Bối Cảnh Chung Của Lào Và Tỉnh Salavan Về Công Tác Giảm Nghèo


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU

Ở TỈNH SALAVAN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


3.1. Bối cảnh chung của Lào và tỉnh Salavan về công tác giảm nghèo

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu, Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Toàn cầu hóa đã mang lại cho các nước trên thế giới nhiều lợi ích khi tham gia vào một nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển, khi mở ra cơ hội đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, có thêm nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề nghèo , đem lại sự giao lưu và thịnh vượng. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cũng bộc lộ những mặt trái, làm trầm trọng thêm các vấn đề cơ bản như đói nghèo, thất nghiệp và bất bình đẳng. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động có chuyên môn kỹ thuật, song cũng tạo ra nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm cho lao động phổ thông.

Xu hướng giải quyết đói nghèo

Việc giải quyết đói nghèo ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng cũng như ở các tỉnh trong cả nước Lào đều dựa vào các chính sách của Nhà nước Lào trong giai đoạn 2021 -2025 theo Nghị định số 20/BTTĐ của Bộ chính trị trung ương Đảng Cách mạng nhân dân Lào năm 2020 về việc quy định 4 chỉ tiêu 4 nội dung và 5 bước trong việc xây bản và cụm bản phát triển để xóa đói giảm nghèo.

Chỉ tiêu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

- Là phong trào phát triển toàn diện về tư tưởng-chính trị an ninh quốc phòng- an ninh xã hội, kinh tế, văn hóa-xã hội và hệ thống chính trị.

- Là sự kết hợp đồng thời phát triển ở nông thôn và thành thị, ở mỗi huyện làm 2-3 thí điểm để rút kinh nghiệm.

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 16

- Bảo đảm việc xây bản phát triển phải hoàn thiện và bền vững.

- Việc xây bản và cụm bản phát triển phải được sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Bộ chính trị trung ương Đảng và các cấp đảng từ trung ương đến địa phương.

Nội dung:

- Các chi tổ đảng ở địa phương phải mạnh, chính quyền địa phương mạnh, có các tổ chức quần chúng và tổ hòa giải cấp bản và nhân dân được nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp.


- Phải bảo đảm không có thế lực lượng phản động ẩn nấu trong bản, không có ma túy, côn đồ, cướp trộm, khiêu dâm, không có vụ án, không có hiện tượng di cư lộn xộn, có dân quân bảo vệ an ninh dân bản, bảo đảm an ninh và quốc phòng tốt.

- Về kinh tế phải xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân, phải có một số bản sản xuất một hoặc nhiều loại hàng hóa bán trong nước hoặc suất khẩu, có hợp tác xã sản xuất, dịch vụ hoặc cụm bản sản xuất một loại hàng hóa nào đó, là bản đã chấm dứt việc phát rừng làm nương, chấm dứt trồng thuốc phiện, có đường giao thông nối liền bản với bản và nối với huyện, có nước sạch dùng, có điện và có quỹ phát triển bản hoặc quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ thóc, quỹ trâu bò hoặc tín dụng.

- Về văn hóa-xã hội: Phải có trường học, có trạm y tế, được công nhận là bản văn hóa và xóa nạn mù chữ.

Các bước:

(1) Là bước thu thập thông tin, số liệu để đánh giá, thẩm định và khai thác tiềm năng của từng bản, lập kế hoạch thiết thực trong việc xây bản bản phát triển.

(2) Giáo dục tư tưởng, tuyên truyền cho nhân dân hiểu, thấy được tầm quan trọng của việc xây bản và cụm bản phát triển để huy động nhân dân tích cực tham gia phong trào này.

(3) Bước tổ chức thực hiện: giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương và chi tổ đảng, các tổ chức quần chúng thực hiện cùng với nhân dân.

(4) Việc chỉ đạo, giám định việc thực hiện các mục tiêu trên

(5) Bước tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm và giải quyết những khuyết điểm sau đó tiếp tục nâng cấp để đạt theo yêu cầu. Ngoài ra các tỉnh còn dựa vào một số nghị định của Chính phủ và còn ban hành một số quyết định và thông tư riêng của mình để tổ chức thực hiện xây bản và cụm bản phát triển và xoá đói giảm nghèo cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng tỉnh.

Trong Nghị định số 20/BTTĐ của Bộ chính trị trung ương Đảng Cách mạng nhân dân Lào năm 2020 còn quy định số hộ trong một bản, số bản trong cụm bản và việc gộp các bản nhỏ thành bản lớn; Việc xây bản và cụm bản phát triển là sự củng cố chế độ dân chủ nhân dân ở cấp cơ sở và là công tác dân vận xây cơ sở chính trị chuẩn bị hội nghị các cấp đảng ở địa phương. Tỉnh Salavan đã có một số thành công trong việc giảm nghèo và xây dựng cơ sở ở địa phương, thực hiện theo các chính sách của Chính phủ đề ra nhất là các tiêu chuẩn công nhận bản thoát nghèo, tiêu chuẩn bản và cụm bản phát triển vv...


Để thực hiện hoàn thành chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước tỉnh Saravanh đã đề ra một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể cho giai đoạn 2021- 2025 như sau: Nội dung chủ yếu trong việc giảm nghèo ở tỉnh Saravanh giai đoạn 2021- 2025 là: Tranh thủ các nguồn hỗ trợ quốc tế và các nước anh em trong việc giảm nghèo, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn miền núi, mở rộng diện tích sản xuất cho nhân dân, xây hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân và vật nuôi, đào tạo nhân lực cho nông thôn, xây đường xá, nhà nghỉ và cung cấp các dịch vụ công cộng để giải quyết những khó khăn cho nhân dân ở vùng nông thôn miền núi. Coi các cụm bản nghèo, hộ nghèo làm trọng điểm giải quyết nghèo đói một cách đồng đều. Coi việc nâng cao đời sống sinh hoạt, thu nhập, dịch vụ y tế, phát triển giáo dục và cấp tín dụng cho nhân dân là công việc trọng tâm. Tiến hành việc di dân định canh định cư, gộp các bản nhỏ thành cụm bản lớn để thuận lợi cho việc phát triển, chọn địa hình thuận lợi, gần đường quốc lộ hoặc vùng giáp với thành thị để di dân nghèo đến xây cuộc sống mới, giúp đỡ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao học vấn, hướng dẫn cách làm ăn mới, dạy nghề công nghệ thủ công, nghề dịch vụ du lịch v.v... để người nghèo có thể tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, có thu nhập và có cơ hội từng bước thoát nghèo.

3.2. Quan điểm giảm nghèo đa chiều của tỉnh Salavan

Quan điểm 1: Giảm nghèo đa chiều phải đặt trong mối tương quan với sự phát triển của các mục tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Việc đặt vấn đề đầu tư phát triển con người (như chăm sóc sức khỏe, xây dựng nhân lực, và tạo ra một môi trường sống giúp cho người dân phát huy năng lực và quyền dân chủ trong cộng đồng) ngang với mức đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Cần phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng vùng, nhất là sản xuất làng nghề, nông nghiệp để vừa xóa đói giảm nghèo vừa phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Quan điểm 2: Phải có sự nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng vấn đề nghèo đa chiều và giảm nghèo đa chiều để có kế hoạch hành động phù hợp, tránh sự trùng lặp với các chương trình xóa đói, giảm nghèo hiện nay. Vấn đề đầu tư phát triển con người toàn diện ngày nay là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia trên thế giới, thu hút nhiều rất nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức xã hội nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên việc nhận thức đúng về vấn nghèo đa chiều trên địa bàn huyện là việc làm rất cần thiết. Các chương trình xóa đói giảm nghèo hiện nay vốn dĩ đã bao hàm một phần ý nghĩa của việc giảm nghèo đa chiều tuy nhiên phương pháp tiếp cận còn ở mức độ đơn chiều, thiếu tính tổng hợp. Hiểu đúng ý nghĩa và tầm quan trọng vấn đề nghèo đa chiều hiện nay huyện đang phải gánh chịu để có kế hoạch hành động cụ thể để bổ


sung, lồng ghép thêm các công tác phát triển con người theo hướng toàn diện hơn, tránh sự trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, chính sách giảm nghèo đang thực thi.

Quan điểm 3: Giảm nghèo đa chiều tức là phải nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, sự phân hóa giầu nghèo ngày càng rõ rệt giữa các tầng lớp dân cư. Cần có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa các vùng, các xã trên địa bàn huyện. Nâng cao phúc lợi chung và bảo đảm cung ứng tốt các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục...và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân .

Quan điểm 4: Giảm nghèo đa chiều phải có, sự tham gia và sự phối hợp thực hiện nhịp nhàng giữa nhà chức trách, các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện và quần chúng nhân dân. Tăng cường đầu tư từ ngân sách để tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, huy động sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các công ty nhà nước và tư nhân, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo để thu hút, tập trung nguồn lực cho công tác giảm nghèo.

3.3. Định hướng giảm nghèo đa chiều của tỉnh Salavan

Định hướng giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Lào cũng như tỉnh Salavan trong nhiều năm qua nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đây cũng là mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc mà Lào đã ký kết.

- Nội dung chủ yếu trong việc giảm nghèo đa chiều tại Salavan giai đoạn 2020- 2025 cụ thể như sau:

Đảng và Nhà nước coi nhiệm vụ giảm nghèo đa chiều cho nhân dân tại tỉnh Salavan là nhiệm vụ quan trọng cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi là việc trọng tâm của sự phát triển nông thôn miền núi.

Tranh thủ các nguồn hỗ trợ quốc tế và các nước anh em trong việc giảm nghèo đa chiều, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn miền núi, mở rộng diện tích sản xuất cho nhân dân, xây hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân và vật nuôi, đào tạo nhân lực cho nông thôn, xây đường xá, nhà nghỉ và cung cấp các dịch vụ công cộng để giải quyết những khó khăn cho nhân dân ở vùng nông thôn miền núi.


Coi các cụm bản nghèo, hộ nghèo làm trọng điểm giải quyết nghèo một cách đồng đều. Coi việc nâng cao đời sống sinh hoạt, thu nhập, dịch vụ y tế, phát triển giáo dục và cấp tín dụng cho nhân dân là công việc trọng tâm.

Tiến hành việc di dân định canh định cư, gộp các bản nhỏ thành cụm bản lớn để thuận lợi cho việc phát triển, chọn địa hình thuận lợi, gần đường quốc lộ hoặc vùng giáp với thành thị để di dân nghèo đến xây cuộc sống mới, giúp đỡ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao học vấn, hướng dẫn cách làm ăn mới, dạy nghề công nghệ thủ công, nghề dịch vụ du lịch v.v... để người nghèo có thể tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, có thu nhập và có cơ hội từng bước thoát nghèo.

Đến năm 2025 là đưa nước Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên gấp 3 lần và tỷ lệ tăng trưởng đạt bình quân 7%.

Nhưng muốn đạt được mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đề ra là đến năm 2025 cơ bản phải xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc, bảo đảm tỷ lệ người nghèo phải thấp hơn 19% và tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn 11, tầm nhìn đến năm 2025 phấn đấu đưa tỉnh Salavan thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Như vậy Đảng và nhà nước phải quyết tâm cao và dốc hết lòng, tập trung đội ngũ cán bộ có trình độ, của cải vật chất, vốn đầu tư và thực hiện các dự án phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo để hoàn thành mục tiêu của mình.

Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo 5 chiều cho hộ nghèo

đến năm 2025 với các chỉ tiêu phấn đấu như sau:

(1) Về giáo dục:

- Đảm bảo 100% hộ nghèo có người từ 15 đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở và đi học. 100% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường

- Đào tạo nghề phải chú trọng chất lượng đầu ra. Định hướng rõ công tác tạo việc làm tương ứng với tỷ lệ đào tạo nghề hàng năm.

(2) Về y tế:

- Đảm bảo 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được tiêm hai liều vaccine cho trẻ em đến người lớn để chống víu dịch Covid-19.

- Dinh dưỡng trẻ em: Giảm thiểu tối đa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, tạo tiền đề thể lực, thể chất cho thế hệ trẻ được phát triển toàn diện.

(3) Về nhà ở: 80% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng; 95% hộ nghèo

được đảm bảo về diện tích nhà ở


(4) Về điều kiện sống:

- Nước sạch: Tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho các khu vực dân cư trong thời gian sớm nhất. Xem xét khả năng bố trí vốn và điều kiện cơ sở hạ tầng có sẵn liên quan đến hệ thống cấp nước sạch để bố trí xây dựng nhà máy cấp nước sạch cũng như xây dựng phương án mặt bằng và hạ tầng cơ sở cho những khu vực thôn, xã chưa có điều kiện ban đầu thuận lợi. 100% dân số nông thôn và dân số thành thị được cung cấp nước sạch; khoảng 90% các hộ gia đình khó khăn và 100% dân số thành thị có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn

- Ô nhiễm môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, quy hoạch hợp lý các làng nghề vào trong vùng sản xuất tập trung vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho công tác quản lý của Nhà nước.

- Nhà tiêu hợp vệ sinh: Xóa bỏ tình trạng hộ gia đình sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Đối với các hộ thuộc diện nghèo, tiếp tục cân đối bố trí vốn trợ giúp, vận động hộ gia đình xây nhà vệ sinh đạt chuẩn.

3.4. Một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan

3.4.1. Hoàn thiện cơ chế về chính sách giảm nghèo của Nhà nước

Theo kết quả nghiên cứu ở chương 3, yếu tố Chính sách của Nhà nước là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất đến việc giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan. Do đó việc hoàn thiện cơ chế chính sách giảm nghèo cần được chính quyền quan tâm và sâu sát hơn. Luận án đề xuất một số giải pháp với các chính sách giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau.

3.4.1.1. Chính sách tín dụng cho hộ nghèo

Căn cứ hoàn thiện chính sách

a. Xuất phát từ bất cập trong thực hiện chính sách hiện nay

Đối với nguồn lực, hiện nay nguồn lực thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi chủ yếu là từ nguồn của nhà nước trong khi nguồn lực này luôn khan hiếm và chính sự hạn chế đã dẫn hàng loạt vấn đề.

Thứ nhất là giới hạn về đối tượng hưởng lợi. Tính chất của các khoản hỗ trợ là ưu đãi nên nhiều người mong muốn được hưởng. Trong khi đó nguồn lực không cho phép cùng một lúc có thể bao phủ được tất cả nên bắt buộc phải lựa chọn trong số đó chỉ có một số được hỗ trợ trước. Chính điều này dẫn đến bất cập trong bình xét đối tượng hưởng lợi mà chương 2 đã chỉ ra.


Thứ hai là hỗ trợ vốn không đi kèm với hướng dẫn sử dụng vốn. Bản thân người nghèo là hạn chế về năng lực cũng như kinh nghiệm sản xuất kinh doanh do đó nếu chỉ cho họ vay vốn thì chưa đủ vì họ sẽ gặp khó khăn làm thế nào với đồng tiền đó để thoát nghèo. Vì vậy, hỗ trợ vốn và đi kèm đó là các hoạt động hướng dẫn người vay cách sử dụng vốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lực hạn chế nên mới chỉ dừng ở mức độ cung cấp các khoản vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo mà thiếu đi sự hỗ trợ hướng dẫn họ sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả.

Thứ ba là qui định cho vay chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất. Không chủ động nguồn lực dẫn đến cơ quan thực hiện chính sách thiếu chủ động khi xây dựng kế hoạch hoạt động nên không thể cho thể cho vay ở mọi thời điểm, đặc biệt là đúng thời điểm mùa vụ. Thêm vào đó, nguồn lực hạn hẹp trong khi đối tượng của chính sách rộng nên không tránh khỏi sự dàn trải. Hệ quả, mức cho vay bi khống chế điều này khiến cho nhiều người nghèo muốn vay mức cao hơn cho phù hợp với yêu cầu sản xuất không được đáp ứng. Do đó, không phát triển sản xuất được, chỉ dừng lại ở thoát nghèo tạm thời hoặc mang tính chất tình thế.

Đối với tổ chức thực hiện chính sách, triển khai một chính sách đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan, đặc biệt là vài trò giám sát của các bên. Tuy nhiên, thời gian qua sự phối hợp và giám sát chưa đủ mạnh, nên dẫn đến tình trạng cho vay sai đối tượng, hoặc tổ chức các hoạt động hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và giám sát sử dụng vốn cũng như triển khai hoạt động huy động tiết kiệm hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của chính sách.

Như vậy nếu như giải quyết được vấn đề nguồn lực thực hiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hiệu quả thì những bất cập hiện tại trong chính sách sẽ được khắc phục.

b. Nhất quán với quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách

Thứ nhất là tạo cơ hội cho người nghèo. Chính sách đang thực hiện cũng đang mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo. Tuy nhiên, với cách hỗ trợ như hiện nay thì không phải tất cả đã được tiếp cận với hỗ trợ đó và quan trọng hơn là hỗ trợ đó chưa giúp được họ tự thoát nghèo bền vững. Điều này đặt ra cho thời gian tới, trong thiết kế và thực hiện chính sách, cần đưa ra cách thức đảm bảo người nghèo có nhiều cơ hội giảm nghèo bền vững. Do đó, thay vì chỉ hỗ trợ về vốn cần phải qui định hỗ trợ kỹ thuật thành một điều kiện bắt buộc khi vay vốn và sự hỗ trợ này sẽ được tổ chức linh hoạt dưới các cách khác nhau.


Thứ hai là vấn đề trao quyền. Với chính sách tín dụng ưu đãi cần chú ý đến nhu cầu hỗ trợ, trong đó không chỉ hỗ trợ về vốn mà cần quan tâm đến mong muốn hỗ trợ về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của người nghèo. Muốn vậy cần để họ tham gia nhiều hơn vào khâu thiết kế (xác định đối tượng, các loại hỗ trợ và mức hỗ trợ...) và khâu thực hiện chính sách (giám sát lẫn nhau giữa các thành viên trong việc sử dụng vốn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác).

Thứ ba là về giảm nguy cơ tổn thương và rủi ro cho người nghèo. Không phải tất cả mọi người nghèo khi được hỗ trợ đều có thể tự thoát nghèo mà sẽ có một bộ phận còn bị nghèo hơn vì đã vay vốn nhưng không may bị rủi ro do bệnh dịch hay thiên tai đã tàn phá cướp đi thành quả sản xuất kinh doanh của họ. Điều này đặt ra trong chính sách cần phải tính đến các biện pháp để chống đỡ và hạn chế tới mức tối thiểu rủi ro cũng như nguy cơ gây tổn thương cho người nghèo khi vay vốn. Coi việc nhận định và có biện pháp giảm thiểu rủi ro là điều kiện khi xét duyệt vốn vay.

Hướng hoàn thiện chính sách

a. Cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo

- Về đối tượng

Với cách huy động và phân bổ nguồn lực như trên, việc mở rộng đối tượng chính sách là hoàn toàn có thể thực hiện được. Không chỉ dừng lại ở các hộ nghèo theo chuẩn quốc gia mà bao gồm cả các hộ cận nghèo. Mở rộng đối tượng không những tăng diện bao phủ chính sách mà còn là nền tảng vững chắc để huy động nguồn lực từ người vay. Tuy nhiên, khi mở rộng đối tượng sẽ gây áp lực lớn cho nguồn lực thực hiện. Vì vậy, để giải quyết mẫu thuẫn này cần có qui định khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể ở đây sẽ chia ra làm hai nhóm trong đối tượng của chính sách

Nhóm thứ nhất là người nghèo nhất và có nguy cơ tổn thương cao sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi (có thể với lãi suất hỗ trợ bằng không).

Nhóm thứ hai là nhóm người nghèo còn lại theo chuẩn nghèo của quốc gia và các hộ cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay không cần tài sản thế chấp nhưng lãi suất thấp hơn một ít và thậm chí bằng lãi suất của thị trường. Kinh phí thực hiện từ huy động từ các nguồn khác.

Cả hai nhóm đối tượng này sẽ cùng được hưởng hỗ trợ chung từ nhà nước đó là các hoạt động hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Hiện nay,

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí