M I Quan Hệ Giữa Văn Hóa Tộc Người Với Du Lịch Cộng Đồng


Theo cơ sở lí luận được nhiều tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu đúc rút cũng như từ thực tiễn phát triển của du lịch cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam, du lịch cộng đồng có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chinh phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú có chất lượng cao và hợp lí của du khách, để mọi tầng lớp dên cư đều có thể được sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm du lịch.

1.1.3. M i quan hệ giữa văn hóa tộc người với du lịch cộng đồng

Văn hóa tộc người bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do tộc người đó sáng tạo ra trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. Theo đó có thể thấy giữa văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó cả văn hóa và du lịch cộng đồng cần có biên giới nhất định.

Du lịch cộng đồng phát triển theo hướng phát huy bản sắc văn hóa các tộc người nhằm tạo ra lợi nhuận cho cộng đồng địa phương đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, tuy nhiên có thể nói có những yếu tố của văn hóa dân tộc bảo tồn phải là bảo tồn nguyên vẹn, không bảo tồn phát triển, trong đó có các lễ gọi là lễ mật, những lễ này để đảm bảo tính linh thiêng thì không thể mang ra để làm mô hình, hay trình diễn liên tục cho du khách xem. Hơn nữa trong quá trình xem nhiều du khách có những hành động phát tán thông qua quay phim chụp ảnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng địa phương. Trong văn hóa của các dân tộc, những lễ mật bao gồm các lễ cúng, đám tang vv… bởi vì họ quan niệm những nghi thức này là sự gắn kết giữa người âm và người dương, giữa thần linh và con người nên không thể tùy tiện tổ chức các nghi lễ này. Điều này là người nghiên cứu văn hóa phải nắm chắc nếu muốn sử dụng các nghi lễ này phục vụ phát triển du lịch cộng đồng có những giải pháp cụ thể như nếu như muốn xem các nghi lễ này người xem phải tuân


theo các quy tắc trong nghi lễ, chấp hành nghi lễ như một người dân địa phương. Ngoài ra có thể sân khấu hóa các nghi thức này, trình diễn thông qua hình thức mô phỏng, không trình diễn thực, nghệ thuật hóa các hoạt động tín ngưỡng tâm linh trong lễ mật. Các lễ mật phải được bảo tồn nguyên vẹn mới đảm bảo tính linh thiêng, đó cũng là cách những người làm du lịch thể hiện sự tôn trọng với cộng đồng dân cư địa phương.

Mặt khác du lịch cộng đồng được hiểu đùng nghĩa nhất là một quá trình, chứ không phải một loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt. Quá trình này đảm bảo sao cho các cộng đồng địa phương có thể vừa trực tiếp tham gia vừa có thể trực tiếp quản lí, quy hoạch và tạo ra những sản phẩm du lịch và những dịch vụ thu hút khách hàng mang đặc trưng cơ bản của cộng đồng địa phương đó.

1.1.4. Cơ sở đề xuất giải pháp

Những nghiên cứu và tìm hiểu thực tế có thể thấy việc đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở Phú Thọ gắn với văn hóa tộc người Dao cần có những cơ sở khoa học và thực tiễn mang tính quyết định làm định hướng mới có thể đảm bảo tính khả thi cho đề tài này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Cơ sở khoa học

Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới ở Việt Nam, nó mang lại lợi ích không chỉ về kinh tế, xã hội cho cộng đồng mà còn góp phần vào công tác bảo tồn các nét văn hóa bản địa và giữ gìn cảnh quan tự nhiên của vùng. Do đó, các sáng kiến về du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện mang lại thu nhập thay thế và giảm nghèo cho cộng đồng. Các sáng kiến còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên. Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm và có được các trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau, khám phá thiên nhiên, tình nguyện, nhân đạo giúp đỡ cộng đồng.

Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 3


Các loại hình du lịch phù hợp với du lịch cộng đồng như: Du lịch sinh thái; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch làng nghề; du lịch dân tộc hay bản địa và du lịch văn hóa. Ngoài ra việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trong các dự án du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch.

Đặc trưng của loại hình du lịch này chính là thành phần tham gia đa dạng: Từ chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, các cơ quan bảo tồn, công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương và khách du lịch tới cộng đồng dân cư, các đối tác liên quan và du khách có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa, thiên nhiên địa phương. Các thành viên của cộng đồng đều được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên quy mô hoạt động của loại hình du lịch này thường không lớn, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng; các sản phẩm, dịch vụ - du lịch được phát triển phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương.

Đối tượng chính của loại hình du lịch cộng đồng thường có các đặc điểm như tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan. Quan tâm đến tác động của du lịch đối với môi trường và các giá trị bền vững khác. Thích chỗ ở có quy mô nhỏ của người dân địa phương; tìm kiếm những khía cạnh chân thực của cuộc sống như: Đặc sản địa phương, những thiết kế mộc mạc và tự nhiên, các yếu tố mang đậm tính truyền thống bản địa. Tìm kiếm sự tương tác với con người, lối sống và các nền văn hóa riêng biệt của chính họ. Không bị thu hút bởi cách tiếp thị hàng loạt. Khách thường có học vấn và thu nhập cao. Họ không có con cái hoặc có con đủ tuổi để ở nhà một mình. Khách du lịch bụi và khách du lịch trẻ có ngân sách đi du lịch nhỏ cũng có thể tham gia được du lịch cộng đồng vì các dịch vụ ăn ở, đi lại của loại hình du lịch này thường rẻ hơn so với các dịch vụ của loại hình du lịch khác.

Cơ sở pháp lý

Du lịch cộng đồng hiện nay được chú trọng phát triển, với những tiềm năng về tài nguyên văn hóa, lịch sử, điều kiện cảnh quan, tự nhiên đa dạng. “Nguyên tắc


“phát triển du lịch bền vững” đã được xác định từ Luật Du lịch 2015. Theo đó, phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”6 Đây cũng là một trong những nguyên tắc xuyên suốt của Luật Du lịch

2017, thể hiện dưới những góc độ sau:

Phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, do vậy Luật Du lịch 2017 đã có nhiều điều chỉnh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tuân thủ các quy luật của thị trường, hạn chế sự can thiệp mang tính hành chính của nhà nước thông qua việc tôn trọng quyền của các chủ thể trong quan hệ kinh tế (Điều 11, Điều 37, Điều 47, Điều 53…) , thực hiện xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch trên cơ sở đăng ký tự nguyện của tổ chức, cá nhân (Điều 50); phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các dịch vụ khác nhằm bảo đảm tính bền vững chung của nền kinh tế (Điều 55). Bên cạnh đó, luật nghiêm cấm các hành vi làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và môi trường kinh doanh du lịch (Điều 9), đồng thời quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường du lịch (Điều 8), giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội (Điều 6, Điều 9, Điều 13, điểm d khoản 2 Điều 25, điểm d khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 49…). Việc lập quy hoạch về du lịch phải đảm bảo phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành Du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ (khoản 1 Điều 20)

Phát triển du lịch phải bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, luật còn ghi nhận quyền



6 Luật Du lịch 2017


tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư; phát triển đa dạng các ngành, nghề và các loại hình dịch vụ, văn hóa, nghệ thuật phục vụ khách du lịch (Điều 6, Điều 55); thu hút tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, phát triển du lịch cộng đồng và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương (Điều 19).

Phát triển du lịch không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Phương diện này thể hiện ở việc tài nguyên du lịch (gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa) phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, phát huy, khai thác và sử dụng một cách hợp lý. Luật quy định Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho hoạt động điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch (điểm a khoản 3 Điều 5); xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; bảo vệ, giữ gìn, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch (khoản 1 Điều 6; Điều 8; khoản 1 Điều 12; Điều 17); nghiêm cấm các hành vi xâm hại tài nguyên du lịch (khoản 3 Điều 9); tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch (khoản 1 Điều 16); việc lập quy hoạch về du lịch phải đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch (khoản 2 Điều 20).

Để Luật Du lịch 2017 phát huy hiệu quả, mang lại những tác động tích cực cho du lịch Việt Nam thì cần có sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng như của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng liên quan. Cụthể:

Cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, khẩn trương xây dựng các văn bản quy định chi tiết được luật giao để sớm đưa Luật Du lịch vào thực tiễn và đề xuất để chỉnh sửa các văn bản pháp luật có liên quan để tạo điều kiện cho du lịch phát triển; phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội du lịch Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch đến các doanh nghiệp du lịch, người lao động trong lĩnh


vực du lịch, khách du lịch và cộng đồng xã hội; thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của luật.

Sau khi Luật Du lịch 2017 được thông qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ Tư pháp để lập danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Du lịch. Dự kiến, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ được phân công chủ trì xây dựng các văn bản sau: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Nghị định quy định chi tiết Luật Du lịch về việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Thời gian hoàn thành trong tháng 10/2017.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần chủ động tìm hiểu, cập nhật Luật Du lịch và các văn bản quy định chi tiết; tự giác tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về du lịch nói riêng; đảm bảo đáp ứng, duy trì đầy đủ các điều kiện kinh doanh và thực hiện nghiêm nghĩa vụ theo quy định của luật.

Người lao động trong lĩnh vực du lịch cần chủ động học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ pháp luật và luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh quốc gia phục vụ khách du lịch.

Khách du lịch cần nâng cao ý thức trách nhiệm, văn hóa ứng xử, cũng như hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của mình khi đi du lịch.”

Có thể thấy trên cơ sở Luật Du lịch đã tạo ra một khung pháp lí và tạo môi trường cho phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú thọ lần thứ XVI cũng khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ dịch vụ du lịch, từng bước xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”; đến Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh định hướng phát triển du lịch là một trong ba khâu đột phá trong phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2015. Hơn 10 năm qua, tỉnh đã tập trung khai thác, đầu tư và phát triển du lịch trên nhiều phương diện: Cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội, nguồn nhân lực, môi trường…và đã đạt


được một số kết quả. Từ năm 2000 đến năm 2012, lượt khách du lịch đến Phú Thọ đã tăng gần 6 lần, từ 1 triệu lên khoảng 6,1 triệu lượt. Khách lưu trú tăng gần 8 lần, từ 63,8 ngàn lượt tăng lên 500 ngàn lượt. Doanh thu có tốc độ tăng trưởng là 9,25%/năm (năm 2006 là 403 tỷ đồng, ước năm 2012 là 700 tỷ đồng, đến 6 tháng đầu năm 2012 là 501 tỷ đồng). GDP du lịch đạt tốc độ tăng trưởng là 13,3% (năm 2006 là 138,9 tỷ đồng, năm 2012 là 295 tỷ đồng); ước năm 2012 thực hiện là 354 tỷ đồng. Cơ sở lưu trú du lịch từ 75 cơ sở (23 khách sạn, 52 nhà nghỉ) với tổng số

1.292 phòng (năm 2006) lên 190 cơ sở (32 khách sạn và 168 nhà nghỉ) với 2.900 phòng. Lao động ngành du lịch năm 2006 là 6.700 người (tại cơ sở lưu trú là 756 người, tại nhà hàng là 455, dịch vụ khác là 5.489 người); đến năm 2012 ước đạt

15.500 người (tại cơ sở lưu trú 3.000 người, tại nhà hàng là 2.086 người, dịch vụ khác là 10.414 người)”7.

C sở th c ti n

1.2.1. Phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

Trên thế giới, loại hình du lịch cộng đồng được coi là một chiến lược, một giải pháp mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Trên thế giới du lịch cộng đồng được phát triển từ rất sớm với các mô hình tiêu biểu ở các quốc gia như:

“Mô hình du lịch cộng đồng ở Mỹ, tại làng da đỏ ở bang Massachusetts, cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động trình diễn văn hóa bản địa, kinh doanh lưu trú tại các gia đình họ cung cấp các dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch, vận chuyển hành khách. Ở đó người dân địa phương được lợi từ du lịch họ được sống trong các ngôi nhà tiện nghi, còn khách du lịch được tận hưởng cuộc sống, môi trường văn hóa bản địa trong ngôi làng mô hình truyền thống. Khi có đoàn thăm quan thì người dân địa phương được báo trước 24 giờ họ sẽ có thời gian chuẩn bị. Du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động sinh hoạt văn hóa, họ còn tái hiện lại những cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, du khách cũng được chia sẻ


7 http://thanhthuy.phutho.gov.vn/bao-cao-de-an-phat-trien-du-lich-cong-dong-vuon-quoc-gia-xuan-son.htm


những cảm nhận của mình, được ăn những món ăn truyền thống của người da đỏ. Trong đó có cả các hoạt động sinh hoạt sản xuất kinh tế… mặc dù chi phí cho hoạt động du lịch ở ngôi làng này khá cao nhưng vẫn thu hút khách du lịch vì những trải nghiệm này mang lại cho họ cảm giác mới lạ”8.

Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:

Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa: “du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua du lịch cộng đồng du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).

Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về Community-Based Tourism như sau: “du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội dung của du lịch cộng đồng theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư

8. Du lịch cộng đồng - Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí