Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 10


sống văn hóa người Dao họ Triệu - họ không tổ chức Tết nhảy mà có một lễ tục tương tự với tên gọi là chay tập đàng.

Tết nhảy thường được tổ chức trong tháng Chạp, thường là vào ngày rằm cuối cùng của năm âm lịch. Trong thời gian này, các dòng họ trong cộng đồng người Dao thường tổ chức tế năm cùng (một dạng họp mặt gia đình trong dịp “năm cùng tháng tận”) nên nếu gia đình nào tổ chức Tết năm cùng thì thôi, không “đăng cai” Tết nhảy.

Bên cạnh việc bày tỏ tấm lòng thành kính tổ tiên, người Dao còn hướng về các thế lực siêu nhiên nên trong Tết nhảy, đồng bào có nghi thức rước tranh thờ (Tết nhảy còn có tên gọi khác là “Tết luyện âm binh” hay “Khao quân Tam Thanh”).

Quy mô của Tết nhảy rất lớn, lễ vật linh đình, kéo dài trong nhiều ngày (thường là 3 ngày). Để chuẩn bị, gia đình/dòng họ đứng ra tổ chức phải chuẩn bị ít nhất 5 con lợn - mỗi con khoảng 40 đến 50kg, hàng chục hũ rượu, và rất nhiều gà, gạo nếp... Ngoài ra, còn có tiền âm, giấy sớ, cờ phướn với số lượng lớn cùng tre nứa, dao kiếm gỗ... Tùy vào khả năng kinh tế của từng gia đình thì thời gian tổ chức tết nhảy sẽ khác nhau, có gia đình tổ chức 5 năm một lần cũng có gia đình lên tới 10 năm, 15 năm một lần.

Có thể xem Tết nhảy như “sợi chỉ đỏ” kết nối tộc người, xóa nhòa sự ngăn cách về khoảng cách địa lý hành chính. Tuy nhiên, Tết nhảy của người Dao ở Lào Cai còn có nghi thức rước “kiếm thần” (cặp “kiếm đực - kiếm cái” mà trong tâm niệm của người Dao đó là báu vật truyền đời, tổ tiên để lại cho con cháu).

Nhìn chung, hai yếu tố “lễ” và “hội” có sự phân định rất rõ. Phần “lễ” do thầy cúng chủ trì, gồm các nghi thức cúng bái, đốt vỏ cây thơm… mời tổ tiên về chứng giám cho lòng thành của con cháu. Sau phần “lễ” là phần “hội” diễn ra thâu đêm suốt sáng, dài ngày với nhiều điệu múa (múa cờ, múa đao, múa rùa, múa duyệt binh…), nhiều nhạc cụ (chuông, trống, chũm chọe, háp chảo…), thu hút tất cả các thành viên trong cộng đồng tham gia, không phân biệt tuổi tác, giới tính.


Sự huyền bí của Tết nhảy đến nay vẫn là thách thức với không ít nhà nghiên cứu trong việc giải mã cái Tết đặc trưng nhất của người Dao quần chẹt. Tết nhảy cũng được coi là lễ hội tổ chức cho dòng họ, nghi lễ này nhằm mục đích cúng Bàn Vương, làm tết tạ ơn giữ đúng lời hứa khi khẩn cầu khi khẩn cầu lúc lâm nguy được các đấng thần linh che chở, phù hộ cho cuộc sống gia đình ăn nên làm ra.

Theo những người già ở đây kể lại người Dao Quần chẹt ban đầu không có tết nhảy nhưng di cư vào Việt Nam, những nhóm Dao đi trên biển gặp nạn có thề ước đều tổ chức tết nhảy. Đây là dịp tạ ơn cầu khẩn lúc lâm nguy. Các họ Dao Quần Chẹt đều làm tết nhảy trước tết âm lịch, thông thường họ tổ chức từ 12 đến 27 hoặc 28 tháng chạp. Trong mỗi họ của mỗi nhóm Dao cũng có sự khác nhau về thời gian và chu kì tổ chức tết nhảy. Tùy theo lời thề ước mà họ có chu kì tổ chưc Tết Nhảy có thể 3 năm, 5 năm hay 15 năm một lần. Có một số họ Dao 15 năm mới tổ chức 1 lần, mỗi lần tổ chức liền 3 năm, mỗi lần tổ chức 3 ngày 3 đêm. Người Dao ở Phú Thọ chủ yếu tổ chức 3 năm một lần. Tuy nhiên để phát triển du lịch với những lễ tết mang ý nghĩa tâm linh và tôn giáo phải thực hiện đúng thời điểm không thể tùy tiện tổ chức, do đó những lễ tết này có thể được sân khấu hóa để khách du lịch quan sát, hoăc mô phỏng hóa chứ không phải tổ chức vào thời điểm không đúng. Nếu đúng dịp diễn ra tết nhảy có khách tham gia thì buộc khách phải chấp hành các quy định mật phải hòa mình coi mình như người Dao, như nhân dân bản địa tham gia vào lễ mật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Ở Phú Thọ còn có một lễ khác, nếu như ở nhiều nơi nhiều nhóm Dao trên khắp đất nước Việt Nam thì Tết Nhảy là lễ phổ biến thì ở Phú Thọ có dòng họ Triệu Mốc thuộc nhóm Dao quần chẹt làm lễ Tầm Đàng thay cho Tết Nhảy. Tầm Đàng có ý nghĩa là “Tầm” là đại, là to lớn, “Đàng” là đám tức là đám cháy lớn.

Theo như truyền thuyết được người dân kể lại thì khi di cư vào Việt Nam người Dao đi trên một chiếc thuyền lớn và gặp nạn. Thuyền của họ Triệu Mốc gặp nạn lớn hơn, đám cháy lớn hơn nên khi thoát nạn họ làm lễ tạ ơn lớn hơn. Nghi lễ và hình thức tổ chức phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với Tết Nhảy.

Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 10


Lễ Cấp Sắc

Trong xã hội - gia đình, người Dao ở Phú Thọ vẫn duy trì tục làm lễ cấp sắc - Lễ đặt tên thánh sư (tên âm) cho con trai người Dao đến tuổi trưởng thành. Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ lập tỉnh, lễ chẩu đàng). Tiếng Dao gọi là “Quá tăng”, “Tẩu sai” hay là “Phùn voòng” dịch sang tiếng Việt là cấp đèn. Lễ cấp sắc của người Dao ở bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng 1, 2 (âm lịch) hàng năm; được tổ chức tại gia đình người được cấp sắc, mời dân làng đến giúp hành lễ và mở hội cho cộng đồng ngay tại nhà mình.

Cấp sắc không chỉ là một tục lệ rất phổ biến mà còn là bắt buộc đối với tất cả mọi đàn ông người Dao. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng vòng đời của người Dao. Đối với dân tộc Dao, người nào được cấp sắc thì mới có thể làm nghề cúng bái là điều mà người Dao rất quan tâm. Người nào được cấp sắc sau này chết, hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc cũng còn có nghĩa là lễ “khai sinh” hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban định cho, cho nên những bản cấp sắc còn có ý nghĩa như là một “giấy thông hành” để sau khi chết có thể về ngay thế giới bên kia mà không phải qua kiếp bị đoạ đầy ở âm phủ. Người nào được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn, người chưa được cấp sắc dù tuổi có già cả như thế nào đi nữa vẫn bị coi là trẻ con, và khi chết thì hồn chỉ được đưa về đến động Đào - hoa Đào - hoa Lâm - châu, không thể đưa về Dương Châu được. Đồng bào Dao có lòng tin sâu sắc rằng được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. Vì thế, dù tốn kém như thế nào người Dao cũng tổ chức bằng được nghi lễ này.

- Kiêng kỵ: Trong những ngày hành lễ, người đến dự rất đông, nhưng từ gia chủ cho đến khách khứa đều tuân thủ những điều cấm: Cấm sát sinh, đánh đấm, chửi mắng, cằn nhằn, ồn ào, nói to.

Nội dung chính buổi lễ cấp sắc “Quá tăng” tiến hành theo trình tự sau đây:

Chọn được ngày tốt, người ta bắt đầu làm lễ cấp sắc. Khi làm lễ cấp sắc, hai gian nhà giữa trở thành đại đường. Các thầy cúng, trước hết phải lập đàn, tẩy uế,


đánh 4 hồi trống để thỉnh các thánh thần và gia tiên đến dự lễ, sau đó làm lễ “Thả tranh” (tức treo 2 bộ tranh Tam thanh lớn và Tam thanh nhỏ) và báo cáo lý do buổi lễ cho các thần thánh biết.

* Lễ trình diện: Hai thầy chính và người thụ lễ cấp sắc quỳ trước bàn thờ Tam Thanh và bắt đầu hành lễ. Một thầy chính một tay cầm chuông rung theo nhịp nhảy múa, một tay cầm thanh kiếm và miếng gỗ hương nhảy múa vài vòng xung quanh những người trước bàn thờ, rồi trao thanh kiếm và miếng hương cho những người thụ sắc. Người thụ sắc nâng thanh kiếm và miếng hương bằng cả hai tay nhảy vài vòng quanh lễ đường, rồi quỳ xuống trước bàn thờ. Lần lượt các người thụ sắc làm như vậy, mỗi người tới 7 lần.

Trong lễ trình diện, thầy cả đọc sớ kể lai lịch của những người được cấp sắc (kể rõ họ tên, tuổi, con cháu của ai, quê quán...), đồng thời kính cáo trước Tam Thanh Đường về lai lịch, cấp bậc, nhiệm vụ của các thầy chính lễ cùng các phụ lễ, giúp việc.

* Lễ cấp tinh (Lễ lên đèn): Người được cấp sắc ngồi trên chiếc chiếu trải sẵn trước bàn thờ tổ tiên và đàn cúng. Ông thầy cả và thầy 2 bắt đầu làm phép, sau đó thầy cả đặt đèn thứ nhất lên đỉnh đầu người được cấp sắc, thầy hai và bố đẻ đặt đèn thứ hai và thứ 3 lên hai vai người được cấp sắc. Có nơi, khi làm lễ cấp tinh (lên đèn) người được cấp sắc quỳ trước đàn cúng, 2 tay giữ một chiếc giá hình chữ thập. Thầy cả, thầy hai và bố đẻ của người được cấp sắc đặt đèn lên chiếc giá ấy (tương ứng với đỉnh đầu và hai vai). Sau đó thầy cả làm phép, thầy hai đọc các bản sắc và những điều thề nguyện và những điều răn. (Chính vì thế mà gọi là tục cấp sắc). Trong bản sắc có ghi rõ họ tên, tuổi người được cấp sắc, ngày và nơi cấp sắc, do ai cấp sắc cho. Những bản sắc viết thành 2 bản, 1 bản người được cấp sắc giữ, 1 bản đốt sau khi đọc xong. Khi người được cấp sắc chết, thì người ta đốt bản cấp sắc còn lại làm giấy thông hành sang bên kia thế giới.

* Lễ hạ đèn và giao quân: Sau khi răn dạy và làm lễ thề nguyện cho người được cấp sắc, các thầy tào bắt đầu làm lễ giao quân. Người phụ lễ hạ đèn, đặt lại


trên bàn thờ Tam Thanh. Người thụ lễ vẫn ngồi trên ghế. Người ta lấy tấm vải trắng trước khi vào lễ cấp sắc các thầy đã làm phép, thầy cả giữ một đầu, người được cấp sắc giữ đầu kia, người ta bỏ một ít gạo và vài hào bạc trắng lên trên tấm vải. Thầy hai làm phép, dùng gậy “Tầm xích” nâng tấm vải lên làm những hạt gạo và những hào bạc dồn về hai đầu của tấm vải, tức dồn về phía thầy cả và người được cấp sắc, và lấy kéo cắt đôi tấm vải, đó gọi là lễ cấp âm binh. Người cấp sắc giữ lấy nửa tấm vải cùng với những hào bạc ấy, còn thầy cả giữ nửa tấm vải kia để làm mũ hoặc quần áo tặng cho (ban cho) những người được cấp sắc trong những dịp khác.

* Lễ qua cầu: Các thầy tào lấy 7 đồng bạc trắng xếp thành một hàng trước bàn thờ tổ tiên và đàn cúng. Thầy cả dắt người được cấp sắc vừa đi vừa khấn qua 7 đồng tiền tượng trưng cho chiếc cầu ma nối liền hai thế giới âm và dương. Lễ qua cầu này có ý nghĩa là hướng dẫn cho người được cấp sắc biết được đường sang bên âm để sau này có cúng bái thì biết được đường sang bên ấy để cầu viện sự giúp đỡ của thần thánh.

* Lễ đặt tên: Lễ sau cùng là lễ đặt tên cho người được cấp sắc. Thầy tào viết tên định đặt cho người được cấp sắc vào một tờ giấy rồi đặt vào đàn cúng, sau đó cúng và xin âm dương. Nếu được quẻ thuận, tên đó coi như được thần thánh công nhận. Nếu không thuận phải xin tên khác, chừng nào quẻ thuận mới thôi. Từ đó, người được cấp sắc trở thành môn đệ của nghề cúng bái và có quyền đi cúng.

Sau nghi lễ cuối cùng này, gia chủ mở tiệc cơm rượu khoản đãi mọi người trong nhà, hàng xóm, họ hàng thân cận giúp đỡ trong những ngày lễ vừa qua. Đó cũng là sự tạ ơn đầy tình nghĩa họ hàng, anh em, xóm giềng.

Sau lễ “Quá tăng”, các lễ cấp sắc khác nhằm “Thăng chức”, tức là “Tăng số đèn, số âm binh” cho những thầy cúng ở bậc cao hơn, có những nghi lễ phức tạp hơn nhiều. Ví dụ, lễ tăng 7 đèn và tăng 72 binh mã “Thất tinh”, ngoài những bước chuẩn bị, những công việc mở đầu cho buổi lễ như khi cấp sắc hoặc khi làm những nghi lễ lớn, còn có những nghi lễ sau đây:


- Lễ lên đèn: Người được tăng 7 đèn ngồi trước đàn cúng và bàn thờ tổ tiên theo kiểu “chống chổi”. Bảy thầy tào, mỗi người đặt một đèn lên người được “thăng cấp”. Ông thầy chủ đám đặt đèn lên đầu, các thầy khác lần lượt đặt lên hai vai, hai đầu gối (hay đặt lên hai mu bàn chân) và lên hai mu bàn tay.

- Lễ ban mũ: Lễ ban mũ thầy cúng có thêu hình ba thánh là Tam thanh hay Tam bảo cho người được cấp thất tinh.

- Lễ trình diện Ngọc Hoàng: Sau khi lèm lễ lên đèn, người ta dựng một chiếc sàn cao độ 2, 3 mét ở ngoài sân và bắc một thang Dao lên sàn. Thầy chủ đám và thầy hai dẫn người được cấp thất tinh lên sàn qua thang Dao. Thầy hai lấy tù và thổi 3 hồi gọi là để thỉnh Ngọc Hoàng xuống chứng giám. Trong lúc đó người được cấp thất tinh nằm sấp trên sàn, thày chủ đám và thầy hai đứng hai bên người được cấp thất tinh và kể lai lịch của người được cấp thất tinh, và sau đó hai thầy tào xin Ngọc Hoàng trao ấn cho người ấy. Đồng thời 5 ông thầy nữa lên sàn cúng cùng với thầy cả và thầy hai nhẩy múa xung quanh người được cấp thất tinh gọi là làm lễ trao ấn, (trên ấn có khắc mấy chữ: Thái thượng Lão quân. ấn này được gói kỹ trong một chiếc khăn đỏ). Người được cấp thất tinh còn phải qua một “thử thách” nữa là phải ngã lăn xuống sàn để tỏ lòng dũng cảm”. (Thật ra ở dưới sàn người ta đã để sẵn một đống rạ, hay dăng lưới đan bằng dây rừng để đỡ người được cấp thất tinh).

- Lễ tơ hồng: Khi tất cả mọi người đã vào nhà, người được tăng 7 đèn (được cấp thất tinh) vẫn phải đừng ở ngoài cửa chờ người vợ của mình đi ra để làm lễ “Tơ hồng”, tức là để thần thánh công nhận đó là hai vợ chồng, sau này có “về bên âm” hai vợ chồng mới được sống vĩnh viễn với nhau. Hai vợ chồng đứng cạnh nhau, các thày tào lấy một băng dây vải đỏ vắt qua vai hai người và đọc một bài cúng đã viết sẵn. Bài cúng này được viết thành hai bản (gửi cho thần thánh) sau khi đọc, một bản hai vợ chồng giữ, người nào chết sau sẽ mang theo về bên âm tìm người đã “đi về” trước để được vĩnh viễn sống với nhau ở thế giới âm hồn.

- Lễ thăm Thiên đình: Là lễ đưa hồn người được cấp Thất tinh lên thăm Thiên đình (tức chỗ ở của Ngọc Hoàng thượng đế và các thần thánh hầu cận của


Ngọc Hoàng). Người ta trải một chiếc chiếu trước đàn cúng, có rơm đệm, đặt vào đó một chiếc lồng con trong đó có 7 chiếc chén và một ít giấy (tiền ma) để đốt. Thầy chủ đám dẫn người được cấp Thất tinh đứng vào giữa chiếu. Trống, thanh la, não, bạt, kèn...nổi lên, bảy ông thầy tào xúm lại đu người được cấp Thất tinh cho đến khi anh ta bị ngất, lúc ấy người ta cho rằng hồn của người được cấp Thất tinh đã bắt đầu bay lên thiên đình. Bảy ông thầy tào đặt người được cấp Thất tinh nằm sấp trước bàn thờ tổ tiên và đàn cúng, gối đầu lên chiếc lồng đã đặt sẵn ở đấy. Sau đó, ông thầy chủ đám mang quyển sách "Quá tang slâu" (sách cấp sắc) ra đọc. Đọc xong quyển sách ấy cả 7 thầy tào nhảy múa xung quanh người được cấp Thất tinh đang “mê man” nằm đó, rồi thầy chủ đám làm phép nâng người được cấp Thất tinh dậy, tức là làm lễ đưa hồn người đó trở về dương gian sau khi đã đi thăm Thiên đình.

Nói đến tục cấp sắc của người Dao, cần phải lưu ý thêm một điểm nữa là nếu trong gia đình có người đã chết mà chưa được cấp sắc thì con cháu phải làm lễ cấp sắc cho người đã chết trước khi làm lễ cấp sắc cho mình. Lễ cấp sắc cho người đã quá cố được tiến hành như sau: Trước hết thầy chủ đám đi vào một khu rừng nào đó làm một lễ cúng gọi là xin bà chúa Hoa lấy hồn người đã quá cố về nhà đẻ làm lễ cấp sắc. Người ta lấy giấy đỏ cắt thành hình nhân cắm vào bát gạo và đem về nhà. Khi hồn của người quá cố “về đến nhà”, mọi người trong gia đình, tức, con cháu, dâu, rể phải ăn mặc chỉnh tề quỳ đón ở trước cửa. Sau đó người ta làm lễ cấp sắc, tức là công nhận hồn người quá cố là người lớn, và đưa hồn quá cố về Dương - châu đoàn tụ với tổ tiên. Từ đó, hồn người quá cố trở thành tổ tiên và được con cháu thờ cúng.

Lễ cấp sắc là một lễ thụ giới tôn giáo có những quy trình lễ thức chặt chẽ, điều này thể hiện rất rõ ràng: Ai muốn làm thầy cúng (thầy tào) thì nhất thiết phải qua lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc là một lễ thành nhân, ai đã qua lễ cấp sắc mới được coi là người lớn. Người đàn ông dân tộc Dao phải qua lễ cấp sắc để tiếp nhận chính thức sự lưu truyền sức sống của người Dao, tạo cho sức sống của đạo (Đạo giáo) và đời (dân tộc Dao) có sự kế tục lâu dài. Người con trai trải qua lễ cấp sắc là có đầy đủ tư


cách pháp nhân trước thần quyền và trước công luận (cả trong xã hội, gia đình và cộng đồng dân tộc), được công nhận như một người Dao chính thức.

Trong lễ cấp sắc, cùng với các nghi lễ, thủ tục rườm rà, phức tạp phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng, còn diễn ra các hoạt động mang tính cộng đồng, mang màu sắc văn nghệ, vui vẻ. Tất cả mọi người trong buổi lễ cùng nhau ăn uống, nhảy múa vui vẻ. Múa trong khi lễ cấp sắc gọi là “Miến chảu đàng”.

Bên cạnh những giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị cộng đồng, trong thực tế lễ cấp sắc còn có những hạn chế như: Tốn kém tiền của, cần nhiều người để phục vụ, tốn rất nhiều công sức; thời gian kéo dài... ảnh hưởng đến sức khỏe, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; có những phần tạo điều kiện cho những tư tưởng mê tín dị đoan phát triển; các tục lệ cúng bái, kiêng kỵ rất phức tạp... Đây là vấn đề cần quan tâm trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc Dao nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.

Tuy nhiên, lễ cấp sắc được bà con người Dao ai cũng náo nức chờ đón và trong suốt qúa trình trình hành lễ, bà con bản làng và các vùng lân cận đến tham dự rất đông. Lễ cấp sắc là hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt xã hội của người Dao, có liên quan đến ý niệm tôn giáo, tinh thần đạo đức, sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của mọi người. Bên cạnh nội dung lời cúng có bao hàm ý nghĩa giáo dục lịch sử dân tộc, đạo đức, nhân cách con người phù hợp với tư tưởng, tình cảm, phong tục, tập quán, dân tộc, thì lễ cấp sắc đã huy động tổng hợp các loại hình nghệ thuật để phục vụ cho mục đích tôn giáo, hành vi tín ngưỡng. Kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, tụng ca, thánh ca, diễn xướng (bao gồm: nhảy múa, trình tự trình diễn lễ nghi...) đều hoà quyện vào nhau, đổi thay rất phong phú, đa dạng và hấp dẫn trong hàng loạt lễ nghi. Trong lễ cấp sắc có điệu múa chuông trang trọng, khoẻ khoắn, rộn ràng và vui tươi, đã được khai thác, chỉnh biên, biên đạo để phục vụ đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hoá của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước. Không diễn ra trong khung cảnh nghi lễ tôn giáo, mà vẫn được nhiệt liệt hoan nghênh, chứng tỏ giá trị nghệ thuật múa của dân tộc Dao.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí