Qua bảng 4.17. ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Tầng A0 có độ dày trung bình là 2cm. Độ dày của tâng này mỏng được quyết định bởi cành khô, lá rụng, chất thải và xác của sinh vật.
Độ dày trung bình tầng A là 20cm, tầng này trung bình đất có màu xám, ẩm và xốp tỉ lệ đá lẫn ở mức thấp chiếm 5%, đá lộ đâug chiếm tỉ lệ cao lên đến 85% và kết cấu viên. Những chỉ tiêu trên cho thấy cây Đinh mật phân bố trong lâm phần chủ yếu là ở các khu vực hiểm trở, điều kiện sống khó khắn đặc biệt là cây tái sinh.
Tầng B có độ dày trung bình là 40cm, có màu xám,ẩm, đất có kết cấu chặt, dạng viên, tỉ lệ đá lẫn ở mức độ thấp chiếm 8%.
- Đặc điểm hóa tính
Những đặc điểm hóa tính chung của đất nơi có loài Đinh mật phân bố sau khi phân tích đã được tổng hợp vào bảng 4.18.
Bảng 4.18. Kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh thối phân bố
Mã mẫu/OTC | Nitơ TS (%) | P2O5 TS (%) | pH KCl | K2O (%) | Mùn (%) | |
Phú Lương | 1 | 0,11 | 0,06 | 4,72 | 1,00 | 2,33 |
2 | 0,13 | 0,07 | 4,38 | 0,80 | 4,00 | |
3 | 0,15 | 0,09 | 3,96 | 1,10 | 2,25 | |
4 | 0,12 | 0,10 | 4,20 | 0,92 | 3,34 | |
5 | 0,16 | 0,12 | 4,18 | 1,20 | 3,90 | |
6 | 0,10 | 0,07 | 5,40 | 0,60 | 3,00 | |
7 | 0,11 | 0,02 | 4,32 | 1,20 | 4,12 | |
8 | 0,15 | 0,14 | 3,89 | 1,10 | 3,98 | |
9 | 0,35 | 0,25 | 3,38 | 2,68 | 6,29 | |
10 | 0,25 | 0,12 | 3,92 | 2,09 | 5,85 | |
Trung bình | 0,163 | 0,104 | 4,235 | 1,269 | 3,906 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Lấy Mẫu, Bảo Quản Và Phân Tích Đất
- Kết Quả Đo Đếm Trọng Lượng Hạt Trung Bình Của Quả Đinh Mật
- (2): Mật Độ Tái Sinh Của Loài Đinh Mật Quanh Gốc Cây Mẹ
- Phiếu Điều Tra Thảm Tươi Và Dây Leo.
- Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật Fernandoa brillettii Dop. Steenis phân bố tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, tỉnh Thái Nguyên - 10
- Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật Fernandoa brillettii Dop. Steenis phân bố tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, tỉnh Thái Nguyên - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích đất)
Từ kết quả phân tích đất khu vực có Đinh mật phân bố dựa trên các tiêu chí phân tích đánh giá về thành phần hàm lượng các chất đa lượng và độ PH ta có thể đưa ra những nhận xét sau:
Chỉ tiêu Nitơ TS (%) trong khu vực nghiên cứu từ 0,11-0,35%. Chỉ tiêu Nitơ TS (%) Trung bình ở 10 OTC là 0,163% đây là chỉ số giàu để cây sinh trưởng và phát triển.
Chỉ tiêu P2O5 TS (%) trong khu vực nghiên cứu từ 0,06-0,25%. Chỉ tiêu P2O5 TS (%) trung bình ở 10 OTC là 0,104 đây là chỉ số giàu để cây sinh trưởng và phát triển.
Chỉ tiêu pH KCl trong khu vực nghiên cứu từ 3,3,-5,40%. Chỉ tiêu pH KCl trung bình ở 10 OTC là 4,235% đây là chỉ số pH của đất chua.
Chỉ tiêu K2O (%)trong khu vực nghiên cứu thấp nhất là 0,60%, cao nhất là 2,68%. Chỉ tiêu K2O(%) trung bình ở 10 OTC là 1,269% đây là chỉ số giàu để cây sinh trưởng và phát triển.
Chỉ tiêu Mùn (%) ở 10 OTC từ 2,25-6,29%. Chỉ tiêu Mùn (%) trung bình ở 10 OTC là 3,906 đây là chỉ số giàu, cây sinh trưởng và phát triển. Từ các chỉ tiêu vừa phân tích ở trên có thể thấy đất tại khu vực có cây
Đinh mật phân bố là đất chua, hàm lượng đạm, lân, Kali ở mức trung bình.
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây Đinh mật.
4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây Đinh mật tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương
Khó khăn | |
- Đinh mật là loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao nên sẽ được sự hỗ trợ kinh phí trong công tác bảo tồn - Tất cả các diện tích rừng đã được giao khoán cho các hộ gia điình nên thuận lợi trong công tác bảo vệ - Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã có chủ trương phục hồi và phát triển nguồn gen các loài cây quý hiếm. - Đinh mật có thể tái sinh từ hạt, chồi, dâm hom do khu vực nghiên cứu là nơi phân bố tự nhiên của cây Đinh mật vì vậy khả năng tái sinh phục hồi cao đây là cơ sở giúp ta có nhiều lựa chọn trong công tác nhân giống phục hồi thành rừng | - Người dân chưa được hỗ trợ về kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chăm sóc và bảo vệ một số nguồn gen cây cây rừng quý hiếm có tại địa phương như cây Đinh mật - Lực lượng đảm nhận công tác quản lý trên địa bàn còn mỏng và thiếu các phương tiện phục vụ bảo tồn - Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn cây Đinh mật còn hạn chế - Công tác tuyên truyền vận động người dân bảo vệ rừng chưa được tốt - Thiếu nguồn vốn để phục vụ công tác bảo vệ và phát triển loài - Diện tích rộng và có nhiều dân tộc sinh sống khó quản lý. |
4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn loài Đinh mật
Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thật gây trồng và phát triển loài Đinh mật.
Duy trì hoạt động của các tổ trức tuần tra bảo vệ rừng đầu tư về cả kiến thức điều tra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các tổ đội này đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
Xúc tiến tái sinh tự nhiên của loài cây Đinh mật trong khu vực nghiên cứu.
Tập trung bảo vệ cây Đinh mật mẹ để đảm bảo cho việc tái sinh hạt vì số cây tái sinh tập trung quanh gốc mẹ cao.
Dựa vào các chương trình dự án bảo tồn loài và nghiên cứu để bảo vệ loài Đinh mật.
Mang các mẫu và tiêu bản về loài Đinh mật lưu trữ lại không để mất đi nguồn gen quý hiếm.
Khi đã nhân giống được ta tiến hành trồng thử nghiệm cây, đồng thời mở các lớp tập huấn để người dân hiểu rõ về giá trị của loài Đinh mật cần bảo vệ.
Hướng dẫn người dân không được khai thác các loài cây đặc biệt là loài cây quý hiếm như: Đinh mật.
Thu thập các mẫu hoa, quả để thử nhân giống với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đẻ tiến hành nghiên cứu xem có thể nhân giống được hay không rồi mang trồng thử.
4.5.3. Một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Đinh mật Nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo. Tăng cường lực lowjng bảo vệ và phát triển rừng.
Tăng cường công tác truyền thông vận động người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng
Giám sát thường xuyên khu vực có loài phân bố để có biện pháp xử lý kịp thời khi có các vấn đề xấu tác động đến loài Đinh mật.
5.1. Kết luận
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Số cây Đinh mật hiện còn lại rất ít nên cần có các biện pháp bảo vệ loài.
Cây Đinh mật sinh trưởng và phát triển kém nên cần có các biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi.
Là loại gỗ thuộc nhó IIA và có nguy cơ tác động cao.
Khái quát đặc điểm tầng cây gỗ.
Tại các lâm phần có Đinh mật phân bố thành phần các loài cây gỗ khá đa dạng, biến động từ 9 đến 10 loài.
Công thức tổ thành trung của cây Đinh mật phân bố: 9,84Duo+9,76Map+8,49Hav+5,01Lah+66,89Lk
Độ tàn che chung bình trong các OTC có Đinh mật phân bố là 0,38
điều đó cho thấy Đinh mật phân bố ở nhưng lâm phần có độ tàn che khá thấp.
Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh
Tại các lâm phần có cây tái sinh phân bố thành phần các loài cây gỗ khá đa dạng, đi theo tái sinh Đinh mật có 3 loài cây có hệ số tổ thành cao là Han voi, Dướng, Dâu da xoan.
Công thức tổ thành chung của tái sinh nơi có loài Đinh mật phân bố 1.88Hav+1.18Duo+0.94Ddx+6.0Lk
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tái sinh tự nhiên và đặc điểm tái sinh nhân tạo của loài.
Xây dựng quy trình, kĩ thuật gieo ươm, điều kiện, kĩ thuật gây trồng trong từng điều kiện cụ thể
Xây dựng mô hình thử nghiệm làm giàu từ rừng, từ cây con và hạt phục vụ cho công tác bảo tồn loài.
Theo dõi chặt chẽ mùa quả chín để có kế hoạch thu hái hạt giống phục vụ công tác nhân giống bằng hạt.
Cần có thêm nhiều những nghiên cứu sâu hơn về đặc tính sinh thái học, gây chồng của loài cây Đinh mật.
Các cơ quan tổ chức cần chú trọng hơn trong việc bảo tồn nguồn ren cây rừng. Đưa ra những chương trình, dự án để bảo tồn và phát triển loài.
Số lượng cây Đinh mật trong lâm phần còn lại không nhiều vì thế cần có những biện pháp bao tồn, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung để phát triển loài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án Tiến sỹ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An.
2. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vuơng Tấn Nhi dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khó nóng ứng dung trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 44-59.
4. Nguyễn Duy Chuyên (1996), “Nghiên cứu quy luật phan bố c â y t á i sinh tự nhiên rừng lỏ rộng thuờng xanh hỗn loại vùng Quỳ Chau Nghệ An”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56.
5. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Truờng Đại Học Lâm nghiệp.
6. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 91(2), tr. 3-4.
7. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
8. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
9. Trần Ngũ Phuơng (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. P. Odum(1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
11. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (1), tr. 23-26.
12. Lê Đồng Tấn (2003), “Nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở Sơn La”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (3), tr. 341-343.
13. Nguyễn Thị Thoa (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn th.s Lâm Nghiệp.
14. Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt nam”, Một số công trình 30 năm điều tra qui hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra qui nhoạch rừng, Hà Nội, tr. 49-54.
15. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
16. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 02(12), tr. 1109-1113.
II. Tài liệu tiếng anh
17. P.G. Smith (1983), Quantitative plant ecology. Third edition. Oxford London Ediburgh Boston Melbourne.
18. Richards P.W (1952), The tropical rain forest, Cambridge University Press, London.
19. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Socology, Study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO.