Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chương 2: Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật hiện hành và hậu quả pháp lý của nó
- Chương 3: Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động và một số kiến nghị nhằm bảo đảm cho việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.
Nghiên cứu một vấn đề rộng và mới, với thời gian giành cho việc nghiên cứu không nhiều, nên chắc chắn việc giải quyết các vấn đề trên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn.
Hà nội, ngày 22 tháng 08 năm 2007
Tác giả
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế - 1
- Hợp Đồng Hết Hạn; Công Việc Thoả Thuận Theo Hợp Đồng Đã Hoàn Thành;
- Hậu Quả Pháp Lý Của Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động
- Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Theo Quy Định Của Pháp Luật Các Nước.
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguyễn Thị Ngọc
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1.1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lao động
1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý cơ bản, chủ yếu để các bên xác lập quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Xuất hiện từ hàng trăm năm nay cùng với quan hệ lao động nhưng ở mỗi quốc gia, hợp đồng lao động lại có những cách tiếp cận khác nhau.
Theo quan niệm của hệ thống pháp luật Pháp, Đức, “hợp đồng lao động là sự thoả thuận tự nguyện của một người đến làm việc cho người khác, được trả công và chịu sự quản lý của người đó” [12, tr.45]. Quan niệm về hợp đồng lao động như trên có ưu điểm là đã nêu được bản chất và các yếu tố cấu thành hợp đồng lao động nhưng chưa nêu được chủ thể và nội dung của hợp đồng lao động.
Luật lao động của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua ngày 05/07/1994 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1995, định nghĩa hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động về việc xác lập quan hệ lao động và xác định quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mỗi bên. Xác lập quan hệ lao động phải thông qua giao kết hợp đồng lao động” (Điều 16) [34]. Định nghĩa này có ưu điểm là đã xác định được chủ thể của hợp đồng lao động (người lao động và người sử dụng lao động) và khẳng định tính bắt buộc pháp lý các bên khi xác lập quan hệ lao động phải thông qua giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa nêu được các dấu hiệu của hợp đồng lao động.
“Luật các tiêu chuẩn lao động Hàn Quốc” số 5309, ban hành ngày 13/03/1997 được sửa đổi, bổ sung bằng rất nhiều đạo luật mà gần đây nhất là Luật số 8561 ngày 27/07/2007 quy định: “Thuật ngữ “hợp đồng lao động” trong Luật này có nghĩa là hợp đồng được ký kết để ghi nhận rằng người lao động làm việc cho người sử dụng lao động và người sử dụng lao động trả lương cho việc làm đó ” (khoản 4, Điều 2) [36]. Ưu điểm của định nghĩa này là có tính giải thích nhằm phân biệt hợp đồng lao động với các hợp đồng khác có nội dung tương tự.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), hợp đồng lao động là: “Một thoả thuận ràng buộc pháp lí giữa một người sử dụng lao động và một công nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế độ việc làm” [32].. Khái niệm này đã thể hiện tính khái quát cao và xác định được chủ thể của quan hệ hợp đồng lao động, nhưng việc xác định một bên của quan hệ là “công nhân” đã thu hẹp phạm vi nhóm chủ thể này và cũng chưa nêu được bản chất của hợp đồng lao động.
Ở nước ta, hợp đồng lao động xuất hiện từ thế kỷ XIX với tên gọi “giao kèo” nhưng thực chất là một thủ đoạn bóc lột của chế độ nô lệ thực dân Pháp. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, bên cạnh việc thừa nhận chế độ tuyển dụng vào làm việc cho nhà nước (công nhân làm việc cho chính phủ), Nhà nước ta cũng đã thừa nhận chế độ tuyển dụng công nhân làm việc trong các xí nghiệp tư nhân (chủ là người Việt Nam hay người ngoại quốc) thông qua “khế ước làm công” được quy định trong Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947. Đây chính là quy định pháp lý đầu tiên về hợp đồng lao động của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tiếp theo đó là Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/05/1950 tại Chương VIII quy định về chế độ “công nhân tuyển dụng theo giao kèo”. Nhưng cả “khế ước làm công” và “giao kèo” đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Dân luật, Điều 18,
Sắc lệnh 29 quy định: “khế ước làm công phải tuân theo dân luật”. Tiếp đó Công văn số 2477/NC ngày 20/06/1959 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng người vào biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng, theo đó hợp đồng lao động được dùng để tuyển lao động “phụ động” bên cạnh hình thức tuyển dụng theo hình thức “biên chế nhà nước” .
Thông tư số 21/LĐ-TT ngày 08/11/1961 của Bộ lao động quy định chi tiết hướng dẫn việc tuyển dụng nhân công làm tạm thời và việc ký kết hợp đồng lao động giữa đơn vị sử dụng và nhân công. Mục IV, Thông tư này có đưa ra khái niệm hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động ký kết trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận giữa đơn vị sử dụng và tập thể hoặc cá nhân người làm công. Một bên là tập thể hoặc cá nhân ngừơi làm công cam kết hoàn thành công việc do đơn vị sử dụng lao động giao cho và được hưởng các chế độ quyền lợi theo công việc mình làm; một bên là đơn vị sử dụng lao động cam kết bảo đảm thi hành đúng các chế độ lao động hiện hành cho người đi làm công và tạo mọi điều kiện cho người làm công có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sau năm 1975, trước tình hình mới về sự phát triển kinh tế, Nhà nước cho phép áp dụng chế độ hợp đồng lao động đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các xí nghiệp công tư, hợp doanh, xí nghiệp tư bản tư nhân để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng hợp đồng lao động và nhận thức về nó còn rất hạn chế, cho nên người lao động rất dè dặt với hình thức này.
Sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986), với phương châm mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở, Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng ra đời, trong đó ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với
xí nghiệp quốc doanh. Đây là một trong các văn bản pháp luật kinh tế đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Trong đó, về lĩnh vực lao động có quy định: “Từ nay xí nghiệp quốc doanh thực hiện việc chuyển dần từng bước chế độ tuyển dụng vào biên chế nhà nước sang chế độ hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động do giám đốc xí nghiệp và người lao động thoả thuận và ký ” (Điều 47). Hướng dẫn thi hành Quyết định số 217/HĐBT, ngày 09/01/1988, Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành Thông tư số 01/LĐTB-XH. Điểm 1, Mục I Thông tư có quy định: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Giám đốc xí nghiệp và người lao động về nghĩa vụ và quyền lợi, về trách nhiệm và quyền hạn của hai bên trong quá trình lao động do giám đốc và người lao động ký kết theo mẫu đính kèm thông tư này.”
Sau hai năm áp dụng thí điểm hình thức hợp đồng lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, đến năm 1990, Pháp lệnh Hợp đồng lao động được Hội đồng nhà nước ban hành ngày 30/08/1990. Tại Điều 1, khái niệm hợp đồng lao động được quy định như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng, thuê mướn lao động (gọi chung là người sử dụng lao động) về việc làm có trả công, mà hai bên cam kết với nhau về điều kiện sử dụng lao động và điều kiện lao động về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới cũng như nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực lao động làm công ăn lương, ngày 23/06/1994, Bộ luật lao động được Quốc hội nước ta thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Tại Điều 26, khái niệm hợp đồng lao động được quy định như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Đây là khái niệm được đánh giá là mang tính khái quát cao, thể hiện được bản chất, nội dung, chủ thể của hợp đồng lao động và được sử dụng làm căn cứ pháp lý duy nhất trong giải quyết các tranh chấp có liên quan đến khái niệm hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo chúng tôi khái niệm trên có điểm trùng lặp ở chỗ quy định cụm từ “điều kiện lao động”. Đây chính là những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Chính vì vậy mà đảm bảo các điều kiện lao động là thuộc về nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Cho nên định nghĩa: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận … về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” là trùng lặp, vì khi thoả thuận quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đã bao hàm cả nội dung “điều kiện lao động”.
Khi bàn về khái niệm hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động hiện hành, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Chí cho rằng “Mặc dù đã có tính khái quát nhưng khái niệm hợp đồng lao động trong luật hiện hành vẫn chưa phản ánh được đầy đủ nội dung của quan hệ lao động” do vậy đã đưa ra khái niệm hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ” [12, tr.7-8]. Khái niệm trên có điểm hợp lý ở chỗ một mặt đã nêu lên được bản chất của hợp đồng, xác định được các bên chủ thể trong quan hệ, đối tượng của hợp đồng và những nội dung chính của nó. Mặt khác đảm bảo được quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ hợp đồng lao động. Tuy nhiên trong hợp đồng lao động có những nội dung hoàn toàn do pháp luật ấn định mà không phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên như : bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Chính vì lẽ đó định nghĩa “hợp đồng lao động là sự thoả thuận ….về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động” cũng chưa thực sự chính xác.
Mặc dù, có sự khác nhau trong quan niệm về khái niệm hợp đồng lao động ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung giữa các quan niệm trên đều có điểm tương đồng là khẳng định bản chất của hợp đồng lao động, là sự thoả thuận và đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm. Sự khác biệt giữa các quan niệm trên là xuất phát từ truyền thống pháp luật, lý luận khoa học luật lao động, về điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước là không giống nhau. Chẳng hạn, những nước có truyền thống phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư thì khi định nghĩa khái niệm hợp đồng lao động thường quan tâm đến những yếu tố của hợp đồng lao động như Pháp, Đức. Trong khi đó, những nước có truyền thống phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật độc lập với nhau như Việt Nam, Trung Quốc lại chú trọng đến yếu tố chủ thể, nội dung của hợp đồng.
1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng lao động.
Với tư cách là một loại khế ước, hợp đồng lao động mang đầy đủ những đặc điểm của hợp đồng nói chung, đó là: tự do, tự nguyện, bình đẳng. Với tư cách là để xác lập, duy trì quan hệ lao động, hợp đồng lao động còn mang những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, quan niệm về đặc điểm của hợp đồng lao động trong khoa học luật lao động hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo TS. Phạm Công Trứ, đặc điểm của hợp đồng lao động bao gồm: Có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động và người sử dụng lao động; Hợp đồng lao động do đích danh người ký kết thực hiện; Hợp đồng lao động được thi hành liên tục; Hợp đồng lao động có quan hệ đến nhân cách của người lao động [18, tr.184-185].
TS. Lưu Bình Nhưỡng lại cho rằng, hợp đồng lao động thể hiện những đặc điểm sau: Hợp đồng lao động có đối tượng là việc làm; Hợp đồng lao động được xác lập một cách bình đẳng, song phương; Hành vi giao kết hợp
đồng là điều kiện ràng buộc các chủ thể, vì vậy sự giao kết bao giờ cũng có tính đích danh; Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hay trong một khoảng thời gian vô hạn định trừ những trường hợp tạm ngưng theo quy định của pháp luật [16, tr.123-125].
Hay theo TS. Lê Thị Hoài Thu, đặc điểm của hợp đồng lao động là: Có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động và người sử dụng lao động; Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm; Hợp đồng lao động được xác lập một cách bình đẳng, song phương; Hợp đồng lao động mang tính đích danh; Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định và vô hạn định [24, tr. 251-258].
Ngoài ra khi nói về đặc điểm của hợp đồng lao động, TS. Nguyễn Hữu Chí lại cho rằng: Trong hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động với người sử dụng lao động; Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công; Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện; Trong hợp đồng lao động, sự thoả thuận của các bên thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định; Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong một thời gian nhất định hay vô hạn định [12, tr.58-65]
Mặc dù có sự khác biệt khi tiếp cận vấn đề, song nhìn chung các quan điểm trên đều khẳng định yếu tố quản lý là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng lao động và hợp đồng lao động bao giờ cũng mang tính đích danh. Kế thừa các quan điểm nói trên theo chúng tôi hợp đồng lao động có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động với người sử dụng lao động
Nếu như trong hợp đồng dân sự, thương mại, các chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau, còn ở hợp đồng lao động luôn có sự phụ