Tóm Tắt Chuyên Luận Dược Liệu Rễ Ba Kích Trong Dược Điển


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ba kích (Morinda officinalis) là một cây thuốc quý có giá trị sử dụng trong Y học cổ truyền, được biết đến với nhiều tác dụng: Bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, tăng lực, tăng sức đề kháng, chống viêm [10], [12], [16], [18]… Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng của dược liệu rễ Ba kích và các chế phẩm từ dược liệu rễ Ba kích ngày một tăng. Thị trường dược liệu rễ Ba kích cũng rất đa dạng, bao gồm các nguồn cung cấp dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, được trồng theo quy hoạch phát triển vùng trồng dược liệu [13], và nguồn thu hái tự nhiên. Do đa dạng về nguồn cung cấp nên chất lượng của dược liệu rễ Ba kích chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Hiện nay, dược liệu rễ Ba kích hay bị nhầm lẫn do hình dáng, trong khi việc định danh dược liệu bằng hình thái học là một công tác khó khăn vì sau khi thu hái và xử lý thì không thể thu thập đầy đủ thông tin về đặc điểm thực vật của mẫu dược liệu. Cần có một phương pháp bổ trợ trong định danh dược liệu để đảm bảo tính đúng của dược liệu rễ Ba kích, và phương pháp định danh dược liệu bằng giải trình tự ADN là một phương pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Để kiểm soát được chất lượng dược liệu rễ Ba kích, cần xây dựng tiêu chuẩn dược liệu trong đó kiểm soát được đầy đủ các chỉ tiêu về hình thái cũng như một số “marker” (những chất có hoạt tính sinh học hoặc có hàm lượng cao có trong dược liệu [86]). Đồng thời, phải thiết lập được những chất chuẩn của “marker” này để cung cấp cho hệ thống kiểm nghiệm nhằm giảm chi phí cũng như thời gian kiểm nghiệm so với việc phải mua những chất chuẩn này từ nước ngoài.

Về tiêu chuẩn chất lượng dược liệu rễ Ba kích, hiện nay Dược điển Trung Quốc, Bộ tiêu chuẩn dược liệu của Hồng Kông và Dược điển Việt Nam có chuyên luận dược liệu rễ Ba kích. Trong đó, chuyên luận Ba kích trong Dược điển Việt Nam V mới chỉ có một số chỉ tiêu cơ bản về mô tả hình thái, vi phẫu, soi bột, chưa có chỉ tiêu định lượng thành phần hóa học [3]. Dược điển Trung Quốc và Bộ tiêu chuẩn dược liệu của Hồng Kông đã có chỉ tiêu định lượng “marker” - nystose [37], [47].

Về “marker” trong dược liệu rễ Ba kích: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về một số hợp chất trong rễ Ba kích có tác dụng sinh học như: Monotropein có tác dụng chống viêm [12], [38], oligosaccharid (nystose) có tác dụng chống trầm cảm, chống tổn thương tế bào thần kinh do corticosteron [59], hay nhóm anthraquinon và polysaccharid có tác dụng trong ngăn ngừa và điều trị bệnh liên quan đến sự tiêu

xương [89]. Một số công trình khoa học đã công bố hàm lượng các chất monotropein

và nystose trong dược liệu rễ Ba kích cũng ở mức tương đối cao (monotropein: 0,046

% [91], nystose: 3,0% [11]). Do vậy, monotropein và nystose đủ điều kiện là “marker” của dược liệu rễ Ba kích, cần được kiểm soát hàm lượng và thiết lập chất chuẩn để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng dược liệu rễ Ba kích.

Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết ở trên, luận án: “Nghiên cứu nâng cấp tiêu chuẩn dược liệu rễ Ba kích (Radix Morindae officinalis) của Việt Nam” được thực hiện với 3 mục tiêu chính:

1. Chiết xuất, phân lập, tinh chế và thiết lập được 2 chất chuẩn monotropein, nystose từ dược liệu rễ Ba kích.

2. Định danh được dược liệu rễ Ba kích ở Việt Nam dựa trên một số chỉ thị ADN.

3. Nâng cấp chuyên luận dược liệu rễ Ba kích trong Dược điển Việt Nam về một số chỉ tiêu định tính và định lượng.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Dược liệu rễ Ba kích (Radix Morindae officinalis)

1.1.1. Vị trí phân loại của Ba kích

Theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam” [1] và các tài liệu phân loại thực vật khác: Hệ thống của Takhtajan năm 2009 [79] và hệ thống APG II [55], vị trí phân loại chi Morinda trong giới thực vật được trình bày trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Vị trí phân loại của chi Morinda


Phân giới Cormobionta (Thực vật bậc cao)

Ngành Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)

Lớp Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)

Phân lớp Lamiidae (Phân lớp Bạc hà)

Bộ Gentianales (Bộ Long đởm)

Họ Rubiaceae (Họ Cà phê)

Chi Morinda

Tên khoa học: Morinda officinalis How, họ Cà phê Rubiaceae.

Tên gọi khác: Ba kích thiên, Ruột gà, Chẩu phóng xì (Hải Ninh), Thao tày cáy (Tày), Ba kích nhục, Liên châu Ba kích [10].

1.1.2. Đặc điểm hình thái

Cây dây leo bằng thân cuốn, dài từ 3 - 5m. Rễ phình to thành củ, hình trụ, mập, vặn vẹo. Củ thường hơi thắt lại tạo thành các đốt có chiều dài từ 1 - 3 cm, trông giống ruột gà. Vỏ ngoài màu hồng nhạt, thịt màu hồng, tím hay trắng, trên mặt vỏ có nhiều vân dọc, vỏ nạc, giữa có lõi cứng có tỷ lệ so với đường kính củ khác nhau [4].

Thân hình tròn, chia nhiều cành nhỏ mọc chằng chịt với nhau. Thân non nhẵn, phủ lông ngắn-cứng hay lông dài, có cạnh, màu xanh, tím đậm hoặc tím nhạt, sau nhẵn, chuyển từ màu xanh sang nâu [1], [2], [5].

Lá đơn, mọc đối. Phiến lá hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn. Gốc lá hơi lệch, nhọn, tròn hoặc hơi hình tim; mép phẳng hay lượn sóng, hơi uốn mặt sau; ngọn lá tròn hay nhọn; mặt trên nhẵn hay phủ lông dài; mặt dưới nhẵn hay phủ lông. Lá non màu tím sau chuyển sang xanh, có thể có hoặc không hốc Domatia hốc giữa gân chính và phụ có phủ lông. Gân lá hình lông chim, gồm 4 - 9 cặp gân bên, nổi mặt dưới, lõm ở mặt trên. Gân chính có lông hoặc nhẵn ở mặt dưới. Lá kèm 2, dính nhau, ôm lấy

thân, mỏng, mỗi lá có 2 thùy nhọn hoặc hàn liền ở dưới, trên chia làm 2 thùy, dài 2 –

4 mm, màu trắng, nâu hay tím nhạt, ôm sát vào thân, dài 4 mm [4].

Cụm hoa dạng tán, gồm 1-8 tán ở nách lá hay đầu cành, mỗi tán mang 1-14 hoa. Hoa nhỏ, khi mới nở màu trắng, sau hơi vàng hay tím đen. Đài 3-4, hơi dính nhau ở dưới, đều hay không đều nhau. Tràng 3-4, có phần móng dính nhau tạo thành ống hình chum hoặc hình trụ, nhẵn hay phủ lông ở mặt ngoài; phần phiến rời, hình tam giác, mặt ngoài nhẵn hay phủ lông, mặt trong có một vòng lông dày đặc, thẳng, màu trắng. Quả hình cầu, từ 1-8 quả/1 tán, rời hoặc dính với nhau thành quả kép ở các mức độ khác nhau. Bề mặt quả nhẵn hoặc phủ lông, xanh khi non và chuyển màu cam khi chín, mang 3 đài còn lại trên đỉnh quả, có hình dạng và kích thước không đều nhau [8].

1.1.3. Phân bố, thu hái, chế biến

- Cây mọc hoang ở ven rừng, phân bố phổ biến ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang; một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum) [18].

- Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11, cũng có thể vào mùa xuân để tận dụng lấy giống trồng ngay [4], [5], [10].

- Bộ phận dùng: Rễ (Radix Morindae) [5], [10].

- Chế biến: Rễ được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, phơi khô tới khi không dính

tay, đập nhẹ cho bẹp, phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô [10], [16], [19].

1.1.4. Thành phần hoá học

Một số nhóm chất trong rễ Ba kích gồm:

- Iridoid: Monotropein (0,042%), acid desacetyl asperulosidic (0,0038%), asperulosid (0,0003%), morindolid (0,0002%) , morofficinalosid (0,0001%), acid

asperulosidic (0,0001%) [91].

- Oligosaccharid: Nystose ( 3,0%) [21], l-borneol-6-o-β-D-apiosyl-β-D- glucosid (0,0001%) [91], 1F-fructofuranosylnystose, inulin-type hexasaccharid,

heptasaccharid [19], [59], [94].

- Ngoài ra còn có 6 hợp chất Anthraquinon [58], [89], [91], [93]; 2 hợp chất sterol; 1 hợp chất saponintriterpen (acid rotugenic 0,0007%) [91], một hợp chất lacton [91], [94], và một số acid amin [16], [19].

1.1.5. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, Ba kích là vị thuốc có vị cay ngọt, tính hơi ôn, quy kinh thận. Có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp [10].

Dịch chiết Ba kích có một số tác dụng đã được chứng minh như: Chống viêm (nhóm chất iridoid) [35], chống loãng xương (nhóm chất iridoid và anthraquinon) [27], [96], tăng cường miễn dịch hệ tiêu hoá (nhóm oligosaccharid) [72], tác dụng bảo vệ ADN của tinh trùng người (nhóm oligosaccharid) [45], tác dụng chống trầm cảm (nhóm oligosaccharid) [17]…

1.1.6. Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu rễ Ba kích

Dược điển Trung Quốc 2015, Bộ tiêu chuẩn dược liệu của Hồng Kông và Dược điển Việt Nam V có chuyên luận dược liệu rễ Ba kích. Các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng dược liệu rễ Ba kích trong các Dược điển trên được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Tóm tắt chuyên luận dược liệu rễ Ba kích trong Dược điển



Stt


Chỉ tiêu

Bộ tiêu chuẩn

dược liệu Hồng Kông [47]

Dược điển

Trung Quốc 2015 [37]

Dược điển Việt Nam V [3]

1

Mô tả

+

+

+

2

Vi phẫu

+

+

+

3

Bột

+

+

+

4

Định tính

+

+

+

5

Hàm lượng nước/độ ẩm

13,0%

15,0%

12,0%

6

Tro toàn phần

5,5%

6,0%

6,0%

7

Chất chiết được

50% (chiết lạnh)

60% (chiết nóng)

50%

50%

8

Định lượng nystose

2,3 %

2,0 %

-

9

Tỉ lệ vụn nát

-

-

5,0%

10

Tạp chất

+

-

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Ghi chú: (+): Có chỉ tiêu; (-): Không có chỉ tiêu.

Theo Dược điển Việt Nam V, chuyên luận dược liệu rễ Ba kích còn khá đơn giản và chưa được tiêu chuẩn về mặt hóa học [3]. Trong Dược điển Trung Quốc và Bộ tiêu chuẩn dược liệu của Hồng Kông kiểm soát hoạt chất có dược liệu rễ Ba kích dựa vào hàm lượng nystose [37], [47].

Monotropein và nystose là 2 chất có hàm lượng cao nhất của 2 nhóm chất có tác dụng dược lý của dược liệu rễ Ba kích là nhóm iridorid và oligosaccharid. Bên cạnh đó, nystose cũng đã được Trung Quốc và Hồng Kông lựa chọn là “marker” của dược liệu này. Như vậy, monotropein và nystose là 2 “marker” của dược liệu rễ Ba kích. Để kiểm soát chất lượng dược liệu rễ Ba kích cần kiểm soát hàm lượng 2 “marker” này thông qua việc bổ sung chỉ tiêu định tính, định lượng 2 “marker” monotropein và nystose vào chuyên luận dược liệu rễ Ba kích trong Dược điển Việt Nam. Do vậy, nội dung xây dựng phương pháp định tính, định lượng và thiết lập 2 chất chuẩn monotropein và nystose từ dược liệu rễ Ba kích của Việt Nam là cấp thiết.

1.2. Monotropein và nystose

1.2.1. Monotropein

1.2.1.1. Công thức phân tử, tính chất hoá lý

- Công thức phân tử: C16H22O11 [14].

- Tên khoa học: [1S-(1a,4aa,7b,7aa)]-1-(b-D-Glucopyranosyloxy)-1,4a,7,7a- tetrahydro-7-hydroxy-7-(hydroxymethyl)cyclopenta[c]pyran-4-carboxylic acid.

- Khối lượng phân tử: 390,34.

- Là một base yếu, pKa (môi trường acid mạnh) = 4,14; pKa (môi trường base mạnh) = -3 [62].

- Thuộc nhóm iridoid, có công thức cấu tạo như Hình 1.1.


Hình 1 1 Công thức cấu tạo của monotropein 14 Tính chất Bột kết tinh màu trắng 1

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của monotropein [14]


- Tính chất: Bột kết tinh màu trắng. Nhiệt độ nóng chảy: 273 oC – 275 oC. Tan tốt trong methanol, ethanol và tan nước (50,2 g/l) [62]. Hấp thụ tia UV, cho cực đại hấp thụ (trong ethanol) tại bước sóng khoảng 235 nm.

1.2.1.2. Tác dụng dược lý

- Tác dụng chống viêm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy monotropein có tác dụng chống viêm [38]. Monotropein được phát hiện ức chế biểu hiện của nitric oxid 18- synthase, cyclooxygenase-2, yếu tố hoại tử u α (TNF-α) và interleukin-1β (IL- 1β) mRNA trong các đại thực bào RAW 264.7 gây bởi lipopolysaccharide [56]. Việc xử lý bằng monotropein đã làm giảm tác dụng kết dính yếu tố hạt nhân κB. Monotropein cũng ngăn chặn sự phosphoryl hóa và suy giảm ức chế κB-α và do đó hoán vị yếu tố hạt nhân nhân κB. Trong mô hình viêm ruột kết gây bởi dextran sulfate sodium, monotropein làm giảm chỉ số hoạt động bệnh, hoạt động myeloperoxidase và các biểu hiện protein liên quan đến viêm thông qua ngăn chặn sự hoạt hóa yếu tố hạt nhân κB ở niêm mạc ruột [35].

- Tác dụng chống loãng xương: Đánh giá tác động của monotropein lên chứng loãng xương do cắt bỏ buồng trứng ở chuột: Tác dụng bảo vệ xương tốt được chứng minh bằng sự gia tăng hàm lượng khoáng xương, mật độ khoáng xương và tỷ lệ thể tích xương, cải thiện cấu trúc xương [96].

Như vậy, monotropein là “marker” của dược liệu rễ Ba kích do monotropein có hoạt tính tạo nên tác dụng của dược liệu rễ Ba kích.

1.2.1.3. Phương pháp phân tích monotropein

Huang Lin-yun và cộng sự [49] đã tiến hành định lượng monotropein bằng

phương pháp HPLC với điều kiện sắc ký như sau:

- Cột sắc ký: SinoChrom ODS-BP (250 mm x 4,6 mm, 5 µm)

- Pha động: Hỗn hợp dung môi MeOH : Acid phosphoric 0,1 % (1 : 99)

- Detector UV tại 235 nm

- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.

- Thể tích tiêm: 10 µl.

- Nhiệt độ phân tích: 25 oC.

Xu J. và cộng sự [90] đã tiến hành phương pháp định tính, định lượng monotropein trong Morinda officinalis bằng phương pháp HPLC với điều kiện như sau:

- Cột sắc ký: Kromasil C18 (150 mm x 4,6 mm, 5 µm)

- Pha động: Gradient hỗn hợp dung môi MeOH : Acid phosphoric 0,4 % từ (5 : 95) đến (28,8 : 71,2) trong 15 phút.

- Detector UV tại 210 nm

- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.

- Thể tích tiêm: 10 µl.

- Nhiệt độ phân tích: 25 oC.

Như vậy, phương pháp định tính, định lượng monotropein bằng HPLC sử dụng cột C18 với nhiệt độ cột 25 oC, detector UV, tốc độ dòng 1 ml/phút, hệ pha động bao gồm MeOH và acid phosphoric 0,1 % - 0,4 %.

1.2.2. Nystose

1.2.2.1. Công thức phân tử, tính chất hoá lý

- Công thức phân tử: C24H42O21 [66].


- Tên khoa học: (2R,3R,4S,5S,6R)-2-[(2S,3S,4S,5R)-2-[[(2R,3S,4S,5R)-2-

[[(2R,3S,4S,5R)-3,4-dihydroxy-2,5-bis(hydroxymethyl)oxolan-2-yl]oxymethyl]-3,4- dihydroxy-5-(hydroxymethyl)oxolan-2-yl]oxymethyl]-3,4-dihydroxy-5- (hydroxymethyl)oxolan-2-yl]oxy-6-(hydroxymethyl)oxane-3,4,5-triol

- Khối lượng phân tử: 666,58 [66].


- Là một base yếu, pKa (môi trường acid mạnh) = 11,54; pKa (môi trường base mạnh) = -3,7 [63].

- Thuộc nhóm oligosaccharid, nystose bao gồm có 3 phân tử fructose liên kết 1 phân tử glucose, có công thức cấu tạo như Hình 1.2.


Hình 1 2 Công thức cấu tạo của nystose 85 2

Hình 1.2. Công thức cấu tạo của nystose [85]

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 20/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí