Thực Trạng Về Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Năm 2016

xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất Y nhận giá trị bằng 1. Nói cách khác mô hình xem xét tác động của X tới kỳ vọng của Y.

Ảnh hưởng của Xk đến xác suất pi như sau:


pi=

exp(Xiβ)

βk

=

pi (1- pi) βk

∂ Xk

(1+ exp (Xiβ))2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Áp dụng trong bài xác định khả năng sai phạm báo cáo tài chính.

Mô hình logistic để nhận diện sai phạm báo cáo tài chính ngành bất động sản Việt Nam - với các biến đã trình bày ở trên, có dạng như sau:

M = β0 + β1(DSRI) + β2(GMI) + β3(AQI) + β4(SGI) + β5(DEPI) + β6(SGAI)

+ β7(LVGI) + β8(TATA) + β9DA + β10Size (1)

Sau khi thành lập mô hình (1), ta tiến hành ước lượng mô hình bằng phần mềm Eview 6 để xác định những biến có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 10%.

Bước 2: Xây dựng mô hình M-score phù hợp dựa trên dữ liệu ngành Bất động sản năm 2013 – 2015.

Kết thúc bước 1, ta có những biến ảnh hưởng đến xác suất sai phạm ngành bất động sản Việt Nam, đưa các biến này với mô hình mới, mô hình (2). Sau đó ước lượng mô hình (2) để kiểm tra về độ giải thích của các biến trong mô hình.

Bước 3: Ước lượng ngưỡng giá trị phù hợp để phân loại các công ty sai phạm báo cáo tài chính đồng thời xác định tính chính xác của mô hình qua dữ liệu ngành Bất động sản năm 2016.

Sau bước 2, việc cần làm là xác định giá trị ngưỡng phù hợp để phân loại báo cáo tài chính chưa kiểm toán vào các nhóm có sai phạm và không sai phạm. Công ty có M nằm trong ngưỡng này được nhận diện là sai phạm. Đồng thời trong bước này ta kiểm tra về tính chính xác của mô hình với số liệu năm 2016.

Với Mi (Giá trị M ở quan sát thứ i) > Giá trị phân loại M-score tại một ngưỡng phân loại xác định ta đánh dấu doanh nghiệp thứ i có khả năng gian lận. Các kết quả có thể có khi so sánh kết quả từ mô hình với kết quả kiểm toán là:

- Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dự báo đúng.

- Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm

dự báo đúng.

- Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm dự báo sai: nhận diện nhầm sai phạm.

- Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dự báo sai: nhận diện thiếu sai phạm.

Độ chính xác của mô hình sẽ tính bằng tổng số dự báo đúng trên tổng số quan sát. Các dự báo sai sẽ tùy trường hợp mà có ảnh hưởng đến người sử dụng báo cáo tài chính.



Kết quả kiểm toán

Có sai phạm

Không sai phạm


Dự báo


Có sai phạm

Dự báo đúng có sai phạm


(1)

Dự báo sai có sai phạm (Sai lầm loại 1)

(2)


Không sai phạm

Dự báo sai không có sai phạm

(Sai lầm loại 2)

(3)


Dự báo đúng không sai phạm


(4)

Độ chính xác của dự báo


1/(1+3)


2/(2+4)

Tổng độ chính xác

(1+4)/tổng số quan sát

Bảng 2.4 Bảng kiểm tra mức độ chính xác của mô hình

Sau khi kiểm tra độ chính xác của mô hình tại tất cả các ngưỡng, ta thống kê và chọn ngưỡng có độ chính xác cao nhất. Đây là kết quả cuối cùng của mô hình. Đồng thời với cách kiểm tra này, ta cũng xác định được tính chính xác của mô hình với dữ liệu 2016.

Chương 3

GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM


3.1. Thực trạng về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016

Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được; Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế.

Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao; chính vì vậy, Thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại.

Ngày 28/11/2016, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ra đời ngành Chứng khoán. Sau 20 năm, Việt Nam đã xây dựng được một thị trường chứng khoán vận hành suôn sẻ, gồm các Sở GDCK (HSX và HNX), với trên 1.000 doanh nghiệp đại chúng đưa cổ phiếu vào giao dịch tập trung, quy mô vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên 70 tỉ USD, thu hút 1,6 triệu nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong suốt hai thập kỷ qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã huy động trên 2 triệu tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển doanh nghiệp và đất nước. Khoảng 4.000 doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá công khai cổ phần ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài có tác động mạnh mẽ chưa từng thấy. Đó là các sự kiện rất ít nhà đầu tư nghĩ tới khả năng xảy ra, như: sự kiện thị trường chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 01/4, sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 24/6, kết

quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 09/11. Hầu hết các sự kiện này đều tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam và dẫn đến hoạt động bán tháo, dù chỉ là những biến động từ bên ngoài. Ngày 24.6, VN-Index có lúc đã sụt giảm 5,47%, ngày 09/11 giảm sâu nhất 3%. Tuy nhiên, do nền tảng của thị trường vẫn tốt nên đã phục hồi ngay sau đó.

Ngày 01/11/2016, Thông tư số 115/2016/TT-BTC chính thức có hiệu lực. Theo đó, chỉ sau khoảng 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trường UPCoM. Như vậy, con đường từ hậu IPO đến sàn chứng khoán đã được rút ngắn rất nhiều so với mức 90 ngày như đã quy định trước đây.

Cùng với việc cải tiến về thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian lên sàn chứng khoán, các chế tài cưỡng chế đối với việc chậm trễ lên sàn chứng khoán hậu IPO đã được sửa đổi theo hướng nghiêm khắc hơn. Khung phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông, đến tính minh bạch trong hoạt động và quản trị của công ty đại chúng tăng cao trong đó cao nhất là phạt tiền 400 triệu đồng đối với hành vi “chậm lên sàn” trên 12 tháng.

Ngày 24/10/2016, chỉ số VNX-Allshare đã chính thức vận hành và là chỉ số cơ sở đầu tiên kết nối 2 sàn niêm yết hiện nay (HOSE và HNX). Đây là một trong những dấu mốc quan trọng trên con đường hợp nhất 2 Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.

Việc ra đời chỉ số chung VNX-Allshare được giới đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao, bởi từ trước đến nay, 2 Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam vận hành những bộ chỉ số độc lập. Tuy nhiên, việc hợp nhất 2 Sở Giao dịch chứng khoán vẫn đang chờ quyết định chính thức của Chính phủ. Việc hợp nhất 2 Sở thành Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ giúp thị trường được tổ chức thống nhất, nâng quy mô vốn hóa toàn thị trường niêm yết tại Việt Nam và là một trong những yếu tố thuận lợi trên con đường nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ mức cận biên lên mới nổi.

Ngày 12/12/2016, phiên chào bán cạnh tranh 9% cổ phần của Nhà nước do Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện chủ sở hữu tại CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã CK: VNM-HOSE) đã diễn ra tại Sở GDCK Tp.HCM. Theo đó, 78.378.300 cổ phần VNM, tương đương 60% số lượng cổ phần chào bán, đã được bán cho 2 nhà đầu tư nước ngoài với giá bán

144.000 đồng/cổ phần và giúp Nhà nước thu về 11.286,5 tỉ đồng sau khi bán 5,4% cổ phần tại Vinamilk. Mặc dù khối lượng bán không như kỳ vọng nhưng với mức giá giao dịch đạt 144.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 7,7% giá đóng cửa của

ngày chào bán, thương vụ thoái vốn đợt 1 của SCIC tại Vinamilk được xem là một thương vụ tiêu biểu của năm 2016.

Việc thành công trong bán vốn tại Vinamilk lần này chính thức “mở hàng” cho một loạt các hoạt động thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp lớn mà SCIC đang nắm giữ, đồng thời khai mở một con đường cho quá trình bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn và có mức ảnh hưởng nhất định tới thị trường trong năm 2017.

Tiếp sau Vinamilk, các tập đoàn tổng công ty nhà nước như Sabeco, Habeco, Vinatex… đã và đang đưa cổ phiếu vào sàn chứng khoán nhằm thoái vốn một cách công khai minh bạch và hiệu quả.

Trong năm 2016, cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC (Faros) không chỉ thu hút sự chú ý của giới truyền thông Việt Nam, mà còn gây tò mò với cả giới truyền thông tài chính quốc tế như The Wall Street Journal. Chỉ cần gò cụm từ “cổ phiếu ROS”, Google lập tức cho ra tới 290.000 kết quả chỉ trong 0,34 giây với hàng loạt thông tin, bình luận về cổ phiếu này. Thành lập từ năm 2011 với số vốn điều lệ khoảng 1,5 tỷ đồng, sau 5 năm, vốn điều lệ của ROS đã tăng lên mức

4.300 tỷ đồng. Kể từ khi niêm yết, cổ phiếu ROS đã tăng từ mức 12.600 đồng/CP ngày 01/9 lên mức 126.000 đồng/CP vào ngày 25/11 - gấp 10 lần chỉ trong vòng 3 tháng lên sàn, đưa cổ phiếu này vào TOP 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 16/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Trần Hữu Tiệp cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh. Ngày 19/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Hữu Tiệp – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (mã CK: MTM-UPCoM).

Trước đó, ngày 20/6/2016, Sở GDCK Hà Nội (HNX) ra quyết định buộc 31 triệu cổ phiếu MTM phải tạm ngừng giao dịch tại sàn UPCoM với lý do để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Tại thời điểm bị tạm ngưng, cổ phiếu MTM chỉ còn 2.600 đồng/cp, mất đến 80% giá trị so với lúc mới chính thức lên sàn.

Với sự việc MTM, thị trường lần đầu tiên được chứng kiến một dạng rủi ro mới xuất hiện, đó là khả năng lừa đảo có chủ đích khi đưa một doanh nghiệp không còn hoạt động, tài sản không có thật lên sàn chứng khoán, lợi dụng những quy định thông thoáng, nhằm trục lợi.

Rủi ro này đã đặt ra vấn đề giám sát tốt hơn đối với sàn UPCoM, nhất là khi sự tăng trưởng của thị trường này đang rất nhanh. Sau 7 năm hoạt động, tính đến

16/12/2016, UPCoM có 394 doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo giá trị vốn hóa của thị trường UPCoM có thể lên tới gần 13 tỷ USD, dự kiến sẽ gấp đôi so với thị trường niêm yết của HNX hiện nay (khoảng 7 tỷ USD).

Ngày 16/3/2016, HNX và VSD tổ chức công bố mô hình và kế hoạch phát triển hệ thống giao dịch và bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh.

Mở đường bằng Nghị định 42/2015/NĐ-CP, tiếp đó được chi tiết hóa bằng Thông tư 11/2016/TT-BTC, khung pháp lý cho TTCK phái sinh cơ bản được hoàn thiện. Tính tới cuối năm 2016, các khâu chuẩn bị về cơ bản đã được hoàn thiện, sẵn sàng cho cho TTCK phái sinh chính thức vận hành vào năm 2017.

Sự hiện diện của thị trường chứng khoán phái sinh được xem như một dấu ấn quan trọng trong lộ trình hoàn thiện cấu trúc của TTCK Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ cấu hàng hóa trên thị trường tài chính và giúp hỗ trợ đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày một nhiều đối với các sản phẩm tài chính bậc cao.

Thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) năm 2016 liên tiếp lập nhiều kỷ lục ấn tượng: Thị trường sơ cấp ghi nhận mức huy động kỷ lục với con số lên tới 281 nghìn tỉ đồng. Do nhu cầu thị trường, kế hoạch huy động cả năm được thay đổi tới 2 lần, từ mức 220 ban đầu, lên 250 và 281 nghìn tỉ đồng. Chưa bao giờ như năm nay, chỉ tính tới giữa tháng 9, huy động TPCP sơ cấp đã hoàn thành kế hoạch năm đã điều chỉnh (250 nghìn tỉ đồng).

Một thành công khác của thị trường TPCP trong năm 2016 là việc kỳ hạn huy động TPCP trên thị trường sơ cấp liên tiếp được kéo dài. Tính tới thời điểm cuối năm 2016, kỳ hạn vay bình quân TPCP trong năm đạt 8,27 năm, nâng kỳ hạn bình quân của cả danh mục TPCP đạt 5,63 năm (cao hơn 1,19 năm so với kỳ hạn bình quân danh mục TPCP đến cuối năm 2015 là 4,44 năm). Cùng với việc lãi suất huy động giảm mạnh (có thời điểm kỳ hạn 5 năm về dưới mốc 5%/năm, giảm tới 175 điểm cơ bản so với cùng kỳ, từ 6,65% xuống 4,9%/năm), khi kỳ hạn vay kéo dài có ý nghĩa rất lớn đối với việc tái cơ cấu kỳ hạn nợ của Chính phủ theo hướng kéo dài thời gian trả nợ, giảm bớt áp lực lên “đỉnh” nợ ngắn hạn và chi phí huy động vốn.

Năm 2016, cũng là năm ghi nhận sự sôi động của thị trường TPCP thứ cấp. Chưa năm nào, tổng lượng giao dịch TPCP đạt con số khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và giá trị bình quân phiên đạt trên 6.200 tỷ đồng/phiên. Cùng với đó, lượng giao dịch repo đã chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều, một minh chứng cho thấy thị trường đã có sự phát triển mạnh theo chiều sâu.

Nới rộng tỷ lệ đầu tư tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đại chúng của Việt Nam là chính sách được chờ đợi nhiều nhất, bàn thảo nhiều nhất và kỳ vọng nhiều nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, hơn 1 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định những điểm mới về tư duy nới room, nhưng thực tế, số doanh nghiệp thực thi việc này còn quá ít. Điểm khó nhất trong triển khai Nghị định nới room lại chính nằm ở Luật Đầu tư khi quy định, các doanh nghiệp có sở hữu trên 51% vốn ngoại sẽ được “đối xử” như nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp gặp khó với quy định về tỷ lệ 51% này khi họ buộc phải cân nhắc, nếu nới room và nhà đầu tư ngoại mua đến quá bán cổ phiếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ trở thành pháp nhân nước ngoài.

Thực tế, các doanh nghiệp niêm yết phải cân nhắc việc nới room và những quy định tại Luật Đầu tư vì quy định hiện hành trên thị trường chứng khoán cho phép khối ngoại mua đến 49% vốn của doanh nghiệp. Ngưỡng 49% và 51% cách nhau quá nhỏ, nhưng địa vị pháp lý của doanh nghiệp lại có sự khác biệt lớn, bởi nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nhà đầu tư nước ngoài, nhiều thủ tục liên quan như về thuế, về đầu tư, về tín dụng… sẽ phải thực hiện theo quy định của nhà đầu tư nước ngoài.

3.2. Thực trạng về chênh lệch thông tin trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Từ trước đến nay, BCTC doanh nghiệp, dù đã kiểm toán hay chưa, luôn là một trong những thông tin quan trọng và tin cậy để nhà đầu tư phân tích, đánh giá cổ phiếu và ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng chênh lệch về lợi nhuận giữa báo cáo tài chính trước và sau khi kiểm toán lại khá phổ biến. Việc doanh nghiệp đang từ lãi nhiều thành lãi ít, đang từ lãi thành lỗ đã làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp, vào thị trường chứng khoán, nhất là khi hiện tượng này gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nhận xét, báo cáo tài chính ở nước ngoài ít khi sai sót, nhưng đã sai thì thường là những vấn đề rất lớn. Ở Việt Nam thì khác, đọc báo cáo tài chính, giới chuyên môn có thể phát hiện rất nhiều chỗ sai nhỏ, và tổng hợp lại trong một báo cáo tài chính, thì có thể lại là lớn.

Sau đây là một số trường hợp thực tế về chênh lệch thông tin trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3.2.1. Thực trạng trong nước

- Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán năm 2008

Sau khi trang web Stox.vn thống kê về sai lệch giữa báo cáo tài chính năm 2008 chưa kiểm toán với báo cáo đã kiểm toán thì nhà đầu tư đều giật mình xem xét lại. Trong 357 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn, ít nhất 194 doanh nghiệp có sự chênh lệch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trước và sau khi kiểm toán, trong đó 47 doanh nghiệp có sự chênh lệch trên 50%. Chẳng hạn, FPC công bố lỗ 44,4 tỷ đồng, nhưng sau khi kiểm toán thì lỗ 83,2 tỷ đồng. Tương tự, TPC từ lỗ 51 tỷ đồng thành lỗ 61,6 tỷ đồng; KDC từ lãi 142,3 tỷ đồng thành lỗ 60,6 tỷ đồng; NVC từ lãi 0,5 tỷ đồng thành lỗ 44,4 tỷ đồng; MPC từ lãi 4 tỷ đồng thành lỗ 38,1 tỷ đồng; NKD từ lãi hơn 38 tỷ đồng thành lãi chưa đầy 1 tỷ đồng; NTL từ lãi 98,7 tỷ đồng về 61,8 tỷ đồng; SJS từ lãi 175,1 tỷ đồng về 118,8 tỷ đồng...

- Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012

Năm 2010 số lượng tổng công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là 428 công ty trong đó theo chỉ tiêu lợi nhuận có đến 197 công ty chiếm tỷ lệ 45% có lợi nhuận giảm sau kiểm toán so với trước kiểm toán. Qua năm 2011 số lượng công ty đã có sự nhảy vọt đáng kể, tổng số công ty trên thị trường chứng khoán đã là 628 công ty và số lượng công ty có lợi nhuận sau kiểm toán giảm so với trước kiểm toán đạt mốc 311 công ty với tỷ lệ là 50%. Năm 2012 số lượng công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng lên 652 công ty trong đó theo chỉ tiêu lợi nhuận có khoảng 314 công ty có lợi nhuận sau kiểm toán giảm so với trước kiểm toán chiếm tỷ lệ 48%. Có thể nhận thấy rằng qua 3 năm từ 2010 đến năm 2012 tỷ lệ các công ty có sự thay đổi về lợi nhuận sau kiểm toán so với trước kiểm toán luôn xấp xỉ 50%. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam cần có nhiều biện pháp hơn nữa để hạn chế hoặc giảm bớt mức tỷ lệ này.

- Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán năm 2014

Tính đến hết ngày 25/03/2015, có 330 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2014 đầy đủ, trong đó có tới 196 đơn vị có số liệu chênh lệch so với trước kiểm toán, tức chiếm tới 59%, trong đó, một số doanh nghiệp đang lãi chuyển thành lỗ hoặc đang lỗ chuyển thành lãi. Chẳng hạn như:

Cty Than Đèo Nai (HNX: TDN) sau kiểm toán 2014 công ty đột ngột chuyển từ lỗ 14.4 tỷ đồng sang lãi hơn 28 tỷ đồng. Theo lý giải của TDN cho việc lỗ trước kiểm toán do năm 2014, các loại thuế, phí tăng trong kỳ (thuế tài nguyên tăng 2%, tiền cấp quyền khai thác…) làm chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa tổ chức nghiệm thu chi phí năm 2014 cho Công ty, do vậy Tập đoàn chưa bổ sung khoản chi phí nói trên. Nếu được Tập đoàn bổ sung chi phí, Công ty đảm bảo đạt lợi nhuận năm 2014 theo kế hoạch. Bởi thế, TDN có lý do phù hợp để giải trình cho việc chênh lệch lớn sau kiểm toán vì tại thời gian đó TKV chưa tổ chức

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí