Bảng 3.27. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát Variogram thân quặng QTZ3
Mô tả cấu trúc | Mô hình hàm cấu trúc | |||
Hiệu ứng tự sinh | Trần (kể cả nhiệu ứng tự sinh) | Kích thước đới ảnh hưởng (m) | ||
280 | 0,15 | 0,81 | 50 | 3 (h) 0,15 0,66(1,5 h 0,5 h ) khi h≤ 50 50 503 = 0,15+0,66=0,81 khi h>50 |
325 | 0,16 | 0,103 | 55 | 3 (h) 0,16 0,87(1,5 h 0,5 h ) khi h≤ 55 55 553 = 0,16+0,87=1,03 khi h>55 |
10 | 0,01 | 0,72 | 70 | 3 (h) 0,01 0,71(1,5 h 0,5 h ) khi h≤ 70 70 703 = 0,01+0,71 =0,72 khi h>70 |
55 | 0,15 | 1,12 | 55 | 3 (h) 0,15 0,97(1,5 h 0,5 h ) khi h≤ 55 55 553 = 0,15+0,97=1,12 khi h>55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ví Dụ Mặt Cắt Địa Chất Tuyến Aa’, Bb’, Cc’ Tq Bđmq
- Biểu Đồ Phân Bố Hàm Lượng Au Tq Qtz3 Theo Luật Phân Bố Loga Chuẩn
- Bảng Kết Quả Khảo Sát Variogram Theo Phương 335 0 Tq Bđmq
- A. Kết Quả Nội Suy Hàm Lượng Au Thân Quặng Bđmq Hình 3.44B. Chỉ Dẫn
- Cơ Sở Định Hướng Mạng Lưới Thăm Dò Vàng Gốc Vùng Nghiên Cứu
- Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 19
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Thân quặng QTZ3: các hàm cấu trúc đều có hiệu ứng tự sinh và mô hình cầu, thể hiện biến đổi đặc biệt không đồng đều, phức tạp nhất theo phương tây bắc - đông nam; đơn giản hơn theo phương đông bắc - tây nam gần trùng với đường phương thân quặng; có biểu hiện của biến đổi cục bộ, hiệu ứng hố và có dị hướng yếu (chỉ số dị hướng 1,4); kích thước ảnh hưởng thân quặng theo hướng dốc trong phạm vi 50-55m; theo đường phương 55- 70m; có thể sử dụng mô hình cầu để xác định kích thước đới ảnh hưởng, kích thước vi khối, thực hiện phương pháp Kriging cho tính trữ lượng, tài nguyên.
Từ kết quả khảo sát các Variogram thân quặng BĐMQ và QTZ3 cho phép rút ra đặc điểm quặng hoá Au trong các thân quặng như sau:
- Hàm lượng Au trong thân quặng BĐMQ thể hiện tính dị hướng không rõ ràng, với hệ số dị hướng Idh=1,17 (Elipsoid có trục kéo dài theo phương 200, trục ngắn phương 2900). Thân quặng QTZ3 có tính dị hướng yếu với hệ số dị
hướng Idh=1,4 (Elipsoid có trục kéo dài phương 100, trục ngắn phương 2800); song có thể xem như đẳng hướng.
- Cường độ quặng hoá trong các thân quặng tương đối cao. Thân quặng BĐMQ có cường độ quặng hoá cao hơn thân quặng QTZ3 với hệ số chuyển đổi đường cầu dao động từ 0,49 đến 0,75; thân quặng QTZ3 có hệ số chuyển đổi đường cầu dao động lớn hơn từ 0,66 đến 0,97.
- Thân quặng BĐMQ có hiệu ứng tự sinh cao (Co thay đổi từ 0,28 đến 0,53), thân QTZ3 có hiệu ứng tự sinh thấp hơn (Co thay đổi từ 0,01 đến 0,16). Vàng tự sinh và hàm lượng Au đặc cao trong thân quặng BĐMQ lớn hơn trong thân quặng QTZ3; phù hợp với quặng hoá tại các thân quặng nghiên cứu. Quặng dạng ổ, dạng vi mạch, dạng lấp đầy các khe nứt trong thạch anh.
- Tất cả các Variogram đều có biểu hiện hiệu ứng hố và biến đổi cục bộ, chỉ rõ quặng hoá vàng ở Đăk Sa có ít nhất 2 giai đoạn tạo quặng, phù hợp với kết quả phân tích mẫu khoáng tướng.
3.1.3. Đánh giá trữ lượng và tài nguyên xác định
Hàm cấu trúc có nhiệm vụ quan trọng để tính trữ lượng và tài nguyên bằng Kriging: Để thực hiện nhiệm vụ này, phải thành lập các elipsoid. Các elipsoid được lập dựa vào kết quả khai thác mô hình hàm cấu trúc. Từ kết quả khảo sát các mô hình (h) cho phép xác định kích thước đới ảnh hưởng theo các trục, cụ thể cho hai thân quặng như sau:
+ Thân quặng BĐMQ
Trục chính (major-axis) gần trùng với đường phương thân quặng (20÷2000) là 70m, trục phụ (semi major-axis) gần trùng với phương vị hướng dốc (290÷1100) là 60m, trục ngắn (minor-axis) trùng với chiều dày thân quặng (hình 3.35).
+ Thân quặng QTZ3
Trục chính (major-axis) gần trùng với đường phương thân quặng (10÷1900) là 70m, trục phụ (semi major-axis) gần trùng với phương vị hướng dốc (280÷1000) là 50m, trục ngắn nhất (minor-axis) trùng với chiều dày thân quặng (hình 3.36).
Hình 3.35. Elipsoid nội suy hàm lượng Au thân quặng BĐMQ
Hình 3.36. Elipsoid nội suy hàm lượng Au thân quặng QTZ3
Như đã trình bày ở mục 2.2.4, có rất nhiều phương pháp đánh giá tài nguyên xác định. Trong Luận án NCS sử dụng phương pháp Kriging, nghịch đảo khoảng cách và tham khảo kết quả tính trữ lượng bằng phương pháp khối địa chất của Lê Văn Hải và nnk 2010.
3.1.3.1. Phương pháp Kriging
a. Lựa chọn phương pháp Kriging
Để nội suy hàm lượng vàng và các nguyên tố có ích đi kèm, có một số phương pháp Kriging, song Kriging thông dụng được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt trong đánh giá trữ lượng và tài nguyên bởi những lý do: thực tế không có sai số cho đánh giá toàn bộ đối tượng nghiên cứu (thân quặng) không có nghĩa là không có sai số cục bộ, nhất là hàm lượng Au tại các diện tích nghiên cứu có hiệu ứng tự sinh, biến đổi cục bộ, có tính dị hướng khu vực. Khi đánh giá bằng Kriging thông dụng, đã tuân thủ điều kiện i=1 (đảm bảo không có sai số hệ thống), sẽ khảo sát được tính cục bộ; thêm vào đó Kriging thông dụng dựa trên giả thuyết hàm ngẫu nhiên ổn định (dừng) thực sự và do vậy đã loại bỏ được yếu tố sai số toàn thân quặng.
b. Cơ sở nội suy Kriging là kết quả khảo sát Variogram thân quặng BĐMQ và QTZ3. Các bước nội suy Kriging như sau:
- Tạo khối lớn (Block) chứa toàn bộ thân quặng hình 3.37.
Hình 3.37. Giao diện mô hình Block (ví dụ cho thân quặng BĐMQ)
- Phân chia thân quặng thành các vi khối (subblocks) để tiến hành nội suy hàm lượng cho từng vi khối (hình 3.38).
Hình 3.38. Thân quặng BĐMQ được phân thành các vi khối (subblocks)
- Để xác định kích thước vi khối phù hợp, NCS tiến hành thử nghiệm cho các phương án có kích thước giảm theo cấp số (1/2)H có làm tròn, trong đó 1m, 2m là chiều cao vi khối phù hợp với chiều dài mẫu là 1m và bội số của chiều dài mẫu: 25x15x2m; 10x6x2m; 10x6x1m; 5x3x2m.
- Tài liệu để so sánh kích thước vi khối: tài liệu chi tiết hoá trong quá trình khai thác thân quặng BĐMQ từ khối 1-122 đến khối 8-122. Trong đó, khối 6- 122 được lấy thêm trên 500 mẫu rãnh trong quá trình khai thác, đây là tài liệu bổ sung quý giá. Vì vậy, NCS đã lấy số liệu của khối 6-122 để so sánh với các phương pháp lựa chọn kích thước vi khối hợp lý.
Hình 3.39a. Giao diện thể hiện sơ đồ chi tiết hoá trong quá trình khai thác khối 6-122
Hình 3.39b. Sơ đồ khối 6-122
Bảng 3.28. Kết quả tính trữ lượng theo kích thước vi khối khác nhau
Kích thước vi khối | Hàm lượng TB Au (g/T) | Trữ lượng | ||
Quặng (tấn) | Kim loại Au (kg) | |||
6-122 | 25x15x2 | 19,42 | 40.112 | 777,247 |
10x6x2 | 20,07 | 38.653 | 775,765 | |
10x6x1 | 20,10 | 38.669 | 778,975 | |
5x3x2 | 20,08 | 38.540 | 773,883 |
Bảng 3.29. Trữ lượng khối 6-122 (chi tiết hoá trong quá trình khai thác)
Trữ lượng | ||
Quặng (tấn) | Kim loại Au (kg) | |
19,96 | 39.492 | 788,12 |
Bảng 3.30. So sánh kết quả tính trữ lượng theo các phương án kích thước vi khối với kết quả chi tiết hoá trong quá trình khai thác khối 6-122
Kích thước vi khối | Sai khác so với khối 6-122 (%) | |||
Hàm lượng (g/T) | Trữ lượng | |||
Quặng (tấn) | Kim loại Au (kg) | |||
6-122 | 25x15x2 | -2,71 | 1,57 | -1,38 |
10x6x2 | +0,55 | -2,12 | -1,57 | |
10x6x1 | +0,70 | -2,08 | -1,16 | |
5x3x2 | +0,60 | -2,41 | -1,81 |
Ghi chú: + là tăng; - là giảm so với khối khai thác.
Từ bảng 3.28, 3.29 và 3.30 cho thấy phương án thí nghiệm với kích thước vi khối (10x6x1) có sai số trữ lượng kim loại và hàm lượng Au là nhỏ nhất. Kết quả tính toán cho phép lựa chọn phương án kích thước vi khối tối ưu trên để tiến hành nội suy hàm lượng cho thân quặng BĐMQ và QTZ3.
Kết quả đánh giá tài nguyên, trữ lượng bằng phương pháp Kriging cho toàn bộ thân quặng được thể hiện ở hình 3.40, 3.41, 3.42 (a, b), 3.43 (a, b) và bảng 3.31.
Hình 3.40. Giao diện thông số nội suy Kriging thân quặng BĐMQ
Hình 3.41. Giao diện thông số nội suy Kriging thân quặng QTZ3
Hình 3.42a. Giao diện kết quả nội suy Kriging thân quặng BĐMQ
Hình 3.42b. Chỉ dẫn
Hình 3.43a. Giao diện kết quả nội suy Kriging thân quặng QTZ3
Hình 3.43b. Chỉ đẫn
Bảng 3.31. Bảng kết quả tính trữ lượng và tài nguyên Au thân quặng BĐMQ và QTZ3 bằng phương pháp Kriging
Cấp trữ lượng và tài nguyên | Trữ lượng và tài nguyên quặng (tấn) | Hàm lượng TB Au (g/T) | Trữ lượng và tài nguyên Au (kg) | |
BĐMQ | 122 | 213.824 | 14,61 | 3.124 |
333 | 244.434 | 9,99 | 2.442 | |
Cộng | 458.258 | 5.566 | ||
QTZ3 | 122 | 232.334 | 7,81 | 1.815 |
333 | 1.029.614 | 7,07 | 7.279 | |
Cộng | 1.261.948 | 9.094 |
3.1.3.2. Phương pháp trọng số nghịch đảo khoảng cách
Kết quả khảo sát Variogram cho thấy, thân quặng BĐMQ dị hướng yếu, hệ số dị hướng 1,17; thân QTZ3 có hệ số dị hướng 1,4. Tuy nhiên, kích thước đới ảnh hưởng theo các phương khác nhau hơn kém nhau không nhiều, có thể xem hai thân quặng gần như là đẳng hướng.
Nội suy hàm lượng Au bằng trọng số nghịch đảo khoảng cách gồm các bước sau: tạo thuộc tính cho vi khối (subblock); chọn bán kính nội suy; chọn số mũ để nội suy.