Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM XUÂN AN


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNDU LỊCH

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM XUÂN AN


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNDU LỊCH

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG


Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG LONG


Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – PHẠM XUÂN AN, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Học viên


PHẠM XUÂN AN


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

i

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ... 8

1.1. Một số khái niệm 8

1.2. Đặc điểm và những nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ... 11

1.3. Một số loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương 13

1.4. Một số hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương 14

1.5. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng 15

1.6. Những bên liên quan tham gia du lịch dựa vào cộng đồng 19

1.7. Khu vực có khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 22

Tiểu kết chương 1: 23

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO

CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG 25

2.1. Khái quát chung về cù lao Ông Hổ, An Giang 25

2.2. Khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang 26

2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang 49

Tiểu kết chương 2: 68

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

TẠI CÙ LAO ÔNG HỔ, AN GIANG 69

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 69

3.2. Các giải pháp tổ chức, quản lý 69

3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực 71

3.4. Các giải pháp thúc đẩy cung ứng, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch 76

3.5. Các giải pháp xúc tiến, quảng bá 79

3.6. Các giải pháp đầu tư 81

3.7. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái 82

3.8. Các kiến nghị 84

KẾT LUẬN

90

Phụ lục I

Phụ lục 1. Phiếu điều tra và bảng xử lý số liệu II

Phụ lục 2. Cẩm nang du lịch Cù lao Ông Hổ, An Giang XXIV

Phụ lục 3. Một số tour du lịch trải nghiệm đời sống cộng đồng tại cù lao

Ông Hổ, An Giang XXXVII

Phụ lục 4. Một số hình ảnh về hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang .....................................................................................................

XLI

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT‌


Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt

Cộng đồng địa phương

CĐĐP

Chất lượng cuộc sống

CLCS

Cơ sở hạ tầng

CSHT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSVCKT

Du lịch cộng đồng

DLCĐ

Du lịch dựa vào cộng đồng

DLDVCĐ

Di tích lịch sử văn hóa

DTLSVH

Khách du lịch

KDL

Khu bảo tồn

KBT

Kinh tế - xã hội

KT – XH

Làng nghề truyền thống

LNTT

Tài nguyên du lịch

TNDL

Tài nguyên môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường du lịch

TNMTDL

Netherlands Development Organization (Tổ

chức phát triển Hà Lan)

SNV

International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo

tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên)

IUCN

World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế

Bảo vệ Thiên nhiên)

WWF

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Mô tả các loại hình Du lịch dựa vào cộng đồng 13

Bảng 1.2. Những tác động của Du lịch dựa vào cộng đồng 17

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng của TP. Long Xuyên 28

Bảng 2.2. Lượng khách và tốc độ tăng trưởng lượng khách đến cù lao Ông Hổ từ 2010 đến 2014 55

Bảng 2.3. Lượng khách sử dụng sản phẩm dịch vụ của Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ 56

Bảng 2.4. Lượng khách lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ 57

Bảng 2.5. Số lao động tham gia dịch vụ Du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ 60

Bảng 2.6. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở cù lao Ông Hổ 61

Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo ở cù lao Ông Hổ 61

Bảng 2.8. Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của CĐĐP 64

Bảng 2.9. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang 65

Bảng 2.10. Phân tích SWOT 66

Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang 63

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch là ngành kinh tế có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với cộng đồng địa phương. Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng địa phương như: tạo việc làm; tăng thu nhập; giúp xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn; đem đến sự hiểu biết, giao lưu văn hóa; xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân; góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của vùng, của đất nước… Điều đó mang ý nghĩa nhân văn to lớn, thể hiện đường lối chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp của mỗi quốc gia.

Du lịch dựa vào cộng đồng đã được quan tâm quy hoạch, đầu tư phát triển mang lại kết quả về nhiều mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, các loại hình du lịch này đã được tổ chức và mang lại những thành công bước đầu ở nhiều địa phương.

Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, An Giang là một trong những xã có tiềm năng về du lịch dựa vào cộng đồng, với cảnh đẹp thiên nhiên, và các di tích lịch sử đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của khách du lịch.

Thực tế cho thấy, đối tượng tham gia làm du lịch ở xã Mỹ Hoà Hưng chủ yếu là những hộ có kinh tế khá ổn định, họ có nhà sàn cổ, có diện tích đất vườn rộng, những hộ nghèo tham gia dự án là rất ít, họ hầu như không được hưởng lợi từ thành quả của dự án mang lại. Người dân chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu, lợi ích kinh tế không thường xuyên và bấp bênh, các hình thức tham gia hầu như mang tính chất tự phát, người dân thấy có lợi, có thu nhập thì họ làm.

Vì vậy, cần giúp người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch, cùng vì lợi ích và mục đích chung nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng không chỉ giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn nâng cao nhận thức về du lịch, về ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, ý thức về vị trí, vai trò của cộng đồng trong việc tạo ra môi trường nhân văn hấp dẫn du khách.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023