Cơ Sở Thực Tiễn Trong Việc Đề Xuất Giải Pháp


đẹp… để tạo tính đặc thù của sản phẩm, nét đặc trưng khác biệt so với sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng các địa phương đề xuất tạo môi trường tài nguyên du lịch rừng nguyên sinh với cảnh quan đẹp, nghiên cứu trồng các loại hoa đặc trưng phù hợp với thổ nhưỡng nở theo mùa trong năm, xây dựng mô hình biểu tượng đặc trưng của Vườn Quốc gia tạo hình ảnh đẹp cho khách đến thăm quan và ghi hình lưu niệm là một kênh tuyên truyền quảng bá điểm đến để thu hút khách rất hữu hiệu; nghiên cứu xây dựng hệ thống cọn nước, cối giã gạo có quy mô tạo nét đặc thù riêng biệt của sản phẩm, những món ăn ẩm thực đặc sản địa phương như gà nhiều cựa, cá suối, vịt suối với cách chế biến đặc trưng vùng miền cũng tạo nên nét riêng biệt của sản phẩm sẽ có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Trong xu thế hiện nay, du khách thường kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một chuyến tham quan du lịch của họ. Sẽ không có một đối tượng du khách nào thuần túy lựa chọn sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái hay du lịch nghỉ dưỡng trong một kỳ nghỉ của mình. Vì thế, đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch của một điểm đến là hết sức cần thiết đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường khách du lịch. Mặt khác, du lịch hiện đại không đơn thuần chỉ đi tham quan, ngắm cảnh, mà còn có các hoạt động bổ sung như mua sắm, thưởng thức đặc sản địa phương, trải nghiệm những điều mới lạ tại điểm đến. Vì thế, nếu chỉ đơn thuần tạo thêm điểm đến cho du khách mà không làm mới nội dung hoạt động tại các điểm đến, có những sản phẩm mới, sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh với các dịch vụ bổ trợ phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì sẽ rất khó hấp dẫn du khách, khó kéo dài thời gian lưu trú của họ và đặc biệt là khó lôi kéo thu hút du khách trở lại thêm những lần sau.

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù chính là việc xây dựng “thương hiệu điểm đến du lịch”, xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc thù theo vùng miền sẽ tạo nên chuỗi du lịch hấp dẫn, không chỉ hạn chế được tình trạng nhàm chán về hoạt động du lịch mà còn tạo thành khu du lịch mạnh về điểm đến hấp dẫn, dịch vụ, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, từ đó giảm được giá tour và du khách có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn điểm đến tạo ấn tượng thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú của


khách du lịch, tăng mức chi tiêu bình quân của khách tại điểm đến sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Sự liên kết xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cần nỗ lực chung và quyết tâm từ các nhà quản lý, chính quyền, người dân địa phương, đặc biệt sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực đầu tư là động lực phát triển du lịch mỗi địa phương và góp phần tích cực phát triển thương hiệu du lịch Phú Thọ.

1.2.4. Cơ sở thực tiễn trong việc đề xuất giải pháp

Đề cao vai trò của cộng đồng: cộng đồng người Dao ở các điểm du lịch phải được xây dựng trở thành chủ nhân của điểm du lịch đó. Các doanh nghiệp muốn chào bán các sản phẩm du lịch ở vùng người Dao phải quan tâm chia sẻ lợi ích cho cộng đồng. Lợi ích của người dân càng được đề cao, quan tâm thì điểm du lịch đó càng hấp dẫn, thu hút được đông du khách đến thăm. Nguyên tắc này đòi hòi có sự quản lý của chính quyền địa phương bằng các chế tài yêu cầu các doanh nghiệp phải chia lợi nhuận bình đẳng với người dân.

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng người Dao phải theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Vấn đề này liên quan đến cả việc quy hoạch du lịch, chính sách phát triển du lịch, gắn vấn đề phát triển du lịch với bảo vệ môi trường... Đặc biệt trong vấn đề phát huy giá trị văn hóa truyền thống để tạo ra các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch đòi hỏi phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc cụ thể như sau:

Các sản phẩm du lịch đều phải thấm đẫm các yếu tố văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao. Nhờ các yếu tố văn hoá truyền thống này mới đảm bảo tính độc đáo và hấp dẫn, sức hút đối với du khách của điểm du lịch cộng đồng người Dao. Với quan điểm bảo tồn và phát triển trong nghiên cứu văn hóa có thể xây dựng các chương trình du lịch thu hút khách, hướng khách du lịch đến các trải nghiệm thực tế. Điều này sẽ thực sự thu hút khách du lịch, hướng khách du lịch tới việc khám phá các giá trị trong đời sống sinh hoạt của người Dao. Tuy nhiên để đảm bảo tính bảo tồn với các di sản văn hóa, không bị pha tạp các yếu tố ngoại lai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


cần phải nắm rõ, chia các di sản văn hóa ra những hoạt động nào có thể cho khách tham dự và những hoạt động nào khách không được tham dự để tránh làm ảnh hưởng tới cộng đồng cư dân địa phương với vai trò là chủ thể văn hóa. Khảo sát, thống kê các ngày lễ, ngày tết, các sinh hoạt cộng đồng của người Dao trong một năm để thông báo cho du khách, đồng thời quảng bá, giới thiệu cho du khách để du khách đến tham quan trong khung cảnh thật.

Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 5

Các điểm du lịch cộng đồng của người Dao ở Sapa chủ yếu nhằm mục đích bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống. Bên cạnh đó thu hút khách du lịch nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, tuy nhiên đều trong tình trạng quá tải.

Như vậy, vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc người Dao với việc phát triển du lịch có mối quan hệ khăng khít với nhau:

Muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi cộng đồng người Dao ở các điểm du lịch phải bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc. Vì bản sắc văn hóa không chỉ là tài nguyên mà còn là tài sản sản xuất ra các sản phẩm du lịch. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì điểm du lịch đó sẽ lụi tàn không còn sức hấp dẫn du khách. Nhưng muốn giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có hệ thống chính sách đồng bộ, như chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân, chính sách tôn vinh các nghệ nhân và các di sản văn hóa độc đáo, chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm du lịch phát triển, chính sách đào tạo trao truyền di sản văn hóa dân tộc qua các thế hệ (đặc biệt đưa việc thực hành vốn dân ca dân vũ, trò chơi trở thành môn học ngoại khoá ở các trường học).

Hiện nay ở Việt Nam, nhiều tỉnh thành đã áp dụng loại hình du lịch cộng đồng vào địa phương và bước đầu đã đạt được những thành công và có doanh thu ổn định như: Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam.

Du lịch phát triển tạo thêm thu nhập cho người dân, giúp cho người dân càng nhận thức rõ về vai trò của di sản văn hóa truyền thống với vấn đề sản xuất các sản


phẩm du lịch, tạo thêm nguồn thu cho người dân có điều kiện để giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2012 là 798,63 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 198 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách địa phương 27,1 tỷ đồng, nguồn vốn xã hội hóa 573,53 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2006 - 2012 là 210 tỷ đồng. Trong đó các khu du lịch đã có dự án đầu tư của các doanh nghiệp gồm: Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy với Dự án khu du lịch sinh thái cao cấp bãi nổi La Phù (Công ty cổ phần Ao Vua), dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng (Công ty TNHH Sông Thao), dự án khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy (Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô)…Dự án của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đầu tư vào khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng và khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn (đã xây dựng 2 nhà sàn, đường vào hang và cải tạo hang Thổ Thần); Khu đô thị sinh thái - du lịch nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông tuy đã có dự án nhưng chủ đầu tư đang khó khăn. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch được đẩy mạnh; đã kết nối với các tỉnh trong khu vực thực hiện các chương trình du lịch gắn với văn hóa, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách.”

Trong Đề án phát triển du lịch cộng đồng Vườn quốc gia Xuân Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ báo cáo ngày 1/8/2018 có ghi “Đề án phát triển du lịch cộng đồng Vườn quốc gia Xuân Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 được thực hiện tại xã Xuân Sơn và 2 xã vệ tinh Kim Thượng và Xuân Đài của huyện Tân Sơn. Đề án sẽ tư vấn hỗ trợ trang thiết bị xây dựng từ 3- 5 hộ dân/năm tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn theo quy định phục vụ khách du lịch; phấn đấu đến năm 2020 đón và phục vụ 50.000 lượt khách tham quan; 25.000 lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế là 4.000 lượt; doanh thu du lịch dịch vụ đạt 15 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 2000 lao động; phấn đấu đến năm 2025 hình thành điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng Vườn quốc gia Xuân Sơn đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật dịch vụ với sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách


chuyên nghiệp tạo sức thu hút hấp dẫn khách du lịch, mang đến cho khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường xã hội. Được công nhận điểm du lịch quốc gia. Thảo luận tại hội nghị, đa số các đại biểu cho rằng, để triển khai đề án đạt hiệu quả, cần đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo từng giai đoạn. Trong đó, phải tập trung xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông để thuận tiện đi lại cho người dân và du khách; tiếp tục khôi phục các giá trị, bản sắc văn hóa bản địa các dân tộc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển du lịch cộng đồng; bảo tồn, xây dựng và phát huy tài nguyên thiên nhiên rừng sinh thái, môi trường xanh sạch đẹp có tính hấp dẫn khách du lịch đến tham quan; đào tạo nguồn nhân lực du lịch phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng… Dự kiến, tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án là 60 tỷ đồng.

Đề án phát triển du lịch cộng đồng Vườn quốc gia Xuân Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 sẽ gồm có 3 phần: Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án; nội dung đề án phát triển du lịch cộng đồng Vườn quốc gia Xuân Sơn và công tác tổ chức thực hiện. Riêng sự cần thiết, ngoài việc phân tích đặc điểm, đặc thù thì cần bổ xung thêm phần thuận lợi, khó khăn và thách thức khi triển khai Đề án. Tính toán điều chỉnh phần mục tiêu, phạm vi cho phù hợp, trọng tâm là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực. Trong đó, cần cụ thể và chi tiết 5 nội dung: Xây dựng từng sản phẩm du lịch cộng đồng ở Xuân Sơn; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc triển khai đề án; khôi phục các giá trị bản sắc dân tộc của đồng bào các dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường vệ sinh và thu gom rác thải; nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực.


Chư ng : GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát chung về người Dao ở tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ. Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển.

Ở Phú Thọ, hai huyện Yên Lập và Thanh Sơn là nơi tập trung người Dao đông nhất trong đó chủ yếu là người Dao quần chẹt, và số ít trong đó là người Dao Tiền. Cả hai huyện này vốn là vùng đất cổ, nhiều hiện vật khảo cổ bằng đá (rìu, bôn, cuốc, vòng, khuyên...) được phát hiện, thể hiện sự có mặt của con người từ thời kỳ đầu Đồ đá mới. Nằm trong bộ Văn Lang - trung tâm của người Việt thời kỳ dựng nước - vùng đất Thanh Sơn được người Việt khai phá và định cư từ rất sớm. Nhiều


hiện vật từ gốm thô đến gốm có hoa văn và men đẹp thời nhà Lý - Trần, có niên đại hàng trăm năm đã phát lộ. Đặc biệt, nhiều nơi trên địa bàn huyện như: Tất Thắng, Sơn Hùng, Võ Miếu, Lương Nha... đã phát hiện hàng chục chiếc trống đồng có niên đại từ hơn 200 năm đến trên 2.500 năm, chứng tỏ sự có mặt liên tục của các thế hệ người Việt trên vùng đất này.

Là vùng tiếp giáp với Văn hóa Mường Hòa Bình, Văn hóa Thái Sơn La và Nghĩa Lộ nổi tiếng, đồng thời là một trong những chiếc cầu nối chuyển tiếp giữa hai nền Văn hóa Việt - Mường, nên Thanh Sơn có nhiều sắc thái văn hóa đặc trưng, đan xen và giao thoa rõ nét.

2.1.2. iều kiện kinh tế – ã hội

Người Dao cũng giống như nhiều tộc người khác ở Việt Nam, hoạt động kinh tế chủ đạo của người Dao là nông nghiệp, ngành nông nghiệp trồng lúa nước của người Dao phát triển khá muộn, do tập quán du canh du cư, không cố định ở một nơi, mà trồng lúa nước đòi hỏi định cư lâu dài. Ngoài ra người Dao còn trồng các loại hoa màu như khoai, sắn, bí, các loại rau củ, quả theo mùa vụ và chủ yếu trồng trên nương rẫy. Người Dao có xu hướng khai thác các tiềm năng có sẵn của tự nhiện như núi rừng, sông, suối. Người Dao Phú Thọ chủ yếu tập trung tại các huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn là 3 huyện có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đối tương đồng. Trong đó đại bộ phận người Dao sống tại huyện Yên Lập, Thanh Sơn.

Đặc điểm địa hình: Địa hình của huyện rất phức tạp, xen lẫn núi đá, đồi đất, nhiều khe suối chia cắt, bao quanh huyện là dãy núi đá vôi và đồi đất trẻ, huyện nằm trong thung lũng có chiều dài hơn 60 km, chiều rộng khoảng 8 km. Độ cao trung bình 200m, nơi cao nhất là 900 m so với mực nước biển.

Khí hậu: thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình 22,50C; lượng mưa trung bình 1800 mm; độ ẩm trung bình 85%, thấp nhất 40%. Thường xuất hiện mưa đá vào mùa hè, sương mù vào mùa đông.

Đời sống kinh tế của người Dao ở Thanh Sơn và Yên Lập canh tác chủ yếu ở các ruộng nước thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven


các đồi gò thấp với hệ thống mương phai rất đặc trưng. Lúa nước là cây lương thực chính. Đời sống kinh tế của người Dao ngày xưa cũng rất khó khăn, thấp kém bởi với phương tiện, công cụ sản xuất lạc hậu, lối làm ăn manh mún, tự túc tự cấp. Bên cạnh làm lúa nước, người Dao còn làm nương rẫy để gieo lúa cạn và trồng các thứ hoa màu khác góp phần nâng cao đời sống kinh tế.

Về vị trí định canh, định cư: người Dao ở Phú Thọ cư trú tập trung ở vùng thung lũng chân núi, nơi có độ cao không lớn.

Về tính đặc thù trong sản xuất kinh tế: Người Dao sống định canh, định cư nên trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước, sản xuất nhỏ theo kiểu tự túc, tự cấp; ngoài việc cấy lúa nước họ còn phát nương trồng lúa. Sau năm 1999, dự án 135 hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, đã tạo ra những bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đồng bào nhờ đó mà mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện. Cơ chế thị trường đã tác động rất lớn đến tập quán canh tác và chăn nuôi của người Dao việc trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra phong phú và nhộn nhịp không khác gì các chợ miền xuôi; đây là điều kiện thuận lợi để người dân thoát dần ra khỏi tập quán canh tác cũ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

Nghề thủ công truyền thống chủ yếu là nghề mộc, đan lát, dệt vải. Trước đây, gia đình nào cũng có khung cửi, họ tự trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải; người phụ nữ làm ra những vuông vải cho mình, cho những người trong gia đình và làm của hồi môn đem đến nhà chồng. Sự khéo léo thể hiện trang phục trở thành một trong những tiêu chuẩn về giá trị của người phụ nữ. Mặc dù rất khéo léo nhưng nghề mộc chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ, giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối giã gạo hoặc phục vụ cho sản xuất vui chơi chứ không chuyên mộc, không làm hàng hoá; việc đóng các đồ gia dụng, làm gạch, xây nhà... chỉ phổ biến trong thời gian gần đây. Nghề làm giấy là nghề phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số, như Mông, Nùng, Sán Dìu… nghề làm giấy về cơ bản giống nhau mang chất liệu chủ yếu là rơm rạ, cỏ cây, được làm thủ công qua bàn tay của người dân. Cũng như người nhiều dân tộc thiểu số khác với người Dao, nghệ nhân làm giấy còn có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023