Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 6


thể làm hương. Hương và giấy dó là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Dao và một số dân tộc ít người khác. Họ coi hương và giấy như sợi dây gắn kết giữa trần thế và thế giới âm, giữa người sống và người đã chết. Người Dao dùng giấy để và dụng cụ đục giấy đục thành hình đồng xu làm thành ngân phiếu gửi xuống âm để tổ tiên sử dụng, gấp thuyền trong ngày tết đốt đề ông bà ăn tết nhà mình rồi lại về thế giới âm, cũng như người Dao người Nùng dùng giấy dó cắt thành hình quần áo cho ông bà tổ tiên… với đồng bào thiểu số có lẽ trong quá trình tự cung tự cấp và những ý thức về nhân sinh quan họ đã sáng tạo ra nghề làm giấy với những ý niệm riêng như nỗi niềm của người sống với người đã khuất. Bao đời nay, nghề làm giấy ở một số dân tộc thiểu số đã ăn sâu, in đậm vào đời sống, tăng thêm thu nhập, cũng là phát huy truyền thống dân tộc và góp phần phát triển làng nghề du lịch có thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan và tìm hiểu về phong tục và nghề làm giấy này. Tuy nhiên, hiện nay quy mô sản xuất chưa lớn, cơ sở sản xuất do người dân tự tạo ra còn nhỏ lẻ, manh mún, nguyên liệu chưa chủ động, sản phẩm làm ra chưa nhiều. Cần phải có sự tác động từ phía các cấp, các ngành và sự chuyên canh hóa nghề nghiệp của người dân, kết hợp với sự bảo tồn phong tục tập quán của đồng bào và kế hoạch tạo ra khu du lịch sinh thái... từ đó mới có thể tạo ra được làng nghề truyền thống, làng văn hóa du lịch cộng đồng trong tương lai, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Người Dao ở tỉnh Phú Thọ cũng kỹ thuật làm giấy được truyền từ đời này qua đời khác, giấy dó của người Dao cũng được coi là một trong những di sản văn hóa, được quốc gia công nhận. Đây có thể coi là một nét đặc sắc trong đời sống kinh tế người dao có thể khai thác phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc khôi phục phát triển làng nghề làm giấy của người Dao. Khi di cư vào Việt Nam nhiều nhóm Dao đã biết đến cách thức làm ra giấy để sử dụng trong đời sống hàng ngày, họ biết chế tạo các công cụ, sử dụng các nguyên vật liệu tại địa bàn cư trú để làm ra giấy. Người Dao ở đây ban đầu là một nhóm nhỏ gồm vài hộ gia đình, trong quá trình di cư đã chọn mảnh đất này là nơi định cư lâu dài, theo thời gian người Dao


sinh sôi nảy nở, trong đó dòng họ Triệu là chủ yếu. Theo lời kể của các cụ cao tuổi ở Thanh Sơn: Khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cụ Triệu Dùn Phin, dân tộc Dao biết làm giấy từ rơm rạ và truyền nghề cho con cháu trong dòng họ Triệu, sau đó phát hiện tại nơi mình đang sống có thứ nguyên liệu có thể dùng làm giấy đó chính là măng của cây Vầu và hai loại cây cho nhựa dùng làm chất keo sử dụng trong quá trình làm ra giấy, đây là nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy thay thế cho rơm rạ, họ tự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình làm ra giấy. Trong quá trình sinh sống nhiều người dân trong thôn ở các dòng họ khác nhau cũng học hỏi và làm theo. Ngoài việc làm ra giấy để phục vụ nhu cầu của gia đình, do nhu cầu của xã hội tăng lên cộng đồng người Dao chuyển sang sản xuất giấy đại trà để bán ra thị trường. Cùng với quá trình định cư, Giấy Bản là một sản phẩm vật chất có vai trò rất quan trọng được sử dụng trong đời sống của người Dao nơi đây. Ban đầu từ hình thức tự cung tự cấp sau đó chuyển biến thành thứ hàng hoá cung cấp ra thị trường với những bí quyết làm giấy được truyền trong từng dòng học của người Dao. Ngoài sản xuất nông nghiệp thuần tuý, giấy còn đem lại một nguồn thu nhập cho người Dao Thanh Sơn. Kỹ thuật và phương thức sản xuất giấy của người Dao đã có lịch sử rất lâu đời, trải qua thời gian vẫn được người dân duy trì đến ngày nay. Việc làm giấy được diễn ra hàng năm, có thể sớm hoặc muộn tùy thuộc vào thời gian lấy nguyên liệu, công đoạn sản xuất giấy bắt đầu từ tháng 2 - 3 âm lịch, nếu năm nào măng mọc muộn công việcnày diễn ra vào tháng 4 âm lịch, trải qua quá trình ngâm từ 1 - 2 tháng nguyên liệu sẽ được vớt lên để sản xuất giấy. Với kỹ thuật sản xuất thủ công mất nhiều công đoạn, tốn nhiều công sức nhưng lại ẩn chứa nhiều yếu tố khoa học độc đáo trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước kia khi sản xuất giấy, nếu mẻ giấy làm ra không đạt được như mong muốn (hỏng) khi có người lạ đến nhà, do vậy người Dao quan niệm “vía” của người khách đó không tốt, quan niệm này dần dần được thay đổi trong những năm gần đây, hiện nay tại ở Thanh Sơn nghề làm giấy bản không có nghi thức cúng bái tổ nghề như một số làng nghề làm giấy bản, giấy dó ở các địa phương khác.


Giấy của người Dao có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết, vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gãy, ẩm nát. Giấy xốp, nhẹ là do nguyên liệu, cách chế biến, xử lý nguyên liệu và cách thức sản xuất giấy theo một quy trình nhất định. Giấy Bản có cấu trúc dạng sợi, các xơ sợi li ti cố kết với nhau tựa mạng nhện, nhiều lớp, không theo thứ tự sợi ngang, dọc như tấm lụa dệt, mà theo dạng chuyển động đa chiều khi tráng. Giấy có trọng lượng riêng bằng khoảng một nửa các loại giấy sản xuất công nghiệp và không có tính axít giúp cho giấy có độ bền lâu dài, thường được người Dao đỏ sử dụng vào các việc: ghi chép gia phả, các bài cúng dùng cho thầy mo thực hiện các nghi lễ, ghi chép các bài cúng trong các nghi lễ tiêu biểu như Lễ cấp sắc, lễ Cúng Rừng, dùng vẽ tranh dân gian, tranh thờ và làm vàng mã (đồng bào thường cắt giấy bản thành những hình vuông, hoặc chạm lỗ hình đồng xu) ....

Việc làm giấy bản phải mất các công đoạn chuẩn bị nguyên, vật liệu và các dụng cụ, các dụng cụ sử dụng trong việc sản xuất giấy bao gồm: khuôn tráng giấy, khuôn đỡ, phên tráng, khuôn ép giấy. Trong công đoạn chuẩn bị nguyên, vật liệu phải có bể để ngâm. Bể ngâm được sử dụng để ngâm măng vầu có công dụng trong việc sơ chế nguyên liệu, bể ngâm được làm theo 2 dạng bể bằng đất hoặc xây bằng xi măng. Trong quá trình làm sản phẩm phải có bể tráng bột, bể tráng bột có thể làm bằng chất liệu gỗ hoặc xây bằng xi măng và một số dụng cụ khác như bàn chang, hố dẵm, thanh dập, thanh miết, phên lọ, thanh đỡ khuôn tráng, máy nghiền nguyên liệu và rổ lọc....Nguyên liệu chính làm Giấy bản là măng của cây vầu, muốn chọn được nguyên liệu tốt trước tiên phải chọn đúng thời điểm để vào rừng lấy măng, tuỳ điều kiện thời tiết của từng năm mà việc lấy măng sẽ diễn ra khác nhau, chính vì vậy thời tiết và kinh nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Khi cây măng vầu mọc khoảng 3m - 4m, ngọn vót hình chiếc kim, bẹ măng mọc cánh bắt đầu chuẩn bị ra lá là lúc người dân vào rừng khai thác cây làm nguyên liệu, cây lấy về được chẻ thành các mảnh nhỏ và bó thành từng bó xiết thật chặt, các bó này sẽ được ngâm tại các bể ngâm. Ngoài nguyên liệu chính là măng của cây vầu, phụ gia để làm giấy bản phải có nhựa cây để làm chất kết dính. Loại cây mà đồng bào dùng làm keo kết dính chính là cây “skêu” và cây “phụ giuồng con”. Cây skêu là loại cây


leo thân thảo thường bám vào các cây thân gỗ khác, cây thường mọc trong rừng hoặc ven các bờ suối, đặc điểm của cây ưa ẩm, chính vì vậy cây mọc gần nguồn nước sẽ cho nhiều nhựa hơn những cây mọc ở những nơi đất khô. Cây skêu khi trưởng thành cây có đường kính khoảng 1,5 - 2cm, người ta sẽ cắt lấy phần thân, băm thành các khúc có chiều dài 3 - 4cm, sau đó đem về ngâm với nước lã, từ trong lõi của thân sẽ tiết ra thứ nhựa nhớt màu trắng, ngâm trong khoảng từ 1- 3 ngày phần nhựa sẽ tiết ra hết tạo thành một lỗ ở giữa thân. Cây phụ giuồng con là loại cây thân gỗ mọc lác đác tại các đồi đất và ven các dòng suối, khi trưởng thành cây cao khoảng 3 - 4m, người dân bóc lấy phần vỏ, sau đó đem về ngâm với nước lã, ngâm trong khoảng 10 -15 phút, từ trong vỏ sẽ tiết ra thứ nhựa nhớt. Theo kinh nghiệm của người Dao tại Thanh Sơn, loại nhựa làm từ cây “phụ giuồng con” có tính chất mạnh hơn nhựa của cây “skêu”, nếu không biết phối trộn tỷ lệ nhựa với nước hợp lý, sản phẩm giấy bản làm ra thường bị lỗi, mầu sắc không đẹp. Do vậy cây “phụ giuồng con” ít được sử dụng hơn trong quá trình sản xuất giấy. Sau khi lấy nguyên liệu mang về, phải nhanh chóng xếp xuống bể ngâm, cứ một lớp măng dày 20 - 25cm lại cho một lớp vôi, cứ như vậy sao cho măng cao gần miệng hố thì dừng lại. Tiếp đến đặt các phên đan bằng vầu lên chốc măng và dùng các tảng đá nặng đè lên bề mặt các tấm phên và cho nước sạch vào bể sao cho nước ngập gần hết các tảng đá, quá trình ngâm măng kéo dài khoảng 1 tháng. Sau khi ngâm măng vầu với vôi trong khoảng thời gian nói trên sẽ tháo cạn nước và thay nước mới, quá trình này được lặp lại 2 lần nữa, lúc này nguyên liệu có thể dùng để làm giấy. Theo kinh nghiệm của người dân mỗi bể ngâm được thiết kế có thể ngâm được 100 - 150 bó kèm với 200kg vôi tương đương sẽ tráng được khoảng 200 bục giấy....Sau quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu xong còn phải thực hiện các bước như: nghiền, tráng, ép, bóc giấy, phơi, gập, bảo quản....mới cho ra sản phẩm hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kỹ thuật làm giấy Bản của người Dao tại Thanh Sơn mang đậm giá trị lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Dao. Di sản là sản phẩm do người Dao sáng tạo và giữ gìn trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó ra đời


Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 6

và phát triển lâu dài trong cộng đồng dân tộc, đồng thời phản ánh về lịch sử xã hội tộc người Dao khi di cư đã tìm được vùng đất mới - nơi có đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, có vùng nguyên liệu để sản xuất. Phản ánh lịch sử quá trình khai thác các sản phẩm của tự nhiên (cây măng vầu, cây ”skêu”), phong tục, tập quán gắn liền của người Dao đã diễn ra cách đây nhiều thế kỷ. Thông qua di sản còn phản ánh được lịch sử của làng (bản), qua đó chúng ta biết được dòng họ nào có công xây dựng làng, bản như họ Triệu, Hoàng, họ Lý, Phàn, Lò… cùng với hoạt động kinh tế tự cung tự cấp của người Dao. Giấy dó chính là nguyên liệu tạo nên bộ tranh thờ ngày lễ tết của người Dao, mang trong đó những giá trị văn hóa đậm dấu ấn văn hóa của người Dao.

Chính những nét đặc thù trong hoàn cảnh sống và kinh tế đã góp phần làm nên những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể độc đáo của người Dao.

Người Dao cũng như nhiều tộc người khác đã trải qua các thời kỳ lịch sử, đấu tranh vật lộn với thiên nhiên, chống chọi với thú dữ để sinh tồn từ thế hệ này đến thế hệ khác, có truyền thống đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, làng bản.

Người Dao còn lưu giữ một số phong tục tập quán, văn hóa dân gian truyền thống mang đặc trưng dân tộc mình như thích ăn các món đồ như xôi đồ, rau, cá đồ; các món thịt thính, cơm lam. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn. Món xôi đồ được nhuộm bằng các lá màu đỏ, tím, xanh, vàng.

Rượu men lá nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Kỹ thuật làm men cũng đòi hỏi nhiều công phu. Mỗi loại lá rừng để làm men đều là những vị thuốc với các công dụng như: giải độc, giải nhiệt. Các loại lá rừng sau khi lấy về sẽ được tách phần lá và phần thân cây riêng ra. Phần lá sẽ được phơi khô. Còn thân cây thì cão võ giã nhỏ trộn với bột nếp, vỏ trấu hông chín rồi vắt thành từng viên men, sau 5-7 ngày khi viên men đã khô, nhẹ thì dùng được.


Nấu rượu men lá rất công phu, đòi hỏi sự khéo léo và tốn rất nhiều công sức. Gạo nấu cơm rượu và ủ men phải là là gạo nếp, được đem vò sạch rồi cho vào hông, để nguội rồi trộn với men, cho vào chum ủ từ 7-10 ngày. Sau đó chưng cất thành rượu. Quá trình chưng cất phải dùng củi đun đều lửa, không cho cháy to quá cũng không nhỏ quá để rượu ra từ từ. Rượu men lá của người Dao khi uống có hương vị rất hấp dẫn, ngọt mát, đượm đà và thơm nồng.

Men lá được trộn và chưng cất cùng với gạo địa phương, có vị thơm và rượu ủ theo bí quyết truyền thống lâu đời. Không chỉ có người Dao mới làm rượu men lá nhưng với rượu men lá của người Dao có những cách lên men riêng biệt nên có mùi vị khác nhau mang đậm bản sắc văn hóa riêng ở cả cách làm và cách thưởng thức, đây cũng là yếu tố để tạo nên một thức uống rất riêng của người Dao trong những dịp vui, lễ tết. Ngày nay, ở trên thị trường có rất nhiều loại đồ uống khác nhau, song đặc sản rượu men lá vẫn được người Dao ở tỉnh Phú Thọ lưu giữ và phát triển trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Với họ rượu men lá không những là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ hội mà còn là quà quý biếu khách đến thăm như một món quà đậm đà hương vị quê hương, chứa đựng tình người, được lưu giữ qua đôi bàn tay của người phụ nữ Dao.

Bảo tồn và phát huy những làng nghề truyền thống vừa là nhiệm vụ quan trọng của du lịch cũng là một thách thức trong phát triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng. Do đó muốn phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự tìm tòi, nghiên cứu các giá trị văn hóa của cộng đồng bản địa. Nghiên cứu và tìm ra hướng phát triển đúng đắn mới đảm bảo được sự phát triển bền vững.

2.1.3. Lịch sử – văn hóa

Người Dao là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc anh em sống ở Việt Nam. Người Dao sống tập trung theo làng, bản, ở xen kẽ với nhiều dân tộc khác nhau dọc theo biên giới Việt – Trung, các tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ, dọc theo biên giới Việt – Lào đến khu vực miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh Tây Nguyên.


Người Dao ở Phú Thọ chủ yếu thuộc hai nhóm là Dao Quần Chẹt và Dao Tiền. Người dao ở Phú Thọ chủ yếu cư trú tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Người Dao Quần Chẹt chiếm số đông hơn, thuộc hai nhóm người Dao khác nhau nên giữa hai nhóm người Dao này có những đặc điểm về phong tục tập quán và văn hóa khac nhau. Người Dao ở Phú Thọ theo truyền miệng và trong các văn tự còn sót lại tới ngày nay ghi chép lại rằng, ngay từ khi di cư từ Trung Hoa sang Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 17, tại khu vực Phú Thọ người Dao đã sống đầu tiên ở khu vực Việt Trì sau đó di cư dần sang những khu vực khác trong tỉnh và những tỉnh lân cận. Ban đầu người Dao cũng như các dân tộc thiểu số khác, họ đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, không sống cố định tại khu vực nào, sau đổi mới Nhà nước cấm du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy, với bản tính dựa vào tự nhiên phụ thuộc vào tự nhiên người Dao đã định cư lại ở Yên Lập, Tân Sơn và Thanh Sơn của Phú Thọ, là khu vực tự nhiên tươi tốt, thảm thực vật phong phú đa dạng, đảm bảo cho họ nơi cư trú an toàn và nguồn thức ăn nước uống đầy đủ, phù hợp với tập quán canh tác của họ. Người Dao ở Phú Thọ và ở nhiều nơi khác có chung tín ngưỡng thờ Bàn Vương (theo tương truyền Bàn Hồ là con long khuyển được Bình Vương gả con gái và phong là Bàn Vương sau khi có công lớn giết được Cao Vương. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 12 người con (6 con trai, 6 con gái) đều được ông là Bình Vương ban sắc thành 12 họ là: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu, như các họ của người Dao ngày nay. Vì vậy, Bàn Hồ - Bàn Vương là thủy tổ, là vị thánh lớn nhất, được hầu hết các ngành Dao thờ cúng. Họ cho rằng việc thờ cúng này liên quan tới vận mệnh của mỗi con người, dòng họ và của cả một tộc người. Tuy mỗi ngành Dao có lệ thức riêng và có định kỳ cúng riêng (ngành Dao Đỏ, 5 năm cúng một lần, lại có họ trong ngành Dao Đỏ, 9 năm cúng một lần, có dòng họ 12 năm cúng một lần). Người Dao cũng thờ Phật, thần tiên, thờ Tam, Tứ phủ theo tín ngưỡng Đạo giáo.

Tại tỉnh Phú Thọ có khoảng 13.000 người Dao sinh sống, thời Pháp thuộc, người Dao bị miệt thị gọi là Mán, điều này xuất phát từ phiên âm chữ Hán là “man”. Từ này được người Hán sử dụng để gọi các dân tộc khác dân tộc Hán, với


hàm ý là man di, mọi rợ. Ở Phú Thọ người Dao tiền chiếm khoang 1/3 tổng số người Dao ở đây, số còn lại 2/3 là người Dao Quần Chẹt. Người dao Tiền chủ yếu sinh sống tại 28 bản rải rác ở 12 xã của huyện Thanh Sơn như: Xuân Sơn, Vĩnh Tiền, Tân Lập, Thạch Kiệt, Kim Thượng, Đồng Sơn, Yên Lương, Tam Thanh…

Người Dao Quần Chẹt chiếm số đông chiếm 2/3 tổng số người Dao sống tại tỉnh Phú Thọ, họ còn có nhiều tên gọi khác như là Dao Sơn Đầu, Dao Nga Hoàng, Đại Bản hay Dột Kùn. Người Dao Quần Chẹt ở Phú Thọ được gọi là Dao Nga Hoàng vì trước khi lan tỏa ra nhiều nơi khác người Dao ở Phú Thọ sống đầu tiên tại xã Nga Hoàng, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Trước đây người Dao Quần Chẹt nữ giới có tục chải đầu bằng sáp ong nên được gọi là người Dao Sơn Đầu. Các nhóm Dao khác thì gọi họ là “Dột Kùn”, còn chính họ tự nhận mình là “Dao Đại Bản”.

Người Dao quần chẹt ở Phú Thọ chủ yếu sinh sống tại 9 bản thuộc 7 xã của huyện Thanh Sơn là Võ Miếu, Cự Thắng, Thu Cúc, Địch Quả, Khả Cửu, Văn Miếu, Hương Cần và 19 làng thuộc 8 xã của huyện Yên Lập.

Nhóm Dao quần chẹt sau khi rời Việt Trì lên sinh sống tại Nga Hoàng, đã có nhiếu sự thay đổi. Nga Hoàng là vùng đất rộng lớn, rừng núi rậm rạp với sự đa dạng sinh học, ở đây sau một thời gian sinh sống người Dao lại tiếp tục di cư tới các tỉnh khác như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái… và chính do sự xuất hiện đầu tiên tại vùng đất này nên người Dao quần chẹt còn có tên gọi là Dao Nga Hoàng. Đây cũng là cái tên phổ biến mà nhóm Dao quần chẹt được gọi trên sách báo và các văn bản Nhà nước. Khác với người Dao ở nhiều khu vực khác người Dao ở Phú Thọ sinh sống đan xen với các bản Mường, sống cùng với người Kinh nên có nhiều nét trong lối sống, phong tục tập quán khác với người Dao ở nhiều khuc vực khác.

Trước đây do nhiều quan niệm trái chiều và nhiều nét khác trong phong tục tập quán 2 nhóm Dao, Dao quần chẹt và Dao Tiền không được phép kết hôn với nhau cho đến này người Dao tiền và Dao quần chẹt cũng đều có quan niệm rằng họ có chung nguồn gốc, là anh em với nhau, tuy họ có sự khác biệt trong phong tục,

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí