Giá Trị Văn Hóa Trong Ời Sống Vật Ch T


cách ăn mặc song cả hai nhóm dao này đều cho rằng Dao tiền là anh, Dao quần chẹt là em.

Theo người Dao Nga Hoàng (bà Bàn Thị Linh – 65 tuổi ở xã Vĩnh Tiền huyện Thanh Sơn) kể lại rằng: khi di cư từ Trung Quốc về Việt Nam nhóm Dao Tiền đi theo thuyền của bà Đặng Thị Hành – vai chị nên được làm anh chị phải sống ở vùng núi cao, còn người Dao quần chẹt đi theo thuyền của ông Bàn Văn Hội là em của bà Đặng Thị Hành nên làm em và được ở vùng núi thấp hơn. Anh em không được lấy nhau vì thế nên hai nhóm dao này không được lấy nhau. Hơn nữa trong phong tục cưới xin, hôn nhân, gia đình của hai nhóm Dao này có sự khác nhau quá lớn nên trai gái khó có thể chấp nhận kết duyên với nhau đến suốt cuộc đời.

Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả đi trước như nhóm tác giả TS. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng: “Người Dao ở Việt Nam nói chung và người Dao di cư vào Phú Thọ nói riêng ở nhiều thời điểm khác nhau, chủ yếu là do ở Trung Quốc khó khăn trong việc làm ăn, lại bị phong kiến đàn áp nên họ đã di cư thành từng nhóm hoặc từng gia đình. Việc lấy bà Đặng Thị Hành, ông Bàn Văn Hội, Triệu Thông làm Thành Hoàng cũng với tổ chức Tết Nhảy vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm người Dao ở các tỉnh khác về Yên Lập làm lễ tổ đã chứng minh một điều rằng Phú Thọ là mảnh đất đầu tiên người Dao đặt chân khi di cư tới Việt Nam” 10.

Qua những nghiên cứu ban đầu cũng như sự tiếp xúc trực tiếp trong quá trình điền dã và quá trình sinh sống tại Hà Giang một tỉnh cũng tập trung nhiều người Dao và các dân tộc thiểu số, tác giả có thể thấy rằng, người Dao ở Phú Thọ và người Dao ở Hà Giang có sự khác nhau trong lối sống, phong tục tập quán, sinh kế và nhiều điểm khác nhau trong nhân sinh quan. Cùng một nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chẹt tuy nhiên có thể do sự giao lưu văn hóa trong quá trình sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác nhau khiến văn hóa của nhóm Dao ở hai khu vực này có rất nhiều nét khác nhau. Những nét khác nhau này làm nên đặc trưng của từng nhóm ở


10. Lịch sử hình thành và phát triển của người Dao ở tỉnh Phú Thọ -


các khu vực khác nhau, giúp các nhà nghiên cứu nhận diện và phân biệt các nhóm Dao này, đồng thời khi muốn khai thác tiềm năng văn hóa hay các giá trị từ người Dao có thể căn cứ vào đó để tìm ra chiến lược khai thác hiệu quả lâu dài. Bởi lẽ những đặc điểm này qua thời gian sẽ tạo nên những nét khác biệt làm nên dấu ấn mang đặc trưng khu vực, điều mà các nhà nghiên cứu hướng tới, tìm tòi.

2.2. Giá trị văn hóa trong ời sống vật ch t

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Đời sống vật chất chính là phần hiện hữu rõ nét về văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt của các tộc người nói chung và người Dao nói riêng. Trong quá trình sinh hoạt, canh tác, ứng phó với môi trường tự nhiên, xã hội đã tạo nên nét đặc sắc cho mỗi dân tộc khác nhau. Đối với người Dao những hoạt động sản xuất kinh tế có thể chỉ là sinh kế, mang tính thực tế, mưu sinh, nhưng đối với khách du lịch đây lại là nghệ thuật và đối với nhiều tộc người khác cũng vậy. Nếu như trồng ngô trên núi đá, gieo hạt vào hốc đá như người Mông chỉ là sinh kế do địa hình, tự nhiên ở nơi họ sinh sống khắc nghiệt họ phải canh tác để mưu sinh, nhưng chính những điều đó lại làm nên sự thu hút với khách du lịch, họ thấy rằng việc canh tác trên núi đá thực sự là nghệ thuật, trong con mắt khách du lịch những hoạt động này thực sự thú vị. Hay như với đồng bào dân tộc thiểu việc trồng lúa nước trên địa hình núi cao rất khó khăn nên họ đã biết cách làm ruộng bậc thang để giữ nước và hoạt động này đã tạo nên những cảnh quan thu hút khách du lịch, hay như để dẫn nước vào ruộng người Thái tạo ra hệ thống mương – phai – lái – lin và đối với khách du lịch thì đây là một nét đẹp, thể hiện cả sự thông minh và tính nghệ thuât của người Thái.

Do đó để phát triển du lịch ngoài việc nghiên cứu về văn hóa thì nghiên cứu về hoạt động kinh tế cũng là một phần không thể thiếu và đó cũng là nền tảng để nghiên cứu về văn hóa.

Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 7

2.2.1. Trong sản xuất

Trong sản xuất có thể thấy, do điều kiện tự nhiên ở khu vực khá thuận lợi, tuy là vừng núi núi cao của tỉnh Phú Thọ tuy nhiên so với các khu vực khác người Dao sinh sống như Hà Giang thì điều kiện tự nhiên ở đây vẫn là thuận lợi hơn,


người Dao ở Phú Thọ chủ yếu làm nghề nông, trồng lúa nước, trồng các loại hoa màu, chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo, chăn nuôi gia cầm để lấy thức ăn, chăn nuôi một số loại thủy sản như cá, tôm, người dao còn có tục đi rừng kiếm thức ăn, kiếm củi và săn bắn các loại thú rừng. Nên có thể thấy trong đời sống sản xuất họ dựa vào thiên nhiên rất nhiều. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn, từ cây cối, cỏ hoa đến rừng núi, muôn loài, do đó tín ngưỡng thờ đa thần của người Dao cũng chính vì thế mà rất phát triển.

Trong sản xuất thì trồng lúa nước vẫn là nghề chính của người Dao, người Dao canh tác trên các đồng ruộng khá bằng phẳng, do trồng lúa nước nên người Dao thường sống ở các vùng nhiều suối, khe nước nhằm có nước sinh hoạt và canh tác. Nếu ở Hà Giang người Dao và các dân tộc khác canh tác khoảng 4 vụ một năm với suy nghĩ là không cho đất nghỉ nhằm tận dụng tối đa sức sản xuất của đất trồng, thì ở Phú Thọ người Dao bị ảnh hưởng tập quán sinh hoạt của người Kinh, người Mường, họ chỉ canh tác 2 vụ là Xuân và vụ Mùa, thay vào việc tận dụng tối đa nguồn đất thì với sự tiếp thu khoa học kĩ thuật, họ tập trung vào nâng cao chất lượng lúa, tăng năng xuất cây trồng, cải tạo đất cho đất thời gian nghỉ, trong thời gian đó họ dùng các biện pháp kĩ thuật cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất, để có kết quả tốt hơn trong vụ sau. Vào tháng 12 âm lịch họ sửa mương, tháo nước vào ruộng, chờ ăn tết xong làm mạ xuân. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, cấy lùa và thu hoạch vào tháng 5. Vụ mùa, cấy vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, thu hoạch vào khoảng tháng 9 tháng 10. Họ biết sử dụng các loại máy công nghiệp, các loại phân bón để tăng năng xuất lao động. Bên cạnh đó người Dao ở đây đã biết trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc, hưởng ứng các phong trào về bảo vệ môi trường. Còn với đồng bào người Dao Hà Giang do thời tiết khắc nghiệt, cộng thêm phần canh tác còn khá thô sơ, địa hình chủ yếu núi cao nên người Dao ở đây phải tận dụng nguồn nước, sản xuất chủ yếu trên rộng bậc thang, hệ thống mương màng cũng vì thế phát triển hơn, họ cũng sử dụng tre làm hệ hống dẫn nước vào đồng ruộng, để giữ nước họ đào ruộng theo hệ thống, từng bậc nối tiếp nhau. Kĩ thuật canh tác còn hạn chế nên họ cố gắng sản xuất nhiều vụ mới có thể đủ lương thực.. Trong quá


trình khai thác tự nhiên người Dao ở Phú Thọ có phần bớt phụ thuộc vào tự nhiên thay vào đó là việc sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm tạo ra năng xuất cao hơn trong sản xuất. Người Dao cũng vì thế có những thay đổi đáng kể cho trong nhận thức về tự nhiên và về vai trò của con người trong tự nhiên. Tuy có nhiều nét thay đổi nhưng người Dao vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình. Người Dao ở Phú Thọ với tín ngưỡng thờ thần, sùng bái tự nhiên họ quan niệm cây lúa cũng có 2 phần, phần hồn và phần xác như con người và rừng cũng vậy, lúa và rừng là 2 thần được người Dao coi là hai thần quan trọng nhất có lẽ do trong quá trình sinh sống họ nhận ra tầm quan trọng của lúa và rừng trong cuộc sống. Có lẽ đây cũng chính là một quan niệm sinh ra từ tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt và nhiều cư dân Á Đông khác.

Thần lúa được người Dao rất coi trọng, người Dao cho rằng cúng thần lúa sẽ mang lại mùa mang tươi tốt, 1 phần hồn lúa đi sẽ mang 10 phần hồn lúa về, người Dao cúng hồn thần lúa vào dịp đầu xuân năm mới, lễ cúng thần lúa và quan niệm về thần lúa của người Dao mang đậm dấu ấn của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện mong muốn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cho đời sống người Dao ấm no, sung túc. Có nhiều dân tộc cũng thờ thần lúa, như người M’nông, người Nùng, người Mông với quan niệm chung là mong cho mùa mang tươi tốt, mưa thuận gió hòa và các lễ cúng chủ yếu là diễn ra vào mùa xuân, vì họ coi mùa xuân là mùa cây đâm chồi, nảy lộc, mùa của sự sinh sôi nảy nở với mong ước mùa mới bội thu tuy nhiên có rất nhiều điểm khác biệt trong cách thờ cúng và trong nghi thức cử hành cúng thần lúa.

Cũng giống như lễ thờ thần lúa của người Dao, với người Tày người Nùng trong lễ Lồng Tồng – xuống ruộng, cũng được tổ chức đầu xuân, lễ này cũng như những dân tộc tín ngưỡng thờ đa thần người Tày người Nùng không tự mình cúng mà do thầy cúng làm phép, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma, chim tróc quấy nhiễu ruộng vườn. Lễ Lồng Tồng có gắn trong đó tín ngưỡng thờ đa thần, thờ mặt trời cầu mưa thuận gió hòa mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày, người Nùng. Cũng là cầu mùa màng nhưng người


Nùng k cúng riêng thần lúa và trong quá trình diễn ra lễ Lồng Tồng có sự kết hợp của phần lễ và phần hội. Sau khi thực hiện các nghi lễ thì chuyển sang sinh hoạt cộng đồng bao gồm hát Lượn và tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, chọi gà…

Với người Dao ngoài thờ Bàn Hồ thì người Dao thờ thần lúa hay còn gọi là vía lúa. Vơi quan niệm vạn vật có linh hồn người Dao tinh rằng cây lúa cũng vậy. Sau khi thu hoạch, người ta chọn những bông to nhất, chắc hạt nhất để cất đi làm giống. Lúa giống được vò tách hạt phơi khô cất vào bồ hoặc để cả bông bó lại treo lên gác nhà tránh ẩm mốc. Đến vụ gieo cấy, họ vò những hạt thóc được cất giữ đặt lên mâm cúng vía lúa, có người Dao đỏ họ không vò hạt thóc ra mà để nguyên bông lúa trên mâm cỗ cúng thần linh xếp các bông lúa nối nhau thành hình tròn tượng trưng cho biểu tượng mặt trời, tạo thành một vòng khép kín với quan niệm đó là sự tròn trĩnh, đủ đầy. Những ngành Dao khác thì lấy cum lúa xuống vò, hoặc lấy ít thóc giống trong bồ đem đặt lên mâm cúng. Quan niệm của đồng bào cho rằng, sau khi gặt mang về nhà, lúa giống sẽ được nghỉ ngơi. Vì vậy, vía lúa sẽ bỏ đi chơi lang thang khắp đó đây nên khi gieo cấy nếu không gọi vía lúa trở về thì lúa giống sẽ bị yếu, gieo hạt xuống lúa sẽ không mọc hoặc có mọc thì cũng không hy vọng mùa màng tươi tốt.

Lễ cúng vía lúa đơn giản gồm xôi nếp, gà luộc, vàng mã và mời thầy cúng đến làm lễ. Thầy cúng sẽ gọi vía lúa về nhập vào những hạt thóc trên mâm cúng, cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cầu tổ tiên phù hộ và bày tỏ ước muốn của gia chủ về một mùa tới sẽ được bội thu. Nếu như lễ Lồng Tồng được tổ chức cộng đồng thì lễ cúng thần lúa người Dao lại tổ chức theo gia đình. Cúng xong, thầy cúng chuyển những hạt thóc giống trên mâm cúng để gia chủ trộn lẫn vào những bồ thóc giống để ở phía dưới và trộn đều lên chờ ngày mang đi gieo mạ hoặc trồng trên nương.

Do sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên một vị thần nữa quan trọng trong tiềm thức người Dao là thần rừng. Ngay từ thời nguyên thủy người Dao sống chủ yếu dựa vào rừng núi, họ chọn khu vực rừng núi để sinh sống, họ đi rừng kiếm củi, đi rừng kiếm thức ăn, rừng được coi là mẹ bao bọc, che trở cho người Dao. Một


trong những nghi quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao thể hiện hiện niềm tin của người Dao với thiên nhiên với thần núi, thần rừng là lễ cúng rừng. Lễ cúng rừng của người Dao ở Phú Thọ diễn ra vào khoảng rằm tháng Giêng. Trong ngày cúng rừng thì các gia đình phải dậy sớm, quét tước nhà cửa, trong ngày này cũng như người Nùng chỉ có nam giới được tham dự, lễ cúng diễn ra tại khu rừng cấm, lễ vật được bày biện dưới gốc cây cổ thụ có tuổi thọ lâu năm nhất khu rừng. Lễ vật gồm lợn, gà và xôi. Lợn được mua từ tiền đóng góp, gà mỗi gia đình 1 con và 1 ống gạo, 1 chai rượu góp làm lễ. Thầy cúng phải là người ngoài 40 tuổi, am hiểu nghi lễ, phong tục và văn hóa người Dao. Bài cúng được nghi lại trong thư tịch cổ người Dao viết bằng chữ Nôm Dao. Thầy cúng thay mặt dân làng, gửi gắm những mong ước, về mùa màng bội thu, về sức khỏe, cầu cho nhà nhà ấm no hạnh phúc. Trong các nghi lễ cúng rừng của người Dao cũng như các dân tộc có lễ cúng rừng họ chọn các vật lễ tốt nhất nhằm thể hiện sự tôn kính với thần linh, sinh ra từ tín ngưỡng đa thần nên các hoạt động và nghi thức trong lễ cúng phần lớn có sự giống nhau. Tuy nhiên có thể thấy do trong quá trình sinh sống người Dao dần nhận thức tốt hơn vai trò của rừng và bảo vệ rừng nên ngoài các nghi thức cúng, cuối buổi lễ người Dao tổ chức lễ trồng cây. Trong hoạt động này còn có sự giúp đỡ, chỉ đạo kĩ thuật của cán bộ khuyến nông nhằm bảo về và phát triển rừng đúng cách. Họ trồng thêm cây với mong muốn phủ xanh đất trống đồi trọc, và mong được thiên nhiên, rừng núi bao bọc trở che. Do sống xen kẽ với người kinh, người Mường, những dân tộc có trình độ dân trí cao nên các hoạt động trong sản xuất của người Dao cũng có phần hiện đại, quan niệm của họ về thần linh về tĩn ngưỡng cũng có phần khác hơn.

Trong quá trình sinh sống và sản xuất dựa vào tự nhiên người Dao đã có những cách nhìn nhận về tự nhiên, về ngày mùa hết sức đa dạng, thể hiện nhân sinh quan phong phú, đó là những điểm có thể khai thác phục vụ du lịch. Mỗi cộng đồng người với cách sinh hoạt của họ, với họ có lẽ chỉ là hoạt động sinh kế nhưng với du khách đó là nghệ thuật, khi khai thác điều này trong du lịch cần nắm được những quan niệm của tộc người đó về mỗi hoạt động, điều này là một trong những nền


tảng cốt lõi trong việc tôn trọng văn hóa của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.

Cũng như người Dao nhiều dân tộc cũng thờ thần rừng, như người Nùng. Người Nùng cúng rừng cấm, vua rừng, hay chúa rừng của người Nùng là Cạn Lùng hay còn gọi là Mo Đồng Trứ , không chỉ người Nùng người Kinh cũng có nghi lễ thể hiện niềm tin với thần rừng mặc du cho đến nay xu hướng người Kinh là “xa rừng, nhạt biển” nhưng trong tâm thức văn hóa của người Kinh thì vị trí của rừng còn thể hiện đậm nét nhất trong tín ngưỡng thờ mẫu, thờ Tứ phủ, trong đó có mẫu thượng ngàn là vị thần cai quản vùng rừng núi. Nếu trong quá trình nghiên cứu phát triển du lịch hướng dẫn viên có thể liên hệ và so sánh các đặc điểm của nghi lễ, quan niệm của từng tộc người sẽ tạo được sức hút với khách du lịch. Khi khai thác các giá trị văn hóa vẫn phải đảm bảo sự tôn trọng với văn hóa của cộng đồng địa phương.

2.2.2. Ẩm thực

Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi. Những thực phẩm mang màu sắc tôn giáo cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực. Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần".

Người Dao ở nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam ở nơi nào họ cũng có những nét riêng, có những món ăn mang đậm dấu ấn của người Dao hàm chứa trong đó những quan niệm về nhân sinh về vũ trụ. Như nhiều tộc người khác ẩm thực là một phần quan trọng trong đời sống của người Dao, nếu như trước đây ăn uống là


chỉ để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống thì nay đó lại là một nét đẹp, mang dấu ấn riêng của dân tộc. Người Dao cũng ăn uống khá đơn giản mùa nào thức nấy, chỉ trong những ngày lễ tết sẽ có những món đặc biệt hơn.

Người Dao ở Phú Thọ cũng quan niệm rằng bữa cơm thể hiện được sự no đủ sung túc của mỗi gia đình, giá trị vật chất mà ăn uống đem lại thì ai cũng có thể nhận thấy. Ăn uống là cách cung cấp năng lượng cho cơ thể đã làm hao tổn do lao động. Do sống gắn liền với lao động nên người Dao rất quan tâm đến chất lượng của ăn uống. Khi đời sống người dân còn thấp thì việc “ăn lấy no” được mọi người quan tâm hàng đầu, chưa ai nghĩ đến nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” vì điều kiện thực tế chưa cho phép. Khi mà người dân làm việc “đầu tắt mặt tối”, “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” thì họ chỉ có thể mong muốn được “ăn no mặc ấm”, hay “có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít”, cốt để sống. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, con người không chỉ mong được “ăn no mặc ấm” mà chuyển sang “ăn ngon mặc đẹp”. Ăn uống giờ đây không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần. Món ăn trong gia đình không những phải đủ chất mà còn phải hợp khẩu vị của mọi thành viên, phải nhìn “ngon mắt” nữa. Điều này thể hiện ở hình thức trang trí màu sắc, kiểu dáng của món ăn và ý nghĩa của sự trang trí đó.

Cũng vì vậy mà người Dao cũng như nhiều tộc người khác ngày càng tìm tòi, sáng tạo ra nhiều món ăn ngon. Và xét đến cùng thì xu hướng chung của tất cả con người dù lao động hay không lao động cũng là hướng tới sự ăn ngon và sung sướng.

Trong điều kiện nghèo đói, người Dao sáng tạo ra những món ăn ngon từ những nguyên liệu bình thường nhất. Khi có điều kiện thuận lợi, con người càng có thời gian và nguyên liệu để làm các món ăn mà mình yêu thích. Dù là những món phức tạp, khó tìm,… con người cũng muốn “ăn cho biết”, ăn để thưởng thức…

Mặt khác thông qua những bữa ăn hàng ngày của người Dao có thể thấy được mức sống của họ nói chungvà tính địa phương nói riêng, còn ẩn chứa trong đó những phong tục, tập quán, khẩu vị và thói quen của họ.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí