nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [46] với số NCT tham gia tập dưỡng sinh tăng từ 27,1% lên 52,9%. Nghiên cứu của Diệp Thị Minh Phúc và cộng sự tại phường Đức Nghĩa, Phan Thiết cũng cho thấy đa số NCT quan tâm đến luyện tập TDTT (40,5%), những NCT không tập thể dục thường xuyên chủ yếu là do không có thời gian, ngại tập hoặc do sức khoẻ yếu [47]. Như vậy, có thể nhận thấy các xã trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Trần Ngọc Tụ đều thuộc khu vực ngoại thành Thủ đô Hà Nội nên điều kiện sống của NCT tại đây có phần tốt hơn so với NCT ở một huyện miền núi như trong nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh vẫn phải dành thời gian vất vả để kiếm ăn và mưu sinh.
Tuổi cao với sự sụt giảm về mặt sinh học của cơ thể, kèm theo một lối sống trì trệ, ít vận động là một mảnh đất màu mỡ cho bệnh tật phát triển. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp luyện tập đã được phổ cập cho nhân dân như: Yoga, khí công, thái cực quyền... Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng đối tượng. Dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập tổng hợp có tác dụng ph ng ngừa một số chứng/bệnh, nâng cao sức khỏe giúp con người thích nghi với môi trường, kéo dài tuổi thọ cho NCT. Nói cách khác, dưỡng sinh là cách sống để gìn giữ sức khỏe, cải thiện về thể chất và tinh thần, giúp sống lâu, sống khỏe, sống có ích [34].
Tại xã nghiên cứu, hiệu quả của luyện tập dưỡng sinh, TDTT đã được thể hiện rõ khi đánh giá sự thay đổi cảm giác chủ quan sau 12 tháng can thiệp. Cảm giác chủ quan giảm nhiều nhất là mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi lưng, buồn ngủ ban ngày, chóng mặt, ù tai.... Nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [60] cũng cho kết quả tương tự khi các cảm giác chủ quan gây khó chịu cho người cao tuổi đều giảm sau can thiệp như: mệt mỏi (92,3%), đau mỏi lưng (88,9%), tê buồn chân, tay (84,4%)... Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy được tác dụng của tập dưỡng sinh lên các đối tượng khác nhau. Telles S. và cộng sự đã sử dụng phương pháp luyện tập dưỡng sinh cho những người tàn tật nhận thấy
có sự cải thiện rõ rệt về vận động, giảm bớt lo âu, chán chường, ăn ngon, dễ ngủ [90]. Nghiên cứu của Đào Phong Tần [51] ở bệnh nhân mắc hội chứng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính cũng cho thấy sau khi tập dưỡng sinh, các triệu chứng của bệnh được cải thiện về cả lâm sàng và cận lâm sàng (tăng tuần hoàn máu não, giảm lượng cholesterol máu).
Đánh giá lại tình trạng sức khỏe của người cao tuổi về mặt thể chất và tinh thần sau 12 tháng tham gia Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời cho thấy, sức khỏe NCT đã cải thiện nhiều so với trước can thiệp và so với nhóm chứng với HQCT = 96,4% (khỏe mạnh), HQCT = 72,3% (tinh thần thoải mái dễ chịu). Nghiên của Trần Ngọc Tụ cũng cho kết quả tương tự, trạng thái sức khỏe chung của người cao tuổi đều tốt lên (chiếm tỷ lệ 92,3%). Như vậy, tham gia Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời không những đã mang lại hiệu quả về mặt thể chất mà c n là một môi trường tốt để người cao tuổi giao lưu, sinh hoạt, giảm bớt căng thẳng, buồn chán nảy sinh trong cuộc sống.
4.2.3. Đánh giá tính khả thi, bền vững, những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của mô hình thí điểm quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng
4.2.3.1. Đánh giá tính khả thi, bền vững của mô hình
Mô hình thí điểm “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” được triển khai tại 2 xã Uy Nỗ và Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với 3 hoạt động chính:
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Liên Quan Đến Sức Khoẻ Người Cao Tuổi
- Thực Trạng Đáp Ứng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ Của Trạm Y Tế Xã
- Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Về hoạt động quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi
Với đặc thù của NCT là thường xuyên mắc bệnh và mắc nhiều triệu chứng/bệnh cùng lúc nên hoạt động quản lý, tư vấn và KCB cho NCT là rất cần thiết. Các chương trình quản lý và KCB cho NCT của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy việc quản lý sức khỏe và KCB cho NCT đã góp phần làm giảm tần suất mắc bệnh cũng như nâng cao được sự hiểu biết của NCT và
những người chăm sóc NCT về ph ng, chống bệnh tật. Tuy nhiên, để tiến hành các hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực, kinh phí mua sắm trang thiết bị cũng như thuốc men cho người cao tuổi. Thực tế cho thấy để làm được điều này ở tuyến y tế cơ sở là rất khó khăn do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cũng như rất ít TYT xã trên toàn quốc thực hiện tốt chức năng này một cách chủ động. Nghiên cứu của Trần Văn Hưởng, Trần Thị Mai Oanh, Trần Ngọc Tụ, Nguyễn Văn Tập cũng chỉ ra rằng với thực trạng khó khăn chung của TYT xã hiện nay, việc duy trì các hoạt động quản lý, KCB và CSSK người cao tuổi có tính khả thi không cao. Trong nghiên cứu này, việc tác động làm thay đổi nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác CSSK NCT cũng là một thành công không nhỏ qua đó tạo cơ chế đặc thù nhằm thu hút cán bộ có chất lượng về công tác tại tuyến y tế cơ sở, góp phần trong CSSK cho NCT trên địa bàn huyện được tốt hơn.
Về truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi
Việc truyền thông, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức về bệnh tật và CSSK cho người cao tuổi là rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra rằng NCT có nhu cầu cần được phổ biến kiến thức để biết cách tự ph ng bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông được tiến hành trên cả 3 phương diện: truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp và phát tài liệu với nội dung đa dạng, phong phú có tính khả thi cao, bền vững và phù hợp với bối cảnh của khu vực nông thôn cũng như phong tục tập quán của người Việt Nam. Hoạt động truyền thông, tư vấn sức khỏe được tiến hành không chỉ với đối tượng NCT mà c n là đối với con cháu, cán bộ trạm y tế xã, y tế thôn và lãnh đạo cộng đồng. Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức không những của NCT mà c n cả đối với con cháu và đặc biệt là lãnh đạo cộng đồng, những người đóng vai tr quan trọng trong tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi. Đó cũng phù hợp với đạo lý, văn hoá gia đình Việt Nam, cũng chính là văn hoá gia đình truyền thống để con cháu bày tỏ l ng kính trọng và biết ơn đến ông, bà, cha, mẹ.
Về hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời
Đây là một nội dung can thiệp quan trọng nhất và là mấu chốt đảm bảo hiệu quả cũng như tính bền vững của mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng. Ngoài việc tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kiến thức về các vấn đề sức khoẻ người cao tuổi. Hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời c n hướng người cao tuổi đến các hoạt động tập thể như luyện tập dưỡng sinh, TDTT, giao lưu, thi đấu giữa các đơn vị. Hoạt động đã thu hút được nhiều người cao tuổi tham gia thường xuyên, động viên, khuyến khích tinh thần của người cao tuổi hăng hái với các hoạt động xã hội, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm qua đó đáp ứng phần nào nguyện vọng sống vui, sống khoẻ của người cao tuổi.
Như vậy, các hoạt động của mô hình can thiệp là đúng đắn, có tính khả thi và bền vững, phù hợp với người cao tuổi ở khu vực nông thôn đang trong tiến trình đô thị hoá, có thể nhân rộng ra các xã khác của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4.2.3.2. Những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của mô hình
* Ưu điểm
- Các hoạt động của mô hình đã đáp ứng được nhu cầu trong CSSK của người cao tuổi tại huyện Đông Anh, Hà Nội, không chỉ là nguyện vọng mà c n là niềm mong ước thực sự của NCT. Mô hình không chỉ đơn thuần là truyền thông, tư vấn, khám chữa bệnh, quản lý, theo dõi sức khoẻ mà c n áp dụng đồng thời nhiều biện pháp thông qua hoạt động Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời đã động viên, khích lệ NCT hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường trao đổi, giao lưu, luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, góp phần nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần ở NCT.
- Hoạt động của mô hình được tiến hành theo hướng dự ph ng tại cộng đồng, nơi người cao tuổi sinh sống, thuận tiện, rẻ tiền, ít tốn kém và mọi người cao tuổi đều có thể dễ dàng tiếp cận, tham gia.
- Thông qua các buổi tập huấn, mô hình đã tạo điều kiện cho NVYT xã, y tế thôn được tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khoẻ qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và người cao tuổi tại cộng đồng.
- Sự phối hợp giữa y tế, các hội, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của cộng đồng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần đẩy mạnh, nhân rộng các hoạt động của mô hình ra nhiều thôn trong toàn xã, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Hoạt động của mô hình đã góp phần tác động đến cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân, từ đó nhận thức được sự cần thiết trong kết hợp giữa phát triển kinh tế và chăm sóc sức khoẻ, thể hiện qua các tiêu chí xây dựng "Nông thôn mới" có thêm tiêu chí khám chữa bệnh, quản lý, CSSK cho NCT tại địa phương.
- Với sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, mô hình đã tuyên truyền sâu rộng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Từ đó, tạo nên sức mạnh to lớn từ cộng đồng cùng chung tay chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.
* Tồn tại, hạn chế
- Mặc dù các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CSSK NCT đã ban hành, nhưng để triển khai thực hiện cần phải có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham mưu, tác động và chỉ đạo của tuyến trên.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho NVYT thôn chưa được thường xuyên, liên tục, chưa động viên, khích lệ tinh thần của họ trong công
tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Kinh phí để tổ chức hội thi về CSSK, giao lưu văn hoá, văn nghệ, TDTT cho người cao tuổi vẫn chủ yếu dựa vào nguồn xã hội hoá, hoạt động nhỏ lẻ và c n mang tính tự phát.
- Chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh chưa cao. Điều này có thể dự báo được vì tại trạm y tế xã chỉ có 01 bác sỹ chuyên tu đảm nhiệm công việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trình độ chuyên môn của bác sỹ c n nhiều hạn chế, trong khi việc thu hút nguồn bác sỹ có chất lượng về công tác tại tuyến y tế cơ sở gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích họ.
- Do khả năng nguồn lực c n hạn chế nên bước đầu mô hình chỉ tập trung vào quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, truyền thông giáo dục sức khoẻ và tổ chức luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao cho người cao tuổi trên địa bàn 2 xã nghiên cứu. Việc quản lý, chăm sóc cho người cao tuổi khuyết tật, cô đơn c n nhiều hạn chế. Các vấn đề như dinh dưỡng người cao tuổi, phục hồi chức năng, tâm lý, vận động, lối sống, đặc điểm người cao tuổi theo các nhóm tuổi... cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và đáp ứng của y tế tuyến xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2012
- Kết quả điều tra 1025 người cao tuổi ở 4 xã huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2012 cho thấy, có 28,2% NCT tự đánh giá sức khoẻ yếu; chỉ có 14,5% NCT tự đánh giá là khỏe mạnh và 56,1% NCT cảm thấy bình thường; 83,7% NCT vẫn đi lại được bình thường, tự phục vụ bản thân và không bị phụ thuộc vào người khác.
- Bệnh của người cao tuổi thường là mạn tính và đa bệnh lí: 84,7% NCT mắc các triệu chứng/bệnh mạn tính; số NCT mắc 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao (32,3%). Những bệnh mạn tính NCT hay mắc là hô hấp, tăng huyết áp, tâm thần kinh và cơ xương khớp. Trung bình mỗi NCT mắc 2,28 bệnh.
- Tỷ lệ người cao tuổi bị ốm 3 tháng trước điều tra là 63,5%, trong đó có 73,6% NCT bị ốm 1 đợt. Các triệu chứng/bệnh cấp tính hay gặp ở NCT là ho, đau đầu, mất ngủ, đau lưng, xương khớp và tăng huyết áp.
- Nhu cầu CSSK của NCT là rất lớn, người cao tuổi có nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ toàn diện cả về thể chất và tinh thần; nguyện vọng chủ yếu của người cao tuổi là được KCB với chi phí phải chăng (87,8%), được cung cấp thông tin về ph ng bệnh, CSSK (82,7%).
- Về tình hình sử dụng dịch vụ khi bị ốm: chỉ có 22,1% NCT đi KSK định kỳ và khi đi khám NCT có xu hướng lựa chọn bệnh viện, PKĐKKV (54,0%) và TYT xã (32,2%) là chủ yếu. Người cao tuổi lựa chọn TYT xã là do thuận tiện, gần nhà (32,1%) và không phải chờ đợi lâu (26,1); bệnh viện, PKĐKKV là do có thẻ BHYT (51,9%) và chuyên môn giỏi (49,2%).
- Cả 4 TYT xã đều có bác sỹ với đầy đủ nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020;
có khả năng thực hiện các xử trí ban đầu và khám chữa bệnh thông thường song tỷ lệ sử dụng hiệu quả c n thấp.
2. Hiệu quả mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng”
Mô hình thí điểm “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” lấy đối tượng trọng tâm là người cao tuổi và người thân trong gia đình ở 4 xã nghiên cứu là một mô hình hiệu quả, có tính khả thi và bền vững do không đ i hỏi chi phí cao, dễ tiến hành, phù hợp với văn hóa của người Việt Nam và thiết thực với chính người cao tuổi.
Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng hiệu quả tại trạm y tế xã can thiệp tăng lên với HQCT từ 85,5% đến 291,9% (p<0,05). Trạm y tế xã có khả năng đáp ứng tốt các dịch vụ CSSK cho người cao tuổi trên địa bàn.
Việc triển khai mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” với 3 nội dung can thiệp của nghiên cứu cho thấy nhóm hoạt động can thiệp đã tác động trực tiếp tới đối tượng là NCT, người thân trong gia đình NCT, NVYT, cán bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể. Các nội dung truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ có tính khả thi, hiệu quả và bền vững. Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và cộng đồng về vị trí, vai tr , tầm quan trọng của công tác CSSK NCT đã được tăng cường. Kiến thức về CSSK NCT của NVYT xã đã được nâng lên với HQCT từ 80,2% đến 275,9%.
Hoạt động Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời thiết thực, phù hợp đã động viên, khơi dậy, kích thích được nhiều người cao tuổi tham gia. Sau 12 tháng luyện tập dưỡng sinh, TDTT, sức khỏe NCT đã được cải thiện rõ rệt. Các triệu chứng khó chịu của NCT hầu hết đều giảm sau can thiệp, trong đó giảm nhiều nhất là mệt mỏi (95,7%), đau mỏi lưng (93,4%), buồn ngủ ngày (88,9%), đau đầu (87,0%). Tỷ lệ NCT đánh giá khỏe mạnh về thể chất và thoải mái về tinh thần tăng cao với HQCT là 96,4% và 72,3% với p< 0,05.