Hệ Thống Các Chỉ Tiêu Phân Tích Cvp Tại Các Doanh Nghiệp Cbtacn


Chuyên ngành đào tạo chủ yếu là ngành Kế toán kiểm toán, chiếm tỷ lệ là 60,4% tương ứng với 151 người trả lời, trong đó chủ yếu là Kế toán trưởng và kế toán viên, nhà quản trị có chuyên ngành Kê toán kiểm toán là 32 người. Số người được đào tạo theo chuyên ngành tài chính chiếm 14,8% tương ứng với 37 người trả lời. Số lượng người trả lời được đào tạo theo chuyên ngành khác chiếm 24,8% tương ứng với 62 người, chủ yếu tập trung vào Nhà quản trị với số lượng là 59 người. Điều này cho thấy chuyên ngành của đối tượng khảo sát đa dạng, phản ánh đúng thực tế và đảm bảo tính đại diện cho mẫu.

Bảng 4.1. Bảng mô tả đặc điểm nhân khẩu

Tiêu chí phân loại Tần suất (người) Tỷ lệ (%)

Nữ

135

54

Công việc Nhà quản trị

117

46.8

Kế toán, Kế toán trưởng

133

53.2

Dưới 25 tuổi

12

4.8

Tuổi 25 đến 35 tuổi

69

27.6

35 đến 50 tuổi

136

54.4

Trên 50 tuổi

33

13.2

Trên Đại học

55

22

Trình độ Đại học

185

74

Cao đẳng/Trung cấp

10

4

Phổ thông trung học

0

0

Kế toán, kiểm toán

151

60.4

Chuyên Tài chính

37

14.8

Chuyên ngành khác

62

24.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 14

Giới tính Nam 115 46








ngành


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Về đặc điểm của doanh nghiêp khảo sát, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (năng suất nhỏ hơn 60.000 tấn/năm) chiếm tỷ lệ lớn 72,22% tương ứng là 65 doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ là 25 doanh nghiệp tương ứng 27,78%. Hình thức pháp lý của các doanh nghiệp khảo sát chủ yếu là ngoài quốc doanh, chiếm tỷ lệ 85,56%, tiếp đến là các công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ là 11,11% tương ứng với số lượng là 10 công ty trong 90 công ty được chọn để khảo sát; Công ty Nhà nước thì chỉ có 3 công ty và đều là công ty có quy mô lớn. Số lượng kế toán các công ty chế biến TACN thường sử dụng khoảng từ 5-10 kế toán, đủ nhân sự để phân bổ công việc kế toán trong bộ phận. Các DNCB TACN chủ yếu được thành lập từ 10 đến 20 năm, số lượng công ty được thành lập trong


khoảng thời gian này là 61 công ty tương ứng với tỷ lệ 67,78%, các công ty được thành lập dưới 10 năm có 19 công ty tương ứng tỷ lệ 21,11% trong đó chủ yếu là công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty được thành lập trên 20 năm có số lượng là 10 công ty tương ứng tỷ lệ là 11,11%. Điều này cho thấy mẫu khảo sát tập trung vào các doanh nghiệp được thành lập trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm và chủ yếu là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bảng 4.2. Bảng mô tả đặc điểm doanh nghiệp

Tiêu chí phân loại Tần suất (doanh nghiệp)


Tỷ lệ (%)

Quy mô doanh nghiệp

Hình thức sở hữu


Số năm thành lập

Quy mô lớn 25 27.78

Quy mô vừa và nhỏ 65 72.22

Vốn Nhà nước 3 3.33

Ngoài quốc doanh 77 85.56

Liên doanh và 100% vốn nước ngoài 10 11.11

Dưới 10 năm 19 21.11

Từ 10-20 năm 61 67.78

Trên 20 năm 10 11.11

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

4.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích CVP tại các doanh nghiệp CBTACN

4.2.2.1. Chi phí

Đối với doanh nghiệp sản xuất chế biến, việc kiểm soát chi phí rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt được thông tin chi phí đầy đủ, kịp thời.

Trước hết, đó là thông tin về phân loại chi phí. Việc phân loại chi phí để nhóm chi phí theo đặc tính riêng để dễ dàng kiểm soát được chi phí.

Theo số liệu thống kê về phân loại chi phí ở Phụ lục 4.8, 100% doanh nghiệp phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và phân loại chi phí thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ (với mục đích lập báo cáo tài chính). Không có doanh nghiệp nào phân loại chi phí theo mức độ kiểm soát chi phí và phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Đối với phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định thì có 26,15% doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ và 92% doanh nghiệp có quy mô lớn phân loại theo cách thức này. Việc các doanh nghiệp phân loại chi phí thành chi phí


biến đổi và chi phí cố định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện phân tích CVP. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp phân loại chi phí theo cách thức này còn chưa nhiều. Điều đó ảnh hưởng đến mức độ vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định của các nhà quản trị.

Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco ngoài việc phân loại chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, công ty còn phân loại chi phí thành chi phí biến đối và chi phí cố định để phục vụ cho nhu cầu quản trị của Công ty.

Bảng 4.3. Bảng phân loại chi phí tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco


Chi phí

Chi phí biến đổi

Chi phí cố định

Chi phí

hỗn hợp

Chi phí NVL chính: ngô hạt, tấm gạo,

ngũ cốc lên men, ...

X



Chi phí vật liệu phụ gia: muối, chất

chống mốc

X



Chi phí bao bì thành phẩm

X



Chi phí tiền lương và khoản trích theo

lương của công nhân đứng máy

X



Chi phí tiền lương và khoản trích theo

lương của quản đốc phân xưởng



X

Chi phí tiền lương và khoản trích theo lương của nhân viên phòng hành

chính, tài chính kế toán




X

Chi phí bảo dưỡng



X

Chi phí xăng xe



X

Chi phí điện, nước, nhiên liệu



X

Chi phí khấu hao máy móc, TSCĐ


X


Chi phí quảng cáo


X


Nguồn: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco

Với công ty cổ phần Việt Long, là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cũng đã phân loại chi phí theo chi phí biến đổi và chi phí cố định, trong đó chi phí biến đổi chiếm 70% tổng chi phí. Với cơ cấu chi phí như vậy, có thể thấy doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều vào nhà xưởng và máy móc. Điều này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, sẽ ít bị rủi ro với cơ cấu chi phí biến đổi chiếm phần lớn. Tuy nhiên, khả năng sinh lời chưa cao. Điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp trong thời gian tới điều chỉnh lại cơ cấu chi phí. Đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.


Mặt khác, với những doanh nghiệp có phân loại theo hình thái biến đổi của chi phí được yêu cầu cung cấp thông tin về cơ cấu chi phí biến đổi và chi phí cố định. Thông qua phiếu trả lời, các DNCB TACN được khảo sát thì chi phí biến đổi chiếm tỷ trọng lớn. Tại các doanh nghiệp nghiên cứu điển hình, như Công ty cổ phần chế biến thức ăn chăn nuôi Hasco thì chi phí biến đổi gồm CPNVLTT (chiếm khoảng 64%), chi phí bao bì đóng gói (khoảng 3%), và chi phí sản xuất chung biến đổi (khoảng 3%) (phụ lục 4.9). Công ty có quy mô vừa và nhỏ như Công ty cổ phần Việt Long, thì chi phí NVL trực tiếp (khoảng 65%), chi phí nhân công trực tiếp (khoảng 2%), chi phí sản xuất chung (khoảng 3%) (phụ lục 4.10). Theo kết quả khảo sát tại các công ty đang phân loại chi phí theo hình thái biến đổi của chi phí (chi phí biến đổi, chi phí cố định) như Công ty cổ phần Việt Long, Công ty cổ phần chế biến thức ăn chăn nuôi Hasco… thì tất cả các công ty này đều đang tách chi phí hỗn hợp theo phương pháp bình phương bé nhất và phương pháp cực đại cực tiểu với tỷ lệ tương ứng là 67,67% và 32% (Phụ lục 4.11).

4.2.2.2. Giá bán

Giá bán là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thị trường TACN ở Việt Nam đang gặp khó khăn về cạnh tranh giá. Giá của NVL đầu vào thì cao trong khi giá của thực phẩm từ sản xuất chăn nuôi lại thấp, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất chế biến TACN phải có chiến lược định giá bán phù hợp vừa đảm bảo được bù đắp chi phí đầu vào, vừa đảm bảo được giá cạnh tranh trên thị trường.

Tuỳ theo quy mô và đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, mà việc định giá bán sản phẩm được thực hiện ở mỗi bộ phận khác nhau. Theo kết quả khảo sát (Phụ lục 4.12), đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mô hình tổ chức doanh nghiệp giản đơn thì việc định giá bán sản phẩm do Ban quản trị của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có mô hình chiến lược thì bộ phận định giá gồm nhiều phòng ban kết hợp. Các công ty theo mô hình chức năng và chiến lược, giá bán của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty do một ban xây dựng giá xây dựng. Ban xây dựng giá này bao gồm phòng kế toán, phòng thị trường kết hợp phòng kế hoạch. Ban xây dựng giá sẽ căn cứ vào chi phí sản xuất, tình hình thị trường, mục tiêu hoạt động của Công ty tại thời điểm đó để xây dựng một giá bán phù hợp với từng sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Sau khi xây dựng giá xong sẽ trình lên chủ tích Hội đồng quản trị xem xét và quyết định mức giá bán cho các sản phẩm thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu. DN lập dự toán giá hay giá ban đầu cho các sản phẩm mới căn cứ trên các dự toán chi phí: dự toán CPNVL, CPNC, CPSXC, CPBH, và CPQLDN.


Theo kết quả khảo sát (Phụ lục 4.13) 100% các doanh nghiệp có quy mô lớn đều thực hiện xây dựng giá bán kế hoạch, nhưng với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa nhiều doanh nghiệp tiến hành xây dựng giá bán kế hoạch (30,77% doanh nghiệp được khảo sát).

Kết quả phỏng vấn sâu tại các doanh nghiệp nghiên cứu điển hình cho thấy, Công ty cổ phần chế biến thức ăn chăn nuôi Hasco xác định giá bán dựa trên chi phí đầy đủ cộng thêm lợi nhuận mục tiêu. Lợi nhuận mục tiêu tuỳ thuộc vào từng quy mô doanh nghiệp xác định tỷ lệ. Đối với Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco xác định lợi nhuận mục tiêu từ 5-8% chi phí nền tùy thuộc từng loại sản phẩm.

Công ty cổ phần chế biến thức ăn chăn nuôi Hasco, tháng 1/2018 công ty phát triển sản phẩm mới HF101 –Thức ăn hỗn hợp cho heo con ra thị trường. Nhà quản trị công ty xác định giá bán sản phẩm thông qua chi phí đầy đủ dự toán. Theo dự toán chi phí (Phụ lục 4.14), giá thành sản xuất dự kiến là 21.855 đồng/kg. Đối với CPBH dự kiến là 16.894.756.320 đồng và CPQLDN dự kiến là 22.465.234.470 đồng. Chi phí này được phân bổ theo sản lượng sản xuất dự kiến là 36.829.000kg. Như vậy, chi phí nền dự kiến cho 1kg sản phẩm HF101 = 21.855+ (16.894.756.320 +22.465.234.470)/

36.829.000 = 22.924,07407 đồng/kg. Với sản phẩm này, Công ty đặt mức lợi nhuận mong muốn là 8% chi phí nền. Do đó, mức giá mà công ty dự định bán = 22.924,07407 + 22.924,07407*8% = 24.758đ/kg. Đây là giá bán kế hoạch đồng thời cũng là giá bán mà doanh nghiệp thực hiện bán ra thị trường đối với sản phẩm HF101. Do mỗi sản phẩm TACN có một công thức riêng, bao gồm tỷ lệ % từng loại nguyên vật liệu trong 1 kg thành phẩm nên giá thành dự toán và giá thành trên thực tế hầu như không có sự khác biệt đáng kể. Nếu có sự khác biệt, khi xác định giá bán cuối cùng công ty sẽ điều chỉnh lại giá bán theo sự khác biệt này.

Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung ương, và Công ty TNHH Thương mại VIC cũng xác định giá bán dựa trên lợi nhuận mục tiêu. Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung ương xác định lợi nhuận mục tiêu là 4-6% chi phí nền, trong khi Công ty TNHH Thương mại VIC đặt lợi nhuận mục tiêu ở mức 3-5% chi phí nền.

Khi xác định được giá bán đạt được lợi nhuận mục tiêu, các doanh nghiệp sẽ công khai gửi giá bán chào hàng đến khách hàng (Phụ lục 4.15).

4.2.2.3. Sản lượng tiêu thụ

Việc xác định mức sản lượng tiêu thụ sẽ giúp cho doanh nghiệp chế biến thức


ăn chăn nuôi chủ động trong sản xuất cũng như chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào. Việc xác định sản lượng tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào công suất hoạt động của máy móc, thị trường tiêu thụ và phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát Phụ lục 4.16, 100% các doanh nghiệp có quy mô lớn đều xác định sản lượng tiêu thụ kế hoạch, tuy nhiên với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chỉ có 20,7%. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng có sẵn và những khách hàng quen thuộc. Mặt khác, các DNCB TACN ở Việt Nam xác định sản lượng tiêu thụ dự kiến chủ yếu dựa vào sản lượng tiêu thụ của các kỳ trước. Nhưng với DNCB TACN có quy mô lớn, việc xác định sản lượng tiêu thụ dự kiến lại dựa trên lợi nhuận mục tiêu (Phụ lục 4.17).

Trong các báo cáo thường niên hàng năm của các công ty mà tác giả tiến hành nghiên cứu điển hình: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung Ương, Công ty cổ phần Việt Long, Công ty TNHH thương mại VIC đều xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Cụ thể là xác định sản lượng tiêu thụ sản phẩm dự kiến cho từng năm.

Bảng 4.4. Dự toán tiêu thụ



Chỉ tiêu

Công ty TNHH thương mại VIC

Công ty cổ phần Việt Long

Công ty cổ phần TACN Trung

Ương

Công ty Cổ phần TACN Hasco

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2017

Năm 2018

Khối lượng tiêu thụ dự

kiến (tấn)


320.000


350.000


360.000


410.000


510.000


640.000


570.000


760.000

Doanh thu tiêu thụ dự kiến (tỷ

đồng)


2.400


2.800


2.900


3.200


3.600


3.900


3.800


4.000

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thông qua kế hoạch tiêu thụ công ty chủ động trong việc nhập các nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến TACN là sản xuất đa sản phẩm. Mặc dù không phải sản phẩm nào cũng đều đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhưng


các doanh nghiệp vẫn lựa chọn phương thức sản xuất đa sản phẩm. Theo kết quả phỏng vấn sâu nhà quản trị Công ty cổ phần TACN Trung Ương, cho rằng “khi khách hàng ký hợp đồng mua hàng thì mua đủ loại mặt hàng TACN cho lợn, gà,... mặc dù nhiều mặt hàng không phải là thế mạnh của công ty nhưng nếu thiếu khách hàng sẽ không ký hợp đồng”. Chính vì vậy, để giữ khách hàng, buộc doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ một số mặt hàng để lấy những mặt hàng lợi thế bù đắp. Do đó, việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm rất quan trọng, đặc biệt khi cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ có sự ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như điểm hoà vốn của doanh nghiệp.

4.2.2.4. Lợi nhuận

Theo kết quả khảo sát của tác giả có 92% doanh nghiệp có quy mô lớn và 26,15% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thực hiện phân loại chi phí theo hình thái biến đổi của chi phí, tức là thực hiện xác định lợi nhuận góp và tỷ lệ lợi nhuận góp.

Tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco, giá bán được xác định dựa trên lợi nhuận mục tiêu, lợi nhuận góp đơn vị được xác định cho từng loại sản phẩm. Như đối với thức ăn hỗn hợp cho heo con HF101, công ty xác định yếu tố chi phí biến đổi chiếm 70% chi phí nền. Căn cứ vào các yếu tố đó, công ty xác định lợi nhuận góp đơn vị của HF101 = 24.758 - 70% * 22.924,07407 = 8.711 đồng/kg.


STT


Mã sp


Tên Sản phẩm


Giá bán (đồng)

Chi phí biến đổi đvi (đồng)

Lợi nhuận góp đơn vị

Tỷ lệ lợi nhuận góp (%)

THỨC ĂN HỖN HỢP CHO HEO

1

HF101

Thức ăn hỗn hợp cho heo con (tập ăn -7kg)

24.758

16.046

8.711

35.0

2

HF102

Thức ăn hỗn hợp cho heo siêu nạc (7-15kg)

16.400

9.761

6.639

40,48

3

HF103S

Thức ăn hỗn hợp cho heo siêu nạc (12-30kg)

11.400

6.566

4.834

42,4

4

HF104S

Thức ăn hỗn hợp cho heo siêu nạc (15-30kg)

10.800

6.566

4.234

39,2

5

HF105S

Thức ăn hỗn hợp cho heo siêu nạc (20-50kg)

10.600

6.344

4.256

40,15

6

HF106

Thức ăn hỗn hợp cho heo thịt (20-50kg)

10.200

6.071

4.129

40,48

7

HF107

Thức ăn hỗn hợp cho heo thịt (30kg-XC)

9.800

5.927

3.873

39,52

8

HF111

Thức ăn hỗn hợp cho heo nái mang thai

9.400

5.537

3.863

41,1

9

HF112

Thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con

10.800

6.495

4.305

39,86

Bảng 4.5. Bảng dự tính lợi nhuận góp đơn vị của từng sản phẩm Năm 2018


Nguồn: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco


Tại Công ty TNHH Thương mại VIC, dù là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng công ty cũng đã tiến hành phân loại chi phí theo hình thái biến đổi để phục vụ cho phân tích CVP. Do đó, công ty đã xác định lợi nhuận góp đơn vị cho từng loại sản phẩm. Với sản phẩm TA005 - Thức ăn hỗn hợp cho lợn 40kg, giá bán được công ty xác định là 10.450 đồng/kg, chi phí nền là 10.050 đồng/kg. Công ty xác định cơ cấu chi phí biến đổi là 65% chi phí nền. Lợi nhuận góp đơn vị của sản phẩm TA005 = 10.450 – 65%*10.050= 3.657,5 đồng/kg.

Do đặc điểm mỗi sản phẩm TACN có tỷ lệ phần trăm từng loại nguyên vật liệu trong 1kg thành phẩm là khác nhau nên mỗi sản phẩm có mức giá cũng như lợi nhuận góp đơn vị khác nhau. Tuy nhiên theo một nhân viên kế toán công ty TNHH Thương mại Vic “tỷ lệ phần trăm chi phí biến đổi trong chi phí nên không khác nhau nhiều giữa các sản phẩm nên công ty xác định tỷ lệ này chung là 65% cho các loại sản phẩm”.

Với chỉ tiêu “Lợi nhuận góp” và “Tỷ lệ lợi nhuận góp” giúp cho doanh nghiệp phân tích được sự biến động của các yếu tố giá bán, chi phí và sản lượng tiêu thụ để đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời. Chính vì vậy với 92% doanh nghiệp có quy mô lớn được nhà quản trị quan tâm đến chỉ tiêu “Lợi nhuận góp”, “Tỷ lệ lợi nhuận góp” và “Lợi nhuận góp đơn vị”, sử dụng thường xuyên làm căn cứ lựa chọn các phương án kinh doanh (mean = 2.9487) (Phụ lục 4.18 và 4.19)

4.2.2.5. Đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động là một chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp, đồng thời cũng là chỉ tiêu đo lường phạm vi sử dụng chi phí cố định. Chính vì vậy, việc xác định độ lớn Đòn bẩy hoạt động sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được mức độ rủi ro của doanh nghiệp để có hướng đầu tư tương lai.

Theo kết quả khảo sát (phụ lục 4.18) cho thấy 100% các DNCB TACN có quy mô lớn đều xác định chỉ tiêu “Đòn bẩy hoạt động”, còn với các DNCB TACN có quy mô vừa và nhỏ thì chỉ có 24,73% doanh nghiệp được khảo sát là xác định chỉ tiêu này. Mặt khác, việc tính toán chỉ tiêu chủ yếu dùng đánh giá mức độ rủi ro hoạt động của doanh nghiệp mà chưa được sử dụng nhiều (mean = 2.2291) vào việc đánh giá hiệu quả các phương án để đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh.

Với công ty cổ phần chế biến thức ăn chăn nuôi Hasco, năm 2018 lợi nhuận góp của công ty là 1.335.869 triệu đồng, lợi nhuận là 167.428 triệu đồng (Phụ lục 4.20). Như vậy DOL của công ty là = 1.335.869/167.428 = 7,9. Mặc dù qua các năm Công ty cũng có đầu tư thêm máy móc thiết bị nhưng cũng chưa nhiều nên chi phí cố định giữa các năm gần như không có biến động. Chính vì vậy mà DOL của công ty cũng gần như không có sự khác biệt giữa các năm.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí