Như vậy, có thể nói, lễ cấp sắc của người Dao bản Hạ Thành (Tân Lập) xét về mặt đại thể, lễ cấp sắc mang nhiều yếu tố nhân văn, văn hoá. Nó có ý nghĩa giáo dục con người sống có đạo đức, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Đồng thời, qua lễ cấp sắc, ý thức cộng đồng được nêu cao. Vì vậy, cần phải phát huy những giá trị văn hoá của tục cấp sắc. Lễ cấp sắc cần được gìn giữ một cách thiết thực, phù hợp với nhân sinh quan và xã hội của đồng bào Dao để phục vụ lợi ích giáo dục con người trong cộng đồng dân tộc.
2.3.3. Nghệ thuật
Nói đến nghệ thuật của người Dao nói chung và người Dao quần chẹt nói riêng, phải kể tới nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa của người Dao được thực hiện trong nghi thức tế lễ. Múa trong sinh hoạt tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Dao quần chẹt ở Phú Thọ. Múa tín ngưỡng là loại hình múa phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng của người Dao quần chẹt. Mọi hình thức và hoạt động múa đều hướng tới việc phục vụ các nghi lễ trong các sinh hoạt tâm linh. Nó thể hiện tâm tư, nguyện vọng và sự kính trọng của con người đối với thần linh và chính mình.
Múa tín ngưỡng của người Dao quần chẹt gắn liền với các phong tục tập quán, luật tục, tín ngưỡng tổ chức cộng đồng, xã hội của họ nên ngoài ý nghĩ linh thiêng thì nó cũng mang rất nhiều các giá trị độc đáo. Đặc biệt là yếu tố đặc trưng tộc người được biểu hiện rõ nét, từ các động tác múa hết sức đặc sắc, trang phục mặc khi múa của người thầy cúng, nghệ nhân, rồi người thụ đèn trong lễ cấp sắc đều được chuẩn bị một cách kỹ càng, thêu thùa may vá tỉ mỉ.
Ẩn sâu trong các điệu múa là những giá trị vô giá, đó là sự tuân thủ nguyên mẫu các điệu múa trong nghi lễ. Song, các điệu múa nghi lễ cũng có sự sáng tạo để phù hợp với sự thay đổi của xã hội hiện đại. Các giá trị xã hội, thẩm mỹ, nghệ thuật, hay lý luận và thực tiễn đều được toát lên một cách cụ thể và nổi bật. Đó chính là bản chất của múa tín ngưỡng người Dao.
Múa cúng Bà Vươ (c ầ đà ) Múa cúng Bàn Vương là một nghi lễ có từ xa xưa của nguời Dao quần chẹt. Nó không chỉ là hoạt động mang tính chất thờ cúng mà trong nó còn ẩn chứa các giá trị tín ngưỡng tâm linh sâu sắc của cộng đồng. Khi múa, một tay thầy cúng cầm chuông, một tay cầm gậy múa tại chỗ, sau đó hai chân chụm lại, nhún xuống, khi nhún xong chân trái bước lên phía trước một bước chếch 45 độ so với chân phải, chân phải bước lên theo, tại vị trí mới này thầy cúng sẽ nhún lần hai. Mỗi một bước thầy sẽ nghiêng một bên khác nhau, vừa đi thầy vừa rung chuông đồng với nhịp bước tạo nên sự nhịp nhàng và uyển chuyển nhưng mang đầy khí chất trong từng động tác múa. Động tác múa này có ý nghĩa quan trọng như một sự giao tiếp trực tiếp với các vị thần linh, tổ tiên của mình. Thể hiện sự thành tâm, kính trọng và truyển tải các nguyện ước của người Dao đến với thần linh. Cầu mong thần linh phù hộ độ trì cho cả gia đình, dòng họ có cuộc sống bình yên sống ấm no, hạnh phúc.
Múa tết nhảy (Nhìang chằ đ o) Tết nhảy là một nghi lễ đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên và quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Dao Quần Chẹt. Đây là nghi lễ Bàn Vương luyện linh tướng (âm binh) để bảo vệ cuộc sống của gia đình, tông tộc và bản làng. Mở đầu là múa chuông – điệu múa đầu tiên trong các nghi lễ nhằm mục đích mời các thần linh, tổ tiên về tham dự lễ. Trong nghi lễ tết nhảy, điệu múa chuông được lặp đi lặp lại tới 72 lần. Khi múa phải có người già biết chữ nho hát theo. Những người không thuộc chữ thì múa và hòa nhịp bằng tiếng “hú” lúc quay người. Hoạt động múa chuông như một sự thông báo, kính chào đối với thần linh. Bày tỏ lòng thành kính, tôn nghiêm của họ khi mời các vị thần linh, tổ tiên về tham dự lễ hội với gia đình, dòng họ và cả cộng đồng của người Dao.
Múa trong lễ cấp sắc: Trong thời gian tiến hành nghi lễ cấp sắc các điệu múa và bài hát được thực hiện liên tục xuyên suốt buổi lễ. Đó là múa dân gian (lệ miến), có hai loại được sử dụng, múa có hát và múa không lời hát. Múa có hát là các bài múa theo lời hát và các bài thơ, ai tham gia cũng đều phải hát, múa không lời hát thì được đệm bằng nhạc cụ như trống, chiêng… Sau lễ thỉnh cầu người ta sẽ mời anh
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Văn Hóa Trong Ời Sống Tinh Thần
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 9
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 10
- Giải Pháp Gắn Với Xúc Tiến, Kết N I Du Lịch
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 13
- Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
em họ hàng và những người biết múa các bài về tổ tiên. Đó là các điệu múa được trình diễn khi làm lễ lưu giữ ánh sáng của đèn (vầy tang). Qua các điệu múa thấy được vai trò sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt. Trong quá trình thực hiện lễ thụ quang bên cạnh các điệu múa trên sẽ còn có các lễ múa khác.
Mú ro đá : Trong khi thực hiện các nghi lễ, thì những điệu múa tâm linh luôn được lồng ghép vào trong quá trình thực hiện. Múa trong đám ma chỉ được thực hiện khi người chết là người có công, có nhà thờ tổ, mất vào ngày đẹp, múa để đưa tiễn người chết lên thẳng thiên đình. Khi múa thầy cúng tay cầm chuông và một chiếc gậy, có hát nhưng mang màu sắc đau buồn. Có ba thầy thực hiện nghi lễ, hai thầy múa, thầy còn lại là đưa người chết lên thiên đình. Mục đích múa trong lễ khởi sự là nói lên sự hình thành trời, đất, sinh ra loài vật, sinh ra con người, sự hình thành người Dao và tạ ơn trời đất. Trong các nghi lễ tiếp theo như lễ mở đàn tế các thần linh, lễ cúng cơm… các bài múa rất đơn giản thầy cúng mặc quần áo, tay cầm chuông và gậy như trong lễ khởi sự, hai thầy sẽ đi vòng quanh, vừa đi vừa lắc chuông, vừa đọc lời khấn thần thánh.
Múa trong tín ngưỡng của người Dao có vai trò quan trọng trong toàn bộ sinh hoạt văn hóa của họ. Nó không chỉ là yếu tố thiêng trong các nghi lễ mà còn tạo nên không khí tươi vui, thoải mái trong các hoạt động vui chơi giải trí.
Múa trong sinh hoạt tín ngưỡng là một loại hình nghệ thuật không chỉ tồn tại trong các hoạt động truyền thống mà còn có thể được dựng và biểu diễn với ý nghĩa hiện đại, mới mẻ hơn. Múa tín ngưỡng sẽ vượt ra khỏi không gian tín ngưỡng để tham gia vào các hoạt động văn nghệ vui tươi khác như giao lưu, biểu diễn hội thi, hội diễn… và được đông đảo quần chúng đón nhận. Việc tạo cơ hội để có cái nhìn mới về sinh hoạt múa tín ngưỡng chính là trao cho múa tín ngưỡng rất nhiều tiềm năng để vươn mình trỗi dậy, để có thể phát triển như các loại hình nghệ thuật khác. Tất cả đều hướng tới mục tiêu đem đến cho cộng đồng một đời sống văn hóa tinh thần hoàn hảo và cao đẹp.
Hát Páo dung
Một nghệ thuật không thể không kể đến khi nói về người Dao đó là nghệ thuật hát “Páo dung”. “Hát Páo dung là điệu hát dân ca của dân tộc Dao. Giá trị văn hóa lớn nhất được thể hiện trong những làn điệu Páo dung chính là định hướng giáo dục con người hiểu biết cội nguồn dân tộc, quê hương”15.
Nhiều nội dung sâu sắc được chuyển tải trong những làn điệu dân ca, đề cập sâu sắc mối quan hệ trong gia đình, họ hàng, anh em, tình yêu đôi lứa và trong lao động sản xuất.
Ở từng nhóm người Dao khác nhau, điệu Páo dung cũng có sự khác nhau trong biểu diễn như ở người Dao Quần trắng, Áo dài ở huyện Hàm Yên, Yên Sơn là âm điệu kéo dài, trầm; ở người Dao Đỏ, Dao Tiền ở huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên và Dao quần chẹt ở huyện Sơn Dương lại có làn điệu bổng.
Các làn điệu Páo dung của người Dao đều có cùng nội dung đề cao tinh thần lao động sáng tạo, đạo đức, lẽ sống, phép ứng xử, ca ngợi thiên nhiên, tình yêu đôi lứa.
Hát Páo dung được chia thành các loại hình như hát Páo dung lễ nghi tín ngưỡng-phong tục gồm các bài hát được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào Dao như lễ cấp sắc, lễ cưới, đám tang, cúng đầy tháng…
Hát Páo dung sinh hoạt gồm các bài hát ru, hát vui chơi, hát giao duyên, hát đối đáp nam nữ, hát than…”. Hát Páo dung với người Dao ở Phú Thọ cũng có nhiều nét khác, trong giọng hát các âm bổng hơn mang tiết tấu nhanh hơn. Với mỗi nghi thức và các dịp khác nhau thì giọng hát và làn điệu khác nhau. Hát Páo dung nghi lễ mang nét nghiêm và uy nghi trong lời hát, hát Páo dung sinh hoạt vui vẻ linh hoạt, hát Páo rung ru con lại trầm ấm truyền cảm. Hát Páo dung của người dao cũng như hát Lượn của người Nùng, hát Then của người Tày, mỗi dịp khác nhau lại có những làn điệu khác nhau, tuy nhiên hát Páo Dung của người Dao Quần chẹt có kèm theo diễn sướng là múa Dao. Kết hợp giữa múa và hát trong nghi lễ sinh hoạt tâm linh.
15. Nguồn Thông tấn xã Việt Nam
Như trong cấp săc, tết nhảy người Dao Quần Chẹt đều có hát Páo Dung thể hiện nghi thức tế lễ, lời hát trong tế lễ là do thầy mo hát, thể hiện nỗi niềm của con cháu gửi gắm đến tổ tiên nguồn cội. Hát trong tết nhảy thể hiện sự cầu mong về mùa màng tươi tốt, cầu may cho mưa thuận gió hòa, cầu cho sức khỏe, may mắn. Hay như trong lễ cấp sắc lời hát cầu cho gia chủ, người được cấp sắc sức khỏe, may mắn… với mỗi dịp khác nhau lời hát cũng linh hoạt khác nhau.
Chư ng 3:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Một số giải pháp
Văn hóa người Dao đã phát huy lợi thế di sản văn hóa phong phú, giàu bản sắc trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đây là lợi thế trong việc phát huy lợi thế bản sắc văn hóa dân tộc nhằm phát triển sản phẩm du lịch, đồng thời cho thấy mối quan hệ giữa vấn đề khai thác tài nguyên du lịch với bảo vệ văn hóa truyền thống, xây dựng phương thức phát triển du lịch bền vững. Để làm được điều đó cần có những giải pháp cụ thể, vừa là giải pháp lâu dài cũng cần có những giải pháp trước mắt cần được thực hiện ngay để đảm bảo sự phát triển bền vững.
3.1.1. Giải pháp gắn với quy ho ch
Để phát triển Du lịch cộng đồng cần phải có những giải pháp cụ thể gắn với quy hoạch, đây là một trong những bước quan trọng tạo nền tảng cho du lịch cộng đồng phát triển lâu dài hướng tới phát triển du lịch bền vững, trong đó phải kể tới hướng là phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới, vì mục đích cuối cùng của du lịch là cải thiện đời sống nhân dân, do đó gắn với nông thôn mới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Đây là một giải pháp mang tính bền vững.
Phát triển Du lịch Cộng đồng gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, có hướng quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng tiềm năng bằng cách từng bước thực hiện mục tiêu tiêu đã xác định là khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tài nguyên du lịch góp phần tạo dựng bộ mặt nông thôn mới. Để phát triển DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương trên cả nước đã mang lại hiệu quả thiết thực, trên cơ sở tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý xin được đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
- Việc rà soát rà soát, bổ sung quy hoạch chi tiết của huyện chi tiết định hướng phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ, theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày
22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là rất cần thiết. Từ đó làm căn cứ để hoàn thiện bổ sung, thực hiện đề án phát triển Du lịch Cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện của huyện.
- Trên cơ sở quy hoạch du lịch đã được phê duyệt, sẽ huy động, tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nướcng, tỉnh, các nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đặc biệt các khu vực người Dao sinh sống, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đủ năng lực tham gia đầu tư, khai thác tài nguyên, tiềm năng năng, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và thân thiện. Đồng thời rà soát các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển Du lịch Cộng đồng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phấn đấu thực hiện các mục tiêu đã xác định trong đề án phát triển du lịch được Sở Văn hóa thể thao & du lịch thông qua ngày 1/8/2018.
Quy hoạch phát triển cộng đồng người Dao theo các đơn vị hành chính cụ thể, nhằm tập trung họ thành các làng bản phát triển tính địa phương và văn hóa dân tộc, điều này đòi hỏi phải có thời gian nhất định do có liên quan trực tiêp tới quyền lợi của người dân.
Quy hoạch các khu, tuyến, điểm du lịch mang đậm yếu tố văn hóa người Dao: bao gồm các huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn,
Quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển văn hóa và quy hoạch phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa, công trình văn hóa:
- Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích của người Dao, bao gồm rừng cấm, các ngôi mộ cổ mang dấu ấn văn hóa trong tang ma của người Dao.
Quy hoạch, định hướng hoạt động kinh doanh du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch định hướng hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách và các loại hình dịch vụ du lịch khác với
trọng tâm phát triển du lịch văn hóa, đảm bảo nội dung văn hóa sâu sắc trong các sản phẩm du lịch, cụ thể:
Thiết kế chương trình du lịch trong đó khai thác hiệu quả và bền vững những giá trị văn hóa dân tộc Dao: di tích, di sản, lễ hội, lịch sử văn hóa, ẩm thực, làng nghề...
Thông tin diễn giải phản ánh đúng văn hóa Dao, đảm bảo phải truyền tải được tới thị trường và tới du khách; chất lượng hướng dẫn du lịch không ngừng cải thiện để diễn giải và truyền tải tối đa những giá trị văn hóa dân tộc tới du khách.
Các công trình dịch vụ lưu trú, ăn uống, các khu, điểm và các cơ sở dịch vụ du lịch được thiết kế xây dựng và công năng dịch vụ, tiện ích đảm bảo thể hiện và phát huy tối ưu văn hóa người Dao, mang màu sắc, dấu ấn, biểu tượng dân tộc.
Đặc biệt khai thác giá trị văn hóa ẩm thực người Dao trở thành yếu tố quan trọng định vị thương hiệu du lịch Phú Thọ gắn với văn hóa ẩm thực vùng đất Cội nguồn – Đất Tổ.
Tôn trọng thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam, văn hóa bản địa trong tổ chức hoạt động các dịch vụ phục vụ du lịch.
3.1.2. Giải pháp gắn với đào t o, nghiên cứu khoa học
Để phát triển du lịch cộng đồng cần có những giải pháp mang tính định hướng lâu dài là giải pháp gắn với đào tạo. Đó là một trong những giải pháp cần thiết để phát triển du lịch Cộng đồng gắn với văn hóa người Dao, giáo dục nguồn nhân lực du lịch và giáo dục cộng đồng địa phương chính là hoạt động chủ lực cho việc nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, năng lực hoạt động và hiệu quả du lịch. Do đối tượng là toàn cộng đồng nên tất cả những bên liên quan trong hoạt động này phải có sự phong phú về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đào tạo, về không gian nơi diễn ra hoạt động du lịch, thời gian lâu dài, chi phí cao, tôn nhiều công sức cũng thư thời gian.
Cần nghiên cứu các điều kiện cụ thể để phát triển du lịch, như nguồn chi phí, chi phí cho hoạt động du lịch này lấy từ kinh phí thu từ hoạt động du lịch tại điểm,