Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Phương Pháp Đánh Giá Tài Nguyên, Trữ Lượng


2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng được phân ra làm 4 nhóm:

2.3.3.1. Hình dạng, kích thước, thế nằm thân quặng

- Hình dạng: thân quặng đơn giản (mạch, vỉa) chủ đạo là phương pháp khối địa chất, mặt cắt địa chất; thân quặng có hình dạng phức tạp là phương pháp Kriging, đường đẳng trị, thân quặng biến đổi là phương pháp Kriging.

- Kích thước thân quặng đóng vai trò thứ yếu, thân quặng lớn sử dụng phương pháp mặt cắt địa chất, khối địa chất, Kriging; thân quặng có kích thước nhỏ, số lượng công trình đủ lớn áp dụng phương pháp Kriging, thân quặng bé thường được sử dụng phương pháp hình đa giác, tam giác, mặt cắt, đường đẳng trị.

- Thế nằm: thân quặng có thế nằm thoải ổn định theo đường phương và hướng dốc, thường sử dụng phương pháp khối địa chất, mặt cắt địa chất, nghịch đảo khoảng cách, Kriging; thân quặng không ổn định theo đường phương và hướng dốc, sử dụng phương pháp Kriging; hình tam giác, đa giác. Thân quặng có thế nằm dốc thường sử dụng phương pháp khối địa chất (chiếu đứng), mặt cắt, Kriging.

2.3.3.2. Sự phân bố các thành phần bên trong thân quặng

Yếu tố thành phần bên trong thân quặng ảnh hưởng đến việc xác định giá trị trung bình trong các khối trữ lượng, tính đẳng hướng, dị hướng trong không gian. Khi cần tính trữ lượng riêng cho từng loại quặng, hình tam giác, đa giác; nghịch đảo khoảng cách đặc biệt là phương pháp Kriging có ưu điểm hơn các phương pháp khác.

2.3.3.3. Hệ thống thăm dò

Trong các yếu tố lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng khoáng sản, mạng lưới thăm dò đóng vai trò khá quan trọng.


- Mạng lưới thăm dò bố trí theo tuyến mà khoảng cách giữa các công trình trên tuyến ngắn hơn nhiều khoảng cách tuyến thì sử dụng phương pháp mặt cắt, Kriging để đánh giá là hợp lý hơn cả.

- Thăm dò bằng các công trình lò, giếng (sử dụng vào khai thác) truy đuổi liên tục thân quặng theo đường phương và theo hướng dốc, khi các công trình khống chế hết chiều dày thân quặng và bố trí theo từng tầng khai thác, hợp lý nhất là sử dụng phương pháp khối khai thác, Kriging; khi các công trình thăm dò không khống chế hết chiều dày thân quặng mà phải dùng lò cúp thì sử dụng phương pháp mặt cắt kết hợp khối khai thác, Kriging.

- Thăm dò theo mạng lưới hình chữ nhật hoặc hình vuông thường sử dụng phương pháp mặt cắt địa chất, khối địa chất và Kriging.

- Thăm dò không theo mạng lưới hình học nhất định, sử dụng phương pháp khối đa giác, khối tam giác, trọng số nghịch đảo khoảng cách, Kriging.

- Trường hợp phần trên thân quặng thăm dò bằng công trình khai đào. Các tầng dưới được thăm dò bằng các lỗ khoan thì tuỳ theo cách bố trí, để tính trữ lượng thường sử dụng phương pháp mặt cắt, khối địa chất và Kriging.

Mối quan hệ giữa nhóm mỏ, hệ thống thăm dò và lựa chọn phương pháp tính trữ lượng (mặt cắt, khối địa chất, khối khai thác) đã được A. P. Prokofev (1952) phân tích khá chi tiết [3]. Phần lớn các phương pháp tính trữ lượng được ông chia ra chủ yếu tính toán thủ công; kết hợp các phương pháp tính toán với sự trợ giúp của máy tính. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế trong thăm dò khoáng sản rắn ở Việt Nam, tham khảo tài liệu nghiên cứu của các nhà địa chất Nga (Liên Xô cũ), NCS đưa ra bảng lựa chọn phương pháp tính trữ lượng và nhóm mỏ thăm dò (bảng 2.3).


Bảng 2.3. Mối liên hệ giữa lựa chọn phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng với nhóm mỏ thăm dò



Nhóm mỏ

Dạng công trình thăm dò và mạng lưới bố trí công

trình thăm dò

Phương pháp tính trữ lượng

Mặt cắt

Khối địa chất

Khối khai thác

Nghịch đảo khoảng cách


Kriging


I

Thăm dò bằng các lỗ khoan:

a. Theo tuyến

b. Theo mạng lưới hình học


+

+


-

+


--

-


+

+


+

+


Thăm dò bằng các







lỗ khoan:







a. Theo tuyến

+

-

--

+

+


b. Theo mạng lưới hình học

+

+

-

+

+

II

Thăm dò bằng các công trình khai







đào theo các tầng:







c. Không phân khối khai thác

+

+

--

-

+


d. Phân khối khai thác

-

+

+

-

+


Thăm dò bằng các







công trình khai







đào theo các tầng:







a. Không phân khối khai thác

+

+

--

-

+


III

b. Phân khối khai thác

-

+

+

-

+


Thăm dò bằng các







lỗ khoan:







c. Theo tuyến

+

-

--

+

+


d. Theo mạng lưới hình học

+

+

-

+

+


Thăm dò bằng các


+

-






công trình khai






đào theo các tầng:





IV

a. Không phân khối khai thác

+

--

-

+


b. Phân khối khai thác

+

+

-

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Ghi chú: + áp dụng; - có thể áp dụng; -- không nên/không thể áp dụng


2.3.3.4. Hệ thống khai thác

Hệ thống khai thác nhìn chung không ảnh hưởng đến kết quả tính trữ lượng và tài nguyên. Tuy nhiên, khi tính đòi hỏi các nhà địa chất thăm dò phải chọn phương pháp tính nhằm phù hợp điều kiện khai thác dự kiến để có thể cho trữ lượng theo đơn vị khai thác (khối, tầng, cánh); nếu không, khi lên kế hoạch khai thác các nhà địa chất mỏ sẽ phải tính lại trữ lượng. Để giải quyết vấn đề này phương pháp khối khai thác, nghịch đảo khoảng cách, đặc biệt là phương pháp Kriging đáp ứng được yêu cầu do thực tế khai thác mỏ đòi hỏi.

Nhận xét: bằng phân tích ở trên và kết quả tổng hợp ở bảng 2.3 cho phép rút ra kết luận: phương pháp mặt cắt địa chất và phương pháp khối địa chất có thể áp dụng cho cả 4 nhóm mỏ thăm dò. Tuy nhiên, phương pháp mặt cắt địa chất đòi hỏi việc bố trí mạng lưới thăm dò theo tuyến mà trong nhiều trường hợp khó thực hiện ở thực tế, kết quả tính toán thiếu chính xác khi khoảng cách giữa hai tuyến lớn, hình dạng thân quặng biến đổi nhiều. Phương pháp khối địa chất không phụ thuộc vào cách thức bố trí công trình thăm dò, song không thuận lợi cho thân quặng có cấu trúc phức tạp nhiều khi khó khăn trong khoanh nối để đảm bảo ba tính đồng nhất trong khối tính tài nguyên, trữ lượng. Phương pháp nghịch đảo khoảng cách có thể áp dụng khi mạng lưới thăm dò thưa hơn kích thước đới ảnh hưởng và thân quặng đẳng hướng. Phương pháp Kriging hầu như khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp khác, đặc biệt khi có số lượng công trình thăm dò đủ lớn và khoảng cách giữa các công trình nhỏ hơn kích thước đới ảnh hưởng. Phương pháp này còn rất tiện ích cho sử dụng tài liệu trong quy hoạch thăm dò, khai thác mỏ, luận giải tương quan tài nguyên/trữ lượng với hàm lượng.

2.3.4. Lựa chọn quy trình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc

Kết quả nghiên cứu mô hình hoá thân quặng và lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng nêu trên cho phép rút ra quy trình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn như hình 2.11.


Hình 2.11. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG Au GỐC VÙNG PHƯỚC SƠN


Đối tượng nghiên cứu (TQ)


Tiếp cận tài liệu liên quan đã có


Xây dựng CSDL ĐC-KS

Biểu bảng

Bản đồ, biểu đồ trong GIS


Mô hình hoá thân quặng

Mô hình dạng mặt cắt địa chất liên hợp

Mô hình hình học mỏ (đẳng trụ)

Mô hình toán thống kê

Mô hình hàm cấu trúc [(h)]

Xác định các [(h)] thực nghiệm theo các hướng

Lựa chọn kích thước ảnh hưởng, tính đẳng hướng, dị hướng

Lựa chọn kích thước các vi khối, elipsoid


Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng và tài nguyên (Kriging, Khối địa chất, Nghịch đảo khoảng cách, ...)



Kết quả


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản vàng gốc vùng nghiên cứu

Để thuận tiện và hiện đại hoá công tác nghiên cứu, đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn, NCS tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản (CSDL) dạng bảng biểu để áp dụng phần mềm Surpac và cơ sở dữ liệu trong (GIS) để quản trị bản đồ số.

3.1.1.1. Cơ sở dữ liệu dạng bảng biểu

Luận án đã tiến hành xây dựng các bảng dữ liệu bao gồm: dữ liệu địa hình mỏ, dữ liệu lỗ khoan (toạ độ lỗ khoan, địa tầng khoan, kết quả phân tích mẫu, phương vị khoan, v.v.). Các bảng dữ liệu được xây dựng theo mô hình quan hệ (hình 3.1):


Hình 3 1 Mô hình quan hệ Nguồn Surpac 5 1 2013 37 a Dữ liệu địa hình khu 3

Hình 3.1. Mô hình quan hệ “Nguồn: Surpac 5.1 2013” [37]


a. Dữ liệu địa hình khu mỏ: kết quả đo toạ độ, độ cao các điểm đo chi tiết, cho phép xây dựng tệp điểm chi tiết trên excell, từ tệp điểm chi tiết nhập (import) vào phần mềm để thành lập bề mặt địa hình mỏ (chitiet.csv), bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng điểm đo chi tiết (chitiet.csv)

STT

Y

X

Z

1

1708369.376

790400.002

670

2

1708371.856

790406.442

670

3

1708373.556

790409.963

670


b. Dữ liệu lỗ khoan: Dữ liệu lỗ khoan được xây dựng theo các bảng: toạ độ lỗ khoan (bảng 3.2), phương vị lỗ khoan (bảng 3.3), địa tầng lỗ khoan (bảng 3.4), kết quả phân tích mẫu khoan (bảng 3.5). Bảng toạ độ lỗ khoan gồm có các trường: tên lỗ khoan (hole_id), toạ độ (x, y), độ cao miệng lỗ khoan (z), độ sâu (max_depth); kiểu khoan (hole_path) (thẳng đứng, xiên hay cong); địa tầng lỗ khoan gồm: tên lỗ khoan, từ (from), đến (to), chiều dài địa tầng; kết quả phân tích mẫu hoá gồm: tên lỗ khoan, chiều dài mẫu từ, đến, hàm lượng Au, Ag, Pb và Zn, v.v.

Bảng 3.2. Bảng toạ độ lỗ khoan (collar.csv)


Bảng 3 3 Bảng phương vị lỗ khoan survey csv Bảng 3 4 Bảng địa tầng lỗ 4

Bảng 3.3. Bảng phương vị lỗ khoan (survey.csv)


Bảng 3 4 Bảng địa tầng lỗ khoan lithology csv Lưu ý từ bảng 3 4 ta có thể 5

Bảng 3.4. Bảng địa tầng lỗ khoan (lithology.csv)


Lưu ý từ bảng 3 4 ta có thể phân chia địa tầng lỗ khoan thành lớp phủ đá 6

Lưu ý từ bảng 3.4 ta có thể phân chia địa tầng lỗ khoan thành: lớp phủ, đá vách, thân quặng, đá trụ và lớp kẹp. Như vậy, từ một lỗ khoan ban đầu ta đã phân chia thành nhiều đoạn khoan có thuộc tính khác nhau.


Bảng 3.5. Bảng kết quả phân tích mẫu khoan (sample.csv)


Từ cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản cho phép cập nhật thống kê mô 7

Từ cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản cho phép cập nhật, thống kê, mô hình hoá, khai thác tính toán trữ lượng và tài nguyên thuận tiện cho công tác thăm dò mở rộng và khai thác mỏ.

3.1.1.2. Cơ sở dữ liệu trong GIS

Xây dựng CSDL trong GIS nhằm quản trị các lớp thông tin trên Mapinfo, Autocad. Tất cả các bản vẽ gồm: bản đồ địa hình, sơ đồ bố trí công trình, bản đồ kiến tạo, bản đồ địa chất vùng, bản đồ địa chất mỏ, các mặt cắt địa chất, v.v, được số hoá và quản trị trong các phần mềm Autocad và Mapinfo. Từ các lớp thông tin chuyên đề dạng số tiến hành chồng xếp tạo lập bản đồ theo các mục đích khác nhau, phục vụ công tác quản trị dữ liệu, phân vùng triển vọng làm cơ sở đánh giá tài nguyên, trữ lượng.

3.1.2. Mô hình hoá các đặc trưng quặng hoá

3.1.2.1. Mô hình mặt cắt địa chất

Mô hình mặt cắt địa chất cho phép nhận thức hình dạng, kích thước, mối quan hệ quặng hoá với đá vây quanh.

Khu Đăk Sa thăm dò phi tuyến, tuy nhiên vẫn có thể lập các mặt cắt địa chất theo 2 phương khác nhau (hệ thống tuyến vuông góc với đường phương và song song với đường phương), chiếu các lỗ khoan phân bố gần tuyến lên mặt cắt (trên hình 3.2 là ví dụ về kết quả lập mặt cắt địa chất theo tuyến AA’, BB’ và CC’đã lựa chọn) cho thân quặng BĐMQ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022