trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa cộng đồng với thế giới bên ngoài, tích cực xây dựng theo các tiêu chí nông thôn mới.
Chính quyền xã Mỹ Hòa Hưng đã hỗ trợ CĐĐP về các chính sách và vốn để xây dựng và nâng cấp CSHT, xóa đói giảm nghèo, trùng tu các DTLSVH, xếp hạng các DTLSVH.
Chính quyền địa phương tại đây mới chủ yếu quản lý các hoạt động DLDVCĐ về con người, cấp giấy phép kinh doanh, thu thuế.
2.3.6.5. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân
Tại cù lao Ông Hổ chưa có quy họach chi tiết, cụ thể về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tuy nhiên, trong Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện có tên “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch Nông dân tỉnh An Giang” từ 2011 đến 2014 đã tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ.
2.3.7. Phân tích Swot về du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 2, tác giả thực hiện phân tích theo ma trận SWOT nhằm vận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, đề ra kế hoạch khác biệt hóa và phòng ngừa rủi ro trong phần giải pháp phát triển DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang.
Bảng 2.10. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S) | Điểm yếu (W) |
- Nét hấp dẫn của phong cảnh nông thôn và môi trường sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Những ngôi nhà sàn cổ, những ngôi biệt thự cổ phong cách Tây Âu nằm rải rác quanh cù lao | - Ý thức của người dân địa phương về du lịch chưa đủ - Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên địa phương, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ làm du lịch còn yếu - Cơ cấu tổ chức du lịch cộng đồng chỉ mang |
Có thể bạn quan tâm!
- Cây Trồng Đặc Trưng Và Những Hình Thức Lao Động Đặc Trưng
- Lượng Khách Và Tốc Độ Tăng Trưởng Lượng Khách Đến Cù Lao Ông Hổ Từ 2010 Đến 2014
- Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch Và Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
- Chương Trình Tập Huấn Kỹ Năng Phục Vụ Khách Du Lịch
- Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Nhận Thức Cộng Đồng Trong Việc Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch Và Môi Trường Sinh Thái
- Một Số Tour Du Lịch Trải Nghiệm Đời Sống Cộng Đồng Tại Cù Lao Ông Hổ, An Giang Xxxvii
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
- Có Di tích Quốc gia đặc biệt và Di tích cấp Tỉnh gắn với những Lễ hội địa phương: Kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn, Lễ cúng đình… - Vườn cây ăn trái, vườn ẩm thực sinh thái độc đáo | tính hình thức - Chất lượng buồng phòng lưu trú thấp - Nghề truyền thống bị thu hẹp và mai một - Chưa xây dựng được tour du lịch hấp dẫn nhằm khai thác tiềm năng địa phương - Ít cơ hội phát tín hiệu thông tin ra ngoài | ||
Cơ hội (O) | - Nhận được sự hỗ trợ phát triển từ chính quyền, các cơ quan quản lý du lịch và một số tổ chức Du khách đến An Giang từ Tp.Hồ Chí Minh rất nhiều Có điều kiện để quảng bá, liên kết với các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh Có nhiều tiềm năng về TNDL để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch | Kế hoạch vận dụng điểm mạnh - Để bán phong cảnh nông thôn và sông Mekong thì phải bán vào tour trọn gói từ các công ty DL tại Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long Xuyên - Liên kết với các khách sạn trong và ngoài tỉnh - Tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, các loại hình dịch vụ du lịch | Kế hoạch khắc phục điểm yếu - Phát tín hiệu về nét hấp dẫn của du lịch ra bên ngoài thông qua website, quảng cáo trên tạp chí…Hoàn thiện CSVCKT, dịch vụ phục vụ du lịch (đặc biệt cơ sở lưu trú và các dịch vụ trải nghiệm) - Thực hiện gắn kết chặt chẽ CĐĐP với hoạt động DLDVCĐ - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức DLDVCĐ - Tăng cường đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt là trình độ ngoại |
ngữ và nghiệp vụ HD | |||
Thách thức (T) | - Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố rủi ro sông nướcsông ngòi bao bọc xung quanh - Chịu sự cạnh tranh từ các khu vực phát triển du lịch tương đồng | Kế hoạch khác biệt hóa - Gia tăng tính an toàn sông nước, lấy điểm độc đáo của vùng sông nước cù lao làm giá trị bán tour - Lấy tài nguyên du lịch nhân văn làm nét độc đáo, riêng có trong kinh doanh du lịch | Kế hoạch bảo vệ khỏi rủi ro - Quản lý nguy hiểm khi di chuyển trên sông. - Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ việc đón tiếp và đảm bảo an toàn cho du khách |
Tiểu kết chương 2:
Trong chương 2 của luận văn, tác giả bắt đầu từ việc khái quát chung về vùng đất cù lao Ông Hổ, từ lịch sử, truyền thuyết cho đến các số liệu về dân cư, đơn vị hành chính…Đồng thời, luận văn tập trung phân tích, đánh giá khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của cù lao Ông Hổ qua các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các nguồn lực KT – XH và kỹ thuật bổ trợ như: y tế, giao thông, thông tin truyền thông, an ninh trật tự…Trong đó, luận văn tập trung nhấn mạnh các yếu tố cảnh quan, không gian sinh hoạt cộng đồng và các tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử, các nghề truyền thống và các phương thức canh tác, các loại cây trồng của địa phương, những yếu tố này cũng chính là điểm nổi bật trong các tài nguyên du lịch ở cù lao Ông Hổ
Chương 2 của luận văn tiếp tục phân tích hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang, thông qua việc phân tích cơ cấu tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, kinh doanh từ nghề sản xuất truyền thống, kinh doanh hàng hóa và đồ lưu niệm, hoạt động hướng dẫn), phân tích đặc điểm nguồn khách, hoạt động xúc tiến, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Đồng thời với việc phân tích hiện trạng hoạt động DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, luận văn còn phân tích sự tham gia của các bên vào DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ như: CĐĐP, khách du lịch, công ty du lịch, chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng phải mang tính khoa học, dựa trên cơ sở lý luận về khoa học du lịch, DLDVCĐ, các khoa học khác có liên quan.
Căn cứ vào việc điều tra, phân tích đánh giá các nguồn lực phát triển DLDVCĐ thực trạng phát triển du lịch của cù lao Ông Hổ. Các giải pháp, kiến nghị phải phù hợp và phát huy lợi thế của các nguồn lực, đảm bảo phát triển bền vững.
Căn cứ vào định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH, phát triển du lịch của An Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Luật Du lịch Việt Nam, các văn bản pháp Luật du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác.
Căn cứ vào xu hướng phát triển du lịch DLDVCĐ ở An Giang, Việt Nam và thế giới, tình hình phát triển KT – XH của Việt Nam, khu vực và thế giới, các bộ luật có liên quan.
3.2. Các giải pháp tổ chức, quản lý
- Xác lập và hoàn thiện bộ máy tổ chức phát triển du lịch theo mô hình cụ thể: trung tâm du lịch Nông dân tỉnh An Giang trực thuộc Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là UBND xã Mỹ Hòa Hưng. Theo đó, cần lập ra Ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương, cần tư vấn giúp đỡ cộng đồng thành lập và tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, cũng như phát triển cộng đồng theo các nhóm: nhóm dịch vụ ăn uống sinh thái vườn, nhóm dịch vụ thuyền, nhóm dịch vụ homestay, nhóm hướng dẫn viên, nhóm đờn ca tài tử, nhóm nghề truyền thống, nhóm dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… Các nhóm này bầu các nhóm trưởng, nhóm phó, những người này sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, điều phối cho các thành viên của nhóm hoạt động. Họ cũng sẽ là những người đại diện cho các nhóm tổ, cùng chính quyền địa phương tham gia vào quá trình quy hoạch, ra các quyết định, kiến nghị cho phát triển du lịch và phát triển cộng đồng với các cấp quản lý du lịch và chính quyền địa phương.
Chính quyền
Ban quản lý du lịch
NHÓM
Người phụ trách quản lý du lịch trong chính quyền
Tổ hợp tác du lịch dựa vào cộng đồng
Cộng đồng
Sơ đồ 3.1 Minh họa cơ cấu tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng cù lao Ông Hổ
Home- | Vườn | Trải | Nghề | Hướng | Đờn ca | |||||
stay | sinh | nghiệm | truyền | dẫn | tài tử | |||||
thái ẩm | nông | thống | viên | |||||||
thực | nghiệp |
- Thực hiện quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Long Xuyên, UBND xã Mỹ Hòa Hưng, Ban Quản lý du lịch dựa vào cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng, phối hợp với các sở ngành có liên quan, CĐĐP để tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch trong xã Mỹ Hòa Hưng theo hệ thống pháp luật và các quy định đặc biệt các bộ luật: Luật Di sản, Luật Đất đai, Luật Du lịch, Luật Môi trường, Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật như: Quyết định QĐ 217/QĐTCDL ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp loại cơ sở lưu trú du lịch; Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐCP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Nghị định 16/20/2012/NĐCP của Thủ tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Quản lý du lịch trên phương diện quy chế.
Ban hành các quy định về quản lý việc ra vào cộng đồng, quản lý giao thông: triển khai chế độ vé tham quan, thực hiện cơ chế kiểm soát giao thông (bãi đỗ xe, khu vực cấm đỗ xe, khu vực xe được phép lưu thông…)
Xây dựng kế hoạch quản lý vận hành của ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng: quy định thỏa thuận giữa ban quản lý du lịch và các nhóm du lịch dựa vào cộng đồng về tiếp nhận du khách, cung cấp các dịch vụ, quản lý an toàn, quản lý tài chính…
Thực hiện việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ du lịch đối với các hộ dân và cơ sở làm dịch vụ du lịch.
Thực hiện thỏa thuận giữa Ban quản lý và người dân thông qua nội quy, sổ tay quản lý, bảng quy định giá dịch vụ, thỏa thuận phân chia lợi nhuận…
Thực hiện thỏa thuận giữa Ban quản lý và công ty du lịch về cách thức gửi khách đến địa phương, phương pháp nhận khách…
- Quản lý các nguồn thu từ du lịch:
CĐĐP phải được cử đại diện của mình tham gia vào Ban quản lý để tham gia quản lý điều tiết nguồn khách, thu lệ phí, tham gia giám sát quản lý và phân chia, sử dụng các nguồn lợi từ hoạt động du lịch, đảm bảo việc phân chia công bằng công khai cho CĐĐP và các chủ thể tham gia khác.
3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
3.3.1. Giải pháp huy động và phát huy sức mạnh từ cộng đồng
Huy động được sức mạnh của cộng đồng và phát huy được nó sẽ làm cho các dự án du lịch dựa vào cộng đồng có khả năng thành công nhiều hơn. Trước hết, để huy động cộng đồng tham gia vào du lịch thì cần phải thuyết phục người dân, đưa ra một số lợi ích từ sự tham gia như chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ như đầu tư một số trang thiết bị không hoàn vốn, cho vay lấy lãi suất thấp, họ có được mức thu nhập ổn định, ….
Khi huy động được sức mạnh của cộng đồng, xác định được các khả năng của họ trong những việc làm cụ thể thì phân công công việc cho họ, cho họ làm những công việc mà họ có khả năng thực hiện được và thực hiện tốt. Khi cá nhân nào hoàn thành nhiệm vụ đạt được chỉ tiêu đáng khen thưởng thì sẽ được ban quản lý của cộng đồng tuyên dương và ghi nhận thành tích của họ trước cộng đồng. Làm như vậy để khuyến khích tinh thần phấn đấu, nâng cao niềm tự hào và giúp họ nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong quá trình phục vụ khách.
Cần tạo điều kiện cho cộng đồng được nói về những suy nghĩ và ý kiến của mình, các ý kiến hay, phù hợp sẽ được thực hiện. Khuyến khích cộng đồng tạo ra sản phẩm phục vụ mới, ai có nhiều ý tưởng sẽ được tích lũy và khen thưởng cuối mỗi đợt tổng kết. Sản phẩm của họ đưa ra nếu thích hợp và có thể đưa vào phục vụ khách tốt thì chính quyền và cộng đồng sẽ có cơ chế hỗ trợ ban đầu giúp họ thực hiện nó, sau đó cộng đồng có thể nhân rộng ra mà thực hiện.
Xây dựng môi trường ứng xử thân thiện, ấm áp đối với du khách,
3.3.2. Giải pháp đào tạo
3.3.2.1. Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên địa phương
Tại cù lao Ông Hổ hoạt động hướng dẫn du lịch dựa vào cộng đồng hầu như không có, chủ yếu dựa vào hoạt động hướng dẫn của các HDV từ các tuor du lịch đưa khách tới cù lao. Vì vậy, hoạt động thu hút, tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn viên địa phương hết sức cấp thiết.
Người dân địa phương luôn là đối tượng hiểu r về địa phương mình sống nhất, từ các yếu tố tài nguyên tự nhiên, địa hình, khí hậu cho đến các phong tục tập quán, các lễ hội… Vì vậy, việc đào tạo hướng dẫn viên địa phương để họ có thể quảng bá thông tin du lịch địa phương ra bên ngoài bằng chính giọng nói, tính cách vùng miền, địa phương họ đang sống.
Cần tư vấn, hướng nghiệp cho tuổi trẻ địa phương thấy được tiềm năng phát triển du lịch địa phương và nhu cầu của địa phương về nghề hướng dẫn viên du lịch, từ đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút và đào tạo nhân lực phục vụ du lịch địa phương.
Người hướng dẫn viên cần có trình độ chuyên môn, phải am hiểu về và có thái độ gây thiện cảm với khách, phải hiểu r được lịch sử, văn hóa, con người và nếp sống của địa phương, hiểu r những điều kiện tự nhiên của mảnh đất xứ cù lao.
Hướng dẫn viên địa phương phải có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành việc mặc đồng phục, đeo bảng tên, cử chỉ tác phong thân thiện, chuyên nghiệp, và phải được cấp thẻ hướng dẫn viên.
Hướng dẫn viên tại cù lao Ông Hổ cần được đào tạo những kỹ năng để cùng tham gia với du khách trong các hoạt động đặc thù của du lịch địa phương như: trải nghiệm nông nghiệp, trải nghiệm ẩm thực, an toàn du lịch sông nước…
Đối tượng khách nước ngoài rất thích những trải nghiệm du lịch dựa vào cộng đồng mang lại, vì vậy, đội ngũ hướng dẫn viên địa phương cần nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ đa dạng đối tượng du khách nước ngoài.
3.3.2.2. Chương trình đào tạo ngoại ngữ
Các thành viên của cộng đồng, đặc biệt là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ đến khách du lịch, cần phải thường xuyên tham dự các khóa đào tạo về ngoại ngữ để có thể giao tiếp được với khách du lịch, ít nhất là ở hình thức cơ bản.
Công cụ đem lại sự hỗ trợ hiệu quả chính là những tờ rơi cung cấp cho cả chủ nhà và khách du lịch, trong đó ghi r một số từ hoặc câu thiết yếu thuộc ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ mà khách du lịch sử dụng.
Do đào tạo về ngôn ngữ là một quá trình có tính chất dài hạn và tương đối tốn kém, ta có thể tìm đến những sinh viên nước ngoài thích ở lại trong cộng đồng với thời gian ít nhất hai tuần để dạy ngoại ngữ hàng ngày, trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tiếng đồng hồ. Họ có thể được miễn các chi phí trong thời gian nghỉ lại cộng đồng (chi phí cho lưu trú và ăn uống), những chi phí này sẽ được chia sẻ bởi các thành viên trong cộng đồng, hoặc thông qua quỹ du lịch chung của cộng đồng.
3.3.2.3. Chương trình tập huấn kinh doanh homestay
Thực tế chất lượng buồng phòng tại các hộ kinh doanh homestay tại cù lao Ông Hổ còn rất nhiều hạn chế. Căn cứ theo tiêu chuẩn Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, TCVN 7800:2009 số 217/QD-TCDL, ngày 16/6/2009 các phòng chất lượng buồng phòng tại đây còn kém xa tiêu chuẩn. Vì vậy, cần chú trọng công tác phổ biến, tư vấn cho các hộ dân trong quá trình đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở lưu trú theo những tiêu chuẩn hiện hành. Đảm bảo công tác vệ sinh nhằm tạo không gian lưu trú sạch sẽ, chú trọng chi tiết các đơn vị chức năng của cơ sở lưu trú như: phòng ở, nhà vệ sinh, nhà bếp. Chuẩn bị chu đáo dầu gội, xà bông, bàn chải và kem đánh răng, khăn… Đặc biệt chú trọng công tác an toàn lưu trú.
Tiến hành tập huấn công tác nắm bắt quy trình quản lý, thủ tục hành chính, như cung cấp thông tin, hệ thống đặt phòng, lưu trữ thông tin du khách… đồng thời tập huấn công tác khai thác và phát huy tối đa các hoạt động du lịch có thể tạo ấn tượng cho du khách như thể hiện lòng hiếu khách, thái độ cởi mở, thân thiện khi tiếp nhận du khách, hướng du khách tham gia các hoạt động đời sống hàng ngày của