Biểu 3.8: Chiến lược OFDI ở Lào giai đoạn 5 năm, 10 năm của doanh nghiệp
Các yếu tố đầu vào | Mục tiêu | Phân kỳ đầu tư | Thách thức/cơ hội của dự án | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
Dự án 1/ | - Vốn và nguồn | - Doanh thu: | - Năm bắt đầu | * Các thách thức: |
Cán bộ phụ trách | vốn | - Lợi nhuận: | - Năm hoàn thành | |
nghiên cứu hoặc điều hành dự án | - Lao động - Công nghệ sử dụng - Đất đai | - Tạo việc làm: - Sản phẩm cung ứng ra thị trường và thị trường mục tiêu. | và phân kỳ đầu tư theo nguồn vốn, theo tiến độ đầu tư các loại tài sản, MMTB | * Các cơ hội |
Dự án 2 | ||||
Dự án ...... | ||||
Dự án n |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng, Triển Vọng Và Những Cơ Hội, Thách Thức Đối Với Doanh Nghiệp Việt Nam Khi Thực Hiện Ofdi Vào Lĩnh Vực Cn Ở Lào
- Những Thách Thức Trong Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Việt Nam Vào Lĩnh Vực Cn Ở Lào
- Quan Điểm Phát Triển Ofdi Của Việt Nam Vào Lĩnh Vực Cn Ở Lào
- Tiếp Tục Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Nhằm Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Các Doanh Nghiệp Đầu Tư Vào Lào
- Tăng Cường Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Đối Với Doanh Nghiệp
- Hình Thành Và Phát Triển Hệ Thống Ngân Hàng Cung Cấp Dịch Vụ Hỗ Trợ Ofdi Ở Lào
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Chú thích các nội dung:
(1): Tên các dự án thuộc các nhóm ngành CN mà doanh nghiệp dự kiến đầu tư, phát triển trong thời kỳ chiến lược. Các dự án này phải được lựa chọn trong số các dự án doanh nghiệp đã và đang tiếp cận, khả thi. Khi các dự án chưa cụ thể thì đưa vào các thông tin tổng quát. Tuy nhiên tối thiểu nên có các thông tin sau:
- Phân công người chủ trì/chủ dự án
- Dự kiến các yếu tố cấu thành dự án: Vốn, lao động, công nghệ, quy mô, vị trí đầu tư, hiệu quả dự án
- Phương án vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, triển vọng của dự án…
(2) Dự kiến các yếu tố đầu vào của dự án: Ghi rõ nguồn vốn để đầu tư, công nghệ sử dụng? đặc điểm công nghệ, số và chất lượng lao động dự kiến.
(3) Mục tiêu dự án: Dự tính giá trị đóng góp của dự án vào dòng tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận (tuyệt đối/tương đối); hiệu quả xã hội hoặc đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước Việt Nam, Lào hoặc việc đầu tư dự án sẽ giải quyết tiếp được các dự án nào, được Chính phủ ưu tiên gì.
(4) Phân kỳ đầu tư: Dự kiến giá trị đầu tư và các hạng mục đầu tư dự án qua các năm, các kết quả phải đạt được trong các năm, kế hoạch phân kỳ đầu tư, công nghệ, thiết bị, các giải pháp thực hiện chiến lược đầu tư.
(5) Thách thức và cơ hội của dự án/ ngành:
- Liệt kê các thách thức
- Cơ hội và giải pháp khắc phục thách thức/ tận dụng cơ hội cho dự án Ngoài ra, tùy đặc điểm của từng dự án mà doanh nghiệp bổ sung phân
tích vị thế doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh và các điểm mạnh, điểm yếu để so
sánh với các doanh nghiệp, dự án đang kinh doanh, đầu tư cùng lĩnh vực tại Lào để rút ra thuận lợi khó khăn, đánh giá tỷ lệ thành công của phương án đầu tư kinh doanh mà doanh nghiệp mình đang lựa chọn.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Giám đốc doanh nghiệp phải ý thức rõ tầm quan trọng của chiến lược trong SX KD; doanh nghiệp có bộ máy giúp việc đủ năng lực để xây dựng chiến lược SX KD tốt, khả thi, tận dụng được những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp.
3.3.1.3 Tăng chất lượng lao động trong dự án ở Lào
Sử dụng lao động tại các dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Lào sẽ là một trong những giải pháp đóng góp khá quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp Việt Nam. Sử dụng lao động trong doanh nghiệp OFDI ở Lào cần được quan tâm theo hướng:
- Sử dụng đúng tỷ lệ lao động là người nước ngoài trong dự án không vượt quá 10% (90% là lao động Lào) theo quy định hiện hành.
- Lập kế hoạch sử dụng lao động trong dự án đầu tư ở Lào chi tiết để đưa ra kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển dụng phù hợp pháp luật, thông lệ sử dụng lao động tại địa phương.
- Mở lớp đào tạo kỹ thuật cho lao động Lào, chỉ bố trí, sắp xếp những lao động làm việc trong doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu của dây chuyền SX và vượt qua được các kỳ thi sát hạch tay nghề.
- Đào tạo tiếng Lào cho lao động quản lý người Việt Nam (bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết)
Giải pháp tăng chất lượng lao động tại các dự án OFDI đề xuất như sau:
*. Đối với lao động gián tiếp
Doanh nghiệp thường sử dụng (trên 80%) lao động gián tiếp Việt Nam làm việc trong các dự án đầu tư 100% vốn. Do vậy, cần quy hoạch lao động gián tiếp (là người Việt Nam) làm việc dài hạn ở Lào để động viên và khuyến khích, đào tạo lao động phù hợp.
Nguồn lao động tuyển dụng, quản lý doanh nghiệp ở Lào là các lao động có trình độ chuyên môn, được đào tạo cơ bản và hiểu biết về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Kinh nghiệm tối thiểu trong ngành phải từ 3 năm trở lên.
Một phần (dưới 20%) lao động gián tiếp có thể sử dụng lao động Lào đã được đào tạo ở Việt Nam, có tác phong làm việc công nghiệp. Định kỳ, tổ chức đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ, cho đi tham quan, tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp để tăng chất lượng lao động; tổ chức xếp loại và đánh giá chất lượng lao động làm cơ sở cho thăng chức, bố trí công việc. Xây dựng kế hoạch sử dụng và phát triển lao động quản lý căn cứ trên năng lực của họ.
Chi trả lương, thưởng theo thỏa thuận, đảm bảo lương, thưởng chi trả kịp thời. Khi có vướng mắc lãnh đạo doanh nghiệp cần giải thích cụ thể rõ ràng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương án phân phối thu nhập để khuyến khích lao động tận tụy với công việc, tăng hiệu quả SX kinh doanh.
*. Đối với lao động trực tiếp
Với nhóm này, doanh nghiệp cần chọn lao động có sức khỏe đảm bảo, được đào tạo đối với các vị trí là công nhân kỹ thuật. Lao động phổ thông phải có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
Doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu ưu tiên tuyển dụng, bố trí trên 95% lao động Lào để làm việc lâu dài trong các dự án. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, cần bố trí lao động Việt Nam cùng làm việc tại dự án để đào tạo, hướng dẫn cho lao động Lào một cách nhất quán, có chương trình được hoạch định một cách cụ thể, chi tiết, không nóng vội nhưng cũng không trì hoãn. Khi các lao động Lào đã thông thạo công việc thì điều chuyển các lao động Việt Nam đi các dự án khác hoặc về Việt Nam làm việc.
Doanh nghiệp đầu tư cần định kỳ tổ chức thi nâng bậc thợ, tay nghề làm cơ sở tăng lương, xây dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng rõ ràng và thiết thực để động viên các cá nhân tự đào tạo, bồi dưỡng năng lực làm việc tại dự án (và trong doanh nghiệp, khi đi vào vận hành).
Tổ chức đào tạo tác phong làm việc, phương pháp và yêu cầu bố trí lao động làm việc trong dây chuyền SX công nghiệp. Xây dựng tinh thần lao động CN để hạn chế tình trạng tự ý nghỉ việc không lý do của lao động Lào. Đào tạo cả lao động Lào và lao động Việt Nam để đảm bảo nguồn lao động chất lượng phục vụ dự án, đáp ứng tỷ lệ lao động Việt Nam dưới 10% theo luật lao động Lào và nhằm giảm chi phí đầu tư, khai thác dự án.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm dự án như trạm y tế, nhà ở cho cán bộ công nhân viên; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tổ chức
sinh hoạt văn nghệ tập thể, thành lập tổ công đoàn trong dự án để chia sẻ khó khăn, động viên, khuyến khích lao động làm việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Doanh nghiệp cần xây dựng biên chế lao động, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động chi tiết. Chuẩn bị kinh phí, nguồn vốn để đào tạo lao động. Cán bộ tuyển chọn lao động cho doanh nghiệp phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, khi tuyển dụng phải có quy trình tuyển dụng khoa học.
3.3.1.4 Tăng năng lực quản trị dự án của doanh nghiệp tại Lào
Để thực hiện dự án hiệu quả, đúng và vượt kế hoạch đề ra, nhất thiết cán bộ quản trị dự án phải có kiến thức, kinh nghiệm về quản lý dự án. Qua nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu sinh đề xuất tăng năng lực quản lý dự án của doanh nghiệp với các giải pháp như sau:
Thứ nhất là quản lý thời gian dự án. Với các dự án có thời gian đầu tư trên 1 năm nên sử dụng phương pháp PERT để khống chế và giảm thời gian thực hiện đầu tư dự án. Các nhà quản trị dự án phải lập kế hoạch hoạt động và phân tích sự kết hợp giữa các yếu tố phải thực hiện của dự án. Mục tiêu là hoàn thành dự án trong giới hạn thời gian ngắn nhất, tính toán và bố trí các công việc hợp lý đảm bảo đồng bộ và nhất quán.
Muốn vậy, doanh nghiệp phải đào tạo cán bộ quản trị dự án các nội dung của phương pháp, cách tiếp cận và sử dụng phương pháp vào các dự án cụ thể của doanh nghiệp. Làm thử và phân giao nhiệm vụ quản lý thời gian của cán bộ quản trị dự án. Trước khi thực hiện phương pháp doanh nghiệp phải:
- Xác định các hoạt động cụ thể
- Sắp xếp trình tự hoạt động
- Bố trí thời gian, khống chế thời gian
- Lập tiến độ thực hiện từng hoạt động của dự án.
- Lựa chọn và bố trí cá nhân có đủ năng lực phụ trách, đảm nhiệm từng hoạt động của dự án
Thứ hai là quản lý chi phí dự án: Gắn liền với quản lý tiến độ là quản lý chi phí. Tiến độ thực hiện dự án và chi phí thông thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên, nếu không kết hợp hài hòa giữa tiến độ và chi phí thực hiện dự án thì dự án sẽ có hiệu quả thấp. Để quản lý chi phí dự án doanh nghiệp phải thực hiện các bước sau:
- Phê duyệt dự án, tổng mức đầu tư dự án và nguồn vốn đầu tư
- Lập kế hoạch đầu tư dự án và phân kỳ đầu tư các hạng mục, nguồn vốn
- Lập kế hoạch đấu thầu và dự toán vốn cho các hạng mục đấu thầu
- Lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án
- Giám sát dự án, đánh giá quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu
- Nghiệm thu giai đoạn các công việc của nhà thầu
- Nghiệm thu chính thức các công việc của nhà thầu
- Họp rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng
Trong quá trình điều hành dự án, doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá dự án theo chi phí dự án, nếu tăng, giảm cần có biện pháp tổ chức điều chỉnh dự án phù hợp, đảm bảo đạt mục tiêu dự án.
Thứ ba là sử dụng lao động phù hợp để quản lý dự án: Để tăng hiệu quả dự án, nhất thiết phải sử dụng các lao động có kỹ năng quản lý và đào tạo cơ bản kèm với các phương pháp quản lý như đã đề xuất. Việc sử dụng lao động quản lý dự án phải đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu sau:
- Được đào tạo cơ bản kiến thức về quản lý dự án, trình độ chuyên môn
- Có kinh nghiệm thực tiễn trong tham gia quản lý dự án ít nhất là 3 năm
- Năng động, sáng tạo trong công việc điều hành, phối hợp quản lý dự án
Ngoài ra để khuyến khích lao động làm việc tại dự án có hiệu quả cao cần bố trí lao động vào các vị trí căn cứ năng lực và sở thích của lao động; thường xuyên khuyến khích lao động, đưa ra các giải pháp động viên, trừng phạt các lao động hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ. Các giải pháp đề xuất là tăng lương, thăng chức… đối với cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.
Mặt khác, doanh nghiệp phải cân đối lao động người Lào, người Việt theo mục đích và tính chất công việc trong dự án. Giai đoạn mới thực hiện dự án nên bố trí lao động là người Việt, sau đó bố trí người Lào theo tỷ lệ tăng dần để tăng chất lượng thực hiện nhiệm vụ của lao động.
Thứ tư là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên dự án; công khai nhiệm vụ các thành viên cho toàn thể người lao động trong dự án biết để liên hệ công việc. Thực hiện chỉ đạo nhất quán từ trên xuống. Định kỳ hàng tuần phải giao ban cán bộ điều hành dự án để đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên ban dự án, so sánh với chỉ tiêu đặt ra để điều chỉnh kế hoạch phù hợp, kịp thời bố trí và thay thế các lao động làm việc hiệu quả kém bằng các lao động có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu của dự án.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Doanh nghiệp bố trí Trưởng ban quản lý dự án nhất thiết là người có năng lực, kinh nghiệm trong điều hành dự án. Ban hành quy chế điều hành dự án để làm cơ sở quản lý thống nhất. Giao kế hoạch, kinh phí đào tạo cán bộ quản lý dự án đối với từng dự án cụ thể.
3.3.1.5 Mở rộng quan hệ liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để thành công doanh nghiệp cần liên kết với các doanh nghiệp khác để hỗ trợ lẫn nhau trong góp vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng các dịch vụ đầu vào cho dự án SX CN ở Lào. Với mục đích phát triển OFDI vào lĩnh vực CN ở Lào thì việc liên kết, hợp tác tập trung cần tập trung theo hướng:
Hợp tác cùng góp vốn, thành lập công ty đầu tư ở Lào: Để tăng cường khả năng vốn đầu tư thực hiện dự án. Hợp tác cùng góp vốn có thể được vận dụng ở nhiều công đoạn trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu cơ hội đầu tư, góp vốn để ký quỹ nghiên cứu, khảo sát dự án và góp vốn để đầu tư dự án phân chia lợi nhuận. Hoạt động góp vốn cùng đầu tư dự án các doanh nghiệp cần coi là hoạt động cốt lõi của đầu tư ở Lào. Bởi vậy, khi đặt vấn đề liên kết hợp tác với các doanh nghiệp có nhu cầu cần thống nhất về nội dung góp vốn đầu tư, tỷ lệ phân chia lợi nhuận/thua lỗ cũng như trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia góp vốn. Bản thỏa thuận góp vốn đầu tư cần chi tiết và cụ thể để khi thực hiện thuận lợi.
Hoạt động liên kết phát triển các dự án OFDI có thể được doanh nghiệp trong nước bảo lãnh vay vốn đầu tư nếu dự án thiếu vốn. Các ngân hàng cho vay bằng cách thế chấp các tài sản hiện hữu của doanh nghiệp tại Việt Nam để vay tiền cho các dự án OFDI ở Lào. Trách nhiệm trả nợ là của doanh nghiệp Việt Nam thực hiện OFDI và được bảo lãnh bằng tài sản thế chấp đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư và ngân hàng cho vay.
Hợp tác cung ứng, tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư tại Lào: Đây là hoạt động cần thiết của các doanh nghiệp OFDI để chủ động trong cung ứng, tiêu thụ sản phẩm cho dự án sản xuất công nghiệp. Hoạt động liên kết, hợp tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần được tính toán và đặt vấn đề trước với doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng, thậm chí cùng kêu gọi đầu tư để tận dụng lợi thế về thị trường của đối tác. Những mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực Thủy điện, khai thác thạch cao cho SX xi măng, kinh doanh gỗ nguyên liệu là những ngành nghề cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất và tổ chức tiêu thụ (phần lớn là các doanh nghiệp, tập đoàn ở Việt Nam). Phương án hợp tác, liên kết căn cứ đặc thù mỗi ngành để xây dựng cho phù hợp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp OFDI ở Lào nên tập trung