Chính Sách Hỗ Trợ Giáo Dục Cho Người Nghèo


Thứ hai là tiêu chí phân bổ ngân sách cho các thôn bản nghèo và hẻo lánh Tiêu chí để phân bổ ngân sách và phân phối các nguồn lực giữa các thôn trong một xã, và tiêu chí lựa chọn đối với đầu tư CSHT đảm bảo tạo cơ hội tiếp cận cho các thôn vùng hẻo lánh có thể tham gia và hưởng lợi. Cần có mức đầu tư tính trên đầu người cao hơn cho những thôn bản này. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thôn bản vùng xa xôi hẻo lánh, nơi có tỉ lệ đói nghèo cao mặc dù dân số không đông nhưng điều kiện tiếp cận với những dịch vụ kinh tế xã hội cơ bản khó khăn hơn nhiều. Ở đây, kết hợp giữa hai tiêu chí (i) số lượng dân số (ii) khoảng cách từ trung tâm xã đến thôn có tính đến khả năng sử dụng phương tiện giao thông để ưu tiên đầu tư trước cho các thôn bản này..

c. Thực hiện có hiệu quả chủ trương phân cấp xã làm chủ đầu tư

Vấn đề lớn nhất và cũng là rào cản khiến cho việc phân cấp đầu tư cho xã nghèo chính là hạn chế về năng lực của cán bộ xã. Xã có thể làm chủ đầu tư nếu như cấp trên hoàn toàn tin tưởng và tạo điều kiện hỗ trợ cũng như hướng dẫn nhiệt tình. Vậy cần có các biện pháp để xây dựng năng lực làm chủ đầu tư cho các xã nghèo một cách bền vững và hiệu quả.

Xây dựng năng lực ở cấp thôn và xã đòi hỏi các phương pháp tiếp cận mang tính thực tiễn và cần phải có sự hỗ trợ cũng như hướng dẫn từ các cấp cao hơn. Với lý do trên, luận án đề xuất các yếu tố cần thiết sau đây.

Thứ nhất là xây dựng lộ trình về các cấp độ quản lý và làm chủ đầu tư

Việc tăng cường xây dựng năng lực và tính tự tin ở các xã là rất cần thiết. Bằng cách đi từng bước một như từ các công trình có qui mô nhỏ tới các công trình có qui mô lớn, từ những đầu tư qui mô nhỏ đến những đầu tư có qui mô lớn hơn và từ những qui trình, thủ tục giản đơn sau đó là tới những qui trình thủ tục phức tạp.

Cách tốt nhất là các xã làm chủ đầu tư ngay từ khi bắt đầu triển khai và lựa chọn phương pháp “vừa học vừa làm”. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng các xã không bị quá tải trong giai đoạn đầu, cần phải có khối lượng đầu tư và hoạt động phù hợp với khả năng quản lý của xã được. Các xã nghèo không thể đảm nhận đầy đủ trách nhiệm chủ đầu tư ngay từ lúc đầu. Kinh nghiệm trao quyền cộng hỗ trợ kỹ thuật của các dự án cho thấy nếu được nâng cao năng lực từ từ cộng với việc được thực hành tại chỗ việc trao quyền thì kết quả rất bền vững.

Vì vậy khi thiết kế chính sách đầu tư xây dựng CSHT trong thời gian tới cần xây dựng một lộ trình để căn cứ vào đó ra quyết định về phạm vi và loại hình đầu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

tư mà một xã có thể quản lý được tại thời điểm nhất định; và dần dần tăng cường năng lực các kỹ năng quản lý và kỹ thuật cũng như tính tự tin của các xã trong thời gian thực hiện chính sách.

Muốn vậy, các xã nên được nhóm lại thành ba loại tuỳ theo năng lực hiện có và trong suốt quá trình thực hiện chính sách, các xã này sẽ dần được chuyển từ cấp thấp cho tới cấp cao hơn trong việc quản lý đầu tư. Một thực tế không thể phủ nhận đó là không phải tất cả các loại hình CSHT đều phù hợp để phân cấp quản lý xuống cho xã. Các công trình liên xã thường phức tạp đòi hỏi phải có trình độ cao trong kỹ thuật thiết kế, xây dựng cũng như sự tham gia của các cơ quan chức năng chuyên ngành trong việc vận hành bảo dưỡng, sẽ là không phù hợp khi giao hết cho xã. Do vậy trường hợp này cần duy trì huyện làm chủ đầu tư. Nguyên tắc cơ bản là những công trình nhỏ và thiết kế đơn giản nên để cho địa phương tự làm, và chính cộng đồng địa phương sẽ chịu trách nhiệm chính về việc vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình.

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 18

Thứ hai là thiết lập các tổ chức quản lý, theo dõi và giám sát ở cấp xã

Các hoạt động đầu tư cần thực hiện và theo dõi, giám sát liên tục. Vì vậy việc tồn tại các tổ chức thực hiện chức năng riêng là cần thiết. Các tổ chức này nên được phác hoạ một cách rõ ràng về các chức năng và nhiệm vụ về‘quản lý’ và‘giám sát’; phải đóng vai trò phối hợp và lồng ghép các nguồn lực từ các dự án và chương trình khác nhau; trong các tổ chức nên bao gồm đầy đủ đại diện của các thôn/bản, cả nam giới và phụ nữ, và các nhóm người nghèo. Ở đây có hai tổ chức cần được duy trì đó là Ban Quản lý xã và Ban Giám sát xã. Trong đó, Ban Quản lý xã chịu trách nhiệm làm chủ đầu tư, các khía cạnh quản lý và hành chính và Ban Giám sát xã thay mặt cộng đồng chịu trách nhiệm giám sát và điều hành các hoạt động.

Thứ ba là phải có chương trình đào tạo toàn diện và có hệ thống

Cung cấp đào tạo chất lượng cao phù hợp trong nhiều năm cho cán bộ dân cử, công chức và cán bộ thôn v.v., cần phải có cả hai hình thức đào tạo ‘khởi động’ và ‘nâng cao’ trong suốt thời gian của chính sách. Đào tạo và khuyến khích cán bộ của thôn/xã theo trình độ và vi trí công tác của họ, cung cấp và bổ sung cho họ các kỹ năng, kiến thức chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao năng lực cho các cán bộ cấp cơ sở để họ có thể hoàn thành được các nhiệm vụ quản lý xã hội và hành chính nhà nước. Tăng cường năng lực của cộng đồng trong mọi lĩnh vực, tạo các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia và giám sát quản lý có hiệu quả tại đia phương. Thực hiện các khóa đào tạo kỹ thuật và quản lý chuyên sâu hơn và có chất lượng cao hơn cho cán bộ cơ sở là một điều hết sức cần thiết nhằm thực hiện việc trao quyền một


cách có hiệu quả tại các xã. Như vậy, đầu tư vào việc đào tạo cán bộ và cộng đồng ở cấp cơ sở cần được coi là là đầu tư cho tương lai, đặc biệt là ở những vùng xa xôi, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống.

Thứ tư là củng cố năng lực hỗ trợ hiệu quả ở cấp huyện

Việc chuyển giao trách nhiệm làm chủ đầu tư cho các cấp thấp hơn (từ tỉnh xuống huyện và từ huyện xuống xã) đặt ra một loạt vấn đề quan trọng liên quan đến việc cung cấp sự hỗ trợ kip thời và hiệu quả từ các cấp cao hơn. Để tăng cường công tác làm chủ đầu tư của cấp xã, thì vai trò của các huyện là phải tăng cường hỗ trợ về hành chính và kỹ thuật cho các xã, chứ không phải là trực tiếp quản lý dự án. Điều này cũng không có nghĩa là làm giảm bớt thời gian mà các cán bộ của huyện dành cho dự án, ít nhất là trong giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, các cán bộ cấp huyện cần phải có những cách thức làm việc mới, và luồng thông tin giữa cấp xã và huyện cũng như sự phối hợp chiều ngang giữa các cơ quan cấp huyện cần phải được cải thiện hơn.

Cần phải đảm bảo rằng các cán bộ cấp huyện đều có các kỹ năng và động cơ cần thiết để có thể thực hiện được đầy đủ vai trò của mình và có sự phối hợp chéo đa ngành giữa các cơ quan cấp huyện. Đào tạo cho cán bộ huyện nên tập trung vào việc nâng cao nhận thức và giới thiệu những phương pháp mới bao gồm các kỹ năng hỗ trợ để trợ giúp cho các cán bộ xã và thôn.

3.4.1.3. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo

Căn cứ hoàn thiện chính sách

a. Xuất phát từ những bất cập trong chính sách hiện nay

Tuy đã cải thiện đáng kể tiếp cận giáo dục cho người nghèo nhưng vẫn còn tình trạng bỏ học và đang được tiếp cận với giáo dục có chất lượng không đảm bảo. Nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung vào các nguyên chính như nguồn kinh phí, tổ chức thực hiện chính sách, các yếu tố đảm bảo cung cấp nền giáo dục chất lượng.

Về nguồn kinh phí, hỗ trợ giáo dục cho người nghèo dưới các hình thức như miễn giảm học phí, cấp sách giáo khoa... đòi hỏi cần có một nguồn lực không nhỏ. Tuy nhiên, nguồn lực này còn khá khiêm tốn nên mức hỗ trợ tính bình quân cho một học sinh còn rất thấp. Điều này khiến cho việc hỗ trợ đó về cơ bản chưa giảm được gánh nặng chi phí giáo dục cho người nghèo. Thêm vào đó, một phần trong nguồn lực thực hiện chính sách là nguồn huy động từ địa phương nhưng do các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau dẫn sự khác biệt về mức hỗ trợ cho người nghèo. Mức hỗ trợ thấp và không giống nhau ở các địa phương đang là một rào cản lớn đối với tiếp cận giáo dục cho người nghèo.


Về tổ chức thực hiện chính sách, cũng giống như chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng của chính sách là các hộ nghèo theo chuẩn quốc gia tuy nhiên sự phối hợp giữa các bên liên quan như trường học, chính quyền xã và chính quyền địa phương còn bất cập nên người nghèo không được nhận hỗ trợ kịp thời đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đến trường.

Về các yếu tố đảm bảo cung cấp nền giáo dục chất lượng, được tiếp cận với giáo dục thì chưa đủ mà giáo dục đó phải giúp người nghèo nâng cao năng lực và tiếp cận được các cơ hội tạo thu nhập cao hơn mới đảm bảo giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa được cải thiện đối với người nghèo, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa nơi mà tất cả các yếu tố để cung cấp giáo dục chất lượng (trình độ giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, chương trình học...) chưa đảm bảo.

b. Nhất quán với quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách

Thứ nhất là tạo cơ hội cho người nghèo. Rào cản lớn nhất hiện nay đối với người nghèo trong tiếp cận giáo dục chính là gánh nặng chí phí. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần đưa ra một cơ chế hợp lý về phân bổ nguồn lực cũng như huy động nguồn lực từ các kênh khác nhau để đảm bảo người nghèo có cơ hội nhiều hơn trong tiếp cận giáo dục.

Thứ hai là trao quyền cho người nghèo. Hỗ trợ là cần thiết những hỗ trợ như thế nào để người nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống là điều cần được tính đến trong thiết kế chính sách. Không chỉ dừng lại hỗ trợ về vật chất như hiện nay mà cần có sự tham gia của người nghèo trong xác định nhu cầu hỗ trợ - xây dựng chương trình học mang tính chất hướng nghiệp hơn là học thuật.

Thứ ba là giảm thiểu rủi cho người nghèo. Giáo dục là yếu tố quan trọng để người nghèo có cơ hội tìm kiếm việc làm tạo thu nhập và có đủ năng lực cần thiết để chống đỡ với những biến cố rủi ro trong cuộc sống. Điều này sẽ chỉ thực hiện được nếu như người nghèo được tiếp cận với nền giáo dục mà ở đó không chỉ giúp họ biết đọc biết viết mà còn giúp họ có khả năng để áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như học hỏi kinh nghiệm hiệu quả.

Hướng hoàn thiện chính sách

a. Năng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo

Gánh nặng chí phí đang là rào cản chính sự tiếp cận giáo dục cho người nghèo. Trong điều kiện nguồn kinh phí thực hiện chính sách hạn hẹp, đề xuất các giải pháp khắc phục gánh nặng chi phí sẽ không giống nhau cho các đối tượng khác nhau. Do đó,


trước hết cần xác định ai sẽ là người được nhận hỗ trợ và hỗ trợ cho các đối tượng như thế nào?

Về đối tượng hưởng lợi

Nếu việc hỗ trợ giáo dục cho con em các hộ gia đình dân tộc thiểu số góp phần xoá bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa đồng bằng và miền núi thì sự hạn chế về đối tượng ở vùng đồng bằng lại là một rào cản lớn khiến cho nhiều trẻ em con hộ cận nghèo không có cơ hội đến trường, đặc biệt ở bậc học cao. Do đó, đối tượng của chính sách hỗ trợ giáo dục bao gồm: trẻ nghèo thuộc các gia đình nghèo theo chuẩn quốc gia và trẻ em thuộc các gia đình cận nghèo. Trong hai đối tượng này cần chú trọng đến nhóm đồng bào dân tộc thiểu số trong đó đặc biệt là trẻ em gái đồng bào dân tộc thiểu số.

Mở rộng đối tượng so với giai đoạn trước sẽ gây sức ép lớn cho nguồn kinh phí thực hiện. Vì vậy cách huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm này sẽ có sự thay đổi lớn và nội dung này sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau của luận án.

Về cách thức hỗ trợ. Tương ứng với hai nhóm đối tượng có các cách thức hỗ trợ khác nhau.

Đối với trẻ em con hộ nghèo theo chuẩn quốc gia.

Các hộ nghèo có cố gắng chỉ đủ sức lo ăn cho con cái. Bất kỳ một khoản chi phí nào phát sinh nào ngoài lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm tối thiểu đều là thách thức lớn đối với họ. Trong điều kiện như vậy, việc các hộ nghèo chấp nhận cho con không phải đi làm thuê và đi học cũng là một cố gắng đáng kể. Thời gian qua, miễn giảm học phí dường như không đủ để ngăn chặn việc nhiều trẻ em bỏ học giữa chừng. Chính phủ nên hỗ trợ thêm cho người học sinh nghèo để đảm bảo cho chúng một cơ hội được giáo dục ngang bằng với những đứa trẻ khác, đây là cách duy nhất để cho nhiều người nghèo thoát nghèo.

Tuy nhiên nếu vẫn miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác như cách làm hiện này thì chưa đủ để giảm gánh nặng chi phí cho các hộ gia đình nghèo. Vì vậy trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế, luận án đề xuất một cách thức cách thức hỗ trợ mới đó là cấp thẻ đi học cho trẻ em nghèo kết hợp với tài trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các trường đã tiếp nhận trẻ em nghèo đi học bằng thẻ.

Trẻ em nghèo sẽ được cấp thẻ đi học và dùng thẻ này để học ở bất kỳ trường công hay tư. Mỗi thẻ này sẽ có giá tri nhất đinh và giá trị thực của chúng phụ thuộc vào học phí thực của các trường mà người học đăng ký. Mức giá tri của thẻ cao hơn


mức học phí hàng năm của trường có mức học phí thấp nhất nhưng thấp hơn của các trường có mức học phí cao. Qui định mức thẻ như vậy đảm bảo trẻ có nhiều cơ hội để lực chọn trường nhưng cũng tránh được gánh nặng quá mức cho ngân sách vì sự lựa chọn trường có học phí cao.

Việc cấp thẻ này sẽ đảm bảo trẻ em được đến trường liên tục mà không chịu tác động của các biến cố cuộc sống. Tuy nhiên để bảo đảm tính bền vững của chính sách, chính phủ bên cạnh việc tiếp tục duy trì các khoản tài trợ cho các trường công như trước đậy, cần hỗ trợ cho trường công và tư để mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chí hỗ trợ trên đầu trẻ đến trường bằng thẻ đi học. Việc làm này khiến cho tính cạnh tranh giữa trường công và tư sẽ mạnh lên (không xảy ra đối với các trường có mức học phí và chất lượng cao) vì các trường có nguồn thu ổn định từ chính những đứa trẻ có thẻ đi học và điều này sẽ tốt hơn vì chính sự cạnh tranh đó khiến cho các trường cần cải thiện về chất lượng. Nếu làm được như vậy thì cấp thẻ đi học không nhưng giúp cho trẻ em nghèo có nhiều cơ hội để đến trường mà còn được tiếp cận với nền giáo dục đảm bảo chất lượng.

Có một vấn đề đặt ra khi áp dụng cách thức hỗ trợ này, đó là kinh phí để thanh toán giá trị thẻ cho các trường tiếp nhận trẻ em nghèo. Theo kinh nghiệm quốc tế, chính quyền địa phương sẽ tài trợ 20% chi phí và 80% còn lại sẽ được tài trợ bằng NSNN. Vậy khi áp dụng cách thức này, các nhà hoạch định chính sách cũng cần xác định mức tài trợ hợp lý của ngân sách địa phương và ngân sách trung ương. Một câu hỏi được đặt ra là việc làm này có làm nghiêm trọng hơn tình trạng hiện nay ở nhiều địa phương không có đủ nguồn lực để thực hiện chính sách nên dẫn đến sự khác biệt về mức hỗ trợ và gây sự bất bình đẳng trong hưởng lợi của trẻ em nghèo. Vấn đề này có thể giải quyết được tốt nếu như chúng ta có một cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách hợp lý. Điều này sẽ được quay trở lại chi tiết hơn ở nội dung huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách.

Đối với trẻ em cận nghèo, mức độ hỗ trợ cần căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của vùng nơi trẻ em sinh sống. Nếu là trẻ em cận nghèo sống ở vùng sâu vùng xa chính phủ nên hỗ trợ giống như hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Nếu hộ cận nghèo ở các vùng khác có điều kiện kinh tế tốt hơn thì sẽ miễn học phí và giảm 50% chi phí đóng góp xây dựng trường. Cách thức cũng nên thực hiện thông qua cấp thẻ đi học cho trẻ em nghèo vì tính ưu việt của chúng.

Đối với trường hợp trẻ em dân tộc thiểu số, không áp dụng cách cấp thẻ đi học cho chúng vì đây là nơi mà hệ thống trường học chưa phát triển. Để hạn chế tới mức


tối thiểu tình trạng bỏ học ngang chừng do điều kiện ngoại cảnh tác động vào cần đến các giải pháp có tính chất bền vững cao hơn. Do đó tốt nhất là hỗ trợ hoàn toàn chi phí học tập cũng như sinh hoạt. Nếu là trẻ đang theo học tại địa phương thì gia đình sẽ được nhận một lượng lương thực nhất định. Còn nếu trẻ đang theo học ở các trường nội trú thì chuyển số lương thực này được chuyển thẳng vào các trường học. Với trẻ em gái, ngoài được nhận hỗ trợ như trên nên cấp học bổng cho các trường hợp có học lực tốt để khuyến khích.

Tuy nhiên, để tăng tính khả thi cho cách thực hiện này, trợ cấp của chính phủ kèm theo các điều kiện như chú trọng vai trò giám sát cộng đồng của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt cha mẹ phải cam kết tạo điều kiện cho con đi học đầy đủ và giành thời gian để chúng học bài ở nhà. Các khoản trợ cấp sẽ bị tước bỏ nếu như cha me của những đứa trẻ vi phạm các qui định này.

Làm theo cách này sẽ đảm bảo trẻ đến trường được nhiều hơn và đều đặn hơn, tuy nhiên cũng sẽ tạo ra một gánh nặng cho NSNN. Vì vậy, vấn đề này cần được xem xét kỹ trong huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách. Mặt khác, về lý thuyết sự hỗ trợ này là rất tốt nhưng thực tế trẻ em nghèo không được đến trường vì nhận thức tầm quan trọng của giáo dục của cha mẹ chúng còn hạn chế. Do đó, đi kèm với trợ cấp có điều kiện thì cần tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Quan trọng hơn cả đấy chính là cần có một chương trình dạy học phù hợp mang lại lợi ích thiết thực cho họ.

b. Huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách

Tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cân giáo dục nhiều hơn thuộc về vai trò của chính phủ vì vậy chính phủ vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện chính sách này. Tuy nhiên nếu như chỉ bằng nguồn NSNN thì không thể cải thiện được tình trạng mức hỗ trợ thấp như hiện nay. Vì vậy cần có kế hoạch huy động nguồn lực từ các bên cũng như có kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Về huy động nguồn lực

Thứ nhất là huy động sự đóng góp của cộng đồng để thực hiện chính sách ở các

địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu như nguồn NSNN mà dàn trải ở tất cả các địa phương thì không bao giờ có đủ nguồn lực để thực hiện được. Do đó để giảm gánh nặng cho NSNN, việc huy động từ các nguồn lực là cần thiết. Tuy nhiên, việc huy động này không dễ dàng đặc biệt ở các địa phương nghèo nhưng điều này có thể thực


hiện được ở các địa phương có điều kiện phát triển. Thời gian qua ở Salavan, có nhiều quĩ được thành lập cùng mục đích hỗ trợ người nghèo đã huy động được nguồn lực không nhỏ. Vì vậy kêu gọi cộng đồng chung sức, góp công vào thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo thông qua việc xây dựng và phát triển các quĩ khuyến học hay tạo ra cơ chế khuyến khích tư nhân hiến tặng từ thiện cho giáo dục hoàn toàn có thể thực hiện được, đặc biệt ở các tỉnh điều kiện kinh tế phát triển. Nếu làm được điều này chính phủ sẽ giành nguồn tiền NSNN để hỗ trợ cho các tỉnh nghèo nhiều hơn.

Thứ hai là tranh thủ nguồn lực của các tổ chức tài trợ quốc tế. Đặt giả định đến năm 2030, Lào ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp thì vẫn tranh thủ được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Các nguồn hỗ trợ trực tiếp ưu đãi giảm dần và thậm chí sẽ không còn nữa nhưng các khoản hỗ trợ kỹ thuật vẫn được duy trì. Nếu thiết kế được một chương trình học có tính hướng nghiệp mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo thì đây chính là các hoạt động sẽ tranh thủ được tài trợ bên ngoài. Ngoài ra, vấn đề giáo dục cho đối tượng đặc biệt như đồng bào dân tộc thiểu số cũng dễ nhận được sự tài trợ vì vẫn có nhiều tổ chức phi chính phủ quan tâm hỗ trợ trợ. Như vậy, cho giai đoạn tới Lào vẫn có thể huy động được một nguồn lực từ các tổ chức tài trợ quốc tế và bài toán đặt ra cho Lào lúc này đó là quản lý và sử dụng như thế nào cho hiệu quả.

Về phân bổ và sử dụng nguồn lực

Thứ nhất là nguồn lực huy động được từ cộng đồng trong nước (chủ yếu ở các tỉnh giàu) dành để tài trợ cấp thẻ đi học

Ở các tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển thì không những có thể huy động sự tài trợ từ cộng đồng trong nước nhiều hơn mà thực hiện thu ngân sách địa phương cũng thuận lợi hơn. Nếu áp dụng biện pháp cấp thẻ đi học cho trẻ em nghèo, nguồn kinh phí để thanh toán thẻ đi học sẽ phần lớn từ nguồn tài trợ của ngân sách địa phương và huy động từ cộng đồng dân cư. Phần còn lại sẽ được tài trợ bằng nguồn ngân sách trung ương (số này có thể thấp hơn hoặc bằng với nguồn kinh phí mà ngân sách trung ương đang phải chi hiện nay để thực hiện chính sách). Nếu so với cách đang làm hiện nay, nguồn huy động từ cộng đồng sẽ bù đắp vào mức thiếu hụt mà ngân sách địa phương không đủ để thực hiện chính sách. Nếu làm tốt được điều này sẽ đảm bảo cơ hội được đến trường như nhau cho tất cả trẻ em nghèo.

Thứ hai là ngân sách trung ương tập trung để thực hiện chính sách ở các tỉnh nghèo

Với các tỉnh nghèo hay vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nguồn kinh phí thực hiện chính sách sẽ được tài trợ bằng ngân sách trung ương kết hợp với nguồn huy động được từ các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ. Kinh phí thanh

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí