Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế - 1


KHOA LUẬT- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG KINH TẾ


Học viên : NGUYỄN THỊ NGỌC


Hà nội : 2007


MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế - 1

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 6

1.1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lao động 6

1.1.1.Khái niệm hợp đồng lao động 6

1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng lao động 11

1.2. Chấm dứt hợp đồng lao động 19

1.2.1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động 19

1.2.2. Dấu hiệu chấm dứt hợp đồng lao động 22

1.3. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động 26

1.3.1.Khái niệm 26

1.3.2. Trợ cấp thôi việc 28

1.3.3. Trợ cấp mất việc làm 30

1.3.4. Chế độ bồi thường 32

1.4. Phân loại chấm dứt hợp đồng lao động 34

1.5 Chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật các nước 35

CHƯƠNG 2: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ HẬU QỦA PHÁP LÝ CỦA NÓ 42

2.1. Khái quát chung 42

2.2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 45

2.2.1. Đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động 45

2.2.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 53

2.2.2.1. Chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động chủ

động… 53

2.2.2.2. Chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động

chủ động............................................................................................................. 57

2.3. Nghĩa vụ báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 69

2.4. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 73

2.5. Hình thức biểu lộ ý chí đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 73

2.6. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động 74

2.6.1. Chế độ trợ cấp thôi việc 75

2.6.2. Chế độ trợ cấp mất việc làm 77

2.6.3. Chế độ bồi thường 79

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC CHẤM DỨT HỢP

ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÚNG PHÁP LUẬT 84

3.1. Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay 84

3.2. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 90

3.3. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng

lao động 92

3.4. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo cho việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật 94

3.4.1. Về các quy định của pháp luật 94

3.4.1.1. Cần phải sửa đổi, bổ sung các căn cứ chấm dứt hợp đồng

lao động… 94

3.4.1.2. Hình thức biểu lộ ý chí chấm dứt hợp đồng lao động 98

3.4.1.3.Quy định rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 99

3.4.1.4. Bổ sung quy định về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao

động… 100

3.4.1.5. Bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc 101

3.4.1.6. Cần phải sửa đổi quy định về trách nhiệm bồi thường chi

phí đào tạo… 101

3.4.2 Về quá trình tổ chức thực hiện 102

3.4.2.1. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động 102

3.4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động 103

3.4.2.3. Đổi mới, tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở 104

3.4.2.4. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý, thanh

tra Nhà nước về lao động 105

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho hợp đồng lao động trở thành hình thức pháp lý chủ yếu để các bên xác lập quan hệ lao động. Trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động, các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ này chỉ chấm dứt khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng, công việc trong hợp đồng đã hoàn thành hoặc hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng hay trong một số trường hợp khác mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bao giờ các bên cũng tuân theo những quy định đó, tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và hiện tượng trốn tránh trách nhiệm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra tương đối phổ biến ở các đơn vị sử dụng lao động kéo theo những hậu quả nặng nề về kinh tế – xã hội. Trong khi đó các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó còn nhiều bất cập, vướng mắc gây không ít khó khăn, trở ngại trong việc áp dụng, thực hiện cũng như trong công tác giải quyết tranh chấp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặt khác, chấm dứt hợp đồng lao động là một hiện tượng khách quan của nền kinh tế thị trường, nó chứa đựng cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Xét dưới phương diện tích cực, chấm dứt hợp đồng lao động là biện pháp, là cơ sở pháp lý để các bên chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động đã xác lập. Đồng thời nó còn là biện pháp đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và lựa chọn đối tượng giao kết hợp đồng của người lao động; cũng như đảm bảo quyền tự do tuyển chọn, tăng giảm lao động của người sử dụng lao động. Xét dưới phương diện tiêu cực, hậu quả


của chấm dứt hợp đồng lao động làm cho người sử dụng lao động rơi vào tình trạng bị động trong điều hành sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, chấm dứt hợp đồng lao động còn gây ra những thiệt hại về vật chất, uy tín cho người sử dụng lao động. Đối với người lao động, hậu quả của chấm dứt hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình họ, từ đó kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực khác. Hơn nữa, xét trên phạm vi toàn xã hội, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là một trong những nguyên nhân có thể gây ra những bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu, tìm hiểu chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó trên phương diện lý luận và thực tiễn là rất cần thiết để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động, hạn chế được các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cũng như giải quyết tốt các chế độ, quyền lợi cho các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật lao động nói chung trong đó có vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết hậu quả pháp lý nói riêng.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


Nghiên cứu đề tài “Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý”, một mặt góp phần luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khái niệm, bản chất của chấm dứt hợp đồng lao động, các chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, mặt khác cũng làm rõ thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó. Qua đó, luận văn góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường.


Ngoài ra trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó, luận văn không chỉ đề cập đến các quy định pháp luật mà còn nghiên cứu các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong thực tiễn, góp phần nâng cao hoạt động quản lý, sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

3. Tình hình nghiên cứu


Nghiên cứu pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó không còn là một vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật lao động nói riêng. Hiện đã có một số sách chuyên khảo và bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến chấm dứt hợp đồng lao động như: “Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam - Thực trạng và phát triển” của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Chí – Nhà xuất bản Lao động xã hội 2002. Hay “Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động” của TS. Lưu Bình Nhưỡng, tạp chí Luật học số 8/1997. Hoặc “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của TS. Đào Thị Hằng, tạp chí Luật học số 4/2001 …Các bài viết này chủ yếu dưới dạng giải thích, bình luận các quy định cụ thể của pháp luật lao động hiện hành. Do vậy, cho đến nay dường như chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.


Mục đích của luận văn nhằm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý; phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng, thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động trên thực tế. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy


định về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo cho những quy định đó được thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế . Luận văn giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu một cách chung nhất về hợp đồng lao động


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động.

- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó. Qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, luận văn phân tích thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động ở nước ta hiệ nay, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy định đó được thực hiện trên thực tế.

5. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

Ngoài ra luận văn còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng nội dung nghiên cứu của đề tài như: Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, …

Các nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề lao động và việc làm, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, các quy phạm pháp luật lao động…được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu.

6. Kết cấu của luận văn.

Ngày đăng: 04/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*