Phân Loại Và Đặc Điểm Giống Chó Phú Quốc Việt Nam


Theo Đào Văn Tiến (1985) chó Phú Quốc (Canis dingo) có nguồn gốc của chó Dingo ở Châu Úc, nhưng hiện nay có lẽ đã tuyệt chủng [5]. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Oskarsson năm 2012 cho thấy chó hoang Dingo Úc và chó Polynesia có nguồn gốc từ chó ở Châu Á du nhập vào, nên chó hoang Dingo không thể là tổ tiên của chó Phú Quốc[11]. Tác giả Yvonne Kekkonen với trang web “Thai Ridgeback dog” có đề cập đến chó Phú Quốc, đã mô tả chó Thái Ridgeback có liên hệ đến chó Phú Quốc, tác giả còn giới thiệu một hình của Mersmann chụp một chó bắt từ đảo Phú Quốc và đang được nuôi tại Hà Lan [77]. Khi so sánh hai giống chó Phú Quốc và chó xoáy Thái cho thấy chưa có ý kiến thống nhất giống chó nào có nguồn gốc tổ tiên tổ tiên [66].

Chó Phú Quốc có tầm vóc trung bình, dễ nuôi, thích hợp cho vùng nông thôn, sông nước. Các đặc điểm chính của chó Phú Quốc khác biệt với các giống chó khác: đầu chó nhỏ phù hợp với sọ dài, tai nhỏ và đứng, mõm đen, mắt nâu. Thân hình thon nhỏ và ngực nở, bụng thon, đặc biệt là chó đực. Bốn chân chó khỏe, các bắp thịt nổi rõ, duỗi thẳng khi đứng và bàn chân có màng phát triển. Đuôi với lông ngắn vót, thường xuyên ở tư thế cong với độ cong từ ¼ đến ¾ vòng tròn.

Về màu lông, chó Phú Quốc có nhiều màu sắc khác nhau như: đen, nâu, vàng, vện, xám và các màu khác. Nhưng màu phổ biến nhất là đen và vàng chiếm đến 60%. Kiểu lông thẳng chiếm trên 98%. Một đặc điểm khác rất đặc trưng cho chó Phú Quốc được mọi người lưu ý là xoáy trên lưng. Xoáy lưng rất đa dạng và đối xứng theo đường giữa, các dạng thường thấy có thể là hình kiếm, mũi tên, yên ngựa, đàn violon [1]

Tính cấp thiết của nghiên cứu này: như đã nêu trên, chó Phú Quốc có nhiều đặc tính tốt nên được rất nhiều người tìm mua, nhưng hiện khó đánh giá đúng giống Phú Quốc. Đa phần người mua đều chỉ căn cứ vào kiểu hình xoáy lưng để quyết định chọn giống chó Phú Quốc, trong khi không phải chó Phú Quốc nào cũng có xoáy lưng. Ngoài ra, để góp phần tạo nên một giống có các đặc điểm tốt như vậy là do các cấu trúc cơ thể học giúp giống chó Phú Quốc


phát huy được các đặc tính của mình như thông minh, nhanh nhẹn khi săn bắt, chịu được điều kiện sống khó khăn… Vì vậy, việc nghiên cứu toàn bộ các đặc điểm cấu trúc hình thái của giống chó Phú Quốc để xây dựng nên bộ tiêu chuẩn hình thái nhằm nhận dạng nhanh và đúng giống chó Phú Quốc là điều quan trọng và cần thiết không những cho những người mua mà còn cho các người nuôi và bảo tồn giống chó Phú Quốc.

2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung: Có được bộ tiêu chuẩn hình thái nhận dạng nhanh và chính xác chó Phú Quốc để phục vụ công tác chọn lọc và bảo tồn giống.

Mục tiêu cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn hình thái nhận dạng chó Phú Quốc dựa trên số liệu các chiều đo.

- Xác định được bản chất di truyền của tính trạng xoáy lưng chó Phú

Quốc.

3. Những đóng góp mới của đề tài

- Lần đầu tiên có bộ tiêu chuẩn hình thái chó Phú Quốc giúp nhận dạng nhanh và chính xác giống này.

- Công trình đầu tiên xác định được sự liên quan giữa kiểu gen và kiểu xoáy lưng trên giống chó Phú Quốc.

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Cung cấp dữ liệu các kích thước cơ bản của chó Phú Quốc, góp phần chuẩn hóa việc chọn lọc chó Phú Quốc qua đánh giá hình thái (so với đánh giá, chọn lọc bằng cảm tính hiện nay).

Cung cấp số liệu khoa học xác định kiểu gen liên quan đến tính trạng xoáy lưng đặc trưng của chó Phú Quốc, góp phần vào công tác bảo tồn loài trong quá trình lai tạo.


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chó sinh ra tại đảo Phú Quốc và chó tại các trại nhân giống chó giống Phú Quốc ở các vùng khác nhưng có nguồn gốc rõ ràng bố và mẹ đều từ đảo Phú Quốc.

Nghiên cứu này khảo sát một số chỉ tiêu hình thái của 175 cá thể chó Phú Quốc (96 cá thể đực, 79 cá thể cái) tại huyện đảo Phú Quốc và tại Tp. HCM cùng các vùng lân cận, nơi tập trung các trại nuôi và nhân giống chó Phú Quốc. Trong số đó, 32 cá thể không có xoáy ở lưng và 143 cá thể có xoáy ở lưng.

Phân tích vùng gen R quy định tính trạng xoáy lưng trên 15 cá thể chó Phú Quốc có xoáy và không có xoáy (bố mẹ đều có xoáy) trên đảo Phú Quốc so sánh cùng 3 cá thể chó cỏ tại TP. Hồ Chí Minh.


Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ TÀI

1.1. Phân loại và đặc điểm giống chó Phú Quốc Việt Nam

1.1.1. Phân loại :

Trong hệ thống phân loại sinh giới, chó Phú Quốc có vị trí phân loại như sau: Giới: Động vật (Animalia).

Phân giới: Động vật đa bào (Metazoa). Ngành: Có dây sống (Chordata)

Phân ngành: Động vật có xương sống (Vertebrata). Lớp: Động vật có vú (Mammalia).

Bộ: Ăn thịt (Carnivora). Họ: Chó (Canidae).

Phân họ: Chó (Caniae).

Giống: Chó (Canis Linnaeus, 1758).

Loài: Chó (Canis lupus Linnaeus, 1758).

Phân loài: Chó nhà (Canis lupus familiaris Linnaeus, 1758).


Hình 1 1 Ảnh chó Phú Quốc Việt Nam hình ảnh nhóm nghiên cứu tự chụp tại 1


Hình 1.1 Ảnh chó Phú Quốc Việt Nam, hình ảnh nhóm nghiên cứu tự chụp tại Đảo Phú Quốc, Rạch Giá, Kiên Giang, Việt Nam.

1.1.2. Đặc điểm

Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc của Việt Nam. Đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là đa số cá thể trong đàn đều có các


xoáy lông ở trên sống lưng, là một trong ba dòng chó có xoáy lông trên lưng trên thế giới. Chó Phú Quốc là vốn quý với nhiều đặc tính nổi bậc mà những giống chó khác không có như: thông minh, nhanh nhẹn, có khả năng đi săn và giữ nhà tốt.

Chó Phú Quốc có tầm vóc trung bình, dễ nuôi, thích hợp cho vùng nông thôn, sông nước. Các đặc điểm chính của chó Phú Quốc khác biệt với các giống chó khác: Đầu chó nhỏ phù hợp với sọ dài, tai nhỏ và đứng, mõm đen, mắt nâu. Thân hình thon nhỏ và ngực nở, bụng thon, đặc biệt là chó đực. Bốn chân chó khỏe, các bắp thịt nổi rõ, duỗi thẳng khi đứng và bàn chân có màng phát triển. Đuôi với lông ngắn vót, thường xuyên ở tư thế cong với độ cong từ ½ đến ¼ vòng tròn.

Về màu lông, chó Phú Quốc có nhiều màu sắc khác nhau như: đen, nâu, vàng, vện, xám và các màu khác. Nhưng màu phổ biến nhất là đen và vàng chiếm đến 60%. Kiểu lông thẳng chiếm trên 98%. Một đặc điểm khác rất đặc trưng cho chó Phú Quốc được mọi người lưu ý là xoáy trên lưng. Xoáy lưng rất đa dạng và đối xứng theo đường giữa, các dạng thường thấy có thể là hình kim, mũi tên, lưng ngựa (yên ngựa), cây đàn, chiếc lá. Thống kê cho thấy tỉ lệ chó xoáy lưng chiếm 40% trong tổng số quần thể.


Hình 1.2 Các dạng xoáy lưng của chó Phú Quốc [1]


Đặc điểm sinh dục và sinh sản của chó Phú Quốc: kết quả điều tra cho thấy tháng lên giống của chó tập trung vào tháng 12 thay vì tháng 8 như các

7


giống chó địa phương thông thường khác. Khả năng sinh con của chó thuộc loại trung bình (4 con/lứa), nhưng khả năng nuôi sống đến cai sữa chiếm đến hơn 96%. Một trong những đặc tính khá quan trọng của chó Phú Quốc là đẻ hang chiếm trên 52% trong tổng số chó được khảo sát [1]. Các bệnh thường gặp ở chó Phú Quốc là bệnh đường ruột và ký sinh trùng. Ngoài ra bệnh dại cũng được tìm thấy khá phổ biến ở chó Phú Quốc [6]

1.1.3. Chó nhà và tầm quan trọng của chúng tại Việt Nam

Trên thế giới, nhận dạng và xác định giống chó đã được ứng dụng từ lâu trong thú y lâm sàng, bao gồm cả trong các thủ tục hành chính về xác nhận giống và những thông tin cần phải có từ người chủ nuôi về giống chó trong các chương trình chữa trị hay đánh giá sức khỏe, các chứng nhận về dịch bệnh trên chó nhà. Quá trình xác định giống chó Phú Quốc ở Việt Nam hiện này là khá mơ hồ và không rõ ràng nhất dẫn đến sự xuất hiện các giống chó lai hỗn hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Khó khăn nhất trong quá trình xác định giống là không thể xác định được cha mẹ của cá thể lai, khi đó quá trình xác định giống chủ yếu dựa trên các biểu hiện kiểu hình cơ bản.

Trong lịch sử cho thấy, giống chó là những cá thể chó trong một nhóm có cùng đặc tính hành vi tương tự nhau, ví dụ như săn bắt hay khả năng chăn gia súc, săn mùi, truy tìm dấu vết … Các cá thể trong nhóm không nhất thiết có cùng hình dạng vật lý giống nhau. Sự thay đổi về xác định giống chó từ thế kỷ 20 khi các hình dáng bên ngoài được sử dụng để đánh giá [98]

Quá trình nhân giống hiện tại có thể làm mất đi một số đặc tính hành vi của tổ tiên trước đó như trong một nghiên cứu ở Thụy Điển [98]. Các nghiên cứu về di truyền tiến hóa cho thấy có sự liên quan rất nhỏ giữa kiểu gen được biết và kiểu hình tập tính liên quan. Do đó việc xác định nguồn gốc các giống chó cho biết các thông tin giúp người nuôi suy nghĩ về các hướng lai tạo khác nhau từ giống ban đầu [59].

Trong nét văn hóa, tín ngưỡng - tâm linh của một số dân tộc Việt, chó là động vật thân thiết gắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng, con người nói

8


chung, những đức tính của chó được tôn vinh như trung thành, thông minh, quan tâm đến chủ... nó là bạn gần gũi của con người, chó canh gác nhà cửa cho con người, thậm chí có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo [8].

Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn, các vùng quanh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên…Ở mỗi vùng, hình thức thờ chó đá cũng khác nhau. Người Tày, Nùng một số nơi ở Lạng Sơn có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa trông nhà và trừ tà ma. Với người Dao, hình ảnh con chó được biểu hiện trên trang phục. Người Pa Cô trong tộc người Cơ tu còn kiêng giết thịt, coi con chó như vật tổ truyền. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó gốm về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí [3].

Hiện nay ở Việt Nam có 3 giống chó được xem là chó bản địa Việt Nam theo dân gian: Chó Bắc Hà, Chó Lài, Chó H’mông cộc đuôi và chó Phú Quốc:

- Chó Bắc Hà là giống chó quý có nguồn gốc từ Bắc Hà ( Lào Cai), được người H’mông nuôi để làm bạn, trông nhà, đi săn và bảo vệ chủ nhân. Người H’mông đã nuôi Bắc Hà từ hàng trăm năm nay để phục vụ cho các chuyến đi săn, trông coi nhà cửa. Các ghi chép lịch sử cho biết người dân tộc H’mông đã có mặt ở vùng Tây Bắc nước ta vào khoảng cuối thời Hậu Lê. Vì thế có thể khẳng định chó Bắc Hà đã xuất hiện tương đối sớm. Có thể là trùng với khoảng thời gian người H’mông di cư đến vùng Tây Bắc. Các chú chó Bắc Hà được xem như bạn, người trợ thủ của người dân địa phương trong các chuyến băng rừng nhiều ngày liên tục. Chó Bắc Hà rất thích hợp để huấn luyện làm chó săn vì chúng có thân hình săn chắc và dũng mãnh. Chó Bắc Hà mặc dù không sở hữu

9


ngoại hình quá cao lớn nhưng tỷ lệ cơ thể lại khá cân đối với các cơ săn chắc. Đặc biệt chúng sở hữu khả năng di chuyển nhanh và vô cùng linh hoạt trong điều kiện đồi núi. Bên cạnh đó là khả năng ghi nhớ tuyệt vời. Hơn thế chúng còn di chuyển rất nhanh nhẹn, linh hoạt, vô cùng thông minh và nhạy bén. Đây là giống chó bản địa đẹp, thông minh, tính kỉ luật cao và rất nghe lời chủ. Bản tính linh hoạt, phản xạ nhạy bén, có khả năng quan sát, bảo vệ và xử lý tất cả các tình huống bất ngờ xảy ra. Chó Bắc Hà còn được sử dụng trong việc chăn nuôi gia súc, huấn luyện làm chó nghiệp vụ trong quốc phòng, an ninh [7].

Hình 1 3 Chó Bắc Hà Việt Nam Chó H’mông cộc đuôi là giống chó được coi như 2

Hình 1.3 Chó Bắc Hà Việt Nam

- Chó H’mông cộc đuôi là giống chó được coi như báu vật của những người ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Chúng là giống chó săn cổ xưa được nhiều người biết đến với ngoại hình chắc nịch, cơ bắp săn chắc và chiếc đuôi cộc là đặc điểm nhận diện. Chó H’mông cộc đuôi có hình dáng rất giống loài sói, vô cùng dũng mãnh, chắc nịch, đầy cơ bắp. Một con trưởng thành có chiều dài khoảng 45 – 55 cm, nặng từ 15 – 25 kg. Với hình thể trung bình như vậy nên vừa có thể đi săn, vừa giữ nhà rất tốt. Loài chó này có lưng thẳng, rộng và dài với một vết lõm ở sống lưng và bả vai vô cùng săn chắc. Hệ cơ phát triển thích

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí