Đối Với Cộng Đồng Địa Phương

Có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú; có chính sách cho phép khách du lịch được ở lại trong các bản làng của đồng bào dân tộc và tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội truyền thống của người dân địa phương;

Có cơ chế, chính sách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch; tạo điều kiện giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; nên có những chính sách đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xúc tiến du lịch, khai thác thông tin truyền thông;

Để có thể phát triển khu du lịch cộng đồng, cần phải thực hiện công tác quy họach đầu tư khai thác phát triển du lịch ở miền núi từ năm 2020 đến năm 2025 và sau 2025 với việc đầu tư khai thác hợp lý từng giai đọan với các biện pháp thích hợp.

Từ việc qui hoạch thống nhất bản đồ du lịch, huyện nên thực hiện từng bước đầu tư khai thác với việc xây dựng hệ thống hạ tầng như giao thông; điện; nước và các hạng mục phụ trợ phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng;

Bên cạnh đó, cần sưu tầm các hình thức văn hóa dân tộc, xây dựng các chương trình văn hóa để phục vụ tại các điểm du lịch như dạ hội cồng chiêng, các chương trình văn nghệ dân tộc Ê đê, Ralay, T’rin; cần khôi phục, phát huy ngành nghề truyền thống đồng bào dân tộc nhằm sản xuất các mặt hàng như dệt thổ cẩm, đan lát để quảng bá đặc trưng du lịch miền núi. Để làm được điều đó, lãnh đạo địa phương cần phải thực hiện tốt công tác vận động, bảo tồn các làng nghề truyền thống của địa phương. Triển khai tốt chính sách bảo vệ môi trường sinh thái miền núi mà việc lớn nhất là bảo vệ rừng.

3.2.2. Đối với cộng đồng địa phương‌

Thành lập ban quản lý du lịch để điều hành, quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, mỗi xã có điểm du lịch thành lập ban quản lý của xã đó do cộng đồng địa phương chịu trách nhiệm điều hành, duy trì các hoạt động;

Bên cạnh đó, cần thành lập những đội văn nghệ thường xuyên biểu diễn các lễ hội, điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc mình tại các khu, điểm du lịch cộng đồng. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các điểm du lịch;

Bồi dưỡng, đào tạo cho thể hệ trẻ về lễ hội, làn điệu dân ca truyền thống, đào tạo thế hệ trẻ về biểu diễn nhạc cụ dân tộc truyền thống của cộng đồng địa phương như đàn đá, Mã la, đàn Chapi…

3.2.3. Đối với đơn vị kinh doanh du lịch‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, chỉ có chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư thực hiện chưa đủ mà cần có sự chung tay góp sức của đơn vị kinh doanh du lịch, đặc biệt là các đơn vị lữ hành. Chính đơn vị này là người góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Vì vậy cần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương khi đi du lịch tại các điểm du lịch;

Các công ty du lịch lữ hành cần tuyên truyền, nhắc nhở khách thể hiện sự văn minh, lịch sự khi tham gia vào các hoạt động lễ hội của người dân, tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Chính sự giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và người dân địa phương là cầu nối cho sự phát triển, giao thoa văn hóa, giúp xóa bỏ khoảng cách văn hóa giữa đồng bào dân tộc thiểu số với khách du lịch;

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - 13

Tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh; tuyên truyền, vận động khách du lịch chấp hành quy định của điểm du lịch cũng như chính sách của nhà nước trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch. Có như vậy hoạt động phát triển du lịch cộng đồng mới thực sự hiệu quả và phát huy hết vai trò, lợi ích trong việc phát triển cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của nhân loại, làm giàu thêm truyền thống văn hóa của địa phương;

Đối với các đơn vị kinh doanh hoạt động lưu trú, hoạt động du lịch tại điểm du lịch cần đề ra những nội quy, quy định khi lưu trú và tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương. Các cơ sở kinh doanh du lịch cần thực hiện những biện pháp và khuyến khích khách thực hiện những biện pháp tiết kiệm điện, nước để bảo vệ môi trường. Tuyên truyền tới khách du lịch ý thức bảo vệ môi trường, có như vậy hoạt

động du lịch mới phát triển một cách bền vững; có những chế tài xử lý nếu như có

những lỗi vi phạm của khách hàng;

Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh du lịch tại huyện Khánh Vĩnh cần phải đưa ra những chính sách kích cầu, những chương trình khuyến mãi, sản phẩm hấp dẫn với khách du lịch. Nên có những hoạt động vui chơi, giao lưu văn hóa về đêm cho khách du lich với cư dân địa phương. Mặt khác, khi khai thác tài nguyên du lịch cần có chính sách khôi phục, bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn tại địa phương;

Đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành, cần xây dựng những tour du lịch cộng đồng đến những điểm du lịch mới của huyện Khánh Vĩnh như điểm du lịch Suối Lách (Yang Ly), Suối Mấu, An Tim, khai thác những điểm du lịch mới. Phối hợp với cộng đồng địa phương và chính quyền trong việc xây dựng các chương trình du lịch, các tour du lịch tại địa phương;

Có chính sách khuyến khích, thu hút lao động phổ thông, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động chưa qua đào tạo và chủ yếu lượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại huyện Khánh Vĩnh;

Thông qua hoạt động du lịch, đời sống của cộng đồng địa phương được cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả phát triển kinh tế cho địa phương.

Tiểu kết chương 3‌

Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh là một việc làm cần có sự chung tay, góp sức của tất cả các thành tố từ cộng đồng địa phương, khách du lịch; doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đến chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cùng thực hiện và phải thực hiện đồng bộ trong khoảng thời gian dài. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Khánh Vĩnh một cách lâu dài và bền vững hơn. Phát triển du lịch cộng đồng còn giúp địa phương xóa đói giảm nghèo, giải quyết được tình trạng thất nghiệp. Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi đúng đắn cho sự phát triển du lịch của huyện Khánh Vĩnh. Với những đề xuất và kiến nghị với cơ

quan chính quyền địa phương; những người làm du lịch; khách du lịch và cộng đồng địa phương một cách thiết thực nhất sẽ giúp huyện Khánh Vĩnh có hướng đi đúng đắn trong việc phát triển du lịch và tương lai sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Tương lai, du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Khánh Vĩnh và là một trong những ngành nghề giải quyết tốt tình trạng thất nghiệp, giảm nghèo của huyện Khánh Vĩnh.

KẾT LUẬN

Du lịch đang là một ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng phát triển tại tỉnh Khánh Hòa, với các điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Cam Ranh, Dốc Lết…. Khánh Hòa đã trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước với các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch cũng cần gắn liền với các hoạt động bảo tồn, giữ gìn các tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tình Khánh Hòa nói chung và huyện Khánh Vĩnh nói riêng trong sự phát triển như hiện nay, chính là một nội dung của hoạt động du lịch cộng đồng tại đây.

Việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh sẽ tạo ra được nhiều loại hình du lịch mới, nhiều sản phẩm du lịch độc đáo và nhiều hướng đi mới cho sự phát triển của huyện Khánh Vĩnh; xây dựng nhiều tour du lịch mới nhằm khai thác tài nguyên du lịch tại các điểm, địa phương có điều kiện để phát triển du lịch. Đồng thời, phát triển du lịch cộng đồng còn giúp huyện Khánh Vĩnh bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, giải quyết được tình trạng thất nghiệp; giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi các địa phương đều thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới thì phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Khánh Vĩnh là hướng đi đúng đắn và là hướng đi mới cho sự phát triển của huyện. Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch không mới nhưng nó mang lại hiệu quả cao trong sự phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài cho ngành du lịch. Phát triển đúng du lịch cộng đồng cần có những chính sách đúng đắn để đạt được hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất trong sự phát triển của địa phương;

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi huyện Khánh Vĩnh phải có những chính sách phát triển du lịch một cách hợp lý, vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch nhưng cũng vừa bảo vệ, bảo tồn các

giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi mới cần được chú trọng đầu tư phát triển, vì chỉ có du lịch cộng đồng mới mang lại lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Du lịch cộng đồng là phương tiện xóa đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững nhất đối với địa phương. Chỉ có phát triển du lịch cộng đồng mới đảm bảo được an sinh giáo dục, nâng cao đời sống dân cư, giúp cân bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa khu vực miền núi với đồng bằng;

Chính vì vậy cần có sự chung tay giúp sức của từng thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với sự khai thác du lịch của người dân địa phương. Cần có chính sách đầu tư phát triển để du lịch cộng đồng trở thành hướng đi đúng đắn, đạt được mục tiêu xóa nghèo bền vững theo đề án xóa đói giảm nghèo mà huyện đã xây dựng;

Để hoàn thành mục tiêu định hướng đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện Khánh Vĩnh, cần tổ chức thực hiện quy hoạch các dự án du lịch; đầu tư kết nối hạ tầng, phát triển hệ thống điện, đường, trường, trạm đến các điểm du lịch mới như đường tới Suối Máu - Đá Dài, suối khoáng nóng Khánh Thành; xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng và liên kết các điểm du lịch; bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống; quảng bá xúc tiến du lịch; xây dựng nguồn nhân lực; hợp tác, liên kết để phát triển du lịch.

Tóm lại, phát triển du lịch cộng đồng là mục tiêu phát triển của xã hội và là mục tiêu phát triển bền vững mà huyện Khánh Vĩnh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung cần hướng đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Việt


[1.] Phan Kế Bính (2017), Việt Nam phong tục, NXB Văn học;

[2.] Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; Du lịch có trách nhiệm đối với lĩnh vực lưu trú ở Việt Nam, 2013

[3.] Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; Tài liệu hướng dẫn Vận hành quy tắc ứng xử tại nhà dân, 2013

[4.] Bộ công cụ Hướng dẫn giảm nghèo thông qua Du lịch, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, Hà Nội 2012.

[5.] Trần Thị Mỹ Châu, “Phát triển du lịch cộng đồng địa phương: một phương pháp phát triển cộng đồng”, đăng Kỷ yếu hội thảo khoa học CITA, 2016 với chủ đề “CNTT và ứng dụng trong các lĩnh vực”;

[6.] Phạm Thị Hồng Cúc, Ngô Thanh Loan, “Du lịch cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học công nghệ, Tập 19, Số X5-2016;

[7.] Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh

Hòa năm 2019;

[8.] Vũ Đình Cường, “Phát triển du lịch cộng đồng ở vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh

Đồng Nai”, luận văn Thạc sĩ, năm 2014;

[9.] Đoàn Mạnh Cường, Phát triển du lịch bền vững- phần 1,2

[10.] Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa cổ Chăm pa, NXB Văn hóa Dân tộc;

[11.] Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật;

[12.] Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục; [13.] Nguyễn Phạm Hùng (2017), Văn hóa du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

[14.] Văn Ngọc Hường, “Du lịch sinh thái miền núi Khánh Vĩnh- Một tiềm năng đang cần được đầu tư để phát triển”, cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh, ngày 27/09/2019;

[15.] Nguyễn Thị Thanh Kiều, “Nghiên cứu, phát triển du lịch cộng đồng huyện

Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”, luận văn Thạc sĩ, năm 2014;

[16.] Phạm Trung Lương, “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà

– Hải Phòng”, đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2002;

[17.] Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng- du lịch sinh thái. Định nghĩa, đặc trưng và quan điểm phát triển;

[18.] Phong Nguyễn, “Bên dòng Tô Hạp”, in trên báo Nhân dân, số ra ngày 11/03/2016;

[19.] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch Việt Nam (2017); [20.] Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng, lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học kỹ thuật; [21.] Phạm Thị Hồng Quyên, “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du

lịch sinh thái Vân Long”, luận văn Thạc sĩ, năm 2013;

[22.] Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam – phương hướng tiếp cận dựa vào thị trường, năm 2013;

[23.] Nhân Tâm, Thu Hiền, “Du lịch Khánh Vĩnh-Tiềm năng chưa được đánh thức”, đăng trên báo Khánh Hòa online;

[24.] Nguyễn Công Thảo, Nguyễn Thanh Bình, “Du lịch cộng đồng trên thế giới: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, đăng Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7-2019;

[25.] UBND huyện Khánh Vĩnh, Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nguồn nhân lực năm 2019;

[26.] UBND huyện Khánh Vĩnh, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020;

[27.] UBND huyện Khánh Vĩnh, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020

[28.] UBND huyện Khánh Vĩnh, Đề án giảm nghèo bền vững huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2018-2020;

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí