Các Chính Sách Giảm Nghèo Đặc Thù Của Tỉnh Salavan


2.4.1.12. Các chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh Salavan

Nội dung và tổ chức thực hiện chính sách

Các chính sách trợ giúp đặc thù của tỉnh đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo ở vùng khó khăn phát triển nâng cao đời sống vật chất. Qua việc thực hiện chính sách đã hỗ trợ giúp cho các hộ nghèo giảm bớt sự khó khăn, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, tạo được sự đồng tình ủng hộ của xã hội, củng cố thêm lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo đời sống đối với hộ nghèo vùng khó khăn, tạo tiền đề cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. Các chính sách đặc thù này phải bám sát tình hình của tỉnh để có những chính sách hợp lí, hiệu quả, thiết thực. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Salavan 2011 - 2020 (Quyết định số 28/QĐ - UBND tỉnh Salavan ngày 22/12/2010).

Kết quả của chính sách

Tổng vốn kế hoạch giao từ năm 2011 đến năm 2020 là 6114 triệu kip, vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số nghèo là 6.114 triệu kip, thực hiện hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật: mua giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón và thức ăn chăn nuôi. Hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số là rất cần thiết, vì ở tỉnh Salavan chủ yếu là nghèo dân tộc thiểu số, số hộ dân tộc thiểu số chiếm đến 90% số hộ nghèo cả tỉnh Salavan mà lại chủ yếu tập trung ở những vùng còn nhiều khó khăn về cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Vì vậy giảm nhanh số hộ nghèo dân tộc thiểu số sẽ giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh.

2.4.1.13. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Trong 10 năm tỉnh Salavan được bố trí 15.000 triệu kip trong đó xây dựng được 10 mô hình giảm nghèo tại 10 bản của huyện với tổng số 325 hộ tham gia mô hình (2 mô hình trồng cây ăn quả, 8 mô hình chăn nuôi, 5 mô hình chăn nuôi lợn, 1 mô hình nuôi bò, 1 mô hình nuôi dê và 1 mô hình chăn nuôi gà đồi bán chăn thả). Kết quả sau mỗi năm thực hiện mô hình thu nhập tăng 20 - 25% và 80% hộ nghèo tham gia thoát nghèo. Hiện nay, các mô hình chăn nuôi tiếp tục được duy trì và nhân rộng.

2.3.2.14. Hỗ trợ nâng năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình

Nội dung và tổ chức thực hiện chính sách

Đây là dự án giảm nghèo với mục đích tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cũng như việc truyền thông và đánh giá, giám sát nghèo.


Kết quả của chính sách

a, Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo:

Tỉnh Salavan đã tổ chức được 17 lớp tập huấn với số lượng học viên được đào tạo là 2613 người. Đồng thời, tổ chức đưa 25 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp đi học tập tại tỉnh bạn. Đối tượng đào tạo là cán bộ làm công tác giảm nghèo của Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, các trưởng thôn, bản. Nội dung tập huấn là nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giảm nghèo, tổ chức thực hiện, quản lý số hộ nghèo trong điều tra, rà soát hàng năm, kỹ năng điều tra, rà soát đánh giá hộ nghèo, kỹ năng tổng hợp báo cáo kết quả.

b, Công tác truyền thông:

Đã in và cấp 10.000 tờ rơi, 226 pa nô tuyên truyền; 350 cuốn tại liệu hệ thống văn bản giảm nghèo; 2.000 cuốn gương sáng giảm nghèo; 350 cuốn hỏi đáp về bảo hiểm y tế, phát 20 phóng sự, hàng trăm tin bài về nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, về các gương điển hình trong vươn lên giảm nghèo.

c, Giảm sát, đánh giá:

Được duy trì thường xuyên, trong 05 năm đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát tại các cấp, trong đó cấp tỉnh 60 cuộc, cấp huyện 220 cuộc và cấp xã trên 900 cuộc.

Hình thức giám sát trực tiếp đi giám sát tại các huyện trong tỉnh Salavan mở các cuộc đối thoại với người nghèo nhằm giải đáp chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và nắm được tâm tư nguyện vọng của người nghèo nhằm góp phần giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo.

Như vậy, hàng loạt các chính sách và dự án giảm nghèo của Lào trong những năm qua về cơ bản đã giải quyết được tính đa chiều trong đại bộ phận dân cư nghèo về thu nhập nghĩa là mặc dù các chính sách, dự án giảm nghèo đều hướng tới giảm sự thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống và khả năng tiếp cận thông tin nhưng chỉ với đối tượng là nghèo xét theo chuẩn nghèo thu nhập còn những đối tượng không nghèo về thu nhập nhưng lại thiếu hụt những nhu cầu xã hội cơ bản nói trên thì lại bị bỏ qua. Gây ra sự mâu thuẫn, thiếu công bằng trong xác định đối tượng thụ hưởng chính sách khiến công tác giảm nghèo dàn trải, không thiết thực và chưa thật sự hiệu quả (chưa đạt tới giảm nghèo bền vững vì những hộ bị bỏ qua ấy có thể trở thành các hộ nghèo trong tương lai).


2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương của tỉnh Salavan

Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Salavan có xu hướng phát triển và tăng trưởng rõ rệt. Tổng sản phẩm trong tỉnh tiếng Anh viết là Gross regional domestic product (viết tắt là GRDP) theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh liên tục tăng theo các năm, năm 2020 đạt 20.595.760 triệu kip tăng 46,6% so với năm 2015 (9.588.970 triệu kip).

Tỉ lệ tăng trưởng (GRDP) trung bình năm trong giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 7,28%, Năm 2020 thu nhập bình quân đầu người 1.147 USD/ năm, tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2020 theo giá so sánh năm 2010 đạt 6.367.231 triệu kip, tăng 7,31%, cao nhất trong giai đoạn 2015 -2020 và cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước, trong mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp tăng 3,25%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,85%, khu vực dịch vụ tăng 5,43% (so với năm 2018). Sự tăng trưởng GRDP và tăng trưởng kinh tế là bằng chứng về sự phát triển KT-XH của tỉnh trong nhiều năm qua. Điều này đã giúp ổn định kinh tế của địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương được xem là nền tảng cơ bản nhất dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Salavan.

2.4.2.1. Ngân sách giảm nghèo

Trong quá trình thực hiện giảm nghèo, tỉnh Salavan đã sử dụng quỹ phát triển bản ở huyện nghèo gồm có vốn từ ngân sách nhà nước khoảng 2.455.535.000 kip và kết hợp với tiền đóng góp của dân bản, cho đến bây giờ đã có 23 bản có quỹ phát triển bản với 1.148 hộ thành viên và có 908 hộ vay tín dụng để sản xuất và kinh doanh nhỏ. Bên cạnh đó quỹ xóa đói giảm nghèo đã hoạt động tích cực trong 4 huyện trong 5 năm qua, quỹ này đã thực hiện 264 dự án với tổng ngân sách là 32.771,64 triệu kip để xóa đói giảm nghèo, chủ yếu là tập trung vào một số ngành như: nông nghiệp, giao thông công chính, giáo dục và y tế. Trong 5 năm qua đã có

4.272 hộ thoát nghèo, đạt 50,6% số hộ nghèo toàn bộ, so với kế hoạch thực hiện

được 54,9%.

2.4.2.2. Nguồn lực tài chính cho công tác giảm nghèo tại tỉnh Salavan

Tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2011 - 2020 là

5.022 tỷ kip trong đó chủ yếu là vốn vay tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (chiếm 55,1%), tiếp đó là vốn ngân sách nhà nước Lào (chiếm 44%), đến vốn huy động từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân (0,9%) và thấp nhất là đến từ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (0,2%).


Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo; các Chương trình, dự án hỗ trợ các bản, xóm đặc biệt khó khăn theo Chương trình giảm nghèo bền vững của nước Lào đã cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân. Người nghèo tiếp cận tốt hơn về các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo được tăng cường và cải thiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; 99% số hộ chính sách có đời sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư; đã xoá xong nhà tạm nhà dột nát cho hộ nghèo diện chính sách người có công vào đầu năm 2016, hết năm 2017 đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xoá nhà dột nát của hộ nghèo.

Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, kết quả là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đã giảm từ 28,34% năm 2016 xuống 14% vào năm 2020, cơ bản không còn hộ thiếu đói kinh niên; tình trạng nghèo từ diện rộng thu hẹp lại chỉ còn ở vùng đặc biệt khó khăn, trong một số nhóm dân cư,… Chất lượng giảm nghèo chuyển sang mục tiêu giảm nghèo bền vững; về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ.


(Đơn vị: %)


Hình 2 3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm 1

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Salavan

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020


2.4.3. Đặc điểm hộ gia đình

Yếu tố về đặc điểm hộ gia đình có tác động trực tiếp đến việc gây ra tình trạng nghèo đa chiều, hoặc một số trường khác sẽ giúp tạo ra khả năng thoát nghèo đa chiều của hộ gia đình. Yếu tố này chủ yếu được phản ánh thông qua trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình, quy mô hộ và khả năng tiếp cận nguồn lực của hộ.


2.4.3.1. Trình độ học vấn

Những người có trình độ thấp hoặc chưa qua đào tạo nghề hết sức phổ biến (Bảng 2.13). Trình độ học vấn thấp, tỷ lệ tốt nghiệp ĐH, sau ĐH bình quân của 8 huyện chưa tới 0,5%, số người được đào tạo nghề rất ít là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nghèo tại các địa phương này.

Tình trạng học sinh trong độ tuổi đi học phải thôi học, nghỉ học giữa chừng tương đối phổ biến, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nghèo. Con em của những hộ gia đình có thu nhập thấp phải lao vào cuộc mưu sinh quá sớm.

Bảng 2.18. Tỷ lệ dân số mù chữ, biết chữ, có bằng cấp (không tính số nhân khẩu dưới tuổi đi học) ở các huyện

(Đơn vị: %)



Địa bàn


Mù chữ

Biết đọc, viết


Cấp 1


Cấp 2


Cấp 3

THCN/

học nghề

ĐH/ CĐ

Sau

ĐH

Tổng cộng (%)

Huyện Salavan

7,16

15,15

39,56

32,78

3,84

0,83

0,68

0,00

100

Huyện Ta Oiy

4,18

9,37

49,56

31,58

4,68

0,13

0,51

0,00

100

Huyện Tum Lan

5,45

9,92

53,81

26,61

3,55

0,07

0,39

0,20

100

Huyện La Kon Pheng

9,67

11,62

48,69

25,74

3,78

0,11

0,22

0,17

100

Huyện Va Pi

5,97

21,93

41,04

27,83

2,83

0,24

0,16

0,00

100

Huyện Kong Se Don

11,03

7,22

47,91

31,94

1,90

0,00

0,00

0,00

100

Huyện Lao Ngarm

15,03

6,12

43,91

32,04

1,50

0,40

0,00

0,00

100

Huyện Sa Muoi

5,08

13,17

45,19

34,66

1,90

0,00

0,00

0,00

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

3.4.3.2. Quy mô hộ

Bảng 2.19. Qui mô hộ gia đình chia theo nhóm chi tiêu bình quân đầu người.


Địa bàn

Qui mô hộ gia đình theo chi tiêu bình quân đầu người

(Đơn vị: %)

Nghèo

Khá nghèo

Trung bình

Khá giàu

Giàu

Huyện Salavan

5,63

5,35

4,38

3,82

4,00

Huyện Ta Oiy

5,29

5,42

5,16

4,24

3,50

Huyện Tum Lan

5,20

5,31

4,48

4,47

-

Huyện La Kon Pheng

5,66

4,67

3,55

3,00

-


Địa bàn

Qui mô hộ gia đình theo chi tiêu bình quân đầu người

(Đơn vị: %)

Nghèo

Khá nghèo

Trung bình

Khá giàu

Giàu

Huyện Va Pi

5,66

4,89

4,23

2,53

-

Huyện Kong Se Don

6,38

5,67

4,00

4,00

2,00

Huyện Lao Ngarm

5,10

4,23

3,25

3,12

-

Huyện Sa Muoi

5,25

4,65

4,76

3,65


Trung bình

5,64

5,1

4,31

3,74

3,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

Qua Số liệu điều tra tại các huyện cho thấy có sự khác biệt rõ ràng ở quy mô các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo và các hộ thuộc nhóm giàu. Ở nhóm nghèo có quy mô trung bình lên tới 5,64 người thì nhóm giàu chỉ có 3,44 người, tức quy mô hộ nghèo cao hơn khoảng 2,2 người.

Bảng 2.20. Tỷ lệ số người sống phụ thuộc chia theo nhóm chi tiêu bình quân đầu người


Địa bàn

Tỷ lệ số người sống phụ thuộc(Đơn vị: %)

Nghèo

Khá nghèo

Trung bình

Khá giàu

Giàu

Huyện Salavan

46,34

42,38

37,44

47,62

25,00

Huyện Ta Oiy

37,84

45,77

41,61

45,28

33,33

Huyện Tum Lan

51,28

44,86

37,95

40,68

0,00

Huyện La Kon Pheng

45,67

42,27

38,03

33,33

0,00

Huyện Va Pi

50,91

42,17

38,70

40,00

30,00

Huyện Kong Se Don

52,94

45,10

50,00

50,00

0,00

Huyện Lao Ngarm

41,23

41,54

41,23

43,14

0,00

Huyện Sa Muoi

39,31

38,91

34,76

45,41

0,00

Trung bình

46,1

42,3

38,05

44,21

11,04

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

Kết quả Bảng 2.20 cho thấy, trong hầu hết các huyện tại Salavan, tỷ lệ người sống phụ thuộc ở những hộ nghèo thường cao hơn so với hộ không nghèo. Tỷ lệ số người sống phụ thuộc bình phân theo nhóm thu nhập trung bình.


2.4.3.3. Khả năng tiếp cận nguồn lực

Đất đai

Bảng 2.21. Phần trăm các hộ không có đất.


Địa bàn

Có đất, %

Không có đất, %

Huyện Salavan

60,20

39,80

Huyện Ta Oiy

79,72

20,28

Huyện Tum Lan

42,49

57,51

Huyện La Kon Pheng

51,82

48,18

Huyện Va Pi

75,44

24,56

Huyện Kong Se Don

42,58

57,42

Huyện Lao Ngarm

45,31

32,65

Huyện Sa Muoi

51,23

21,43

Bình quân

51,53

36,25

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

Qua Bảng 2.21 cho thấy tỷ lệ hộ làm nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản là không đáng kể. Những hộ không có đất, có đất ít hay chất lượng kém thường là những hộ nghèo.

Bảng 2.22. Diện tích đất trung bình của hộ phân theo địa phương và nhóm chi tiêu


Địa bàn

Diện tích đất trung bình của hộ phân theo địa phương và nhóm chi tiêu, ngàn m2

Nghèo

Khá nghèo

Trung bình

Khá giàu

Giàu

Huyện Salavan

0,939

1,320

0,915

0,560

1,060

Huyện Ta Oiy

1,542

2,096

3,459

2,166

1,658

Huyện Tum Lan

0,587

0,595

1,237

0,721

0,000

Huyện La Kon Pheng

1,979

1,556

0,040

0,000

0,000

Huyện Va Pi

2,637

5,953

1,480

0,555

0,000

Huyện Kong Se Don

1,433

1,322

1,145

1,282

0,980

Huyện Lao Ngarm

1,374

2,434

1,654

1,543

1,534

Huyện Sa Muoi

1,432

3,243

2,298

1,876

1,976

Trung bình

1,43

1,826

1,359

1,002

1,02

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020


Kết quả Bảng 2.22 cho thấy, trong hầu hết các huyện tại Salavan, tỷ lệ diện tích đất trung bình của hộ phân theo địa phương và nhóm chi tiêu người khá nghèo và nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn so với hộ khá giàu và giàu.

Tín dụng

Nguồn vốn tín dụng năm 2020 đã góp phần giúp cho hơn 50 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận đa chiều năm 2020 từ 32,39% đến 45,45%, thu hút và tạo việc làm cho hơn 6 nghìn lao động, giúp cho hơn 15 nghìn hộ gia đình tại các xã vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho hơn 11 nghìn lượt được vay vốn học tập, cho vay xây dựng trên 46 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường…

Bảng 2.23. Nguồn vốn vay phân theo nhóm chi tiêu năm 2020 (%)


Nguồn vốn

Nghèo

Khá nghèo

Trung bình

Khá giàu

Giàu

Không vay

67,61

65,89

61,64

66,23

54,55

Vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội


8,48


8,55


15,64


15,58


18,18

Vốn vay ngân hàng khác

4,63

7,43

4,84

2,60

0,00

Vốn vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm


1,29


2,14


0,93


0,00


0,00

Vốn vay hội, đoàn thể

14,40

8,86

10,61

9,09

18,18

Vốn vay cộng đồng

3,08

4,38

2,42

5,19

9,09

Vốn tự có

0,51

2,75

3,91

1,30

0,00

Tổng nguồn vốn có vay

32,39

34,11

38,35

33,76

45,45

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020


2.4.4. Cơ sở hạ tầng

Tỉnh Salavan năm 2020 có tổng cộng 770 km đường bộ, chỉ có 673 km trong số này là có trải mặt đường (đá, nhựa) còn 1.042 km là không có mặt đường được rải đá hoặc nhựa. có khoảng 287 km đường thủy có thể vận tải bằng tàu thuyền được, chủ yếu là trên ‘‘Mê khôn” và các chi lưu của nó. Có khoảng 197 km đường thủy cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022