Ấu trùng (IJ2) có dạng cân đối hình giun, dài khoảng 0.4-0.5mm. Stylet và vùng đầu kitin hoá yếu. Đuôi hình chóp, phần cuối của đuôi thừơng là khoảng trong với chiều dài khác nhau [1].
3.3. Kết quả khảo sát khả năng kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne sp. trong diều kiện in vitro
3.3.1. Kết quả khảo sát khả năng kiểm soát tuyến trùng cái loài Meloidogyne sp. trong điều kiện in vitro
Tiến hành khảo sát khả năng kiểm soát tuyến trùng cái Meloidogyne sp. ký sinh trên rễ cây chuối theo phương pháp nêu ở mục 2.5.8.2 trong thời gian 4 ngày trong môi trừơng thạch đĩa PGA với nấm Purpureocillium lilacinum5 ngày tuổi. Tiến hành thu kết quả sau từng ngày lây nhiễm.
Hình 3.9: Tiêu bản tuyến trúng cái Meloidogyne sp. trên cây chuối bị nhiễm nấm
Purpureocillium lilacinum (400)
Hình 3.10: Tiêu bản nhuộm xanh metylen loffer tuyến trùng cái Meloidogyne sp. trên cây chuối bị nhiễm nấm Purpureocillium lilacinum (400)
Qua kết quả quan sát sự lây nhiễm của tuyến trùng cái Meloidogyne sp. bởi nấm Purpureocillium lilacinum cho thấy sợi nấm Purpureocillium lilacinum ký sinh bao phủ các khắp các phần cơ thể tuyến trùng cái. Sự xâm nhập của nấm Purpureocillium lilacinum đã được
ghi nhận trong bài báo của tác giả Morgan-Jone et.al (1984), nấm Purpureocillium lilacinum tấn công tuyến trùng cái qua các phần bị trầy xướt, qua hậu môn hoặc âm đạo của tuyến trùng cái. Tuy nhiên một số tác giả khác như Jatala (1986) lại giải thích rằng nấm Purpureocillium lilacinum tấn công cơ thể tuyến trùng cái Meloidogyne javanica chỉ qua những chổ mở của cơ thể.
Kết quả thu được như sau:
Tỉ lệ (%)
Bảng 3.1: Khảo sát khả năng ký sinh tuyến trùng cái Meloidogyne sp. của nấm Purpureocillium lilacinum
Tỷ lệ tuyến trùng cái Meloidogyne sp. bị lây nhiễm nấm Purpureocillium lilacinum | Tỷ lệ trung bình sau 3 lần thí nghiệm | |||||||||
Lần thí nghiệm thứ 1 | Lần thí nghiệm thứ 2 | Lần thí nghiệm thứ 3 | ||||||||
1 ngày | 40% | 0% | 0% | 0% | 20 % | 20 % | 20 % | 0% | 0 % | 11% |
2 ngày | 40% | 20% | 60% | 20 % | 20 % | 20 % | 20 % | 20 % | 0 % | 24% |
3 ngày | 60% | 40% | 40% | 40 % | 40 % | 0% | 60 % | 20 % | 20 % | 36% |
4 ngày | 20% | 60% | 40% | 20 % | 20 % | 20 % | 40 % | 40 % | 20 % | 31% |
Có thể bạn quan tâm!
- A. Nội Bào Tử Của Vi Khuẩn Pasteuria Penetrans, B Và C: Cơ Chế Tiệu Diệt Tuyến Trùng Của Vi Khuẩn Pasteuria Penetrans [43]
- Môi Trường Phân Lập, Giữ Giống Nấm Purpureocillium Lilacinum (Môi Trường Potato Glucose Agar-Pga )
- Phương Pháp Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Môi Trường Nuôi Cấy Lên Sinh Khối Và Số Lượng Bào Tử Của Nấm Purpureocillium Lilacinum
- Ảnh Hưởng Của Ph Lên Sự Hình Thành Số Lượng Bào Tử Nấm Purpureocillium Lilacinum
- Đồ Thị Khảo Sát Ảnh Hưởng Nguồn C Lên Sinh Khối Nấm Purpureocillium Lilacinum
- Nghiên cứu phân lập nấm Purpureocillium Lilacinum để phòng trừ tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne SP - 9
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
36% | 31% | |||
25% 20% 11% 15% 10% 5% 0% 1 2 ngày 3 ngày 4 ngày ngày Thời gian lây nhiễm (ngày) | Tỷ lệ trung bình sau 3 lần thí nghiệm | |||
Hình 3.11: Đồ thị khảo sát khả năng ký sinh tuyến trùng cái Meloidogyne sp. của nấm
Purpureocillium lilacinum
Kết quả bảng số liệu 3.1 và đồ thị 3.1cho ta thấy tỉ lệ tuyến trùng cái Meloidogyne sp. bị lây nhiễm bởi nấm Purpureocillium lilacinum thấp. Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu trong bài báo của tác giả Chan Guan Pau (với tỉ lệ lây nhiễm sau 1 ngày là 10% của nấm Purpureocillium lilacinum B) và thấp hơn so với các chủng nấm khác như Purpureocillium lilacinum A, Purpureocillium lilacinum M (với tỉ lệ lây nhiễm sau 1 ngày
>50%). Điều này cho thấy rằng chủng nấm Purpureocillium lilacinum của chúng tôi có khả năng kiểm soát tuyến trùng cái Meloidogyne sp. thấp nguyên nhân có thể là do chủng thu được từ tự nhiên với tốc độ mọc chậm.
3.3.2 Kết quả thử nghiệm in vitro nấm Purpureocillium lilacinum trên trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. trên cây chuối
Tiến hành thí nghiệm in vitro nấm Purpureocillium lilacinum trên trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. theo phương pháp nêu trong mục 2.5.8.2 . Sau 7 ngày lây nhiễm trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. với bào tử nấm Purpureocillium lilacinum kết quả thu được:
Hình 3.12: Tiêu bản nhuộm xanhmetylen loffer trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. bị nhiễm nấm Purpureocillium lilacinum ( bên trái 400), (bên phải 1000)
Kết quả quan sát dưới kính hiển vi sự lây nhiễm nấm Purpureocillium lilacinum của trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. cho thấy mạng lưới sợi nấm phân nhánh đến nhiều trứng.
Phần cuối của hệ sợi có 1 cấu trúc sợi sắt nhọn được xem như là giác bám giúp bám vào vỏ trứng tuyến trùng.
Những trứng bị nấm Purpureocillium lilacinum tấn công có biểu hiện bất thường là bị teo lại (do bị áp lực của mạng lưới sợi nấm). Đây là phương pháp xâm nhập vật chủ bằng cơ học ( theo giải thích của tác giả Holland et. al, 1999).
Theo Lopez-Llorea et. al, 2002 cũng lý giải về cơ chế tấn công trứng tuyến trùng bởi nấm Purpureocillium lilacinum tương tự. Khi sợi nấm chạm vào bề mặt trứng nó phản ứng tiếp xúc bằng cách hình thành những giác bám. Sau đó dùng chất dính kết giúp cho việc kết nối nấm và vật chủ (trứng tuyến trùng).
Và từ những giác bám này tiết ra enzym và chất hoá học làm phương tiện xâm nhập vật chủ (theo giải thích của tác giả Morgan-Jones et. al, 1984; Huang et. al, 2004; Gortari và Houra, 2008; Lopez-Llorea et. al, 2008).
Bảng 3.2: Bảng số liệu khảo sát khả năng kiểm soát trứng tuyến trùng Meloidogyne sp.
Tỉ lệ trứng không nở | Tỉ lệ trứng bị ký sinh | Tỉ lệ IJ2 chết | ||||
lô thí nghiệm | lô đối chứng | lô thí nghiệm | lô đối chứng | lô thí nghiệm | lô đối chứng | |
Lần thí nghiệm 1 | 83% | 54% | 28% | 0% | 71% | 41% |
Lần thí nghiệm 2 | 61% | 55% | 14% | 0% | 88% | 78% |
Lần thí nghiệm 3 | 66% | 51% | 34% | 0% | 84% | 81% |
Tỉ lệ trung bình | 70% | 53% | 25% | 0% | 81% | 67% |
Đồ thị khảo sát khả năng kiểm soát trứng
tuyến trùng ở điều kiện invitro
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
81%
70%
67%
53%
25%
0%
tỉ lệ trứng tỉ lệ trứng bị tỉ lệ IJ2 chết không nở kí sinh
lô thí nghiệm
lô đối chứng
Hình 3.13: Đồ thị khảo sát khả năng kiểm soát trứng tuyến trùng
Meloidogyne sp. bởi nấm Purpureocillium lilacinum trong điều kiện in vitro
Kết quả trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.13 cho thấy nấm Purpureocillium lilacinum có khả năng kiểm soát sự nở của trứng tuyến trùng là 70% cao hơn so với lô đối chứng. Tuy nhiên tỉ lệ trứng bị ký sinh bởi nấm Purpureocillium lilacinum là rất thấp 25% so với chủng nấm Purpureocillium lilacinum A (78.5%), Purpureocillium lilacinum B (66%), Purpureocillium lilacinum M (73.4%) trong bài báo của tác giả Chen Guan Pau. Tỉ lệ ký sinh của chủng nấm Purpureocillium lilacinum của chúng tôi khá thấp có thể là do chủng này có hoạt tính thấp, thời gian sinh trưởng chậm.
Tỉ lệ trứng không nở trong lô đối chứng cũng khá cao 53% nguyên nhân có thể là do điều nhiệt độ thí nghiệm không thích hợp vì thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ phòng có khi lên đến 30-32º C không thuận lợi cho sự nở của trứng tuyến trùng (27-28 ºC).
3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến sinh khối và số lượng bào tử của nấm Purpureocillium lilacinum
3.4.1 Ảnh hưởng của pH
Nấm Purpureocillium lilacinum được tiến hành nuôi cấy tĩnh trên môi trường lỏng Czapek-Dox Broth trong các bình tam giác 250ml (100ml môi trường/bình) với các giá trị pH môi trường lần lượt là: 6, 6.5, 7, 7.5, đặt trong điều kiện tối, nhiệt độ phòng. Sau thời gian 14 ngày nuôi cấy tiến hành thu sinh khối và bào tử nấm Purpureocillium lilacinum.
Hình 3.14: Khảo sát ảnh hưởng của pH lên sinh khối và số lượng bào tử nấm
Purpureocillium lilacinum
Hình 3.15: Sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của pH lên sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum
Sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum ở pH 6 (g) | Sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum ở pH 6.5 (g) | Sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum ở pH 7 (g) | Sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum ở pH 7.5 (g) | |||
1 | 0.9622 | 1.2615 | 1.0789 | 1.6044 | ||
2 | 1.1441 | 1.3374 | 0.9070 | 1.4516 | ||
3 | 1.1130 | 1.4560 | 1.2245 | 0.7594 | ||
4 | 1.2776 | 1.2045 | 0.6969 | 1.3082 | ||
5 | 0.8679 | 0.7842 | 0.9338 | 1.3335 | ||
6 | 1.2953 | 0.8034 | 0.8353 | 0.8635 | ||
7 | 0.7486 | 0.6690 | 0.7545 | 0.8202 | ||
8 | 0.8679 | 0.6891 | 0.5573 | 0.7156 | ||
9 | 0.8023 | 0.7351 | 0.5422 | 0.5895 | ||
Số mẫu | Trung bình | Sai số | Sự khác biệt | |||
pH7 | 9 | 0.836711 | 0.204854 | X | ||
pH 6.5 | 9 | 0.993356 | 0.31488 | X | ||
pH6 | 9 | 1.00877 | 0.227628 | X | ||
pH7.5 | 9 | 1.04954 | 0.37276 | X |
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
1.009
0.993
1.050
0.837
pH 6 pH 6.5 pH 7 pH 7.5
pH
Sinh khối (g)
Hình 3.16: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của pH lên sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum
Bảng số liệu 3.3 và hình 3.16 cho thấy giá trị sinh khối của nấm Purpureocillium lilacinum đạt cao nhất tại pH 7.5 là (1.050 g/100ml) và đạt giá trị thấp nhất tại pH 7 là (0.837g/100ml). Tuy nhiên sự thay đổi giá trị pH này không có ảnh hưởng đến sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum vì qua phân tích bằng phần mềm sử lý Stargraphic cho thấy sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum không có khác biệt giữa các nhóm giá trị pH.
Sự thay đổi pH của môi trường không có ảnh hưởng đến sinh khối nấm Purpureocillium lilacinum có thể là do nấm Purpureocillium lilacinum có khả năng phát triển trong khoảng pH rộng (cả trong điều kiện pH kiềm lẫn axit ) đều có thể phát triển. Và sự thay đổi giá trị pH này cũng không tỷ lệ thuận với sự phát triển sinh khối của nấm Purpureocillium lilacinum ( theo đồ thị 3.3 ) cho ta thấy ở pH 6 sinh khối là 1.009 g/100ml đến pH 6.5 sinh khối giảm xuống còn 0.993g/100ml rồi pH 7 sinh khối đạt 0.837g/100ml và tại pH 7.5 sinh khối lại tăng lên 1.050g/100ml.