Như vậy: sau khi xử lý mẫu đặc cao theo tiêu chuẩn t, hàm lượng Au, Ag, Pb có độ lệch tiêu chuẩn |tE| đều lớn hơn 3, riêng Zn có |tA| và |tE| đều >3, không thoả mãn phân bố chuẩn, cần cải tạo về dạng loga chuẩn.
+ Kiểm tra luật phân bố loga chuẩn: kết quả tính thống kê ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Đặc trưng thống kê logarit hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn thân quặng QTZ3
số lượng mẫu | Hàm lượng | Quân phương sai () | Tiêu chuẩn | ||||
Min | Max | TB | tA | tE | |||
Au (g/T) | 252 | -0,96 | 1,68 | 0,62 | 0,56 | 0,16 | 2,32 |
Ag (g/T) | -1,00 | 1,99 | 0,37 | 0,78 | 0,77 | 2,49 | |
Pb (%) | -3,22 | 0,9 | -1,2 | 1,15 | 0,45 | 2,05 | |
Zn (%) | -3,40 | -0,07 | -2,02 | 0,76 | 1,02 | 3,39 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Mô Hình
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Phương Pháp Đánh Giá Tài Nguyên, Trữ Lượng
- Ví Dụ Mặt Cắt Địa Chất Tuyến Aa’, Bb’, Cc’ Tq Bđmq
- Bảng Kết Quả Khảo Sát Variogram Theo Phương 335 0 Tq Bđmq
- Giao Diện Mô Hình Block (Ví Dụ Cho Thân Quặng Bđmq)
- A. Kết Quả Nội Suy Hàm Lượng Au Thân Quặng Bđmq Hình 3.44B. Chỉ Dẫn
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Qua bảng 3.14 cho thấy hàm lượng Au có độ lệch tiêu chuẩn |tA|<3 và độ nhọn tiêu chuẩn |tE|<3, đường cong phân bố cân đối (hình 3.12, gần giống hình chuông) cho phép nhận định hàm lượng Au thân quặng QTZ3 tuân theo luật phân bố loga chuẩn. Hàm lượng Ag, Pb cũng tương tự (hình 3.13, 3.14), riêng hàm lượng Zn có |tE|=3,39>3; song độ lệch không nhiều, cũng có thể quy nạp về phân bố loga chuẩn (hình 3.15).
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố hàm lượng Au TQ QTZ3 theo luật phân bố loga chuẩn
Hình.3.13. Biểu đồ phân bố hàm lượng Ag TQ QTZ3 theo luật phân bố loga chuẩn
Hình.3.14. Biểu đồ phân bố hàm lượng Pb TQ QTZ3 theo luật phân bố loga chuẩn
+ Hàm phân bố
Hình.3.15. Biểu đồ phân bố hàm lượng Zn TQ QTZ3
Hàm mật độ f(x) phân bố hàm lượng Au theo loga chuẩn có dạng:
f x1e
lg x 0,622 2.0,32
(3.3)
0,56. 2.
Hàm phân bố hàm lượng Au theo loga chuẩn có dạng:
F ( ≤ x ) =
1 lg x 0,622
0,56. 2.
1
x
x
e 2.0,32 dx
o
(3.4)
+ Đánh giá các thông số địa chất
^ 2
* Giá trị trung bình được tính theo công thức 2.7 ta có
m 100,62.2,7182,65.0,56
9,57g / T ;
* Quân phương sai tính theo công thức giản lược 2.8 ta có
(102.0,62.2,7185,3.0,56^ 2 (2,7185,3.0,56^ 2 1))0,5 48,5 ;
* Hệ số biến thiên tính theo công thức 2.9 như sau:
V 2,7185,3.0,56^ 2 1.100% 206 %
Bảng 3.15. Bảng thống kê hàm lượng Au thân quặng QTZ3 theo mô hình hàm phân bố log chuẩn
Hàm lượng (g/T) | Quân phương sai () | HS biến thiên (V%) | |||
Min | Max | TB | |||
Au | 0,11 | 48 | 9,57 | 48,5 | 206 |
Kết quả tính toán hàm lượng Au so với kết quả tính trong Báo cáo kết quả thăm dò của Lê Văn Hải và nnk (năm 2010) trung bình theo mẫu đơn Au=10,35g/T sai lệch là -0,87g/T (tương ứng 7,5%).
Nhận xét: kết quả nghiên cứu bằng mô hình toán thống kê một chiều cho thấy hàm lượng Au và các nguyên tố đi kèm trong các thân quặng khu Đăk Sa tuân theo phân bố loga chuẩn; phù hợp với quy luật phân bố hàm lượng khoáng sản quý, hiếm.
b. Mô hình thống kê hai chiều
Luận án đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa các thành phần có ích đi kèm với Au. Cụ thể cho từng thân quặng như sau:
- Thân quặng BĐMQ
Kết quả tính hệ số tương quan cặp được trình bày tại bảng 3.16:
Bảng 3.16. Bảng hệ số tương quan cặp giữa Au với các nguyên tố đi kèm trong thân quặng BĐMQ
Au | Ag | Pb | Zn | |
Au | 1 | |||
Ag | 0,72 | 1 | ||
Pb | 0,59 | 0,87 | 1 | |
Zn | 0,56 | 0,76 | 0,84 | 1 |
Từ bảng trên cho thấy hàm lượng Au có quan hệ tương quan thuận chặt chẽ với Ag, Pb và Zn. Ngoài ra, còn có tương quan thuận rất chặt chẽ giữa Ag với Pb và Ag với Zn, giữa Pb với Zn. Kết quả này khá phù hợp với tổ hợp cộng sinh khoáng vật thạch anh - sulfua đa kim - vàng tại vùng nghiên cứu.
Trường thể hiện mối quan hệ tương quan được thể hiện ở các hình từ
3.16 đến 3.21:
Hình 3.16. Trường và đường hồi quy mối quan hệ tương quan giữa Au và Ag, TQ BĐMQ
Hàm tương quan (hồi quy): Ag = 0,91Au + 0,073
Hình 3.18. Trường và đường hồi quy mối quan hệ tương quan giữa Au và Zn, TQ BĐMQ
Zn = 1,03Au + 1,83
Hình 3.20. Trườngvàđườnghồiquymốiquan hệtươngquangiữa Agvà Zn, TQBĐMQ
Zn = 1,11Ag + 1,73
Hình 3.17. Trườngvàđườnghồiquymốiquan hệtươngquangiữa Auvà Pb, TQBĐMQ
Pb = 1,02Au + 1,65
Hình 3.19. Trường và đường hồi quy mối quan hệ tương quan giữa Ag và Pb, TQ BĐMQ
Pb = 1,21Ag + 1,61
Hình 3.21. Trườngvàđườnghồiquymốiquan hệtươngquangiữa Pbvà Zn, TQBĐMQ
Zn = 0,89Pb + 0,26
- Thân quặng QTZ3
Kết quả tính tương quan cặp được dẫn ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Bảng hệ số tương quan cặp giữa Au với các nguyên tố đi
kèm TQ QTZ3
Au | Ag | Pb | Zn | |
Au | 1 | |||
Ag | 0,60 | 1 | ||
Pb | 0,52 | 0,90 | 1 | |
Zn | 0,28 | 0,55 | 0,56 | 1 |
Nhận xét: kết quả tính toán hệ số tương quan cặp cho thấy Au tương quan thuận chặt chẽ với Ag, Pb, kém chặt chẽ với Zn; Ag tương quan rất chặt chẽ với Pb và tương quan chặt chẽ với Zn; Pb tương quan chặt chẽ với Zn.
Như vậy, tuy giữa Au với các nguyên tố đi kèm có tương quan thuận song có sự khác nhau ít nhiều so với thân quặng BĐMQ.
Trường thể hiện mối quan hệ tương quan (hình 3.22, 3.23, 3.24):
Hình 3.22. Trườngvàđườnghồiquymốiquan hệtươngquangiữa Auvà Ag, TQQTZ3
Ag = 1,297Au + 3,668
Hình 3.23. Trường và đường hồi quy mối quan hệ tương quan giữa Au và Pb, TQ QTZ3
Pb = 0,0101Au + 0,033
Hình 3.24. Trường và đường hồi quy mối quan hệ tương quan giữa Ag và Pb, TQ QTZ3
Pb = 0,008Ag + 0,0018.
NCS đã xây dựng các hàm hồi quy từ các mối quan hệ tương quan nêu trên. Nhận xét chung: về cơ bản, vàng và các nguyên tố đi kèm (Ag, Pb và
Zn) có tương quan thuận khá chặt chẽ, song mối quan hệ đó có sự khác nhau ít nhiều giữa hai thân quặng. Bước đầu có thể sử dụng các hàm hồi quy (như đã xây dựng) để dự báo tài nguyên các nguyên tố đi kèm trong vùng nghiên cứu.
3.1.2.4. Mô hình hàm cấu trúc γ(h)
Mô hình Variogram γ(h) được khảo sát bằng phầm mềm chuyên dụng Surpac 5.1 theo các bước sau: Xác định phương vị hướng dốc quặng hoá (dip direction); góc dốc thân quặng (plane dip); gia số góc (angular increment); góc quét (spread); bước khảo sát (lag); chiều dài tối đa tuyến khảo sát (maximum distance) (hình 3.25).
Bước khảo sát
Góc giới hạn
Phương vị
Góc quét
Số lượng mẫu tham gia tính toán
Dung sai bước khảo sát
Hình 3.25 Các yếu tố phương vị, góc quét, bước khảo sát, góc giới hạn để khảo sát Variogram “Nguồn: Surpac minex 5.1 2013” [37]
Để tính toán, đặc biệt là chọn mô hình hàm cấu trúc, Luận án đã thực hiện nhiều phương án và chọn phương án sát thực nhất (số lượng điểm quan sát lớn nhất có thể, tính hợp lý với thực tế và đặc biệt góp phần đánh giá tài nguyên, trữ lượng bằng Kriging có sai số nhỏ nhất).
Cụ thể cho 2 thân quặng đủ dữ liệu tính toán như sau:
- Thân quặng BĐMQ
Xuất phát từ phương 2900 với góc quét là 450; phương tiếp theo là 2900±450 cho đến phương 1100 (29001800). NCS tiến hành khảo sát một nửa (½) bán cầu (tương đương với 5 phương), bán cầu còn lại có giá trị tương tự. Trong Luận án trình bày 4 phương chính là các phương 2900, 3350, 200, 650 (phương 2900 có giá trị tương tự phương 1100) . Các giá trị đầu vào là các giá trị đã được chuyển sang giá trị lg(x). Kết quả thể hiện từ bảng 3.18 đến 3.22, hình từ 3.26 đến 3.30.
Hình 3.26. Giao diện màn hình thể hiện thông số đầu vào khảo sát Variogram, ví dụ phương xuất phát 2900 TQ BĐMQ
Bảng 3.18. Bảng kết quả khảo sát Variogram theo phương 2900 TQ BĐMQ
Hình 3.27. Giao diện màn hình kết quả khảo sát Variogram theo phương 2900 TQ BĐMQ
Trên biểu đồ ta thấy đường ziczắc màu đen là đường Variogram thực nghiệm, đường màu đỏ là đường Variogram đã mô hình hoá theo mô hình cầu.