định về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho lao động làm việc ở các dự án của Việt Nam tại Lào; Quy định về chế độ tiền lương: Bổ sung thêm một số phụ cấp như tiền ăn ca, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút.
* Kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và hoạt động của nhà đầu tư Việt Nam ở Lào tối thiểu 6 tháng 1 lần.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo và hoàn thiện bản dự thảo Nghị định quy định về đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào; giao cho các bộ ngành liên quan dự thảo các Thông tư hướng dẫn thực hiện (sau khi Nghị định được chính thức ban hành); yêu cầu các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân liên quan góp ý dự thảo để hoàn thiện Nghị định, thông tư hướng dẫn quy định về đầu tư vào Lào.
c. Thành lập Ban quản lý hoạt động OFDI Đông Nam Á trực thuộc FIA
Mục đích của việc thành lập Ban này là tạo sự chuyên môn hóa sâu, theo dõi chi tiết và sát thực các dự án OFDI trong khu vực; tăng cường vai trò trách nhiệm của bộ phận trong hoạt động xúc tiến và nghiên cứu cơ hội đầu tư, tập hợp giải quyết và đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp khi thực hiện OFDI vào Lào. Trước mắt, do quy mô đầu tư vào Lào chưa lớn nên chưa cần lập bộ phận phụ trách chuyên trách mà nên lập Ban quản lý hoạt động OFDI thuộc phòng đầu tư ra nước ngoài để xúc tiến hoạt động đầu tư vào Đông Nam Á tối ưu hơn. Trong ban này có từng bộ phận phụ trách đầu tư riêng vào Lào, Cămpuchia và Thái Lan. Khi quy mô đầu tư vào Lào đủ lớn sẽ tách bộ phận xúc tiến đầu tư vào Lào thành 1 Ban độc lập thuộc phòng đầu tư ra nước ngoài, FIA. Mô hình tổ chức đề xuất như sau:
Cục đầu tư nước ngoài
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Phát Triển Ofdi Của Việt Nam Vào Lĩnh Vực Cn Ở Lào
- Tăng Năng Lực Quản Trị Dự Án Của Doanh Nghiệp Tại Lào
- Tiếp Tục Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Nhằm Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Các Doanh Nghiệp Đầu Tư Vào Lào
- Hình Thành Và Phát Triển Hệ Thống Ngân Hàng Cung Cấp Dịch Vụ Hỗ Trợ Ofdi Ở Lào
- Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ ở CHDCND Lào - 25
- Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ ở CHDCND Lào - 26
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Phòng đầu tư ra nước ngoài
Ban quản lý đầu tư vào Đông Nam Á
Nhóm theo dõi đầu tư vào CHDCND Lào
Nhóm theo dõi đầu tư vào Vương quốc Căm Pu Chia
Nhóm theo dõi đầu tư vào Vương quốc Thái Lan
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức đề xuất của Ban quản lý OFDI Đông Nam Á
Đối với hoạt động đầu tư vào Lào, Ban này có những nhiệm vụ sau:
1. Chủ trì xây dựng chiến lược, chương trình đầu tư, quy hoạch đầu tư; chỉ đạo thực hiện chiến lược đầu tư vào Lào trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Chuẩn bị, soạn thảo các văn bản thỏa thuận về phát triển đầu tư của lãnh đạo cao cấp 2 nước Việt Nam và Lào
- Chuẩn bị, chủ trì dự thảo các Hiệp định đầu tư song phương và đa phương giữa Việt nam với Lào
- Tham gia góp ý, đề xuất thực hiện các dự án ODA của Việt Nam dành cho Lào theo từng giai đoạn
- Thu thập thông tin môi trường đầu tư, tìm hiểu dự án, phổ biến danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài của Lào
- Thẩm định hồ sơ, kiến nghị cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào, Căm Pu Chia và Thái Lan
2. Xúc tiến hợp tác quốc tế về đầu tư, đề xuất ký kết các Hiệp định, Hiệp ước về xúc tiến đầu tư giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á
3. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư như:
- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục OFDI ở Lào
- Chủ động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh, sửa đổi hồ sơ nếu chưa phù hợp các quy định hiện hành về đăng ký đầu tư, điều chỉnh giấy phép đầu tư
- Hỗ trợ và tư vấn pháp lý, tư vấn lựa chọn ngành nghề đầu tư cho doanh nghiệp
4. Phổ biến, phân tích và làm rõ sự cần thiết phải thực hiện OFDI sang Lào đối với doanh nghiệp, Nhà nước Việt Nam để các cán bộ Nhà nước và doanh nghiệp nhận thức đúng trong hỗ trợ hoạt động phát triển OFDI.
5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức nhà nước các cấp trong hoạt động OFDI với các nước Đông Nam Á:
- Đào tạo về chuyên môn: Sử dụng tin học vào quản lý nhà nước và cập nhật, phân tích, báo cáo các vấn đề liên quan đến đầu tư ra nước ngoài như ứng dụng thành thạo Hải Quan điện tử, sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng, các máy móc thiết bị kiểm tra quá trình thông quan ở của khẩu.
- Cập nhật kiến thức về pháp luật: Hàng tuần phải tổ chức cho cán bộ học tập các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư CN ra nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu.
Về dài hạn, cơ cấu tổ chức và các chức năng, nhiệm vụ trên có thể được điều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tế.
Giải pháp này có thể được thực hiện một cách dễ dàng, không cần có điều kiện đặc biệt nào. Hiện các hồ sơ, tài liệu có liên quan đang được lưu trữ một cách phân tán ở nhiều bộ phận thuộc Bộ. Khi có quyết định thành lập Ban, chúng sẽ là cơ sở ban đầu để Ban hoạt động.
3.3.2.2 Tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp
Nhằm thực hiện đầu tư đúng định hướng của Nhà nước Việt Nam nhất thiết phải tăng cường kiểm soát đầu tư của cơ quan Nhà nước liên quan. Các nội dung kiểm soát bao gồm:
Kiểm soát hoạt động đầu tư: Cơ quan cấp phép cho doanh nghiệp OFDI phải kiểm tra kết quả thực hiện đầu tư của doanh nghiệp định kỳ. Các nội dung đánh giá dự án, thực hiện thống nhất theo mẫu biểu để doanh nghiệp chủ động báo cáo cơ quan chức năng.
Hàng năm cơ quan quản lý hoạt động OFDI (Ban quản lý đầu tư Đông Nam Á) cần kiểm tra các dự án OFDI của doanh nghiệp theo các nội dung:
- Tiến độ thực hiện đầu tư của dự án so với tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý OFDI của Nhà nước Việt Nam
- Kiểm tra, đánh giá công tác báo cáo triển khai dự án của doanh nghiệp với cơ quan quản lý hoạt động OFDI xem có đúng quy định không, có hạn chế, yếu kém gì, ....
- Số dự án OFDI của doanh nghiệp Việt Nam chưa đăng ký, xin phép đầu tư ở Lào; số dự án đã đăng ký nhưng chưa thực hiện đầu tư; số dự án đăng ký đầu tư nhưng thực hiện không đúng các nội dung đã đăng ký; số dự án không thực hiện đầu tư nhưng không báo cáo cơ quan quản lý hoạt động OFDI của Việt Nam. Phát hiện và đánh giá nguyên nhân của những sai lệch, yếu kém.
- Kiểm tra, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của hoạt động OFDI trên đất bạn Lào, những đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước trong hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả kinh tế và đóng góp của các dự án OFDI của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. So sánh các chỉ tiêu kinh tế, xã hội thực tế của dự án so với chỉ tiêu dự kiến. Tổng hợp các dự án kiểm tra để đánh giá triển vọng và cơ hội đầu tư vào từng thị trường nhất định.
- Khi kiểm tra các dự án OFDI của doanh nghiệp, nếu phát hiện vi phạm các nội dung về đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, báo cáo dự án, trích nộp thuế, các loại phí theo quy định của Nhà nước Việt Nam, nhất thiết phải xử phạt doanh nghiệp đầu tư theo luật định.
Điều kiện thực hiện giải pháp: FIA, các cơ quan của các Bộ, Ngành liên quan lập kế hoạch, nội dung, chương trình kiểm tra, đánh giá hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam hàng năm, phê duyệt để thực hiện.
3.3.2.3 Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Nhà nước Việt Nam với Nhà nước Lào
Để khuyến khích đầu tư, những năm qua Việt Nam đã ký kết nhiều văn bản hợp tác với Nhà nước Lào. Trong điều kiện hiện nay, để tiếp tục khuyến khích hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào, việc cần thiết là Nhà nước Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Nhà nước Lào. Mục tiêu đặt ra là đảm bảo đôi bên cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau và cùng thúc đẩy phát triển kinh tế 2 nước. Việc hợp tác toàn diện được thực hiện trên nhiều lĩnh vực như hợp tác về đầu tư, hợp tác về lao động, hợp tác về xuất nhập cảnh, đầu tư khu vực miễn thuế vùng biên giới Việt Nam và Lào, hợp tác về khoa học, văn hóa và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, nội dung chính cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
Hợp tác về đầu tư: Trong các hiệp định thường niên giữa Việt Nam và Lào cần bổ sung thêm danh mục các dự án ưu đãi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào; các nhóm ngành ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp Việt Nam theo từng năm. Hai bên trên cơ sở nội dung Hiệp định, ban hành các văn bản hướng dẫn để cụ thể hóa các chỉ tiêu, giao cho cơ quan chức năng đôn đốc thực hiện. Trong hoạt động hợp tác về đầu tư, Nhà nước Việt Nam nghiên cứu và dành cho doanh nghiệp Lào đầu tư ở Việt Nam những dự án doanh nghiệp Lào đang có lợi thế, cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế Lào như vận tải biển, xây dựng đường sắt giữa Việt Nam và Lào…
Hợp tác về đào tạo nhân lực, quản lý lao động: Trên thực tế, sự hợp tác giữa 2 nước trên lĩnh vực này đã được triển khai, nay chỉ cần điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường hợp tác về đào tạo lao động giữa 2 nước, tăng chỉ tiêu cán bộ, công nhân Việt Nam đào tạo cho Lào và Lào đào tạo cho Việt Nam hàng năm, thỏa thuận với Nhà nước Lào điều chỉnh tỷ lệ lao động Việt Nam được phép làm việc trong dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào lên 30% đối với lao động phổ thông và 50% đối với lao động kỹ thuật cho phù hợp. Định kỳ hàng năm, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Việt Nam và Bộ lao động và phúc lợi xã hội Lào tổ chức hội thảo giải quyết vướng mắc về lao động. Hiệp định về hợp tác lao động tại Lào của doanh nghiệp Việt Nam cũng cần được bổ sung, sửa đổi, đặc biệt là về lao động tại các dự án đầu tư, các dự án hợp tác giữa 2 chính phủ, dự án liên doanh giữa các địa phương Lào và doanh nghiệp Việt Nam.
Hợp tác về phát triển văn hóa, khoa học và kỹ thuật: Chuyển giao một số công nghệ Việt Nam có lợi thế theo các dự án ODA, xây dựng các trung tâm văn hóa cộng đồng Việt Nam để quảng bá văn hóa Việt Nam ở Lào, từ đó tăng cường sự hòa hợp giữa người Việt với cộng đồng dân cư bản địa nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hợp tác kinh tế giữa các cộng đồng. Thỏa
thuận chuyển giao một số công nghệ cần thiết cho phát triển kinh tế Lào trên cơ sở nhu cầu và khả năng của 2 bên, trước mắt là chuyển giao công nghệ lai tạo giống trong nông nghiệp, lâm nghiệp; kỹ thuật phát triển và nuôi trồng thủy hải sản, công nghệ bảo quản SP nông, lâm nghiệp.
Hợp tác về quân sự, an ninh: Ký kết và thúc đẩy thực hiện hợp tác song phương về chống buôn bán ma túy giữa biên giới Việt Nam và Lào, thực hiện các thỏa thuận giữa 2 chính phủ về bảo đảm tuyến biên giới Việt Lào phát triển và ổn định. Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư vào tuyến biên giới Việt Lào theo kế hoạch, tạo điều kiện tiếp cận cơ hội đầu tư vào khu vực này cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán cấp vốn ODA của chính phủ Việt Nam cho Lào.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung đàm phán với Nhà nước Lào, xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể để thống nhất với Nhà nước Lào. Nội dung hợp tác đưa vào Hiệp định thường niên để thực hiện. Thực hiện những nội dung hợp tác này, ngoài ngân sách Nhà nước, cần có biện pháp và chính sách, nhất là chính sách kinh tế, để huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, đặc biệt là sự tham gia về tài chính.
3.3.2.4 Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hệ thống đường giao thông, khu vực mậu dịch tự do vùng biên giới Việt Lào
Về hệ thống đường giao thông: Do đặc điểm vị trí nên phần lớn máy móc thiết bị, các loại nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án đầu tư tại Lào đều được vận chuyển bằng đường bộ giữa Việt Nam và Lào. Bởi vậy, khi Nhà nước Việt Nam đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực biên giới Lào và Việt Nam sẽ là cầu nối tích cực thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Phương án phát triển hệ thống giao thông theo
hướng: Đầu tư đồng bộ, mở rộng làn đường, tăng tải trọng mặt đường các đường nối cửa khẩu quốc tế Việt Nam và Lào từ Bắc vào Nam.
Mở thêm một số tuyến đường và nâng cấp cửa khẩu để rút ngắn khoảng cách đi từ Việt Nam sang Lào như cửa khẩu Thanh Thủy ở Nghệ An, cửa khẩu Ka roong ở Quảng Bình, cửa khẩu La lay ở Quảng Trị. Từng bước nâng cấp các cung đường nối liền các cửa khẩu mới mở này để người lao động, doanh nghiệp, hàng hóa, vật tư, thiết bị thuận tiện trong đi lại thực hiện dự án đầu tư.
Đầu tư các khu vực mậu dịch tự do: Các cửa khẩu trọng điểm như cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh); cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), cửa khẩu Bờ Y (Kon tum), Nhà nước nghiên cứu để ban hành chiến lược đầu tư phát triển các khu vực mậu dịch tự do để thu hút doanh nghiệp hai nước kinh doanh, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực mậu dịch tự do, Nhà nước cần quy định thuế suất theo hướng ưu đãi hơn, nghiên cứu miễn tiền thuê đất xây văn phòng nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh doanh.
Ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển khu vực mậu dịch tự do là việc Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông, công ty điện lực, công ty cấp nước đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước khu vực biên giới Việt Lào cũng là những giải pháp thiết thực để cung ứng các dịch vụ cho các doanh nghiệp thực hiện OFDI ở Lào.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Các ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu đề xuất cơ quan chức năng danh mục công trình đầu tư, xây dựng dự án đầu tư khu vực mậu dịch tự do trình phê duyệt để bố trí nguồn vốn, phê duyệt cơ chế hoạt động ưu đãi tại khu vực mậu dịch tự do để thu hút doanh nghiệp đầu tư. Để giải quyết vấn đề vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng biên giới trong điều