Sơ Đồ Bố Trí Otc Và Ô Thứ Cấp Thứ Cấp Thu Thập Số Liệu Ô Dạng Bản Được Bố Trí Trong Otc


Đổ ở phía tây bắc; phía bắc Yên Lạc là xã Quảng Chu thuộc huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn.

* Xã Yên Trạch

Yên Trạch là một xã ở phía bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía bắc của huyện và theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, xã lần lượt giáp với Yên Ninh, Yên Đổ (thuộc Phú Lương); Phú Tiến, Trung Hội, Phượng Tiến, Tân Dương (thuộc Định Hóa)

2.3.2. Điều kiện địa hình

Địa hình của cả 2 xã tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m đến 400m. Các xã này có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 20°; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm.. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng.

2.3.3. Điều kiện khí hậu thời tiết

Điều kiện khí hậu thời tiết của 2 xã này đều cùng chung điều kiện khí hậu của huyện Phú Lương. Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 3°C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22°C, tổng tích nhiệt khoảng 8.000°C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,2°C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 28°C - 29°C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 20°c, (thấp nhất là tháng 1: 15,6°c).

2.3.4. Về đất đai thổ nhưỡng

Có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra- lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp.

2.3.5. Về du lịch

Các xã này có vị trí gần với các khu du lịch nổi tiếng của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn như Núi Đuổm, Núi Chúa, Núi Sơn Cẩm và Đền Thắm. Đó đều là những khu du lịch tâm linh thu hút rất nhiều người đến hành lễ và thăm quan hàng năm.

2.3.6. Kết cấu hạ tầng

Ngoài hai tuyến đường chính là quốc lộ 3 và tỉnh lộ 254, Yên Đổ còn có tuyến đường liên xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ thuộc dự án đường giao thông nông thôn của huyện Phú Lương. Công trình có tổng đầu tư gần 45 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp là trên 28 tỷ đồng. Kinh phí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách Nhà nước và một số nguồn vốn khác. Việc xây dựng tuyến đường này đã góp phần thúc đẩy giao lưu, buôn bán, trao đổi giữa các xã với nhau.


Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Đinh mật tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên về số lượng, chất lượng tái sinh và phân bố tái sinh dưới tán rừng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài cây Đinh mật

+ Hình thái thân cây, rễ lá, hoa, quả.

- Khái quát đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ, độ tàn che tại Xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh loài cây Đinh mật tại Xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

+ Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh.

+ Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng.

- Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh Đinh mật tại Xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao.

- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây Đinh mật.


3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp luận

Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh.

Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở trạng thái thảm thực vật rừng đã chọn, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, các mô hình đã được kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.4.2.1. Tính kế thừa

- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.

- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.

- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu.

3.4.2.2. Thu thập số liệu

Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô gọi là ô tiêu chuẩn (OTC) có tổng diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới như: H. Lamprecht (1969), Lâm Phúc Cố (1994, 1996), Lê Đồng Tấn (2003) tiến hành điều tra thành phần loài cây trên diện tích OTC 400 m2;


Trần Xuân Thiệp (1995), Phạm Ngọc Thường (2001) sử dụng OTC có diện tích từ 500 m2 trở lên.

* Đối với ô tiêu chuẩn tạm thời: Diện tích OTC: 1000 m2 (25 m x 40 m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.

- Phân bố: OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lại.

- Thu thập số liệu: Trong trạng thái lập 10 OTC theo phương pháp điển hình. Trong mỗi ô, thống kê các chỉ tiêu tầng cây gỗ như sau:

+ Đo đường kính với những cây gỗ có D1.3≥ 6 cm bằng thước kẹp kính hoặc thước đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính.

+ Đo chiều cao Hvn và Hdc bằng thước sào đo cao chia vạch đến 0,1 m.

+ Đo đường kính tán Dt theo hướng ĐT - NB sau đó lấy giá trị trung bình.

* Đối với ô thứ cấp:

Trong OTC, lập 5 ô thứ cấp 25 m2 (5 m x 5 m) trong đó 4 ô ở 4 góc và 1 ở giữa. Điều tra thống kê toàn bộ những cây tái sinh có D1.3< 6 cm vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:

- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định.

- Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.

- Chất lượng cây tái sinh:

+ Cây tốt: Là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh.

+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh chồi, hạt).


- Điều tra khoảng cách giữa các cây tái sinh: Trên OTC thứ cấp, chọn cây tái sinh bất kỳ, đo khoảng cách từ cây tái sinh đã chọn đến cây tái sinh gần nhất bằng thước dây với độ chính xác đến cm. Mỗi trạng thái phục hồi đo 30 khoảng cách, kết quả ghi vào phiếu điều tra khoảng cách cây tái sinh.

Hình 3 1 Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thứ cấp thu thập số liệu ô dạng 1

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thứ cấp thu thập số liệu ô dạng bản được bố trí trong OTC

3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Tổ thành tầng cây gỗ

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức:

IVi (%) = (Ni% + Gi%)/2 (3-1)


Trong đó:

IVi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i. Ni% là tỷ lệ phần trăm của loài thứ i:

Ai(%)

Ni

s

Ni

i1

x100

(3-2)

Trong đó: Ni là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:

Di(%)

Gi

s

Gi

i 1

x100

(3-3)

Trong đó: Gi là tiết diện thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

s

G (cm2 )

x Di


(3-4)

2

i 2

i1

Với: Di là đường kính 1.3 m (D1.3) của cây thứ i; s là số loài trong quần hợp Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về

mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.

- Tổ thành cây tái sinh

Xác địnhmsố cây trung bình theo loài dựa vào công thức:

ni

n i 1

m

(3-5)

Trong đó:

- n là số cây trung bình theo loài.

- m là tổng số loài điều tra được.

- ni là số lượng cá thể loài i.

- Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:



n%j

n j

m

n i i1


.100


(3-6)

Trong đó:

- j =1,2...

- m là số thứ tự loài. Nếu:

- n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành.

- n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.

Hệ số tổ thành:

Ki


ni 10 N


(3-7)

Trong đó:

- Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i.

- ni: Số lượng cá thể loài i.

- N: Tổng số cá thể điều tra.

- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh

Từ trước đến nay khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: Chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ số Simpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh (McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick (Magurran, 1988). Trong đề tài, chúng tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài):


Trong đó:


s

H '

i 1

niln ni

N N

(3-8)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023