Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 2


3 c tiêu nghiên c u

- Nhận diện và làm sáng tỏ những giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao ở tỉnh Phú Thọ.

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế người dân ở tỉnh Phú Thọ.

4 Đối tư ng và phạ vi nghiên c u

4.1. i tư ng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ và việc bảo tồn, khai thác phục vụ những giá trị văn hóa đó để phát triển du lịch cộng đồng.

4.2. h m vi nghiên cứu

- Tỉnh Phú Thọ (tập trung vào 3 huyện có đông người Dao sinh sống là Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập).

- Tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- ộ Tập trung nghiên cứu, khai thác những đặc trưng văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

5 Phư ng ph p nghiên c u

Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 2

5.1. hương pháp nghiên cứu liên ngành

Chọn đối tượng nghiên cứu là văn hóa người Dao – đối tượng thu nạp rất nhiều giá trị văn hóa – lịch sử, tín ngưỡng – tôn giáo,… việc vận dụng phương pháp liên ngành mang đến những ưu thế vượt trội. Phương pháp này giúp chúng tôi có thể kết hợp sử dụng đồng thời, thực sự khách quan và bình đẳng nhiều phương pháp chuyên ngành để có được những nhận thức toàn diện và tổng thể về văn hóa người Dao gắn với không gian văn hóa tỉnh Phú Thọ, đồng thời gắn với phát triển du lịch cộng đồng.


5.2. hương pháp hệ th ng hóa kết h p so sánh, phân tích, tổng h p

Văn hóa người Dao hết sức phong phú và đa dạng, phân loại và thành hệ thống hóa là rất quan trọng để có được một cái nhìn bao quát, toàn diện. Việc áp dụng phương pháp hệ thống hóa và là rất cần thiết. Nó giúp vừa bao quát được các nghiên cứu đi trước vừa kế thừa và khảo cứu sâu hơn vấn đề trọng tâm của đề tài. Hơn hết, sử dụng phương pháp hệ thống hóa sẽ giúp nhận diện được những yếu tố là trung tâm, chi phối văn hóa người Dao trên cùng địa bàn.

Văn hóa tộc người có vừa mang tính phổ quát, vừa gắn với tư duy tộc người. Giá trị văn hóa của tộc người thể hiện trên những bình diện và hệ giá trị khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào tính “nội sinh”, bản địa và sự chiếm lĩnh, đồng hóa những nét văn hóa ngoại nhập. Gắn với mỗi địa vực cư trú nhất định, người dân sẽ có các cách ứng xử tương ứng với các điều kiện tự nhiên và xã hội. Những điều đó thể hiện rõ dấu ấn trong lễ hội, đình đám, phong tục, đời sống tâm linh,…, kiến trúc, điêu khắc, hội họa… Thậm chí ở một địa bàn cư trú, mỗi thời đoạn lịch sử cụ thể lại có những biến đổi không dễ nhận ra. Vì vậy, một cái nhìn dưới góc độ tương đồng và dị biệt, so sánh đồng đại và lịch đại là cần thiết.

5.3. hương pháp điền dã

Văn hóa người Dao ở tỉnh Phú Thọ đã sớm được nhiều nhà nghiên cứu sưu tầm, biên soạn. Thậm chí các tác giả còn xem xét vấn đề dưới nhiều bình diện. Đó là những điểm tựa cần thiết cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn, chuyên biệt hơn về vấn đề này. Tuy vậy, gắn với một vấn đề nghiên cứu khá đặc thù mà giá trị của nó có khi rất rõ ràng, có khi lại ẩn tàng trong chính quan niệm, tâm thức người dân, thì không thể thiếu điền dã văn hóa và thâm nhập thực tế. Bởi vậy, chúng tôi xác định việc cần làm trước hết là sưu tầm để bao quát tài liệu nghiên cứu, điền dã – thâm nhập thực tế rồi tiến hành thống kê, phân loại trang bị một cái nhìn toàn diện, có hệ thống về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã đi thực tế tại Huyện Yên Lập, Phỏng vấn 10 hộ dân người Dao tại Nga Hoàng – Yên Lập, chủ yếu ở đây là Dao quần chẹt, trong 10 hộ dân có 5 hộ đang kinh doanh du lịch 5 hộ không kinh doanh du lịch do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.


5.4. hương pháp chuyên gia

Các chuyên gia ở đây bao gồm đội ngũ các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm đối với các vấn đề liên quan đến đề tài. Qua phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, tác giả có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm, lĩnh hội tri thức và kiểm nghiệm các nhận thức của mình. Các chuyên gia còn bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là quản lý trực tiếp các di sản văn hóa trên Đất Tổ. Qua trao đổi, phỏng vấn tác giả có điều kiện để nắm bắt tốt hơn các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nhất là các vấn đề liên quan đến giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, những vấn đề về cơ chế, chính sách và tổ chức các hoạt động văn hóa tại địa phương.

Trong đó tác giả đã phỏng vấn ông Trần Việt Hùng – Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Yên Lập để nắm được tình hình kinh tế địa phương, đồng thời tìm hiểu thêm những chính sách hỗ trợ về kinh tế tại khu vực người Dao sinh sống. Ngoài ra tác giả cũng phỏng vấn các cán bộ văn hóa, trực tiếp nghiên cứu và thực hiện các

chính sách văn hóa tại khu vực người Dao sinh sống.

Các phương pháp trên được sử dụng kết hợp và linh hoạt trong quá trình nghiên cứu đối tượng. Bên cạnh đó, tùy vào tính chất của từng vấn đề nghiên cứu chúng tôi sẽ lựa chọn các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.


NỘI UNG NGHI N CỨU

Chư ng : C SỞ UẬN VÀ THỰC TIỄN

C sở uận

1.1.1. Văn hóa tộc người và văn hóa người Dao

Việt Nam - dải đất hình chữ S là tổng hòa của 54 dân tộc anh em, từ ngàn đời nay đã chung sống gắn bó, keo sơn. Trong đó, dân tộc Dao nằm trong nhóm các dân tộc thuộcnhóm ngôn ngữ Mông-Dao, với chữ viết riêng là nôm Dao. Hiện nay, người Dao ước tính có hơn 750.000 người, sống ở vùng lưng chừng núi hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Từ khi di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam người Dao đã sinh sống, gắng bó người Dao đã trở thành một bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, những giá trị văn hóa của người Dao trước khi họ di cư vào Việt Nam vẫn được họ lưu giữ trong luận văn này tôi sẽ nói rõ về các giá trị văn hóa cốt lõi này.

Về hoạt động sản xuất, người Dao phổ biến là làm nương, thổ canh trên hốc đá và canh tác ruộng. Cây lương thực chính của họ là lúa, ngô và các loại rau màu như bầu, bí, khoai... Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao và họ ưa dùng vải nhuộm chàm. Hầu hết các xóm tộc người Dao đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ, nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Người Dao cũng có nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức...

Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy hoặc quần, y phục thêu sặc sỡ. Bộ y phục của người phụ nữ Dao là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn, lưng áo cũng thêu hoa văn. Theo quan niệm của đồng bào Dao, nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo của người phụ nữ sẽ biết được người phụ nữ khéo hay không, có đảm đang hay không. Còn đàn ông Dao, trước đây để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn.

Người Dao ở Phú Thọ thuộc 2 nhóm Dao khác nhau là Dao tiền và Dao quần chẹt, về cơ bản hai nhóm Dao này tương đối giống nhau nhưng đặc điểm về tiếng


nói và trang phục là đặc điểm dễ phân biệt nhất. Trang phục nữ giới chính là đặc điểu để phân biệt giữa hai nhóm này. Phụ nữ Dao quần chẹt đặc điểm là quần họ có phần gấu bó lại và được trang trí hoa văn, người Dao quần chẹt chỉ mặc quần không mặc váy. Người Dao tiền có trang sức là họ đeo trang sức là các đồng xu tiền to bản trước ngực. Về phong tục tập quán 2 nhóm Dao này gần giống nhau.

Mặc dù sống ở khu vực núi và địa bàn riêng biệt, nhưng phương tiện vận chuyển của đồng bào Dao vẫn có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Để chuyển hàng họ thường dùng địu, quẩy tấu (một loại sọt) hay lù cở (giống gùi) có hai quai đeo phía sau, để lên rừng hái quả hoặc thu hoạch nông sản. Ở những vùng thấp hơn, người Dao thường dùng đôi dậu để gánh lúa, ngô và những vật dụng khác.

Dù sinh sống ở nhiều vùng miền, nhưng sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, đồng bào Dao chỉ mong gả trong cộng đồng dân tộc mình.

Tục th cúng: Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì vậy các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng; trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tượng (hay còn gọi là Tam Thanh) và bộ Đại Đường Quân. Tranh thờ không chỉ là tín ngưỡng mà còn thể hiện niềm tin của người Dao với cuộc sống. Đồng bào quan niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại.

Lễ cấp sắc: là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao. Theo quan niệm của đồng bào, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là người đàn ông


đã trưởng thành và có đủ quyền tham gia các công việc của cộng đồng. Lễ cấp sắc của người Dao thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, với rất nhiều nghi lễ đa dạng và độc đáo của các ngành đồng bào Dao. Mỗi ngành Dao đều có không gian hành lễ, mang đặc trưng riêng. Với những giá trị đặc sắc, nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hát Páo Dung: được coi là như một trong những báu vật văn hóa của dân tộc Dao. Hát Páo Dung thể hiện những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. Ở mỗi ngành Dao, Páo Dung lại được biểu diễn khác nhau, có vùng thì với âm điệu trầm kéo dài, có vùng âm điệu lại cao, bay bổng. Tuy có sự khác nhau về cách thể hiện giữa các ngành Dao, nhưng những làn điệu Páo Dung của đồng bào Dao đều có nét chung là đề cao lẽ sống, cách ứng xử, ca ngợi thiên nhiên và tinh thần lao động sáng tạo. Với những nét độc đáo, nghệ thuật hát Páo Dung cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

1.1.2. Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng” hay “Du lịch dựa vào cộng đồng” thực chất là đối tượng nghiên cứu và triển khai các loại hình du lịch. Đó là các cộng đồng địa phương như làng (bản, buôn, sóc…), xã, huyện, tỉnh thành. Du lịch cộng đồng đã được biết đến như những quan điểm, giải pháp, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Ngày nay, Du lịch cộng đồng được hiểu là cộng đồng địa phương cùng tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại địa phương có phân bổ các nguồn tài nguyên du lịch.

Trong trường hợp cộng đồng địa phương tham gia một cách tự phát vào hoạt động du lịch, hoặc trong trường hợp có tổ chức, song quy hoạch phát triển du lịch thiếu khoa học, không đúng đắn thì thường cộng đồng địa phương trở thành những người làm thuê và thu nhập thấp. Sản phẩm du lịch họ cung cấp thường đơn điệu, chất lượng thấp, quyền lợi của họ bị xâm hại bởi những tổ chức, những công ty từ nơi khác đến kinh doanh, quản lí nguồn tài nguyên du lịch. Đồng thời tài nguyên,


môi trường du lịch và kinh tế xã hội thường có xu hướng bị suy giảm, bị tác động tiêu cực và kết quả là phát triển du lịch không đáp ứng được nhu cầu hợp lí và giảm sức hấp dẫn du khách, hiệu quả kinh doanh du lịch thấp, không thực hiện được các mục tiêu: phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng.

Đến nay đã có một số nhà nghiên cứu cũng như một số tổ chức thế giới đưa ra các khái niệm và “Du lịch cộng đồng”:

Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát vào sự phát triển và quản lí hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng”1.

“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương nhằm phát triển kinh tế địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng cường quyền lực cho cộng đồng, cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận sự hợp tác, hỗ trợ của chính quyền địa phương, của chính phủ và từ hoạt động hỗ trợ quốc tế, nhằm mục đích khai thác bền vững các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa phương để giới thiệu tới du khách du lịch”2.

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh thì “Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia vào du lịch, đồng thời được hường quyền lợi mà du lịch mang lại”3. ..

Theo Bùi Thị Hải Yến thì các khái niệm về Du lịch cộng đồng trên có thể khác nhau về cách diễn đạt song về nghĩa có một số những đặc điểm chung có thể tổng kết lại:


1. Du lịch cộng đồng - Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)


2 . Du lịch cộng đồng - Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)

3 . Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường - Tạo chí du lịch Việt Nam số 1


- Du lịch cộng đồng là “loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch” có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các giai đoạn các khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch.

- Các khái niệm về Du lịch cộng đồng nêu trên mới chú ý đến vai trò của du lịch, cộng đồng địa phương và việc hưởng lợi ích từ du lịch của cộng đồng địa phương, khái niệm về Du lịch cộng đồng của WWF, của Nicole Hauler và của Wolfang Strasdas đã nhấn mạnh phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch cộng đồng được giữ lại cho cộng đồng.

- Tất cả các khái niệm về Du lịch cộng đồng của các tổ chức và các nhà nghiên cứu nêu ra ở trên mới chú ý đến vai trò của cộng đồng du lịch , thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch và quyền lợi họ được hưởng từ hoạt động du lịch, chưa quan tâm tới cộng đồng địa phương trong trong vai trò cầu du lịch, quyền lợi các đặc điểm của khách du lịch sử dụng trong sản phẩm du lịch của cộng đồng địa phương4.

Vì vậy, theo Nguyễn Văn “khi nghiên cứu, quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng cần tính đến vai trò của cộng đồng trong tất cả cung và cầu du lịch: “Tính cộng đồng trong tạo cung du lịch có thể hiểu là sự liên kết nhiều quá trình, hoạt động du lịch riêng biệt thành quá trình Kinh tế - xã hội, tồn tại, hoạt động và phát triển liên tục với tư cách là một ngành kinh tế như một hệ thống hữu cơ”. Đó là quá trình kinh tế khách quan phù hợp với quá trình phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội trong và ngoài ngành du lịch5”.

Vai trò của cộng đồng dưới góc độ cầu du lịch: “Dưới góc độ cầu du lịch thì cộng đồng hóa du lịch, du lịch đại chúng là quá trình chuyển đổi nhu cầu du lịch từ nhu cầu đơn lẻ cao cấp của một số ít người thuộc tầng lớp nhiều tiền trở thành phổ biến, thiết yếu quảng đại chúng nhân dân”.



4 . Du lịch cộng đồng - Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)


5 . phát triển Du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023