Kiến Nghị Đề Xuất Hoàn Thiện, Cải Thiện Bộ Tiêu Chí


Tiếp tục mở rộng diện bao phủ đi cùng với cải thiện hiệu quả và nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản. Cần có đánh giá kỹ lưỡng về tác động của xã hội hóa các dịch vụ xã hội. Trong khi xã hội hóa đã được nhúng sâu trong hệ thống và huy động được nguồn lực đáng kể, hoạt động hiện tại của nó trong bối cảnh điều tiết và quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập đang gây ra những quan ngại về sự công bằng và tính hiệu hiệu quả. Việc thực hiện xã hội hóa đã dẫn đến sự sử dụng các dịch vụ ở dưới mức tối ưu, đặc biệt đối với các hộ nghèo và các hộ có thu nhập thấp.

Trong lĩnh vực giáo dục, cần xem xét tác động của các khoản phí nhà trường thu đối với các hộ nghèo và các hộ có thu nhập thấp, và xem xét việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trước khi tiếp tục mở rộng xã hội hóa. Trong lĩnh vực y tế, cách thức các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được tài trợ và quản lý làm gây ra những quan ngại về tính hiệu quả, đó là sự sử dụng thái quá các dịch vụ cao cấp và sử dụng quá nhiều các công nghệ y tế đắt tiền. Các vấn đề khác bao gồm một sự quan tâm chưa đầy đủ đối với y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, giá thuốc chữa bệnh tăng nhanh trong bối cảnh chi trả từ tiền túi của người dân ở mức cao, ranh giới không rõ ràng giữa dịch vụ y tế của Nhà nước và dịch vụ y tế của tư nhân… cũng cần phải được xem xét và cải thiện. Cần chú trọng đầu tư toàn diện cả về cơ sở vật chất và nhân lực để củng cố hệ thống y tế cơ sở ở địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Liên quan đến vệ sinh môi trường và sức khỏe của người dân, vấn đề nhiều hộ nghèo còn chưa được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh cũng cần được ưu tiên giải quyết. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ đang tăng tốc, trong lĩnh vực giáo dục cần thúc đẩy việc học tập suốt đời, học tập liên tục trên không gian mạng, trong đó có việc cung cấp các khóa học trực tuyến đến mọi người dân. Cần có sự hỗ trợ đối với các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số để họ có thể tham gia vào các hình thức đào tạo ngày càng phổ biến này.

Trong lĩnh vực y tế, cần khuyến khích ứng dụng các công nghệ với giá cả phù hợp vào việc chăm sóc sức khỏe, trong đó có việc mở rộng khám bệnh và tư vấn về sức khỏe thông qua các hình thức trực tuyến trong bối cảnh diện bao phủ cũng như tốc độ truy cập Internet liên tục được cải thiện.


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Giảm nghèo đa chiều là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân hiện nay tại tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Việc thay đổi phương pháp đo lường nghèo theo hướng đa chiều với khung chính sách giảm nghèo thích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của các chính sách giảm nghèo. Vì vậy, cần có những đề xuất kịp thời từ những hạn chế để phát huy tính tích cực của hệ thống chính sách, dự án giảm nghèo trong tương lai tại tỉnh Salavan mà trước mắt là trong giai đoạn 2020 - 2025.

Về cơ bản, luận án đã đạt được những kết quả nghiên cứu như sau:

- Luận án đã nghiên cứu và hệ thống hoá được các cơ sở lý luận về quan niệm về nghèo và thước đo nghèo đa chiều của quốc tế và tại Lào, xây dựng được các chỉ tiêu phản ánh nghèo đa chiều tại Lào, khái quát được thực trạng nghèo đa chiều và công tác giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan trong thời gian qua

- Nghiên cứu đã chỉ ra được có 5 yếu tố chính tác động đến giảm nghèo đa chiều, đó là:

(1) Chính sách của Nhà nước

(2) Đặc điểm kinh tế xã hội

(3) Cơ sở hạ tầng

(4) Rủi ro thiên tai, dịch bệnh

(5) Đặc điểm hộ gia đình

- Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan, kết hợp với những phân tích về yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan, luận án đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo đa chiều trong thời gian tới. Cụ thể là các giải pháp về hoàn thiện chính sách của Nhà nước; phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; phòng chống rủi ro thiên tai, dịch bệnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhận thức về giảm nghèo đa chiều tới các cấp, ngành và hộ gia đình. Từ đó giúp ban lãnh đạo tỉnh và các đơn vị quản lý xây dựng các giải pháp để tổ chức công tác giảm nghèo hiệu quả hơn, hướng đến mục tiêu cao hơn nữa là hoàn thiện bộ tiêu chí giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan về cả quy mô và chất lượng trong thời gian đến.


Bên cạnh những thành tựu mà chính sách và các dự án giảm nghèo đem lại là những hạn chế, khó khăn xuất phát từ các đặc thù của tỉnh, đồng thời các chính sách và dự án vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo và chưa rõ ràng trong việc xác định đối tượng thụ hưởng cũng như chưa thực sự phù hợp với phương thức đo lường mới.

2. Hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên cứu, nhưng luận án vẫn còn một số hạn chế: Việc tiếp cận số liệu thực tế về hoạt động giảm nghèo đa chiều đã được hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo tỉnh Salavan và các ban ngành liên quan nhưng vẫn còn hạn chế phạm vi thời gian cũng như sự phong phú của số liệu. Tác giả luận án cảm nhận rằng để nghiên cứu đạt kết quả cao hơn cần phải phối kết hợp nhiều mô hình và các phương pháp nghiên cứu phong phú với điều kiện số liệu đầy đủ hơn.

3. Kiến nghị đề xuất hoàn thiện, cải thiện bộ tiêu chí

Việc áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2015-2020 đã nhận diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập và từng chiều, chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đây là cơ sở để địa phương xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm trên cơ sở đó thực hiện các chương trình, cơ chế đặc thù nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước Tuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng và triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới của giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2011

- 2020 đã bộc lộ nhiều nội dung lạc hậu, bất cập, hạn chế như:

- Chuẩn nghèo về thu nhập bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015 (284.000 kip/người/tháng ở khu vực thành thị và 253.000 kip/người/tháng ở khu vực nông thôn) đã lạc hậu, không thể áp dụng cho giai đoạn tới

- Hộ nghèo được tách thành 02 nhóm: hộ nghèo về thu nhập và hộ nghèo về thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, chưa phù hợp với phương pháp luận, bản chất nghèo đa chiều cũng như phương pháp đo lường xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo

- Chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm chưa được quy định; một số chỉ số đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể, chưa định lượng nên khó xác định khi thực hiện hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tới như chỉ số về tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông


- Chưa xác định rõ giải pháp tác động đối với nhóm hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của các địa phương.

Xét trên vấn đề còn hạn chế và những kết quả đã nghiên cứu được, cũng như tham khảo một số tiêu chí mới của các nước về chuẩn nghèo và bộ tiêu chí đo lường nghèo đa chiều, nghiên cứu đề xuất các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.

Kế thừa và bổ sung chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, các dịch vụ xã hội cơ bản được đề xuất gồm 06 dịch vụ: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin; việc làm. Ngoài các chiều thiếu hụt của chuẩn nghèo giai đoạn trước, bổ sung thêm chiều việc làm, vì đây là chiều phản ánh thu nhập và điều kiện bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân; chỉ số việc làm gắn với thu nhập cũng sẽ là cơ sở để phân loại đối tượng hộ nghèo giai đoạn tới để có các giải pháp tác động phù hợp, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo có điều kiện, có thời gian.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản được đề xuất gồm 12 chỉ số: dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục, đào tạo của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt an toàn; nhà tiêu hợp vệ sinh; tiếp cận thông tin; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông; tiếp cận việc làm; người phụ thuộc không có khả năng lao động trong hộ gia đình.

Bảng so sánh bộ tiêu chí chuẩn nghèo đang áp dụng tại Lào và đề xuất của đề tài


Bộ tiêu chí chuẩn nghèo

đang áp dụng

Bộ tiêu chí chuẩn nghèo

được đề xuất

Điểm chung

Chuẩn nghèo đa chiều được đánh giá dựa trên các chiều tiếp cận nhu cầu xã hội cơ bản


- 5 chiều tiếp cận các nhu cầu xã hội

- 6 chiều tiếp cận các nhu cầu xã hội


cơ bản là Giáo dục, y tế, nhà ở, điều

cơ bản là Giáo dục, y tế, nhà ở, nước

Điểm

kiện sống và tiếp cận thông tin

sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin,

khác

- 10 chỉ số đo lường:

việc làm

nhau

Trình độ giáo dục của người lớn

- 12 chỉ số đo lường:


Tình trạng đi học của trẻ em

Trình độ giáo dục của người lớn


Tiếp cận các dịch vụ y tế

Tình trạng đi học của trẻ em

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 21



Bộ tiêu chí chuẩn nghèo

đang áp dụng

Bộ tiêu chí chuẩn nghèo

được đề xuất


Bảo hiểm y tế

Tiếp cận các dịch vụ y tế

Chất lượng nhà ở

Dinh dưỡng

Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Bảo hiểm y tế;

Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Chất lượng nhà ở

Hố xí/nhà vệ sinh

Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Tiếp cận thông tin

Nguồn nước sinh hoạt an toàn

Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin và

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

dịch vụ viễn thông

Tiếp cận thông tin


Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin và


dịch vụ viễn thông


Tiếp cận việc làm


Người phụ thuộc không có khả năng


lao động trong hộ gia đình


So với chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2015-2020, nhóm chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội có sự thay đổi như sau:

- Nhóm chỉ số y tế: thay thế chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế bằng chỉ số dinh dưỡng với ngưỡng thiếu hụt như sau: hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo tuổi; chỉ số bảo hiểm y tế điều chỉnh ngưỡng thiếu hụt như sau: Hộ gia đình có ít nhất một người từ 6 tuổi đến dưới 80 tuổi hiện không có bảo hiểm y tế. Triển khai cho trẻ 6-36 tháng tuổi uống Vitamin A 2 đợt/năm và bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có nguy cơ cao thiếu Vitamin A, Năm 2020: 12.145 trẻ.

- Nhóm chỉ số giáo dục, sửa đổi 02 chỉ số:

Trình độ giáo dục của người lớn được thay thế như sau: Hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi không có bằng cấp giáo dục đào tạo phù hợp với độ tuổi tương ứng (Người từ 16 đến 17 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở; 18 đến 24 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp nghề, 25 đến 30 tuổi tốt nghiệp trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng trở lên).

Tình trạng đi học của trẻ em được thay thế như sau: Hộ có ít nhất 01 trẻ em từ 3

đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (trẻ từ 3-5


tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6-10 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học, và trẻ từ 11-dưới 16 tuổi được tiếp cận giáo dục trung học cơ sở).

- Nhóm chỉ số nước sạch và vệ sinh, thay đổi chỉ số nước sinh hoạt hợp vệ sinh thành chỉ số nguồn nước sinh hoạt an toàn (bao gồm nước máy, các nguồn nước hợp vệ sinh khác bảo đảm an toàn cho người sử dụng)

- Nhóm chỉ tiếp cận thông tin: sửa đổi, bổ sung 2 chỉ số cụ thể như sau:

Chỉ số tiếp cận thông tin: Hộ gia đình có ít nhất một người có nhu cầu nhưng không tiếp cận được thông tin về ít nhất một trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, sản xuất kinh doanh, hoặc thủ tục pháp lý.

Chỉ số tài sản phục vụ tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông: Hộ gia đình không có ít nhất một trong số các tài sản: tivi, radio, máy tính, điện thoại thông minh; hoặc không có ai trong hộ sử dụng dịch vụ internet.

- Bổ sung chỉ số tiếp cận việc làm, người phụ thuộc không có khả năng lao

động trong hộ gia đình.

Cụ thể: về chỉ số tiếp cận việc làm: Hộ gia đình có ít nhất một người bị thất nghiệp (trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, sẵn sàng/mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm; hoặc đang làm việc hưởng lương nhưng không có hợp đồng lao động (xem xét cho việc làm chính chiếm nhiều thời gian nhất của người lao động)

Về chỉ số về người phụ thuộc trong hộ gia đình: Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm: người dưới 18 tuổi, người từ 60 tuổi trở lên có thu nhập bình quân tháng không vượt quá mức sống tối thiểu, người từ 18 đến dưới 60 tuổi nhưng không có khả năng lao động và có thu nhập bình quân tháng không vượt quá mức sống tối thiểu.

Với tiêu chí về thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản nêu trên, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 dự kiến được xác định như sau:

Về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.


Hộ có mức sống trung bình là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên chuẩn mức sống tối thiểu và thấp hơn chuẩn mức sống trung bình (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn).

Mức chuẩn nghèo này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2021-2025.

Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Oudomphone SIVONGSA (2019), 'Faculty of Humanites and Social Sciences Officially Present this Certificate to Oudomphone Sivongsa has participates as a research presenter for the paper entitled', The banking sector to promote agricultural sector and poverty reduction in Lao PDR” in the 15th (IC-HUSO 2019) at the faculty of humanities and social sciences, Khon Kaen University, Thailand 11-12 November 2019.

2. Oudomphone SIVONGSA (2019), 'Chinh sách giảm nghèo ở tỉnh saravanh CHDCND Lào', Tạp chí tài chính – cơ quan thông tin lý luận và nghiệp vụ của ngành tài chính, tháng 8/2019 kỳ 2; trang 34.

3. Oudomphone SIVONGSA (2019), 'Một số giải pháp để giảm nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh CHDCND Lào', Tạp chí kinh tế và dự báo – cơ quan ngôn luận của bộ kế hoạch và đầu tư, số 23, tháng 8/2019 trang 61.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí