Một Số Tour Du Lịch Trải Nghiệm Đời Sống Cộng Đồng Tại Cù Lao Ông Hổ, An Giang Xxxvii

KẾT LUẬN

Du lịch dựa vào cộng đồng là việc CĐĐP trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch như khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương… Lợi ích thu được sẽ đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống CĐĐP. Khách du lịch được nâng cao nhận thức về cộng đồng, về đời sống, văn hóa truyền thống của người dân. Đồng thời du lịch dựa vào cộng đồng giúp giữ gìn, bảo tồn các di sản về văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương, và hướng đến sự phát triển du lịch bền vững.

Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, An Giang là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, với cảnh đẹp thiên nhiên, nhất là cảnh sông nước, làng bè, vườn cây ăn trái cùng các di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh, các công trình tôn giáo, thêm vào đó tập quán sản xuất nông nghiệp, những nghề truyền thống đã tạo sức hút cho du khách đến và trải nghiệm cùng CĐĐP trên cù lao Ông Hổ .

Từ những tiềm năng vốn có, Mỹ Hòa Hưng đã được chọn để thực hiện dự án “Du lịch Nông nghiệp” giai đoạn 2007 – 2009 và sau đó là dự án “Thành lập Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang” giai đoạn 2011 – 2014 với sự tài trợ của Hội Nông dân Hà Lan (Agriterra). Vì vậy, DLDVCĐ ở cù lao Ông Hổ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ một vùng quê thuần nông, đến nay cơ cấu ngành nghề trên cù lao Ông Hổ đã có sự thay đổi r rệt, số người tham gia vào các hoạt động dịch vụ và du lịch tăng đáng kể, thu nhập bình quân trên đầu người không ngừng tăng qua các năm, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và phục vụ đời sống nhân dân được đầu tư phát triển… Hiện nay, phát triển du lịch đặc biệt phát triển DLDVCĐ tiếp tục được địa phương quan tâm đầu tư phát triển.

Bên cạnh những thành quả do sự phát triển du lịch mang lại cho địa phương, việc định hướng phát triển DLDVCĐ một cách bền vững, lâu dài đòi hỏi địa phương phải tập trung giải quyết những hạn chế còn tồn đọng và nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, hiệu quả. Cụ thể là hoạt động tổ chức quản lý còn thiếu chặt chẽ, thiếu tính liên kết, hoạt động không đồng bộ; nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên, dịch vụ ăn uống, vận chuyển chưa

được đào tạo bài bản, khả năng ngoại ngữ còn rất hạn chế; hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết với các công ty du lịch, các khách sạn trong khu vực chưa được chú trọng; việc đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả.

Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, luận văn đã tập trung phân tích các nhóm giải pháp và đề xuất những kiến nghị với các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch, với chính quyền địa phương trong việc quản lý, hướng dẫn và giám sát cách hoạt động DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ. Kiến nghị với các công ty du lịch, các hộ tham gia kinh doanh du lịch, với CĐĐP và khách du lịch nhằm đảm bảo sự hợp tác hiệu quả cho sự phát triển DLCĐ ở cù lao Ông Hổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

1. V Thành An (chủ biên) (2010), Địa lý địa phương An Giang, Nxb Giáo dục Việt Nam.

2. Lê Huy Bá (Chủ biên) (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 13

3. Đào Đình Bắc, (biên dịch) (1998), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

4. Ban quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Báo cáo tổng kết năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015

5. Bảo tàng tỉnh An Giang, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng.

6. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hoá và dân cư Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học kỹ thuật.

7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý Khu bảo tồn (chuyên đề phát triển du lịch sinh thái) Tài liệu tập huấn.

8. Chi cục thống kê An Giang, Niên giám thống kê 2013

9. Dự án phát triển du lịch MeKong (2008), Chương trình nhận thức về Phát triển Du lịch Sinh thái cho các huyện và làng xã, Tài liệu tập huấn.

10. Nguyễn Hữu Hiệp (2003), An Giang văn hóa một vùng đất, Nxb Văn hóa thông tin.

11. Nguyễn Hữu Hiệp (2007), An Giang đôi nét đặc trưng vùng bán sơn địa, Nxb Phương Đông.

12. Nguyễn Hữu Hiệp (2011), An Giang sông nước hữu tình, Nxb Lao động.

13. Đỗ Thanh Hoa (2007), Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương phát triển du lịch bền vững. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4.

14. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.

15. Hội nông dân tỉnh An Giang, Dự án thành lập Trung tâm du lịch nông dân, Báo cáo kết quả hoạt động 2011-2014

16. Hội Nông dân tỉnh An Giang (2012), Kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt. Tài liệu tập huấn.

17. Hội Nông dân tỉnh An Giang (2012), Xây dựng văn hóa Homestay tại An Giang. Tài liệu tập huấn.

18. Phạm Hồng Long (2013) Nhận thức của người dân địa phương về tác động của du lịch và sự ủng hộ của họ cho phát triển du lịch: trường hợp vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

19. Phạm Trung Lương (Chủ biên) và cộng sự (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

20. Nguyễn Văn Lưu (2006), Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội.

21. Trần Thị Mai (2005), Du lịch Cộng đồng – Du lịch Sinh thái, Định nghĩa, đặc trưng và những quan điểm phát triển.

22. Sơn Nam (2014), Đình miếu và Lễ hội dân gian miền Nam, Nxb Trẻ.

23. Sơn Nam (2014), Tìm hiểu Đất Hậu Giang và Lịch sử Đất An Giang, Nxb Trẻ.

24. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB ĐHQG Hà Nội.

25. Huỳnh Ngọc Phương (2013) Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang, Luận văn Cao học Du lịch – Khoa Du lịch học – ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà Nội.

26. Phạm Xuân Phú, Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.

27. V Quế (Chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1,

NXB Khoa học và Kỹ thuật.

28. SNV Việt Nam, Bộ công cụ quản lý giám sát Du lịch Cộng Đồng Việt Nam,

29. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.

30. Trần Ngọc Thêm (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb Văn hóa văn nghệ.

31. Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ.

32. Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

33. Vĩnh Thông (2015), An Giang núi rộng sông dài, Nxb Văn hóa – Văn nghệ.

34. Tổng cục du lịch (2010), Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

35. Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch.

36. Tổng cục Du lịch (2006), Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho khách ở nhà dân, Đề tài cấp Bộ.

37. Từ điển bách khoa Việt Nam (2000), tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật.

38. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam.

39. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2002), Đề án số 31/ĐA. BCS ngày 18/12/2002 – Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân trong mùa nước nổi.

40. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2006), Quyết định số 1536/QĐ – UBND ngày14/08/2006 – Chương trình khai thác lợi thế du lịch mùa nước nổi tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010.

41. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang (2013), Địa chí An Giang.

42. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang (2013), Kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

43. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang (2014) Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch An Giang giai đoạn từ năm 2014 đến 2020, tầm nhìn 2030, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch An Giang.

44. Uỷ ban nhân dân xã Mỹ hòa Hưng, Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ (Năm 2011 ước đến cuối năm 2015) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 – 2020

45. Uỷ ban nhân dân xã Mỹ hòa Hưng, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2015

46. Uỷ ban nhân dân xã Mỹ hòa Hưng, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, giai đoạn 2011-2020.

47. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam.

48. Viện Nghiên cứu và Phát triểnNgành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu Hướng dẫn Phát triển Du lịch cộng đồng.

49. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) và Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.

50. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục.

51. Dauglas Hainsworth (SNV – Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan) (2006), Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội 2006.

52. Gray J C (1997), Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Quốc tế và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế.

53. IUCN, VNAT, ESCAP (1999), Tuyển tập báo cáo “Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”, Hà Nội.

54. Keg. LinvaDonnal E.hankins (1991), Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý (bản dịch), Cục Môi trường.

55. Koeman – A, Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, 1998.

56. Streaut II, Sự phát triển du lịch, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội văn hóa và môi trường, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế 1997.

57. Triraganon R (1999), Các vấn đề trong xây dựng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Thái Lan, Báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.


TIẾNG ANH

58. Greg Richards and Derek Hall (2002), Tourism and Sustainable community Development, puhlished in the Taylor and Francix, e – Library.

59. Murray C. Simpson (2007), Community Benefit Tourism Initiatives—A conceptual oxymoron?, Oxford OX1 3QY, UK

60. S.singh, D J. Timothy and RK. Dowling (2003), Tourism in Destination communites, CAPI publisling

61. Sue BeeTon (2006), Commumnity Development through Tourism, LanhLinks Press, 1500 Xford street ( POBOX 1139) Colung woodvic 3006, Australia.

62. Wesley S. Roehl, Robert B. Ditton, Daniel R. Fesenmaier (1989), Community

– Tourism Ties, Pergamon Press plc and J. Jafari

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu điều tra và bảng xử lý số liệu II

Phụ lục 2. Cẩm nang du lịch Cù lao Ông Hổ, An Giang XXIV

Phụ lục 3. Một số tour du lịch trải nghiệm đời sống cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang XXXVII

Phụ lục 4. Một số hình ảnh về hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang .................................................................................................. XLI

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC

HỌC VIÊN CAO HỌC: PHẠM XUÂN AN


PHIẾU ĐIỀU TRA

DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH

Du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư và kinh tế địa phương. Đây là loại hình du lịch đã và đang được quan tâm phát triển tại Cù lao Ông Hổ, An Giang, Việt Nam. Việc nghiên cứu nhằm phát triển các loại hình du lịch này là cần thiết. Phiếu điều tra nhằm nghiên cứu về sự tham gia của du khách trong các hoạt động du lịch cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ, An Giang, Việt Nam. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin mà ông (bà) cung cấp sẽ được xử lý và sử dụng phục vụ cho các công trình khoa học, cũng như ứng dụng vào thực tiễn, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của ông (bà).

Câu 1:

Ông (bà) đi du lịch theo hình thức nào?

Nhóm do công ty tổ chức Tự tổ chức

Câu 2 :

Ông (bà) biết đến các sản phẩm du lịch cù lao Ông Hổ là do:

Ông (bà) đã hiểu biết r về các sản phẩm du lịch tại cù lao Ông Hổ từ những nguồn thông tin, Internet, Sách hướng du lịch, qua người quen giới thiệu, qua các phương tiện khác.

Ông (bà) chưa hiểu biết r về các sản phẩm du lịch của cù lao Ông Hổ.

Câu 3 :

Những giá trị tự nhiên và nhân văn nào tại cù lao Ông Hổ hấp dẫn ông (bà)?

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí