai thác trong du lịch đó là Võ Kinh Vạn An (võ xuất phát từ các Cấm Y Thị Vệ Đại Nội).

2.3. Thị trường khách du lịch Festival

Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, có trên 30 đơn vị nghệ thuật Việt Nam và Pháp với trên 1.000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6.000 lượt khách quốc tế.

Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của Cố đô Huế” đi liền với mở rộng giao lưu quốc tế, diễn ra 12 ngày đêm và 1 tháng trước ngày khai mạc được khởi động bằng Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam” với sự tham gia của 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và các đoàn trong nước gồm 1.554 nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật, thu hút trên 1 triệu lượt người tham dự,

75.000 lượt khách du lịch, trong đó có 18.000 lượt quốc tế.

Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra trong 9 ngày đêm gắn với 1 tháng khởi động của Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam”, Trại Điêu khắc Dân gian, Festival Thơ Huế và nhiều hoạt động dạo đầu, đã quy tụ 15 đoàn nghệ thuật nước ngoài đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Argentina, Úc, Ấn Độ, Đức, Mỹ; 25 đoàn nghệ thuật trong nước với 1.300 diễn viên chuyên nghiệp, gần

2.000 diễn viên không chuyên và đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ nhiều lực lượng tham gia phục vụ Festival, thu hút 1,2 triệu lượt người tham dự, 101.950 lượt khách du lịch, trong đó có 11.950 lượt khách quốc tế.

Festival Huế 2006 với chủ đề “700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển” - quy tụ 1.440 nghệ sĩ, diễn viên của 22 đoàn nghệ thuật trong nước (1171 diễn viên) và 22 đoàn nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên) đến từ các nước: Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Argentina, Indonesia, Úc. Festival Huế 2006 tiếp tục phát huy được những kết quả và các kinh nghiệm của các kỳ Festival trước, đã đạt được các yêu cầu đặt ra, thu hút 1,5 triệu lượt người tham dự vào các hoạt động, 150.000 lượt khách du lịch, trong đó có 20.557 lượt khách quốc tế.

Festival Huế 2008 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” - ngoài 9 lễ hội chính thức, còn có với 77 chương trình nghệ thuật của 19 quốc gia biểu diễn trong 9 ngày đêm, với sự góp mặt hơn 1.500 nghệ sĩ của 37 đơn vị nghệ thuật trong nước và 457 nghệ sĩ của 31 đoàn nghệ thuật quốc tế đã mang đến cho công chúng 133 suất diễn, gần 90 hoạt động văn hóa và lễ hội cộng đồng, thu hút 180.000 lượt khách du lịch, trong đó có 30.000 lượt khách quốc tế.

Festival Huế 2010 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra trong suốt thời gian từ 5-13/6, Festival Huế 2010 hội tụ tinh hoa của 70 đơn vị nghệ thuật, với khoảng 6.500 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, đến từ nhiều vùng miền trong nước, và 28 đất nước anh em của cả 5 châu lục trên thế giới. Theo Ban Tổ chức Festival Huế 2010, trong 9 ngày diễn ra lễ hội, đã có gần 200.000 lượt khách du lịch đến Huế.

Festival Huế 2012 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam gồm 25 đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ với hơn 700 đại biểu, và các chương trình nghệ thuật có đẳng cấp, đậm sắc thái văn hóa của 40 đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ tên tuổi của 28 quốc gia đến từ 5

châu lục với 450 nghệ sĩ thu hút hơn 180.000 khách, trong đó có hơn 80.000 khách quốc tế, tăng gấp rưỡi so với Festival 2010.

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượt khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ tổ chức



STT


NĂM


THỜI GIAN


NGÀY

LƯỢT KHÁCH

THĂM QUAN

DU LỊCH

QUỐC TẾ


TỶ LỆ


NỘI ĐỊA


TỶ LỆ


1


2000


5/6 ĐẾN 13/6


12


410,000


369,000


41,000


6,000


14.6%


35,000


85.4%


2


2002


4/5 ĐẾN 15/5


12


1,000,000


925,000


75,000


18,000


24.0%


57,000


76.0%


3


2004


12/6 ĐẾN 20/6


9


1,200,000


1,098,050


101,950


11,950


11.7%


90,000


88.3%


4


2006


3/6 ĐẾN 11/6


9


1,500,000


1,350,000


150,000


20,557


13.7%


129,443


86.3%


5


2008


3/6 ĐẾN 11/6


9


2,000,000


1,820,000


180,000


30,000


16.7%


150,000


83.3%


6


2010


5/6 ĐẾN 13/6


9


3,000,000


2,800,000


200,000


30,000


15.0%


170,000


85.0%


7


2012


7/4 ĐẾN 15/4


9


2,000,000


1,820,000


180,000


80,000


44.4%


100,000


55.6%


8


2014


12/4 ĐẾN 20/4


9


2,400,000


2,170,000


230,000


100,000


43.5%


130,000


56.5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nguồn: Trung tâm Festival Huế


Biểu đồ 2 1 Số lượt khách tham dự trong 8 kì festival Theo số liệu thống kê ta 1

Biểu đồ 2.1. Số lượt khách tham dự trong 8 kì festival

Theo số liệu thống kê, ta thấy số lượt khách tham dự Festival Huế tăng lên theo từng kì, đặc biệt trong bốn kì festival gần nhất con số đã đạt ngưỡng 200 vạn lượt. Tỷ lệ khách du lịch nước ngoài đến trong các kì festival cũng tăng lên khá rõ từ 3 vạn lên đến 10 vạn lượt tại festival 2014, tập trung ở các thị trường chính như Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Argentina, Indonesia, Úc,.. (xem Bảng 2.1).

Biểu đồ 2 2 Tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch trong 8 kì festival Biểu 2

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch trong 8 kì festival


Biểu đồ 2 3 Số lượng khách nội địa và quốc tế trong 8 kì festival Theo kết 3

Biểu đồ 2.3. Số lượng khách nội địa và quốc tế trong 8 kì festival

Theo kết quả nghiên cứu, ta thấy mặc dầu số lượt khách tăng mạnh theo từng kì festival, tuy nhiên tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch vẫn hầu như giữ nguyên với tỷ lệ khách thăm quan tương đương 90% và khách du lịch chiếm khoảng 10%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giữa lượt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có sự biến động lớn, từ năm 2000, lượt khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 14,6%, số lượt khách tham dự tăng đều lên theo từng kì festival, đến kì festiavl 2014 đã tăng lên 43,5%.

Bảng 2.2. Tổng hợp số nước, đoàn khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ


STT

NĂM TỔ CHỨC

SỐ NƯỚC THAM DỰ

SỐ ĐOÀN THAM DỰ

SỐ DIỄN VIÊN, NGHỆ SĨ

1

2000

4

30

1,000

2

2002

8

33

1,554

3

2004

15

40

1,300

4

2006

22

44

1,400

5

2008

23

62

2,500

6

2010

28

70

6,500

7

2012

28

65

4,500

8

2014

38

66

2,600

Nguồn: Trung tâm Festival Huế

62 2 500 6 2010 28 70 6 500 7 2012 28 65 4 500 8 2014 38 66 2 600 Nguồn Trung tâm Festival Huế 4

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí