Khả Năng Sinh Lời Của Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính .


Có thể xây dựng phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa cá chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích trên:

2 4 2 4 Khả năng sinh lời của hoạt động đầu tư tài chính Để phân tích 1


2.4.2.4. Khả năng sinh lời của hoạt động đầu tư tài chính.

Để phân tích đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp người ta thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời của tổng tài sản; tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập phi lãi cận biên…,

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu


Hay ta có thể phân tích chỉ tiêu ROE như sau E1 là nghịch đảo của chỉ tiêu 2


Hay ta có thể phân tích chỉ tiêu ROE như sau:




E1 là nghịch đảo của chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 3


E1: là nghịch đảo của chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính so với lợi nhuận của doanh nghiệp. E1 tiến gần tới 1 phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu có được là từ hoạt động đầu tư tài chính.


E2: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu từ hoạt động đầu tư tài chính, chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp càng cao.

Khi thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu là thu nhập từ hoạt động đàu tư tài chính, còn thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp thì không đáng kể, thì E2 càng tiến dần tới ROE và khi đó ta có thể sử dụng ROE để đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản.


Ta có thể phân tích tỷ suất sinh lời của tổng tài sản như sau Hay A2 là 4

Ta có thể phân tích tỷ suất sinh lời của tổng tài sản như sau:


Hay A2 là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của tổng tài sản do hoạt 5

Hay:


A2 là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của tổng tài sản do hoạt động 6

A2: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của tổng tài sản do hoạt động đầu tư tài chính đem lại, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp càng cao.

Khi thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu là thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính thì A2 tiến dần tới ROA và khi đó có thể đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng.


Khả năng sinh lời của tổng tài sản là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của Hội đồng quả trị doanh nghiệp trong việc chuyển tài sản của doanh nghiệp thành thu nhập ròng. Ngược lại khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu đo lường tỉ lệ thu nhập cho các cổ đông của các công ty cổ phần. Nó thể hiện thu nhập của các cổ đông khi đầu tư vào doanh nghiệp (tức là đầu tư chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý).

Nhìn chung các chỉ tiêu trên đạt càng cao càng tốt, tuy nhiên hai chỉ tiêu này phải có sự chênh lệch hợp lý để đảm bảo khả năng huy động cũng như sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả khi tỷ suất sinh lời của VCSH cao hơn hoặc bằng tỷ suất sinh lời bình quân của tất cả các ngành, tỷ suất sinh lời định mức, tỷ suất sinh lời kỳ kế hoạch, kỳ trước.

Để phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp đối với từng danh mục đầu tư cụ thể ta có thể so sánh lợi nhuận mà từng khoản mục đầu tư đó đem lại so với lượng vốn bình quân đầu tư vào từng khoản mục đó. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động đầu tư tài chính vào khoản mục đó càng hiệu quả và ngược lại.

2.4.2.5. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

Ngoài ra để thấy được lĩnh vực đầu tư nào là có lợi hơn cả, việc đánh giá hiệu quả từng danh mục đầu tư là cần thiết. Một phương pháp mà có thể đánh giá hiệu quả đầu tư là phương pháp giá trị hiện tại ròng. Theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phải dự kiến lợi nhuận thu được, thời gian đầu tư, tỷ lệ hoàn vốn và các khoản chi. Công thức tính giá trị hiện tại ròng như sau:


Trong đó:

NPV (Net Present Value): Giá trị hiện tại ròng. Ti : Thu của danh mục đầu tư năm thứ i.

Ci: Chi của danh mục đầu tư năm thứ i.

n: Thời gian đầu tư. r: tỷ lệ chiết khấu.

Nếu NPV > 0 thì danh mục đầu tư có lãi. Nếu có nhiều lĩnh vực đầu tư trong danh mục đầu tư thì có thể xem xét danh mục đầu tư nào có NPV lớn hơn có thể ưu tiên để xem xét tiếp tục đầu tư.

Nếu NPV < 0 thì danh mục đầu tư lỗ, cần được xem xét lại.

Kết thúc chương I, chúng ta đã hiểu được những nét khái quát về tài sản tài chính và các hoạt động đầu tư tài chính cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đó của doanh nghiệp. Tới chương II chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về tình hình hoạt động đầu tư tài chính đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đi sâu vào phân tích tại một số doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau. Từ đó đưa ra được những thành công cũng như thực tại và nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính ở chương III.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM‌‌

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1.1. Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

Doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những tiến bộ đáng kể từ 2004 tới nay cả về chất lượng và hiệu quả.

Từ năm 2004 tới nay, số lượng các doanh nghiệp tăng một cách nhanh chóng trung bình 25%/năm, nghĩa là sau 4 năm có số doanh nghiệp tăng gấp đôi. Nhìn chung doanh nghiệp giữa các khu vực sở hữu và các ngành kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng khá đồng đều và toàn diện, trong đó khu vực ngoài quốc doanh vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất, về số lượng doanh nghiệp chiếm 93,95% (năm 2006), chiếm 94,57 % (năm 2007),

Bảng 1: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp.

Đơn vị: doanh nghiệp.


Loại hình doanh nghiệp

2004

2005

2006

2007

Tổng số

91756

112950

131318

155771

Doanh nghiệp nhà nước

4597

4086

3706

3494

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

84003

105167

123392

147316

Tập thể

5349

6334

6219

6688

Tư nhân

29980

34646

37323

40468

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3156

3697

4220

4961

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam - 5

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2008-Tổng cục thống kê


Qua số liệu điều tra ta có khu vực doanh nghiệp nhà nước còn 3.706 doanh nghiệp năm 2006 và giảm xuống 3494 doanh nghiệp năm 2007 (giảm 5,72% năm 2006), binh quân mỗi năm số doanh nghiệp giảm 10,1%/năm. Ngược lại số doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh trung bình tăng 19,4%/ năm từ năm 2004-2007. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng trung bình 15,7%/năm.

Cùng với số doanh nghiệp tăng lên, các yếu tố của sản xuất (lao động, vốn, tài sản) và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng cao và liên tục trong nhiều năm như: số lao động đến năm 2006 là 6,72 triệu người, năm 2007 là 7,38 triệu người với tốc độ tăng bình quân 7,9%. Tốc độ nguồn vốn sản xuất kinh doanh có đến 2006 là 3,04 triệu tỷ đồng, tăng 27,6% so với năm 2005, năm 2007 nguồn vốn sản xuất kinh doanh là 4,16 triệu tỷ đồng, tăng gần 37%. Tổng doanh thu thuần năm 2006 đạt 2,68 triệu tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2005, năm 2007 doanh thu đạt 3,46 triệu tỷ đồng tăng 28,9% so với 2006, tổng doanh thu trong giai đoạn 2004 – 2007 tăng trưởng bình quân 26,7%/năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 168 nghìn tỷ đồng năm 2006 tăng lên 242 tỷ đồng năm 2007 đạt mức tăng trưởng 28,7%/năm trong giai đoạn từ năm 2004-2007.4

Nhìn chung doanh nghiệp giữa các khu vực sở hữu và các ngành kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng khá đồng đều và toàn diện, trong đó có khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất, về số lượng doanh nghiệp chiếm 93,95%, lao động chiếm 50,13%, vốn chiếm 28,92%, doanh thu chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm 11,78%5. Với tỷ trọng các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh như trên cho



4 Niên giám tóm tắt 2008, niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn


5 Niên giám thống kê tóm tắt 2008- Tổng cục thống kê.


thấy mặc dù số lượng doanh nghiệp chiếm rất lớn, song các chỉ tiều về vốn, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách lại chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phải là vị trí quan trọng trong việc tạo ra tăng trưởng GDP và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Mặt khác cũng thể hiện quy mô doanh nghiệp nhỏ lẻ phân tán và chủ yếu là kỹ thuật công nghệ thấp, lạc hậu (bình quân 1 doanh nghiệp có 27 lao động, 8 tỷ đồng tiền vốn và mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động mới chỉ đạt 89 triệu đồng- năm 2006)

Khu vực doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm về số lượng doanh nghiệp và lao động việc làm trong khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng giảm mỗi năm từ 130 đến 200 nghìn người. Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong điều tiết thị trường tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và giữ vững ổn định xã hội. Một số tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước như tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Tập đoàn Công nghiệp Dệt may Việt Nam… Có bước phát triển mạnh mẽ, tạo thế chủ động và dẫn dắt nhiều doanh nghiệp trong nước chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực sản xuất kinh doanh năng động nhất, có trình độ kỹ thuật công nghệ đồng đều, tiên tiến nhất và vẫn thể hiện được vai trò dẫn dắt khu vực doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập quốc tế và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Đối với ngành kinh tế chủ yếu, thì doanh nghiệp phát triển tập trung trong các ngành công nghiệp xây dựng, thương nghiệp, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, hoạt động vận tải và thông tin liên lạc. Năm 2007 ngành công nghiệp chiếm 23,45% số doanh nghiệp, 40,72% doanh thu và 59,9% nộp ngân sách nhà nước. Ngành thương mại chiếm 39,98% số doanh nghiệp, 11,29 % vốn sản xuất kinh doanh, 37,83% doanh thu. Ngành xây dựng, ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, ngành vận


tải kho bãi và thông tin liên lạc chiếm 27,86% số doanh nghiệp, 20,67% doanh thu6. Nhìn tổng thể thì doanh nghiệp trong ngành công nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giải quyết việc làm (chiếm 55,3% tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp), tích lũy vốn, đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP và đảm bảo nguồn thu ổn định trong ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp công nghiệp cũng là những doanh nghiệp có quy mô bình quân lớn nhất cả về vốn, tài sản cố định và lao động, quy mô này lại không ngừng tăng lên qua các năm và có trình độ công nghệ cao hơn so với các ngành kinh tế khác. Doanh nghiệp thương mại chiếm gần 40% số doanh nghiệp, nhưng quy mô nhỏ, tuy nhiên phát triển trên phạm vi rộng khắp cả nước, góp phần tích cực trong khâu phân phối hàng hóa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội và bình ổn giá cả giữa các vùng và các địa phương.

Tóm lại, doanh nghiệp năm 2007 vẫn giữ vững nhịp độ phát triển nhanh cả về số lượng doanh nghiệp, vốn kinh doanh và kết quả sản xuất. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bước phát triển đột biến và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá ổn định. Những ngành trọng điểm như công nghiệp, thương mại, xây dựng có số doanh nghiệp nhiều, hoạt động ổn đình thì năm 2007 phát triển khá nhanh trong một số ngành dịch vụ mà những năm trước đó ít được quan tâm như ngành Tài chính, tín dụng có số doanh nghiệp tăng 53%, ngành y tế tăng 24%, dịch vụ tư vấn tăng 27%.

Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong năm 2007 tăng lên đáng kể so với năm 2006. Mặc dù số vốn mới đầu tư trong năm 2007 tăng lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận của 1 đồng vốn năm 2007 đạt 4,97% cao hơn năm 2006 là 0,59% và cao hơn năm 2005 là 0,09% 7. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh



6 Niên giám thống kê tóm tắt 2008 – Tổng cục Thống kê.


7 Niên giám thống kê 2008 – Tổng cục thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022