Giá Trị Tổng Sản Phẩm Của Tỉnh Phú Thọ Giai Đoạn 2000-2012

lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 79,84% năm 2000 xuống 61,67% năm 2012, bình quân giảm 1,18%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,72% lên 19,89%, bình quân tăng 6,42%/năm; khu vực dịch vụ tăng từ 9,44% lên 18,44%, bình quân tăng 6,88%/năm (Bảng 2.1). Đến năm 2013, cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 59,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 20,72%; khu vực dịch vụ là 19,63% (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014).

2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế


Kinh tế của tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng trưởng cao trong giai đoạn 2000- 2012. Năm 2000, tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh (GRDP) là 7.473.124 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 21.938.366 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân là 10,29%/năm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,47%; công nghiệp, xây dựng tăng 12,49% và khu vực dịch vụ tăng 12,23% (Bảng 2.2). Năm 2013, GRDP bình quân đầu người đạt 17,3 triệu đồng (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014).

Bảng 2.2. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012

Chỉ tiêu

SL (triệu

đồng)

CC (%)

SL (triệu

đồng)

CC (%)

SL (triệu

đồng)

CC (%)

PTBQ

(%)

1. Tổng GRDP

7.473.124

100,00

12.680.195

100,00

21.938.366

100,00

110,29

1.1. NN, LN, TS

3.109.997

41,62

4.523.471

35,67

6.197.426

28,25

106,47

1.2. CN, XD

2.426.602

32,47

4.727.934

37,29

8.853.939

40,36

112,49

1.3. Dịch vụ

1.936.525

25,91

3.428.790

27,04

6.887.001

31,39

112.23


2.1. GRDP/người


5,86


9,72


16,50


109,87

2.2. GRDP/LĐ

11.953,17

19.042,19

31.215,66

109,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 8

2000 2006 2012 Tốc độ


2. Một số chỉ tiêu bình quân


Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009, 2013)


Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tăng cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng tăng, giảm cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2000, cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 32,47%; dịch vụ chiếm 25,91%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,62%. Năm 2012, cơ cấu các ngành tương ứng là 40,36%; 31,39% và 28,25%. Đến năm 2013, cơ cấu ngành công nghiệp là 28,03%;

xây dựng và dịch vụ chiếm 40,50%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31,47% (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014).

Tóm lại, qua việc xem xét điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ cho thấy tỉnh có lợi thế cho việc phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch cội nguồn nói riêng. Tuy nhiên, Phú Thọ là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, thu nhập bình quân đầu người thấp nên vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn.

2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận tài nguyên du lịch cội nguồn

Tiếp cận tài nguyên du lịch cội nguồn là phương pháp nhằm xác định tiềm năng, thực trạng và xem xét các yếu tố liên quan đến tài nguyên du lịch cội nguồn, sự thuận lợi hay khó khăn trong quá trình quản lý và khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn.

Tài nguyên du lịch cội nguồn là tiền đề để hình thành nên sản phẩm du lịch cội nguồn. Do đó, nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn phải quan tâm đến phương pháp tiếp cận tài nguyên du lịch cội nguồn. Tài nguyên du lịch cội nguồn được tiếp cận chủ yếu trong luận án là các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng và lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.1.1.2. Tiếp cận cụm du lịch điển hình

Tiếp cận cụm du lịch điển hình thực chất là cách tiếp cận để xem sự hấp dẫn, sức chứa, sự thuận tiện, quy hoạch của cụm và xác định xem chúng đã được khai thác ở mức độ nào. Đồng thời, đánh giá tiềm năng của chúng và quyết định xem liệu chúng có xứng đáng để đưa vào kế hoạch cho việc sử dụng bền vững tài nguyên du lịch cội nguồn của địa phương không.

Nghiên cứu tiếp cận cụm du lịch điển hình có sản phẩm du lịch cội nguồn đặc trưng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đó là cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận. Hạt nhân của cụm du lịch này là Khu du lịch Đền Hùng. Luận án sử dụng cách tiếp cận cụm du lịch điển hình nhằm nghiên cứu và phát triển loại hình du lịch cội nguồn để phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của khách du lịch. Ngoài ra, luận án cũng tiếp cận tài nguyên du lịch cội nguồn của cụm du lịch Thanh Thủy và cụm du lịch Hạ Hòa để so sánh và đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch cội nguồn.

2.1.1.3. Tiếp cận có sự tham gia của người dân

Xem xét dưới góc độ tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch cội nguồn chính là việc nghiên cứu xem mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch cội nguồn; phân tích sự ảnh hưởng của du khách cội nguồn đối với cuộc sống và con người ở địa phương; xem xét sự giao lưu trao đổi của người dân địa phương với khách du lịch cội nguồn.

Cộng đồng dân cư ở địa phương là một trong bốn đối tượng tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của du lịch cội nguồn. Do đó, khi nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn phải xem xét đến vai trò, đặc điểm và mức độ tham gia các hoạt động du lịch của người dân địa phương (Sơ đồ 2.1).


Tài nguyên du lịch cội nguồn


- Di sản

văn hóa

- Di tích

lịch sử văn hóa

- Lễ hội

- Bảo tàng

Chính quyền địa phương

- Cơ sở hạ tầng

- Đào tạo nhân lực

- Quảng bá, tổ chức sự kiện

- Công tác quy hoạch

- An ninh, chính trị

Doanh nghiệp kinh doanh

- Dịch vụ lữ hành

- Dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ vận chuyển

- Dịch vụ du lịch khác

Khách du lịch

- Nhu cầu, kỳ vọng

- Lượng khách

- Chi tiêu

- Ngày lưu trú

- Sự hài lòng

- Dự định trở lại

Cộng đồng dân cư địa phương

- Sản phẩm lưu niệm

- Tham gia hoạt động du lịch

- Dân tộc học

- Phát triển làng nghề

- Hoạt động khác

Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia phát triển du lịch cội nguồn


2.2.2. Khung phân tích phát triển du lịch cội nguồn

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn bao gồm nhiều nội dung. Ngoài ra, phát triển du lịch cội nguồn còn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Do đó, khi đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cội nguồn, chúng ta cần phải xem xét tổng thể

các vấn đề có liên quan để xác định đúng hướng các nội dung cần giải quyết. Nội dung nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn được thể hiện cụ thể trong sơ đồ 2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn

Sự hài lòng của khách DLCN

Cơ chế, chính sách và năng lực thực thi


Công tác quy hoạch phát triển DLCN

1.

2.

3.

CSHT

của địa phương

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DLCN

Phát triển tài nguyên DLCN Phát triển CSVCKT DLCN Phát triển nguồn nhân lực cho DLCN

Tăng cường xúc tiến DLCN

Nâng cao kết quả và đóng góp của DLCN cho phát triển kinh

tế xã hội ở địa phương

Vai trò và đặc điểm của cộng đồng

4.

5.

Môi trường an ninh, an toàn cho khách DLCN

Dịch vụ phụ trợ ở địa phương

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN

Sơ đồ 2.2. Khung phân tích phát triển du lịch cội nguồn

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Đến Phú Thọ là đến với vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt Cổ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Ðây là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng, trung du và miền núi. Mảnh đất trải mấy ngàn năm lịch sử còn tồn tại và lưu giữ rất nhiều giá trị thiên nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, tạo ra nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Phú Thọ chính là nơi đặt Mộ Tổ Vua Hùng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Lợi thế nổi bật của du lịch Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ là phù hợp.

Không gian du lịch Phú Thọ bao gồm ba cụm du lịch tập trung, đó là: Cụm

du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận, cụm du lịch Hạ Hòa và cụm du lịch Thanh Thủy (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).

Căn cứ vào sự phân bố về tài nguyên du lịch và không gian du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để tiến hành thu thu thập ý kiến của khách du lịch về các hoạt động liên quan đến du lịch cội nguồn của tỉnh, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu điển hình, đại diện có sản phẩm du lịch cội nguồn đặc trưng là cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận, trong đó tập trung ở Khu du lịch Đền Hùng.

Ngoài ra, để xem xét đặc điểm và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cội nguồn cũng như đóng góp của du lịch cội nguồn vào việc nâng cao thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho người dân ở địa phương, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến của các hộ dân tại xã Hy Cương (Việt Trì).

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn tài liệu thông tin thứ cấp được thu thập phục vụ cho luận án là những tài liệu, số liệu đã đươc công bố. Đây là các tài liệu, số liệu được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho phát triển du lịch cội nguồn (Bảng 2.3). Nguồn tài liệu thứ cấp được đưa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận án.

Bảng 2.3. Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp Loại thông tin Nguồn cung cấp

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cội nguồn


Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Phú Thọ


Một số chỉ tiêu về du lịch và phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet,…

Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ; các tài liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ.

Các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu, niên giám thống kê,… của Cục thống kê; Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch; Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông; Ban Chỉ đạo phát triển du lịch; Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; Bảo tàng Hùng Vương,…

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các chủ thể liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, bao gồm khách du lịch cội nguồn, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn, cán bộ làm việc ở các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh và người dân trong xã Hy Cương (Việt Trì).

- Đối với khách du lịch cội nguồn: Vì cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể, cỡ

t 2 ( p q)

mẫu điều tra được xác định theo công thức (Hair et al., 1998): n0 e2

Trong đó: n0= cỡ mẫu; t= giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn; p= là ước tính tỷ lệ % của tổng thể; q = 1-p; e = sai số cho phép.

Theo đó, việc tiến hành trưng cầu ý kiến du khách về hoạt động phát triển du

lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ với độ tin cậy là 95% (giá trị t tương ứng là 1,96) và sai số cho phép e = ±5%. Giả định p×q lớn nhất có thể xảy ra là 0,5×0,5 thì tính

1,962 (0,5 0,5)

được cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra là (Hair et al., 1998):

n0

0,052

384,16

Để đảm bảo thu thập được số lượng phiếu hợp lệ, chúng tôi điều tra thử 30 khách du lịch cội nguồn để xác định kích cỡ mẫu thực tế cần thiết phải điều tra. Kết quả cho thấy, trong 30 phiếu thì có 23 phiếu trả lời là hợp lệ, tương ứng 77%.

Theo Neuman (2000), kích cỡ mẫu thực tế cần thiết được xác định theo công

thức:

100n0

na re

Trong đó: na là kích cỡ mẫu thực tế cần thiết, re là tỷ lệ phiếu hợp lệ ước lượng được thể hiện theo phần trăm. Theo đó, chúng tôi xác định được số lượng mẫu thực tế cần thiết điều tra là 500 khách du lịch cội nguồn.

Phương pháp thu thập thông tin từ khách du lịch cội nguồn là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nhóm điều tra đến gặp trực tiếp khách du lịch để điều tra theo bảng câu hỏi có sẵn. Thời gian tổ chức điều tra từ ngày 16/2 - 8/6/2012. Với 500 phiếu điều tra du khách tại Đền Hùng, số phiếu thu về 500 phiếu, số phiếu hợp lệ 413 phiếu. Số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 413 phiếu.

- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch:

Cuộc điều tra nhà nghỉ, khách sạn và nhà hàng ăn uống, doanh nghiệp lữ hành được tiến hành với lượng mẫu là 21 nhà nghỉ, khách sạn và 12 nhà hàng ăn uống, 09 doanh nghiệp lữ hành tại Việt Trì với phương pháp chủ yếu là phỏng vấn sâu.

- Đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch:

Đối tượng được lấy ý kiến là 12 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, cán bộ phòng Văn hóa huyện Thanh Thủy. Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu từ đối tượng này là phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch để thu thập ý kiến đánh giá về tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý, chuyên gia có trình độ chuyên môn về du lịch để xem xét, nhận định về tài nguyên du lịch cội nguồn, sự phát triển du lịch cội nguồn để tìm ra giải pháp tối ưu cho phát triển cội nguồn (Vũ Cao Đàm, 2010). Phương pháp này rất có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính cho việc triển khai nghiên cứu.

- Đối với cộng đồng địa phương:

Để thu thập thông tin từ người dân địa phương trong hoạt động phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, điểm nghiên cứu được lựa chọn là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, đây là xã có khu du lịch cội nguồn đặc trưng của tỉnh với 1368 hộ dân (năm 2012). Dựa vào quy mô mẫu của Arkin and Cotton (1970), để tiến hành chọn mẫu nghiên cứu với độ tin cậy là 90% thì lượng mẫu cần điều tra là 99 hộ dân. Vì vậy, tác giả tiến hành điều tra 100 hộ dân với thời gian điều tra cụ thể như sau:

Ngày 2-3/8/2012, chúng tôi làm việc với cán bộ xã Hy Cương để lựa chọn đối tượng điều tra theo phương pháp phân tầng với bước nhảy là 13 và đã lọc được danh sách đối tượng điều tra là 100 hộ dân.

Từ ngày 4/8/2012 đến ngày 20/8/2012, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 hộ dân đã được lựa chọn với bảng câu hỏi có sẵn.

Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra cho phát triển du lịch cội nguồn


STT

Đối tượng điều tra

ĐVT

Số lượng

1

Khách du lịch cội nguồn

người

413

2

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

cơ sở

42

3

Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

người

12

4

Cộng đồng địa phương

hộ

100

Phương pháp thảo luận nhóm cũng được sử dụng khi thu thập thông tin từ các hộ dân và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Thảo luận nhóm là phương pháp thu thập thông tin có liên quan đến nhiều đối tượng thông qua việc cùng nhau thảo luận về một chủ đề cụ thể (Vũ Cao Đàm, 2010). Luận án sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin từ các hộ dân về những can thiệp từ bên ngoài, về những vấn đề có liên quan đến phong tục, tập quán tại địa phương. Ngoài ra, phương pháp này còn nhằm thu thập thông tin về đánh giá, nhận định của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch đối với tài nguyên du lich cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.

2.3.3. Phương pháp phân tích

2.3.3.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn

Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Xác định mục đích đánh giá

Mục đích đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch cội nguồn là xác định khả năng của tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ về mặt số lượng và chất lượng, từ đó chọn phương án tối ưu nhằm sử dụng chúng một cách hợp lý, hiệu quả.

Bước 2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá

Lựa chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu. Về nguyên tắc, hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh trung thực, thực tế khách quan bao nhiêu thì kết quả nghiên cứu càng chính xác bấy nhiêu. Các nguyên tắc cần quán triệt trong khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn (xem bảng 2.8 tiểu mục hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu).

Bước 3. Xác định thang điểm đánh giá

Sau khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, tác giả tiến hành phân bậc các chỉ tiêu. Kết hợp kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Luân (2006) và mục tiêu đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn, thang điểm được áp dụng cho đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ là:

(1). Độ hấp dẫn của tài nguyên

- Sự phù hợp: Mỗi tài nguyên du lịch có đặc điểm phù hợp với một hoặc một số loại hình du lịch. Việc tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn dựa trên mức độ

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí