Bảng Tổng Kết Xây Dựng - Sửa Chữa Đường Giao Thông Năm 2020


thuyền nhỏ. có 1 sân bay có đường băng có trải nhựa/bê tông, 1 đường băng bằng đất, sân bay có đường băng dài từ 914-1.523 m.

Bảng 2.24: Bảng tổng kết xây dựng - sửa chữa đường giao thông năm 2020



TT


Nội dung

xây dựng - sửa chữa đường giao thông năm 2020


xây dựng - sửa chữa được %

Chiều dài km Năm 2015

Chiều dài km Năm 2020

1

Dự án củng cố đường quốc lộ: 1C, 1D, 7, 5B, 13A(320 Km)

320

320

100

2

Bảo dưỡng sửa chữa quốc lộ số 1C, 1D, 7, 13A(320 Km)

70

120

37,50

3

Dự án bảo dưỡng sửa chữa

đường nhựa 450 Km

150

250

55,56

4

Dự án xây dựng đường huyện và nông thôn 8 công trình 680Km

500

680

100

5

Dự án hợp tác nước ngoài gồm 2 dự án 350Km

150

350

100


6

Xây dựng đường vào vùng

trọng tâm phát triển gồm 2 dự án 380Km


150


280


73,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2020

Một trong những nguyên nhân nghèo là hệ thống cơ sở hạ tầng, điều kiện địa lý, núi non hiểm trở, sông suối và rừng rậm không có đường giao thông vận tải đi lại giữa các huyện và các bản làng.

Mạng lưới giao thông ở tỉnh Salavan nhìn chung đã được quy hoạch và tổ chức thực hiện tương đối tốt, nhất là việc xây dựng các tuyến đường ô tô nối từ tỉnh và huyện xuống các bản làng vùng sâu, vùng xa. Trong năm 2015-2020, tỉnh Salavan đã tổ chức thực hiện một số dự án xây dựng và sửa chữa đường giao thông như sau:

Theo kết quả trong bảng trên, đã có dự trù ngân sách và kế hoạch cụ thể, nhưng chỉ thấy có một dự án xây dựng đường huyện là đã hoàn thành 100% trong đó có 15 công trình. Còn các dự án khác chưa có báo cáo kết quả cụ thể về sự hoàn thành các dự án này.


Dưới đây là các dự án giảm nghèo thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng đã được thực hiện tại tỉnh Salavan giai đoạn 2011 - 2020.

Dự án: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao: theo Quyết định 293/QĐ-TTg

Uỷ ban nhân dân tỉnh Salavan đã ban hành Quyết định số 62/QĐ-UBND, ngày 22/6/2014 của UBND tỉnh về phân bổ vốn ứng trước ngân sách Trung ương hỗ trợ huyện nghèo để thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2020 đối với 2 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao là Tam Lan và Sa Moui. Theo đó tổng vốn kế hoạch giao từ năm 2011 đến năm 2020 là 42.000 triệu kip, đầu tư xây 10 công trình cơ sở hạ tầng, hiện này vẫn tiếp tục trong quá trình xây dựng [87].

Dự án: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các bản

đặc biệt khó khăn, bản biên giới, các xóm đặc biệt khó khăn

Tổng vốn được ngân sách trung ương phân bổ thực hiện giai đoạn 2011 - 2020 cho tỉnh Salavan là 211.581 triệu kip. Thực hiện tại 76 bản (31 bản đặc biệt khó khăn; 5 bản biên giới và 8 bản an toàn khu) và 124 xóm đặc biệt khó khăn của bản khu vực

II. Đây được coi là một trong những dự án giảm nghèo lớn nhất của tỉnh, trong đó chia làm nhiều dự án con.

a, Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

Với tổng số vốn là 182.600 triệu kip tỉnh đã đầu tư xây dựng 237 công trình. Trong dó: 49 công trình chuyển tiếp và thanh toán vốn, đầu tư 188 công trình xây dựng mới, đã thi công hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng 47 công trình giao thông, 27 công trình thuỷ lợi, 17 công trình nước sinh hoạt, 63 công trình trường học, 13 công trình điện, 10 nhà văn hoá, 9 công trình san ủi mặt bằng, 12 công tình UBND xã và nhà văn hoá, 4 công trình trạm tế và chuẩn bị đầu tư 18 công trình.

b, Nguồn vốn duy tu bảo dưỡng:

Tổng vốn 10.783 triệu kip, để duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư.

2.5. Đánh giá chung về nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan

2.5.1. Thành công

Năm 2011 toàn tỉnh Salavan số hộ nghèo toàn tỉnh là 18.892 hộ, cuối năm 2016, chỉ còn 12.326 hộ, chiếm 65,24% so với thời kì đầu năm, trong đó số hộ thoát nghèo là 8.788 hộ chiếm 46,51% số hộ nghèo, thêm nữa số hộ nghèo phát sinh 1.909 hộ chiếm 15,48% số hộ nghèo cuối năm 2016 và đến hết năm 2020 đã giảm 6.212 hộ


nghèo, đạt tỷ lệ 52,56%. Trong đó, số hộ thoát nghèo là 4.475 hộ, chiếm tỷ lệ 37,69% trong số hộ nghèo đầu kỳ 2016-2020. Đây có thể nói là một con số thể hiện thành quá khá tốt của tỉnh trong thực thi chính sách giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, khu vực thành thị có tỷ lệ thoát nghèo cao hơn khu vực nông thôn. Năm 2011, số hộ nghèo ở thành thị ít hơn, chỉ có 5,98% trong khi ở nông thôn là 26,82%, nhưng giai đoạn 2011 - 2020, ở thành thị có 2,78% thoát nghèo, trong khi ở nông thôn chỉ có 20,97%. Năm 2020, tình trạng nghèo vẫn tiếp diễn qua nhiều năm liền trong giai đoạn nghiên cứu mang hàm ý chính sách quan trọng, công tác giảm nghèo cần một chiến lược toàn diện để phát huy được năng lực tự thân người nghèo, cùng với tăng cường cơ hội để thoát nghèo bền vững, đồng thời có chính sách giảm rủi ro và tăng cường năng lực thích ứng trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến. Cần có sự quan tâm đến vùng miền núi, đặc biệt là các huyện miền núi phía bắc Salavan, nơi có tỷ lệ nghèo khá cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Trong số các chiều cạnh về nghèo thì lĩnh vực giáo dục và y tế được đánh giá là tốt nhất khi chỉ số thiếu hụt chỉ là dưới 2% (tình trạng đi học của trẻ em và tiếp cận dịch vụ y tế). Đây là hai lĩnh vực vô cùng quan trọng trong công cuộc giảm nghèo vì luôn được cho là có mối liên hệ theo vòng luẩn quẩn giữa bệnh tật và đói nghèo; thất học và đói nghèo. Trong số các chiều cạnh về nghèo thì lĩnh vực.... có mức độ cải thiện tốt nhất trong 10 năm qua.

2.5.2. Tồn tại, hạn chế

Đến hết năm 2020, toàn tỉnh đã giảm 6.212 hộ nghèo, Trong đó, số hộ thoát nghèo là 4.475hộ, chiếm tỷ lệ 37,67% trong số hộ nghèo đầu kỳ.có cao hơn so với các năm trước nhưng vẫn chưa có sự bứt phá đáng kể. Đồng thời, tỉnh đã kiểm soát được tỷ lệ nghèo phát sinh dao động ở tỷ lệ 3%-5%, nhưng điều đáng lưu tâm là tỷ lệ nghèo phát sinh năm 2020 cao hơn so với năm 2019. Và tỷ lệ tái nghèo năm 2020 là cao trong giai đoạn 2016 - 2020. Có thể nói năm 2020 là một năm có rất nhiều biến cố đối với nước Lào và thế giới nói chung, Salavan nói riêng với sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19. Và riêng tỉnh lại chịu tác động nặng nề bởi thiên tai liên tục và nhiều yếu tố khách quan trong phát triển kinh tế xã hội địa phương, nên số hộ nghèo phát sinh 1.201 hộ - tương ứng tăng 18,77% so với năm 2020. Đây là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm, vì khi có cú sốc xảy ra thì số hộ nghèo gia tăng đáng kể. Những cú sốc trong năm 2020 chủ yếu tác động đến khu vực thành thị nên hộ nghèo ở khu vực này gia tăng và ảnh hưởng đến diễn biến nghèo tổng thể giai đoạn 2016-2020: tốc độ giảm nghèo khu vực thành thị thấp hơn so với nông thôn, chỉ bình quân 5,33%/năm trong khi vùng nông thôn đạt tốc độ giảm nghèo bình quânlà 9,56%.


Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, tính toán tỷ lệ nghèo đa chiều ở Salavan cũng như phân tích thực trạng nghèo đa chiều theo các yếu tố cấu thành đều chỉ ra rằng lĩnh vực y tế, điều kiện sống, giáo dục, thông tin, nhà ở đều có những mặt tồn tại làm gia tăng tình trạng nghèo đa chiều.

- Điều kiện sống: Một tỷ lệ lớn hộ gia đình đang gặp phải thiếu hụt nghiêm trọng về tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chỉ số nghèo đa chiều MPI của tỉnh Salavan còn cao. Nhà tiêu hợp vệ sinh đã được xây dựng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Salavan, tuy nhiên tỷ lệ chưa cao, còn mắc bệnh và vẫn có ảnh hưởng làm gia tăng nghèo đa chiều.

- Y tế: số người không có BHYT khám chữa bệnh còn nhiều, phần lớn trông chờ vào thẻ được trợ cấp riêng cho đối tượng này. Khả năng chữa bệnh mãn tính ở tuyến y tế cơ sở thấp vì thu nhập thấp.

- Giáo dục: Bệnh thành tích vẫn tồn tại, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học cao nhưng chất lượng đào tạo thấp, các hộ nghèo chỉ đạt gần 42%. Hệ thống trường THPT còn quá ít, phục vụ nhu cầu theo cụm xã nên có phát triển về chất và lượng không đồng đều giữa các trường, đặc biệt cụm xã nghèo.

- Nhà ở: Các hộ còn sinh hoạt trong các ngôi nhà có chất lượng thấp, đơn sơ, dột nát, diện tích không đảm bảo cho một cá nhân; các hộ ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại không thuận tiện nên khả năng cải tạo nhà thấp.

- Tiếp cận thông tin: Còn thiếu nhiều phương tiện hỗ trợ như đài phát thanh xóm, xã, cụm thôn, hiện nay mỗi xã chỉ có 01 loa phát thanh không đảm bảo chuyển tải thông tin cho các hộ, nhất là các hộ ở xa trung tâm xã.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Công tác giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan trong những năm qua còn có một số hạn chế, khuyết điểm, tồn tại chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

- Về góc độ chính sách:

Tuy Đảng và Chính phủ đã ban hành một số chính sách về xoá đói giảm nghèo và đã có hiệu quả tương đối tốt trong thực thi, nhưng các chính sách đó vẫn còn một số điểm yếu như sau:

Về thời gian ban hành chính sách: Nhiều chính sách đã ban hành trong nhiều năm mà không điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới như: Lệnh hướng dẫn của TTCP về việc lập KHXĐGN, số 010/TTg, ban hành ngày 25/06/2001; Lệnh hướng dẫn của BTTĐ V/v xây bản và cụm bản phát triển số 09/BTTĐ, ban


hành ngày 08/03/2004 vv... mãi đến những năm gần đây mới chỉnh sửa, bổ xung và ban hành thêm một số chính sách mới, cho nên có nhiều chính sách không phù hợp, lỗi thời, một số chính sách mới thì ban hành muộn không kịp thời và còn thiếu nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo.

Về hình thức chính sách: Nhiều chính sách không được ban hành riêng biệt hoặc tách riêng mà ban hành lồng ghép với các chính sách khác, do đó làm mất tính trọng yếu của giảm nghèo đa chiều, dẫn đến việc thực thi chính sách không đúng mục đích và mục tiêu của giảm nghèo đa chiều, việc huy động vốn và nhân lực sai hoặc không phù hợp với công việc giảm nghèo đa chiều, kết quả là không giải quyết được đói nghèo.

Về nội dung: Chưa bao hàm nhiều mặt, nội dung nhiều chính sách còn chung chung. Vì nhiều chính sách ban hành lồng ghép với chính sách khác cho nên nội dung về giảm nghèo đa chiều thể hiện rất ít hoặc không thể hiện rõ, kết quả giảm nghèo đa chiều đạt được chỉ thể hiện thông qua các kết quả khác. Nhiều chính sách chỉ nêu lên nhu cầu và các chỉ tiêu nhưng không nêu rõ nguồn ngân sách và nguồn nhân lực để hỗ trợ chính sách. Nhiều chính sách chưa hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ cho họ có khả năng tiếp cận thị trường, còn mang nặng tính bao cấp cho nên phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ, nhiều hộ nghèo không muốn thoát nghèo để được hưởng chế độ hỗ trợ người nghèo.

Tính pháp lệnh: Tính pháp lệnh các chính sách chưa cao, một số chính sách không có tác động mạnh đến giảm nghèo đa chiều dẫn đến hiệu quả thấp. Các chính sách thiếu tính liên kết và sự hỗ trợ lẫn nhau, chưa đa dạng hóa sinh kế.

Nguyên nhân từ việc thực thi chính sách của Nhà nước

- Cơ chế quản lý Nhà nước chưa thông thoáng, nhiều thủ tục, không hiệu quả.

- Vốn vay ưu đãi cũng như một số chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo được triển khai trên toàn địa bàn nhưng với hộ nghèo thì việc sử dụng đồng vốn vay đôi khi còn chưa linh hoạt nên hiệu quả giảm nghèo chưa cao. Bên cạnh đó, khi vay vốn ngân hàng thường bắt buộc các hộ gia đình phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, các hộ nghèo lại thường không đáp ứng được yêu cầu này do các hộ thường không có các tài sản giá trị để đảm bảo. Hầu hết các hộ tiếp cận được vốn vay của ngân hàng phải thông qua các tổ chức tại địa phương bảo lãnh cho họ.

- Việc soạn thảo nội dung các chính sách giảm nghèo chưa sát với nhu cầu thực tiễn của người nghèo. Cán bộ tham mưu cho việc soạn thảo chính sách chưa nắm sát thực được nguyện vọng của người nghèo ở từng vùng, từng bản làng nhất là vùng sâu, vùng xa mà cán bộ Nhà nước khó có thể lui tới được, mặt khác chỉ nghe sự báo cáo tình hình


cần thiết của người nghèo của cán bộ các tỉnh, cho nên việc ban hành chính sách cũng chỉ đáp ứng được nguyện vọng chung của người nghèo nói chung, nhưng thực tế nhu cầu của người nghèo ở mỗi tỉnh, mỗi vùng và mỗi người dân khác nhau.

- Các chính sách chưa đồng bộ dẫn đến việc tổ chức thực hiện chính sách cũng không đồng bộ. Có một số chính sách như chính sách xây bản và cụm phát triển, gộp các bản nhỏ thành bản lớn nhưng không giải quyết vấn đề đất đai làm ăn, cho nên khi họ chuyển nhà ở đi chỗ khác nhưng họ vẫn phải trở lại làm ăn ở mảnh đất cũ mà phải đi xa hơn trước nữa. Việc xây bản và cụm bản phát triển không phải là việc dễ thực hiện, xét về tiêu chuẩn, điều kiện và nhân lực của nhân dân thì rất khó mà đạt kết quả được, nhưng vẫn tiến hành tổ chức làm, trong khi đó thiếu cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, thiếu ngân sách, nhất là trình độ của cán bộ huyện, bản và nhân dân thấp cho nên kết quả không đáng bao nhiêu, nhiều nơi chỉ đạt số lượng nhưng không đạt chất lượng.

- Một số cấp Ủy và chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy đã xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhưng chưa chỉ đạo.

- Chưa huy động được sức mạnh từ cộng đồng chung tay hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương chưa cảm thông với người nghèo, coi là số phận của họ, thiếu thương tâm, thiếu tấm lòng nhượng bộ và hy sinh vì người nghèo, cho nên vẫn xảy ra hiện tượng tham nhũng trên lưng người nghèo. Về vấn đề này có nghĩa là một số cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ của mình quan hệ với người sấu móc túi người nghèo, làm giàu cho gia đình và họ hàng anh em, ăn hối lộ, thu phí làm thủ tục vay tín dụng, ở một vài nơi người nghèo không được vay tín dụng mà người không nghèo thì được vay với lãi suất ưu đãi v.v...Ngoài ra còn nhiều khâu, nhiều thủ tục vay vốn không thông thoáng.

- Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt khoát những hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực thi chính sách. Việc giám sát và giám định trong thực thi chính sách giảm nghèo cũng được tiến hành trong nhiều dự án đầu tư nhà nước, phát hiện nhiều hiện tượng tiêu cực nhưng không giải quyết triệt để, người làm nhiệm vụ giảm nghèo thì giàu lên, còn người nghèo thì vẫn nghèo. Một số dự án không hoàn thành đúng kế hoạch hoặc chất lượng kém.

Nguyên nhân khách quan từ các yếu tố bên ngoài (rủi ro thiên tai, dịch bệnh)

- Giá cả vật tư, hàng hoá đầu vào tăng cao, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, giá cả sản phẩm đầu ra bấp bênh, không ổn định đã gây khó khăn đến đời sống các gia đình hộ nghèo.


- Thời tiết diễn biến thất thường đã gây khó khăn trong việc gieo trồng, phát triển sản xuất của bà con nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập.

Nguyên nhân từ hộ gia đình

Tư duy cố hữu và trình độ nhận thức hạn chế của một bộ phận dân cư là nguyên nhân trực tiếp khiến người dân tạo bẫy nghèo cho bản thân mình và cộng đồng (ý thức bảo vệ môi trường thấp, xả thải bừa bãi). Nhiều gia đình hộ nghèo có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, không có chí tự vươn lên để thoát nghèo và còn nhiều người không muốn thoát nghèo.

Nguyên nhân từ điều kiện kinh tế xã hội

- Mức độ phát triển kinh tế của tỉnh Salavan còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của các tỉnh khác:

- Luật pháp, chính sách của nhà nước liên quan đến phương diện điều kiện sống chưa thực sự chưa phát huy hiệu quả cao.

- Vay vốn tín dụng cho người nghèo thủ tục còn nặng tính rườm rà, kết hợp với đội ngũ cán bộ tín dụng tại cơ sở thiếu là những lý do khiến người nghèo khó tiếp cận được dịch vụ này. Hệ thống cơ chế, chính sách mang tính bao cấp kéo dài phần nào đã tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng của một bộ phận người nghèo, xã nghèo.

- Luật pháp bảo vệ môi trường hiện nay đã rất chi tiết, nhưng việc thi hành luật vẫn còn phức tạp và gây bối rối cho người dân do sự phân cấp thi hành luật còn chồng chéo, khâu giải quyết khiếu nại liên quan đến nhiều cấp ngành nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn huyện chậm được khắc phục, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân nơi đây.

- Kinh phí trung ương rất hạn chế, hầu như chỉ tập trung cấp vốn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo xét theo tiêu chí thu nhập, còn các khía cạnh phát triển cộng đồng theo hướng giảm nghèo phi vật chất còn rất mờ nhạt. Ngay kể cả nguồn kinh phí hằng năm bố trí cho xóa đói, giảm nghèo cũng còn ở mức rất thấp, khó có thể giúp người nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn. Trong điều kiện nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương còn hạn hẹp thì nguồn huy động tại chỗ đóng vai trò hết sức quan trọng. Song, tỉnh Salavan cũng khó khăn trong việc bố trí ngân sách huyện cho các mục tiêu phát triển con người toàn diện do vốn ngân sách huyện hạn chế, tỉnh cũng chưa chủ động được việc huy động nguồn lực tại chỗ, chưa thu hút được sự tham gia chung tay của các thành phần kinh tế khác.


Nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng địa phương

- Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ. Điển hình như việc quy hoạch bãi rác thải, phân loại rác thải cho các loại rác độc hại từ khu vực các làng nghề, hay xây hệ thống cống xả thải tách biệt để thu gom nước thải có chứa hóa chất thay vì xả thải trực tiếp ra môi trường đất, ao hồ, sông ngòi như hiện nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng môi trường sống. Mức độ phát triển kết cấu hạ tầng giữa các xã trong huyện cũng chưa đồng đều.

- Cơ sở vật chất các trạm y tế xã còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh những bệnh rất đơn giản nên chưa phục vụ tốt được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí